Quyển 2 - Chương 54: Tây Côn và Thái Học
Đây là một tòa Tu Trúc thấp thoáng trong đó là phong cách kiến trúc đời Đường.
Bên trong ngôi nhà không nhìn thấy bất cứ cái ghế dựa nào hợp thời cả. Tất cả mọi người đều ngồi trên đệm cói (đệm bằng cói làm bằng lá hương bồ), trước mặt bày chiếc bàn trà thấp.
Sơn trưởng Vương Phương của thư viện Trung Nham là một vị nga quan bác đái (có nhiều hiểu biết sâu rộng), khuôn mặt mang nét cao thượng thời cổ xưa, râu dài của nhà Nho. Ông ta ngồi bắc nhìn nam, nhìn hai mươi sĩ tử trẻ tuổi tiến vào. Tất cả các sĩ tử đều quỳ xuống, người hơi nghiêng về phía lễ đường để bái kiến Sơn trưởng.
- Các con là do Chư thí quan đặc biệt tiến cử, chỉ huấn của phu tử “Tùy vào tài năng mà có cách dạy khác nhau”.
Lời nói của Vương Phương có chứa cổ vận lịch sự tao nhã:
- Nay bổn tọa đích thân kiểm tra, nếu thực sự có người phi thường thì không cần phải làm từng bước, cứ đi thẳng vào Trí, Tín đường do ta đích thân dạy.
Nói xong ông gật gật đầu, liền có trợ giáo cầm bài thi phân phát xuống phía dưới, đợi bày xong bài thi, người trợ giáo liền đốt hương và tuyên bố cuộc thi bắt đầu.
Lúc này các học tử mới nghiêng người về phiá trước xem đề mục của bài thi, chỉ thấy bên trên có mười đề. Lần lượt là hai câu về kinh nghĩa, hai bài thí thiếp thi, hai bài phú, hai bài bàn luận về lịch sử, hai bài về số thuật… Đừng nói thời gian một nén nhang, cho dù đến tối cũng làm không xong.
Rõ ràng muốn chọn một người tinh thông tài giỏi của riêng mình.
Trần Khác nhìn lướt qua cả đề thi, không chút do dự bắt đầu làm hai đề số thuật. Bài thứ nhất là “cây tre dài một trượng, sau đó chặt đoạn giữa thân để phần ngọn rơi xuống chạm đất, khoảng cách giữa phần ngọn và gốc lúc này là 3 thước. Hỏi chiều dài cây tre lúc này?
Đây chẳng phải là giải một góc vuông của tam giác trong định lí Pytago sao?
Điều này không hề khó khăn đối với người từng học qua hình học. Trần Khác chỉ trong nháy mắt đã tính ra đáp án là 4 thước 5 tấc 5.
Bài thứ hai. Trần Khác vừa nhìn liền mỉm cười, đây chính là bài toán nổi tiếng về gà và thỏ nhốt chung lồng. Hắn biết tám cách có thể tính ra số gà và thỏ.
Làm xong hai bài mà nén nhang mới đốt hết phần đầu. Lại nhìn tiếp đề mục hai bài thơ đã cho sẵn, chỉ cần dùng thơ luật trường thiên là được. Do hạn chế của đề tài và niêm luật nên hiếm khi có tác phẩm xuất sắc. Nhưng đây cũng chính là sở trường của Trần Khác. Sau khi nắm chắc thanh vận và huấn hỗ, hắn gieo vần điêu luyện nhanh chóng viết liền hai bài ngũ ngôn lục vận.
Lúc này, hương đã cháy được một nửa.
Một tiếng trống làm tinh thần Trần Khác hăng hái thêm, lại hoàn thành thêm hai bài luận về sử. Với các vấn đề lịch sử, Trần Khác sợ rằng cách nhìn của mình làm kinh động mọi người nên sử dụng cách thức thủ xảo dập khuôn theo quan điểm “Tự trị thông giám”. Nghĩ tới Tư Mã Công nếu có thể đạt thụy “Văn chính” sau khi mất, tự nhiên là kiểu mẫu vừa hồng vừa chuyên niên đại đó, như vậy tuyệt đối không thể sai được.
Hai bài luận sử cũng được làm xong rất nhanh, nén hương còn lại một phần ba.
Trần Khác lập tức làm tiếp hai bài kinh nghĩa. Buổi sáng hắn bị kiểm tr.a khẩu nghĩa, khẩu nghĩa là một loại của mặc nghĩa. Không mảy may yêu cầu dùng các chú giải và chú thích của cổ nhân để giải thích kinh văn, mà yêu cầu của kinh nghĩa phải cao hơn một tầng. Không chỉ dùng chú giải và chú thích để giải nghĩa, hơn nữa còn yêu cầu trình bày ngôn ngữ tinh tế ý nghĩa sâu xa…Đối với lối tư duy của người trưởng thành như Trần Khác mà nói thì không có vấn đề gì.
Đợi đến khi hương cháy gần hết, hắn khó khăn lắm mới làm xong một bài.
Một nén nhang với bảy đề. Trần Khác khẽ thở dài, vốn tưởng rằng có thể làm xong tám đề.
Sau mệnh lệnh yêu cầu mọi người đặt bút xuống, cầm bài thi tổi cho khô mực. Trợ giáo liền thu bài thi mang lên. Vương Phương phê duyệt ngay tại chỗ.
Một nén nhang khoảng chừng một khắc, muốn làm xong mười đề thi khó trong khoảng thời gian ngắn như vậy thì căn bản là không thể.
Vương Phương sở dĩ ra đề thi như vậy, một là có thể kiểm tr.a năng khiếu sở trường của những đứa trẻ này để tùy theo khả năng mà dạy theo trình độ như thế nào. Trong những tình huống cấp bách, con người nhất định sẽ làm từ cái giỏi của mình nhất. Thứ hai là để kiểm tr.a tâm lý tố chất của những đứa trẻ này. Một tầng nữa của cuộc thi này là có thể mài người thành quỷ, nếu không có khả năng chịu áp lực mạnh mẽ thì không cách nào kiên trì tới cùng được.
Xem ra ông ta chỉ cần đưa ra đáp án hai đề bài theo quy định, cho dù tài trí đến đâu thì ông ta căn bản không hi vọng xa vời sẽ có người đem lại cho mình ngạc nhiên bất ngờ.
Song khi xem lướt qua bài thi, quai hàm của lão tiên sinh dường như nhanh chóng kinh ngạc mà rơi ra. Trong lòng hô nguy, nguy…
Năm nay sao lại có một bọn yêu nghiệt như vậy?
Tất cả 20 thí sinh đều trả lời ra hai câu trở lên, trong đó có 15 người đáp được 3 câu trở lên, đáp được 4 câu trở lên có 5 người, 5 câu trở lên có 3 người, còn 1 người đáp được 7 câu.
Thầy đồ có chút choáng váng đầu óc. Bình tĩnh lại rồi tự nhủ rằng sẽ không có những người lỗ mãng, làm bài tùy tiện để lấy đủ số lượng chứ?
Ông xem qua một phần, càng xem thì biểu cảm trên khuôn mặt ông càng mơ hồ bất định. Một lát thì vuốt râu, được một lát lại chậc chậc tấm tắc, gạt bỏ hết hình tượng cao thâm mà vất vả tạo ra.
Thời gian trôi nhanh trong nháy mắt đã qua một canh giờ. Lão tiên sinh mới xem xong tờ cuối của bài thi. Ông nhìn nhìn đám học trò đã sắp sụp đổ, cái gì cũng không nói rồi đứng dậy đi ra ngoài.
Viên chấp sự cũng đi theo ra ngoài.
Hai người đến nhà vệ sinh, sảng khoái xả nước ra ngoài. Nhìn lão tiên sinh mặt mày hớn hở, bọt nước bắn tung tóe, Viên chấp sự hiếu kì hỏi rằng:
- Học trò rốt cuộc là như thế nào vậy?
Lão tiên sinh cười đến nỗi râu rung lên:
-Tất cả đều gửi gắm ở bọn chúng.
- Đánh giá cao như vậy sao?
Viên chấp sự lí nhí hỏi,
Y hiểu rõ Vương Phương là người rất hà khắc, rất khó nge được vài câu khen ngợi từ chính miệng ông ta.
- Chỉ sợ đánh giá quá thấp thôi.
Vương Phương rung đùi đắc ý nói:
- Xem ra bước đi này đúng rồi, chỉ có trở thành quan học thì mớicó thể thu hút anh tài của toàn châu.
Thực ra chỉ dựa vào trình độ mà nói thì đứa trẻ hơn 10 tuổi không cách nào làm cảm động được bậc túc nho học vấn uyên thâm. Ông ta nhìn thấy chính là hi vọng, là hạt giống, là đá ngọc, là tiền đồ rộng lớn!
- Sơn Trưởng, không thể để cho bọn nó quá ngao mạn được.
Viên chấp sự nhìn thấy nước tiểu Vương Phương đều lên quần rồi, không khỏi lo lắng nhắc nhở:
- Đầy quá thì sẽ tràn ra…
- Ừ.
Vương Phương gật đầu, kẹp lại dây lưng.
Viên chấp sự dùng gáo nước múc một gáo nước sạch để rửa tay, sau đó nghiêm mặt trở lại với diện mạo của người trí thức. Nhưng vẫn không thể kìm nổi mà cười nói rằng:
- Đúng là tạo hóa mà.
Viên chấp sự không nói gì nữa.
Nghe thấy tiếng bước chân vang lên, đám sĩ tử nhân cơ hội hoạt động hai chân tê đau, nhanh chóng ngồi xuống.
Vương Phương quay trở lại ngồi xuống tấm đệm, mặt đã trầm như nước, chỉ là vết thấm nước dưới tay áo đã làm ảnh hưởng đến hình tượng cao nhân.
- Cuộc thi lần này, biểu hiện đều hỏng bét.
Một câu nói của Vương Phương làm tất cả các sĩ tử lạnh thấu tâm.
- Hết thảy đều xốc nổi, nông cạn, ngây thơ, một mặt cầu mau, một mặt sáng tạo khác người, thật khiến người thất vọng.
Trước mặt người quyền uy học thuật, ngay cả Trần Khác cũng cho rằng, bản thân thật sự đã sai rồi, đừng nói những sĩ tử còn lại, tất cả đều trở thành vô ích rồi.
- Ừ.
Vương Phương cảm thấy nói có phần hơi quá, liền chuyển chủ đề.
- Nhưng dù sao vẫn có chỗ đáng học hỏi. Sau đây sẽ nói về vài điểm mạnh.
Vương Phương nói xong thì cầm mấy tờ bài thi và hỏi:
- Ai tên Trần Khác?
- Học trò ở đây.
Trần Khác vội vàng đứng dậy.
- Ừ, trong một nén nhang có thể đáp ra bảy đề, xem ra những gì ngươi học rất rộng, rất có tài.
Vương Phương chậm rãi nói:
-Ta hài lòng nhất là bài luận sử của ngươi, quan điểm hà khắc ngay thẳng, rất có phong cách quý phái, nên có thể đưa lên đứng đầu. Nhưng phải đặt song song vì hai bài thơ ứng thi của trò, tuy cách luật dùng điển đều có bản lĩnh, nhưng so với một trò khác thì vẫn có chênh lệch không nhỏ.
- Trò khác tên là…
Nói xong ông cầm bài thi thứ hai.
- Người nào là Tô Thức?
- Học trò ở đây.
Tô Thức vội vã đứng dậy.
-Thơ dùng ngôn từ để thể hiện ý chí, trò làm rất tốt, cần luyện tập thêm nữa nhất định trở thành thi nhân nổi tiếng.
Vương Phương cười cười nói:
- Nhưng đây không phải nguyên nhân trò đặt ngang hàng thứ nhất. Cái mà ta thích thưởng thức nhất cũng chính là sử luận của trò. Mặc dù từ mặt tư tưởng phải kém Trần Khác một bậc, nhưng ngôn ngữ thật thà chất phác, tài văn chương lại bay bổng, số từ ít mà có thể thấy rõ tình hình biến động của gió mưa. Vì thế trò là văn thứ nhất.
Sau đó chuyển hướng sang Trần Khác:
- Trò lý đứng thứ nhất, không cảm thấy uất ức không?
- Không uất ức, không uất ức.
Trần Khác quả thực cười tươi như hoa nở,
Má ơi, cuộc thi đầu tiên đặt song song với Tô Thức, làm rạng rỡ tổ tông.
- Ừ, ý chí đủ rộng.
Vương Phương tán dương vê râu nói:
- Như vậy mới có thể trở thành người tài.
Nói xong cầm lấy bài thi thức ba nói:
- Người thứ ba, Tô Triệt
- Học trò ở đây.
Tô Triệt nhanh chóng đứng dậy.
- Trò làm được năm bài mà còn rất hợp quy định, rất hiếm, không ngừng cố gắng, sẽ đuổi kịp hai trò kia.
Lão tiên sinh không hổ là danh gia giáo dục, đây mới chỉ là bắt đầu, đã tạo ra sự cạnh tranh ngay trong đám học trò.
- Thứ tư, Trần Thung.
Vương Phương nhìn Trần Tứ Lang nói:
- Mặc dù chỉ đáp được ba câu nhưng lời nói rắn chắc rất có phong cách cổ, vì vậy nên đứng thứ tư.
Tiếp đó là nói đến người xếp thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, Tống Đoan Bình là người đứng thứ tám. Đến thứ mười thì không còn tên ai được xướng lên nữa.
Có một khuôn mặt tuấn tú trong số những người đỗ đạt đã sầm lại. Sinh ra mười bảy năm qua nhưng chưa lần nào y chịu sự nhục nhã như vậy. Y được trời ban cho tài năng xuất chúng, ngay cả phụ thân cũng xuất thân là tiến sĩ cũng có lời khen ngợi rằng con người này nhất định tài năng hơn người. Theo học ở thư viện Thọ Xương từ vỡ lòng, luôn đứng đầu trong các cuộc thi mà chưa hề biết đến vị trí thứ hai.
Lần này do cải cách chế độ thi cử, y nhất định phải tới thư viện một chuyến, vốn tưởng chắc chắn ngồi vào vị trí đầu tiên. Ai ngờ rằng lại bị đánh rớt dưới mười người ở trên. Điều này làm cho y phẫn nộ vô cùng, cuối cùng không nhịn nổi đã thấp giọng hỏi rằng:
-Xin hỏi Sơn Trưởng, vì sao đánh rớt trò dưới mười người kia, tại hạ đáp được năm đề mà?
Vương Phương cười và nói:
- Người rất có tài văn chương, kinh sử cũng nắm rất chắc. Trong 20 người xem như đứng đầu, nhưng thơ của ngươi dùng Tây côn thể, văn dùng Thái học thể đó là chỗ phản cảm nhất.
Ông ta vốn định nói, về sau sửa lại rồi thứ bậc cứ thế đi lên.
- Hóa ra là sở thích cá nhân của thầy giáo.
Ai biết Trình Chí Tài vẻ mặt tỏ ra khó chịu nói:
- Nhưng mà học trò nghiên cứu học tập đã gần 20 năm, thơ dùng Tây côn, văn dùng Thái học, đấy là trào lưu, không dùng, thì không cách nào vào trung học.
- Thơ dùng ngôn từ để thể hiện ý chí, không phải cứ một mực dài dòng điển cố, theo đuổi hoa lệ, như vậy chỉ là làm thơ trở thành công cụ khoe khoang lời lẽ văn hoa, làm 10000 bài cũng không có bất cứ ý nghĩa gì. Còn về thể Thái học một mực cầu tân, không có nhận thức gì, đều rỗng tuếch.
Vương Phương thở dài nói:
-Ví dụ như trong bài luận sử của trò có câu: “Chu Công bình đồ, vũ thao bổn tráp, phó thuyết phụ bản trúc, lai trúc thái bình chi cơ". Căn bản không cần làm như vậy rất khó đọc không thuận miệng, đều là trò cố ý. Bài văn viết ra là để cho người xem hiểu được thì nên trên cơ sỏ nền tảng theo đuổi cái đẹp của từ ngữ, mà vẫn không phải bỏ phần chính giữ phần phụ, đặc biệt làm cho người xem không hiểu.