Quyển 1 - Chương 4: Trộm cướp cũng có đạo
Lúc còn nhỏ ở kiếp trước, Trần Tam Lang sống ở nông thôn nên hắn biết rõ gà được nuôi ở sau ổ chó rất hiền. Chỉ cần nhẹ nhàng không làm động tới nó thì có thể dễ dàng bắt được.
Nhưng theo như trí nhớ của kiếp này, con gà trống to nuôi thả đó, sở dĩ nó vẫn vênh váo tự đắc, sống đến bây giờ là vì ở bên cạnh còn có một con chó đen lớn rất hung dữ. Chỉ cần nó sủa một tiếng thì tất cả mọi người đều tỉnh dậy.
Tuy nhiên, điều này không khó đối với những tay trộm chuyên nghiệp. Cái này gọi là “trộm cắp vặt”. Hắn có vài ngón nghề có thể tóm gọn con chó ngớ ngẩn này và con gà ngu ngốc kia. Chỉ là, hắn còn cân nhắc tới lượng ăn vừa phải của ba anh em và các khó khăn sau sự việc, mới tạm thời đem bữa thịt chó, gửi gắm trên thân của con chó đần độn kia.
Hắn dỗ hai đứa em đi ngủ. Bên ngoài trời đã tối. Ở các vùng nông thôn thời này, cứ mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ. Cứ trời vừa tối là bọn họ đã đi ngủ rồi. Trần Tam Lang rón rén mò ra ngoài lều của những người công nhân làm thuê. Đợi không lâu thì đã nghe những tiếng ngáy đều đều của họ.
Hắn liền trấn tĩnh lại, len lén đi ra khỏi bóng tối. Mũi hắn hít hít thì tìm thấy mục tiêu nằm ở ngoài cửa. Hắn ngồi xổm, vui sướng cầm một cành cây nhỏ khều ra một vật... Đó chính là một đôi dày nặng mùi.
Vừa để sát vào, suýt nữa thì hắn bị ngạt thở:
- Củ chuối quá, thật là thối quá đi!
Mùi này là mùi hôi chân hảo hạng. Từ khi mới đi cho tới khi hỏng, đôi giày chưa từng được giặt qua lần nào. Cho nên nó mới thối như thế.
Đây chính là cách hữu hiệu để hắn đối phó với con chó. Thế gian vạn vật đều không thể cưỡng lại sự hấp dẫn, giống như con mèo thì mê hương vị mộc thiên sâm còn con chó không thể cưỡng lại vị của axit béo. Axit béo là một loại có vị chua, mùi thối, có trang cá muối và pho mát, nhưng không hôi thối như mùi giày tất.
Nếu có điều kiện, hắn sẽ đem việc ăn trộm làm thành một việc tao nhã. Nhưng điều kiện bây giờ không cho phép nên chỉ có thể vận dụng cho phù hợp tình hình thực tế, chỉ cần hiệu quả, không cần phong độ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bầu trời trong xanh bao la treo một vầng trăng lưỡi liềm sáng tỏ. Ánh trăng chiếu vô tận, soi xuống rừng trúc. Bên cạnh rừng trúc là hồ nước lấp lánh ánh bạc. Bên cạnh hồ, mọi âm thanh đều im bặt. Chỉ có một cậu thiếu niên bịt mũi cầm theo một đôi giầy thối, rón ra rón rén đi tới đống than trúc ở gần cái chuồng gà. Người ta dù có biến thái hơn đi chăng nữa, cũng không thể bảo vệ một con gà, mà đặc biệt nuôi riêng một con chó. Nhiệm vụ của con chó đen đó chủ yếu là canh giữ đống than trúc đã được đốt thành. Con gà trống to đó chỉ là làm tổ ké trong phạm vi cảnh giới của nó mà thôi.
Nếu là ngày trước thì chỉ cần vừa đi tới nơi này, con chó đen đã sủa ngay lập tức. Nhưng hôm nay, cái đâù con chó thò ra ngoài ổ, cái mũi dựng lên, cái đuôi phe phẩy và nhìm chằm chằm vào đôi dầy đang bốc mùi hôi thối, miệng kêu ứ ứ nịnh nọt.
Trần Tam Lang nhè nhẹ đi đến trước mặt con chó, thả đôi giày xuống mặt đất. Con chó liền khẽ gầm gừ một tiếng, rồi nhào vào vừa ngửi vừà ɭϊếʍƈ một cách say sưa.
“Thật là một sở thích khác thường…” Tuy biết biện pháp này rất hữu dụng nhưng mà lần nào cũng thế, Trần Tam Lang không kìm nổi cũng phải cảm thán. Hắn ngồi xổm nhẹ nhàng vuốt ve vào sau cổ con chó. Nó vừa được thưởng thức món ngon, lại vừa được mát xa, hạnh phúc tới mức phát khóc, miệng phát ra những âm thanh hài lòng.
Một lát sau, con chó đó quay đầu hàng phục. Nếu như lúc này, Trần Tam Lang tháo sợi dây trong cổ nó, thì nó sẽ đi theo ngay. Tuy nhiên, “đạo diệc hữu đạo”, chó gà mà cũng không tha là chuyện khốn khiếp chỉ có bọn thổ phỉ mới làm, giống như Tam Lang là kẻ trộm có nhân phẩm. Từ trước đến nay, hắn ăn trộm gà thì để lại chó, mà ăn trộm chó thì để lại gà, không bao giờ vét sạch.
Mọi thứ gần như xong xuôi, hắn không làm phiền con chó thưởng thức mĩ vị nữa mà đi tới chỗ con gà tá túc ở bên cạnh, cởi bộ quần áo rách nát trải xuống đất rồi nhẹ nhàng mở cửa cũi. Hắn nhìn thấy một con gà trống đang đứng ngủ với dáng vẻ kiêu ngạo.
Một loạt những cảnh tượng đã xảy ra, chỉ tiếc là không có người xem.
Dưới ánh trăng lạnh lùng, có một thiếu niên thanh tú quần áo tả tơi, chầm chậm từ từ đưa hai tay ra, cúi đầu xuống, khe khẽ kêu tiếng “cục cục”. Cũng lạ, những ngày thường con gà trống này thần khí thoát ra như thật, thế mà không ngờ, nó giống như bị một lực lượng thần bí vây khốn, không ầm ĩ cũng không trốn, ngoan ngoãn để cho Tam Lang hai tay tóm lấy, mặc cho hắn ta nhổ mất một cái lông dài. Từ đầu đến cuối không phát ra một âm thanh nào, thậm chí không đọng lại một giọt máu nào.
Lại nói tiếp đến sự lao lực, từ đầu đến cuối, mọi hành động chỉ trong nháy mắt mà thôi. Sắc mặt Trần Tam Lang rất tự nhiên, hắn lấy bộ quần áo quấn chặt con gà lại rồi vắt ra sau lưng đi về phía con chó. Sau đó, đưa tay bắt tay con chó đen, con chó cũng lắc lư cái đầu theo để lấy lòng.
Trần Tam Lang vuốt đầu con chó, dùng bàn chân đá nhè nhẹ đôi giầy thối ra khỏi phạm vi của nó.
Con chó ấy lập tức gầm gừ đứng dậy. Hắn nựng nịu vài cái mới làm nó bớt dận đi một tí.
Lúc này, Trần Tam Lang mới nhặt đôi dầy lên rồi đi khỏi đó.
Con chó lưu luyến vẫy đuôi vui vẻ tiễn hắn. Đương nhiên, phần nhiều là nó còn tiếc món mỹ vị của mình.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trần Tam Lang để đôi giầy thối về chỗ cũ rồi trở về chỗ đống củi lửa, kêu hai đứa em, dẫn bọn chúng vượt núi băng rừng, đi ra xa vài dặm rồi dừng lại ở bên cạnh cái ao ở giữa rừng trúc. Hắn đem con gà trống kia, mổ bụng, rồi móc những thứ bẩn ra, rửa sạch sẽ, cũng không nhổ lông mà lấy nước và bùn trét kín hết con gà.
Thấy hắn dùng bùn để trét lên con gà, hai đứa trẻ vô cùng chờ đợi. Tất cả đều choáng váng, thế này thì ăn kiểu gì? Nhưng bọn chúng rất tin tưởng Tam Lang, chăm chú xem hắn chế biến, trong lòng không khỏi bồn chồn.
Trần Tam Lang cũng không buồn giải thích cho bọn trẻ, nhanh chóng bỏ gà lên nướng. Nướng được một lúc, bốc lên trong bùn là một mùi thơm ngậy. Đợi bùn ướt khô thành màu vàng, từ những kẽ nứt lộ ra mùi thơm nồng đượm. Hai đứa trẻ thèm nhỏ nước dãi. Con chó con dường như cũng thèm, lượn đi lượn lại quanh đống lửa. Bọn chúng chịu không nổi, liền đứng dậy hỏi:
- Đã được chưa? Còn lâu nữa không?
Đợi bọn nó hỏi đi hỏi lại cả trăm lần, Trần Tam Lang mới cười ha hả, rồi cầm cành cây, đem con gà nướng bỏ lên trên tảng đá xanh đã rửa sạch sẽ, đập đập cho bùn rơi ra. Gà nướng có màu da vàng óng và mùi thơm xộc vào mũi, cứ làm cho nước dãi của hai đứa trẻ lập tức chảy tong tong.
Trần Tam Lang đưa lên hít hít. Gà vừa bớt nóng, hắn vội vàng xé phanh ra, lấy một cái đùi đưa cho Tiểu Lục Lang rồi nói với Ngũ Lang:
- Đừng có ngồi đần mặt ra như thế, mau ăn đi.
- Woa…
Ngũ Lang nuốt nước bọt ừng ực, dơ tay xé khối ngực nhô ra cắn lấy cắn để.
Trần Tam Lang cũng xé một miếng thịt gà, đưa vào miệng nhấm nháp, đúng là mùi vô cùng đậm đà của gà, vị tươi ngọt. Thậm chí là không bỏ vào một chút muối nào, nhưng lại có thể làm cho những kẻ háu ăn này hài lòng.
Nhân lúc đang còn nóng, ba anh em xé gà ăn ngấu nghiến. Chỉ trong chốc lát, như một trận lốc đi qua chỉ còn lại một đống xương trắng. Ba anh em hả hê tựa vào nhau. Tiểu Lục Lang vừa ɭϊếʍƈ ngón tay vừa nói:
- Ước gì mà mỗi ngày đều được ăn…
- Chỉ cần Lục Lang ngoan ngoãn nghe lời, Tam ca sẽ cho ăn ngon!
Trần Tam Lang cười xoa xoa vào cái bụng bé của Lục Lang nói:
- Tuy nhiên, đệ phải cam đoan, chuyện ăn gà hôm nay, đánh ch.ết cũng không được nói.
- Vì sao?
Tiểu Lục Lang ngạc nhiên hỏi.
- Lão yêu bà mà nổi dận thì đệ không muốn là Tam ca sẽ bị đánh chứ?
- Không muốn…
Tiểu Lục Lang liên tục lắc đầu nói:
- Đệ sẽ không nói với ai.
- Ừ, người khác hỏi: “Tối qua đệ ăn gì, thì phải nói “Bánh bột”. Họ hỏi làm gì thì phải nói “Ngủ”. Nhớ kĩ chưa?
Trần Tam Lang dặn dò.
- Dạ, nhớ kĩ, bánh bột, ngủ…
Tiểu Lục Lang thật thà gật đầu nói.
Dặn đi dặn lại mấy lần, Trần Tam Lang chuyển sang Ngũ Lang. Nhìn thấy sắc mặt chắc chắn, hắn cũng yên tâm, liền vỗ vỗ vào bờ vai nó.
Thời gian không còn sớm. Trần Tam Lang múc nước dập tắt đống lửa, rồi đem xương gà đi vùi. Hắn và Ngũ Lang thay phiên nhau cõng Lục Lang trên lưng, lặng lẽ quay về “ổ” của mình.
Khi trở về đã là nửa đêm về sáng, hai anh em mệt rũ, mặt cũng không buồn rửa, liền lăn ra ngủ.
Không có tiếng gà gáy, mọi người được ngủ được ngủ một bữa thoải mái. Mãi tới khi mặt trời lên cao mới bị tiếng chửi chanh chua của mụ chủ chứa đánh thức. Dụi mắt vẫn còn nhập nhèm buồn ngủ, nhóm công nhân làm thuê mới nhìn mặt trời, không khỏi ngạc nhiên tự hỏi, sao hôm nay không thấy tiếng gà gáy?
“Sao không phạt cho đúng người đúng tội chứ?” Thời gian này, nhóm công nhân làm thuê đã vô cùng chán ghét mụ chủ keo kiệt, bạc bẽo kia. Chỉ có điều, vì khế ước chưa hết hạn nên họ cố gắng nhẫn nhịn mà thôi. Bây giờ, thấy bà ta gặp họa, trong lòng bọn họ đều vô cùng hả hê.
Thật đúng là làm cho bọn họ đoán già đoán non. Đợi bọn họ mặc xong quần áo đi tới sân, mụ chủ chứa liền giương nanh múa vuốt, đứng trước chuồng gà, miệng tru tréo trút một loạt những từ ngữ bẩn thỉu:
- Bà mà bắt được đứa trộm gà nhà bà, thì bà sẽ bóp cho nó vỡ trứng.
- Chả trách hôm nay gà không gáy, hóa ra là Trần Nương Tử vào thay.
Thấy những lời nói khắc nghiệt kia, mọi người đều cười ầm lên.
- Lưu Hầu Tử, xem cái dáng vẻ dáo dác kia thì đúng là mày rồi, tám phần mười là mày trộm!
Hầu thị không tìm được kẻ trộm nên nổi dận, liền hùng hùng hổ hổ nói:
- Mau đưa gà cho ta!
- Trần Nương Tử, phải làm cho rõ ràng. Chúng tôi là những người lương thiện, không thể chấp nhận việc vu tội của bà!
Lưu Hầu Tử ngay lập tức nhảy chồm hai chân tới, dận dữ nói:
- Bà không ngại thì hỏi thăm xem, Lưu Hầu Tử tôi đã lăn lộn mấy bãi than rồi? Nhưng có một ai nói tôi chân tay tôi không trong sạch không?
Đừng thấy những người này lao động cho bà ta mà lầm tưởng bọn họ giống với triều trước, một ngày bán mình, suốt đời làm nô lệ. Triều đại nhà Đại Tống cấm buôn bán nô lệ, cho nên tất cả người làm thuê đều là dân tự do... Dù cho là thân phận dân thường, cũng chỉ vì miếng cơm manh áo và vì vẫn còn trong kì hạn khế ước năm năm ở trên quan phủ với ông chủ nên bán đứng sức lao động mà thôi.
Đến lúc hết hạn, bọn họ có thể tự do đi nơi khác. Nếu như muốn đi ra bên ngoài mưu sinh, hoặc là đổi nghề, thì điều kiện tiên quyết là thân thế trong sạch... Chuyện này liên lụy đến việc mướn người và và người bảo lãnh. Hễ muốn liên hệ với quan phủ, ví dụ như muốn mua nhà, mở cửa hàng, làm đường, thì đều cần đến đồng hương hoặc là tìm người bảo lãnh. Một khi mất uy tín thì làm việc gì cũng khó.
Cho nên Lưu Hầu Tử có ch.ết cũng không dám lấy chính thanh danh của mình ra để nói giỡn.