Chương 71: Cách mạng đường xa (1)
Nói đến sự giao thoa Đông Tây công nghệ thì phải nói đến thiết kế thuyền đầu tiên, trong một phút lóe sáng của trí não mà đưa hắn về một hình ảnh,một dòng thông tin tưởng như không quá cần phải nhớ ở thế kỉ 21.
Ở thế kỉ 21 thì trong một bài báo tại đâu đó Nguyên Hãn có đọc được một dòng thông tin về hải quân Việt Nam có luyện tập cho bịn sĩ bằng thuyền buồm. Mà không những riêng hải quân Việt Nam mà nhiều nước khác ở thế kỉ 21 vẫn làm như vậy. Đó là một chuyện gây bất ngờ cho một kẻ am hiểu lịch sử như Nguyên Hãn và hắn đã nhớ khá kĩ về hình ảnh chiếc thuyền buồm ba cột đó.
Đây là một chiếc thuyền buồm kết hợp giữa buồm ngang và buồm dọc, nó có được cả hai ưu điểm của hai loại buồm này cộng lại. Buồm ngang thường là hình chữ nhật nằm ngàn treo đối xứng theo cột thuyền và có thể xoay theo hướng gió nhờ thanh trục khá linh hoạt kết nối với cột buồm, mà Nguyên Hãn càng làm tuyệt hơn đó là thay ổ vòng bi vào đó thì sự chuyển động càng tốt hơn. Ưu điểm của buồm ngang là chạy cực tốt nếu xuôi gió, nhưng ngược gió thì chỉ có thể chạy một góc 60° mà thôi. Trong khi đó buồm dọc cũng có thể là hình chữ nhật nằm dọc theo cột buồm, nhưng đa số là hình tam giác. Chúng được treo lệch một cạnh vào cột buồm mà thôi. Ưu điểm của loại này là chạy ngược gió rất tốt, có thể chạy được một góc 30° so với hướng gió. Nhưng chạy xuôi gió thì lại không nhanh như buồm ngang.
Hình ảnh con thuyền buồm với một loạt buồm ngang được mắc ở cột buồm chính ở giữa và hai chiếc buồm dọc khổng lồ được mắc ở hai cột buồm phụ ở trước và sau đã hiện ra trong đầu Nguyên Hãn. Nhưng vấn đề là người Á Đông không hề nắm được kĩ thuật buồm vải Châu Âu. Nhưng điểm này có gì là khó, thế kỉ 21 tại Sầm Sơn người ta đã đóng ra một con thuyền buồm mành vượt thái bình dương kia mà. Vậy là Nguyên Hãn thay nguyên tất cả thiết kế đều là buồm mành dựa trên hình dáng là buồm vải Châu Âu. Vì cách bố trí buồm ngang nhiều lớp treo đối xứng hai bên cột của người Châu Âu ưu việt hơn nhiều kiểu buồm mành một tấm to bản kéo từ trên xuống dưới của người Á Đông. Đơn giả đó là cách bố trí nhiều lớp khác nhau khiến tận dụng sức gió tốt nhất, thứ hai đó là khi gió to có thể đóng lại từng phần của buồm từ trên xuống dưới mà không cần khép toàn bộ buồm lại. Khả năng đóng mở từng phần khiến chúng tùy chỉnh linh hoạt hơn để phù hợp với hoàn cảnh.
Đây mới chỉ là ý tưởng đầu tiên sáng lên khi Nguyên Hãn rơi vào trạng thái kì dị đó. Ý tưởng thứ hai đó là về súng kíp. Căn bản là các công tượng theo mô hình bánh xe của bật lửa đã chế tác thành công vật điểm hỏa cho súng kíp, nhưng hiệu quả cũng chỉ ngang bằng kiểu đánh lửa từ một viên đá lửa va chạm cùng mặt đánh lửa mà thôi. Chúng không có khả năng đốt trực tiếp ngòi dẫn của viên đạn mà vẫn cần cốc mồi chứa thuốc súng để bắt lửa.
Vì nguyên do này tốc độ bắn của súng kíp cũng vẫn chỉ nhỉnh hơn súng hỏa mai một chút do không phải châm lửa cho đầu mồi mà thôi. Nhưng vẫn phải có cốc mồi nên không thể phòng được trời mưa. Vậy ra vấn đề nằm ở cốc mồi chứ không phải nằm ở điểm hỏa. Đây là điểm mà Nguyên Hãn không thể nghĩ ra trước đó. Nghĩ ra được thì dễ hơn nhiều rồi. Chế ra một cái hộp bao bọc cả điểm hỏa và cốc mồi lại. Sau đó trong hộp có chứa các ngăn nhỏ chứa sẵn thuốc súng, mỗi lần bắn thì nhấn một cơ quan bên ngoài thuốc súng sẽ theo các hộp nhỏ mà chảy vào cốc mồi, vừa tiết kiệm thời gian lại chống được mưa nhỏ. Còn việc thiết kế chi tiết các cơ quan thì để cho các công tượng đau đầu đi.
Nhưng những thiết kế này chỉ là ngoài lề nếu so với một bản quy hoạch chính thức về cơ cấu hành chính cũng như quân sự của Nguyên Hãn.
Quân đội của hắn sẽ có hai loạiquân chủng chính thức đó là Lục quân, Hải quân còn một loại binh chủng được gọi chung là binh chủng trợ chiến phối thuộc bao gồm: trinh sát ( kể cả mặt đất lẫn đường biển), thông tin, Vận tải, kĩ thuật quân sự, quân y và hậu cần.
Lục quân thì bao gồm cực nhiều các binh chủng như Bộ binh, Viễn xạ binh, Công binh, Đặc công, Xạ thủ. Kỵ binh. Trong đó Bộ binh lại chia làm các doanh nhỏ hơn như trường thương binh, đao thuẫn doanh. Còn Viễn Xạ binh thì bao gòm cả pháo binh và cung thủ xung Nỏ phóng lựu vào bên trong. Lực lượng đặc công là một nhóm nhỏ võ nghệ cao cường, tinh anh trong tinh anh chuyên làm những nhiệm vụ khó khăn đơn lẻ, có lẽ Nguyên Hãn phải chiêu thu một ít võ lâm giang hồ cho cái binh chủng này. Xạ thủ bắn tỉa là những tên cực kì đặc biệt được trang bị súng hỏa mai hay súng kíp nòng cực dài, cố gắng hết sức tạo ra vài chục khẩu súng nòng dài có nòng xoắn để trang bị cho chúng. Nhiệm vụ là lấp ló giết chủ tướng hoặc nhân vật quan trọng của đối phương.
Về hải quân thì họ lại có riêng một hệ thống của mình, ví dụ như có pháo binh riêng, cung thủ riêng xạ thủ riêng, đao thuẫn binh riêng. Quan trọng nhất là họ sẽ có một lực lượng cực kì đặc biệt chưa từng xuất hiện ở thời kì này đó là thủy quân lục chiến. Một lực lượng mag vứt vào nơi nào cũng có thể đánh nhau sống ch.ết được. Đây mới là át chủ bài của Nguyên Hãn, nó sẽ tạo ra sức cơ động toàn diện cho quân đội của hắn.
Nhưng trong quân đội có hai bộ phận khá đặc biệt được thành lập riêng. Đầu tiên phải nói đến đó là Giám sát đội trực thuộc quản lý về quân bộ, có cả quyền giám sát người đứng đầu các đơn vị quân đội nhưng họ không được tham gia bất kì quyết sách nào của quân đội sở tại. Lực lượng thứ hai đó là đội ngũ chính trị viên, trực thuộc Bộ chính trị ( sẽ nói sau) và nằm trực tiếp dưới sự điều hành của Nguyên Hãn. Cái nhóm chính trị viên này sẽ có một lực lượng quân sĩ nhỏ của riêng mình họ len lỏi đến từng đơn vị nhỏ nhất của quân đội, chức vụ thường là phó chỉ huy các đơn vị. Chức năng của nhóm người này là tham gia vào việc truyền giáo tư tưởng của Nguyên Hãn khiến quân sĩ trung thành với hắn, giám sát quân sĩ về mặt tư tưởng, kết hợp chặt chẽ cùng Giám sát đội. Họ có quyền tham gia vào các quyết sách của quân đội nhưng chỉ dừng lại ở bàn bạc và nêu ý kiến. Người cho ra quyết định cuối cùng là các tướng lĩnh chỉ huy. Họ chỉ là phó chỉ huy thôi. Đây mới chính là con dao sắc nhất của Nguyên Hãn để quản lý quân đội của hắn. À ma quên, cái tổ chức chính trị này sẽ len lỏi tất cả các cơ quan, tổ chức trong chính phủ của Nguyên Hãn, đại loại có chút giống Cẩm Y vệ của nhà Minh nhưng không có quyền sinh sát như vậy. Chỉ là có quyền phản ánh để Giám Sát đội sử lý nếu là ở Binh Bộ. Còn ngoài binh bộ thì chính trị viên có thể phản ánh cho Hình Bộ hoạc trực tiếp Nguyên Hãn để xử lý sai phạm miễn là có chứng cứ đàng hoàng.
Còn về phẩm hàm quan viên thì Nguyên Hãn quả thật không dám thay đổi nhiều. Vẫn biết nếu chuẩn hóa theo hiện đại sẽ cho ra một bộ máy hoạt động trơn chu hơn, hiệu quả hơn. Nhưng xét đến hoàn cảnh hiện tại thì Nguyên Hãn không thể làm như vậy. Tất cả binh tướng sĩ quan quả hắn đều quen thuộc với hệ thống cũ, nếu bây giờ đột ngột thay đổi sẽ gây nên một sự xáo trộn kinh khủng. Người này không biết chức năng người kia, người nọ không hiểu chức năng chính mình. Tất cả sẽ loạn cào cào mà Nguyên Hãn không thể ngày nào cũng đi giải thích được. Muốn có ột quá trình để thích nghi với sự cách mạng toàn diện như vậy thì phải đi từng bước, nâng cao nhận thức, học vấn của toàn bộ bộ máy. Tiếp theo đó là làm thí điểm ở từng vùng nhỏ để người dân cũng như thuộc hạ có thể so sánh và rút ra kinh nghiệm. Sau đó mới là nhân rộng mô hình thành công. Không ai có thể ngay lập tức thúc ép người dân cổ đại ngay lập tức quen thuộc với hệ thống hành chính, quân sự hiện đại ( à có mấy thằng xuyên bên tàu có thể làm được, nhưng thep tg thì nó quá vô lý). Muốn thực hiện điều này Nguyên Hãn phải có một địa bàn độc lập và gắn kết chặt chẽ chứ không phải chui lủi mỗi vùng một nhóm quân như vậy. Thứ hai đó là thời gian, theo Nguyên Hãn phải cần ít nhất là 10 năm mới có thể thành công hoàn toàn vận hành một bộ chính quyền máy mới toanh như vậy. Hắn sẽ làm cách mạng nhưng đó là khi Nguyên Hãn lên làm vua đất Việt, có thời gian, có sự tập trung và có đủ sức mạnh để sửa chữa sai lầm trên con đường làm cải cách.