Quyển 4 - Chương 115: Thế gia nghìn năm

Một khi nổi tiếng thì cả thiên hạ đều biết đến.


Hiên hè (xưa thường chỉ nơi phòng sách hay quán trà) có tên “Bích Lãng”, nằm trong hậu viện Âu phủ. Hậu viện không lớn, cũng không có hồ nước, chỉ là bốn phía trồng hơn mười rặng liễu, nếu khi những rặng liễu xanh biếc, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cả rặng liễu đều dập dờn như ngọn sóng.


Thời tiết đang độ xuân sớm, cành liễu vẫn chưa xanh, mấy cây Tu Trúc nghiêng bóng trên khung cửa sổ hiên hè, lay động theo chiều gió dường như cũng bị cuốn hút bởi tiếng cười đùa bên trong.


Biết tin hôm nay Trần Khác sẽ tới, nên Âu Dương Tu đã tuyên bố đóng cửa không tiếp khách. Sau đó bày tiệc chiêu đãi họ ngay trong hiên hè Bích Lang.


Hiên là thuộc chế độ nhà Đường, không ngồi không có ghế, sàn nhà làm bằng gỗ, trải thảm rơm, lại bày thêm mấy chiếc bài dài. Mọi người tùy ý ngồi thành vòng tròn.


Lúc đó, Âu Dương Tu ngồi một mình ở vị trí đầu, tủm tỉm cười nhìn đám hậu bối ngồi bên dưới. Ngoài đám người Trần Khác và vài người con của ông ta, còn có một học trò mà ông ta đắc ý nhất đó là Tăng Củng. Chính là cái người được gọi “Tử cố huynh” kia, nay có thể còn cần phải thêm một chữ “một trong”... Luận về học thức, cả Trần Khác và Tăng Củng đều cùng một bậc, cả hai đều chú trọng hiện thực, văn phong chau chuốt cẩn trọng, không quá tự do không nói suông, luôn làm đến nơi tới chốn, chú trọng tới hiệu quả thực tế. Họ chính là những tinh hoa trong hoạt động cổ văn mà Âu Dương Tu đề xướng.


available on google playdownload on app store


Tuy nhiên hai người cũng có những nét khác biệt. Văn chương của Tăng Củng, mang phong thái Nho gia thuần khiết, tuyệt đối không vượt quá lời của thánh nhân. Trong khi đó văn chương của Trần Khác, ngược lại không tin vào quyền uy, chỉ nói chứng cứ xác thực, lấy những suy lý chặt chẽ để chứng minh đúng sai. Đối với những mâu thuẫn qua lại, “lời thánh nhân” sai lầm rõ ràng, luôn phê bình một cách thẳng thắn không niệm tình..


Âu Dương Tu vừa thích nét thuần khiết đoan trang của người thứ nhất vừa thích nét phá cách của người thứ hai, tinh thần phấn chấn trong dáng vẻ già nua, khiến ông khó có thể sắp xếp trước sau. Vẫn còn may là lòng bàn tay, mu bàn tay đều là thịt, nên chẳng cần lo quản gì...


Sau khi nghe được cuộc hội ngộ của Trần Khác bên ngoài cổng, Âu Dương Tu cười ha ha nói:
- Nếu bọn họ đều biết, con là tác giả cuốn “Tự điển”, đảm bảo sẽ không có những phiến phức này.
Nói tới “Tự điển”, Trần Khác có chút không yên nói:


- Đã phát hành trong kinh thành được nửa năm rồi, không biết kết quả như thế nào?
- Con hỏi Hòa thượng thì biết ngay...
Âu Dương Tu có bốn người con, con cả phát tự Bá Hòa, mười bảy tuổi, con út biện tự Quý Mặc, nhũ danh “Hòa thượng”, năm nay mới tám tuổi.
- Bẩm phụ thân và Trần Khác huynh.


Tiểu hòa thượng nghe vậy liền đứng lên, nói:
- Trong lớp vỡ lòng của chúng con, đều không cần dùng từ điển âm vận nữa, mà chuyển qua dạy “Tự điển” rồi.
- Nhanh vậy sao?


Trần Khác không dám tin lời cậu nói. Hắn vốn nghĩ rằng, cần tới mười năm để nhân rộng cuốn sách này đã là một điều không tồi rồi.
- Tất nhiên rồi, con cũng không nhìn xem, ai đã là người mở rộng nó.
Âu Dương Tu vuốt râu nói:


- Quan gia đích thân viết lời tự, còn có lão phu viết lời bạt, có được áp trận đầu cuối như vậy, người nào dám không học chứ?
Nói rồi lại cười lớn nói:


- Nói đùa vậy thôi, quan trọng là cuốn “Tự điển” này quả thật đã có thần kỳ lược bớt cho gọn, hóa khó thành dễ, dựng sào thấy bóng, dễ học và thành công một cách nhanh chóng. Sau khi học được “phương pháp bính âm” lão phu truyền thụ, quan gia lại đọc “Tự điển”, người không ngừng khen ngợi, một lúc lâu sau mới gập cuốn sách lại, thở dài... đây mới chính là “Hà Đồ”, “Lạc Thư” của nước Tống ta.


Trần Khác bất nhã mở lớn miệng, khiếp, lời phê bình này cũng hơi quá rồi... “Chu Dịch” có nói “Hà xuất đồ, lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”*. Đây chính là hướng tới điều lành cho cuốn sách này.


*Trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà. Thư hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo.


- Thế nên quan gia mới vui vẻ viết tự chương cho cuốn sách, lời bình luận “Đây là sự sáng lập trong văn giáo của bổn triều, sẽ giúp đỡ cho sự hưng thịnh nền văn giáo của bổn triều, vượt qua Tam Hoàng Ngũ Đại, vượt qua Tiền Đường, độc lĩnh phong tao ngàn ngàn năm…” cũng không phải quá khen ngợi, cuốn tự điển này của con quả thực là đã đánh trúng tâm lý quan gia.


Triều đình nhà Tống ngừng chiến sự để chăm lo đời sống văn hóa xã hội, cực kỳ chú trọng tới văn hóa giáo dục. Ngay cả hoàng thượng cũng đích thân tuyên truyền, dùng chức vị quan cao lộc hậu, nhà sang vợ đẹp để thu hút người đọc sách, còn có cái gì là pháp bảo, nó có thể càng giúp cho việc thúc đẩy chính sách quốc gia hơn so với phương án bính âm này sao?


Quan gia cầm trong tay cuốn “Tự điển”, dường như nhìn thấy trước mắt mình tương lai của nhà Tống, dần trở thành một bang ai ai cũng có tri thức, hiểu lễ nghĩa, một quốc gia quân tử... Âu Dương Tu nhìn hắn, vui mừng cười tới mức lộ hết răng hết lợi.


Quan gia không thể chờ đợi thêm được nữa, rất muốn biết người này là người như thế nào, có thể thảo ra cuốn thần thư như vậy. Lại nghe nói, tác giả vẫn chưa tới hai mươi tuổi, nên người càng kinh ngạc, hay là trời giáng văn khúc, phụ tá cho ta?


Đối với nhu cầu cầu hiền tài của quan gia, Âu Dương Tu ngược lại tỏ thái độ bình tĩnh dửng dưng. Ông ta hết sức khuyên quan gia nói, Trần Khác bây giờ vẫn còn quá trẻ, nếu cho hắn nắm giữ chức vụ quá cao cũng không phải là một chuyện tốt đẹp, tốt nhất vẫn là thuận theo lẽ tự nhiên, đợi tới khi nhân dân và văn sĩ cả nước đều thừa nhận, kêu gọi mọi người, tới lúc đó thuận theo dòng nước mà đẩy thuyền thì càng tốt đẹp hơn.


Quan gia cũng nghe nói, Trần Khác đang đi du ngoạn thế gian, hơn nữa sẽ tham gia vào cuộc tỉ thí lớn nên mới không vội triệu kiến. Còn về cuốn “tự điển” hiện nay đã sôi sục trong kinh thành, nhưng không một ai biết, Trần Khác này, còn có Tô tiểu muội kia... rốt cuộc là thần thánh phương nào.


- Còn đối với việc con muốn thêm tên tuổi của Tiểu Muội Tô gia...
Âu Dương Tu cười bỡn cợt nói:


- Nhưng họ nói thế nào cũng có, có người nói con thành thực không bắt nạt người khác, không tranh công của phụ nữ, có thể nói là quân tử Nhược Thủy; cũng có người sẽ nói, con để cho nam nhân trong thiên hạ đi học cuốn sách do một nữ nhân soạn ra, người có học sẽ thấy nhục nhã, hoang đường vô cùng.


- Hà hà...
Trần Khác cười lơ đễnh nói:
- Mặc kệ họ, dù sao thì quan gia cũng không phản đối.
- Quan gia là nhân quân khoan dung hiếm có.
Âu Dương Tu cười nói:
- Cũng là một người quân tử đa tình, nên mới...
Thấy lời của mình không thích hợp, ông ta liền dừng lại, thay đổi cách nói:


- Ký thì cũng ký rồi, cũng chẳng có gì đáng so đo hết.., người khác đỏ mắt với con, cũng chỉ là mượn cớ mà thôi, không có thì cũng bịa đặt cho có, ngoảnh mặt làm ngơ tốt nhất.
Câu nói này, xuất phát từ chính miệng của ông ta, đó chính là cảm xúc đặc biệt.


- Sư phụ, người không cần quá lo lắng đâu.
Trần Khác cười nói:
- Con chỉ nghĩ là bọn họ đang xì rắm thôi, mắng con là xì rắm thối, khen ngợi con là xì rắm thơm, không thèm đếm xỉa đến.
- Nói rất thoải mái.
Âu Dương Tu lắc đầu nói:


- Đến lúc đó mới biết thế nào, không phải thánh nhân thì không thể bát phong bất động (Theo BTV bát phong là tám loại chướng ngại vật khiến lòng người dao động: lợi – thuận lợi thành công, suy – thất bại, hủy – phỉ báng sau lưng, dự - khen ngợi sau lưng, xưng – lời hay ý đẹp trước mặt, cơ – trách móc công kích trước mặt, khổ - đau khổ, lạc – niềm vui!


Ông ta khoát tay nói:
- Thôi bỏ đi, không nói chuyện này nữa.
Nói xong cười một cách tự giễu nói:
- Lão phu tuy chỉ là một mớ hỗn độn trên quan trường, nhưng trên văn đàn này vẫn có thể là người có thể làm lá chắn cho con.
- Đa tạ sư phụ.
Trần Khác thật lòng nói cảm ơn.


Thế là mấy thầy trò chuyển sang đề tài vui vẻ nói chuyện phiếm với nhau. Âu Dương Tu hỏi bát quái:
- Tô tiểu muội kia chính là người con nhất định phải lấy làm vợ sao, hay để lão phu này dày mặt qua nhà vị Liễu gia đó xem sao?
- Vâng.
Trần Khác cười nói:
- Ai dám không nể mặt sư phụ chứ?


- Trước mặt Liễu gia ở Hà Đông này, đến cả hoàng gia cũng phải kính nể.
Âu Dương Tu cười khổ nói:
- Vậy chứ cái danh “người đứng đầu văn đàn” của ta, có được coi là cái gì chứ.
- Nghe nói, nhà họ rất ngang ngược.
Tống Đoan Bình cười hỏi:


- Nếu không thì làm sao đến ngay cả Thiên hia cũng thấy phải kính nể nhà họ chứ?
- Liễu thị ở Hà Đông thật sự có gia thế ngàn năm.
Nhắc tới Liễu gia, Âu Dương Tu đột nhiên kính nể nói:


- Mặc dù không được đứng trên đỉnh cao nhất nhưng cả nghìn năm nay, có thể phát triển thịnh vượng không suy thoái, luôn đạt tới đỉnh điểm trong mỗi thời kỳ, ngoài Khổng thánh nhân ra, chỉ e là có duy nhất nhà bọn họ.


- Bên cạnh đó còn chưa nói, nhà nhạc phụ con... Lục thế tổ là Liễu thiếu sư công quyền tiếng tăm lừng lẫy, trong khi Thuận tổ hoàng đế của Đại Tống ta đã từng là quan cấp dưới của ông ấy.


Triệu Khuông Dận làm hoàng đế, truy phong Ngũ tổ, Tằng tổ phụ của y Triệu Đình cũng được truy phong làm Thuận tổ hoàng đế. Mà Triệu Đình, từng là thủ hạ dưới trướng của Liễu công quyền, con làm cho lão Triệu gia sao có thể không hụt hơi chứ?


- Nếu chỉ dựa vào thể diện của tổ tông như vậy thì Liễu gia muốn cứng mặt cũng không được...
Dù sao thì cũng không thể gặp người mới nói, tổ tông của ta là lãnh đạo của tổ tông lão Triệu gia, đó thuần túy là chán sống. Âu Dương Tu nói:


- Tuy nhiên người ta vẫn là gia tộc thịnh vượng, người tài lớp lớp, dạy con không thể không bái phục... ví dụ như phụ thân của gia trưởng Liễu gia hiện nay, cũng là tiếng tăm lẫy lừng, Liễu Khai Liễu Trọng Đồ văn võ song toàn, cũng chính là tiền bối của ta trên hoạt động cổ văn.


Đối với danh tiếng của Liễu Khai, Trần Khác có từng nghe nói, biết được đó là một kẻ bá quyền chuyên bắt nạt người khác, lập tức giật mình nói:
- Chẳng trách Liễu gia hoành hành như vậy, thì ra là con cháu của họ, chẳng trách, chẳng trách...
- Nhưng lão phu cũng rất tò mò...
Âu Dương Tu vuốt râu nói:


- Người Tiểu Muội Tô gia đó, là nhân vật như thế nào, không ngờ lại có thể khiến con đoái hoài với Liễu gia đó...?
- Tiểu Muội nhất thời chưa thấy, nhưng sư huynh của muội đã đến kinh thành rồi, nói không chừng vài ngày tới cũng gửi thiệp mời đến phủ.
Trần Khác mỉm cười nói:


- Đến lúc đó, sư phụ hãy xem xem ba cha con nhà họ đẹp như thế nào... mà phụ thân họ không chỉ nói qua một lần, nếu Tiểu Muội là đấng nam nhi, khẳng định có tiền đồ hơn hai người huynh kia.
- Ồ...


Đột nhiên Âu Dương Tu thấy hào hứng. Nói thật, khó khăn lắm mới có thời gian nghỉ ở nhà ăn uống, cả ngày lại phải gặp những người tới thăm hỏi lộn xộn lung tung, xem những bài văn phế phẩm thối hoắc..... lão nhân quả thật buồn ch.ết mất. Lão chỉ mong có thể có ván bài giúp nâng cao tinh thần của lão, gặp vài người thú vị đó cũng có thể coi là thù lao cho một thời gian dài lao động vất vả:


- Tại sao lại không giống nhau như thế?
- Bọn họ tự có kế hoạch của họ.
Tống Đoan Bình cười nói:
- Chúng con chỉ có thể tới trước.
- Ừ, ta nhớ phụ tử họ rồi.
Âu Dương Tu gật gật đầu, phân phó người con cả nói:
- Hôm sau có ba cha con tiểu thư họ Tô đến thì cho họ vào.
- Vâng.


Tư Mã Pháp gật đầu nhận lệnh.
Chỉ một chút cơm mà ăn tới quá trưa, sau đó Âu Dương Tu lại sai người thay trà và mang trái cây lên, dặn đám vãn bối tiếp tục vui đùa, lại đánh mắt qua nhìn Trần Khác, rồi liền rời khỏi chỗ ngồi, đến thư phòng chờ.
Lát sau, Trần Khác gõ cửa đi vào.


Cách bố trí trong thư phòng Âu Dương Tu hết sức đơn giản, ngoài chục ngàn cuốn tàng thư ra, chỉ có một lư hương, một cây đàn cầm, một bàn cờ, một tấm tháp... lúc đó Âu Dương Tu đang ngồi trên chiếc ghế trúc, nét mặt thâm trầm nhìn hắn.
- Sư phụ tìm con có chuyện gì?
- Ta hỏi con.


Nét mặt Âu Dương Tu không còn vẻ ung dung thanh thản như trong hiên hè Bích Lang nữa, chỉ nhìn thất vẻ mặt nghiêm trang nói:
- Con với tiểu tử đó, còn có quan hệ gì nữa không?
- Ai?
Trần Khác sửng sốt, giật mình nói:
- Sư phụ muốn nói, là tên Triệu Tông Tích?
- Ừ.






Truyện liên quan