Chương 10: Tàn tiệc
AI CŨNG CÓ CÁI LẼ CỦA HỌ
Một bữa tiệc xông đất ấm cúng, cả khách và chủ đều vui vẻ, mỗi nhà lại có thêm rất nhiều đề tài tán chuyện.
Hà thị đích thân trông coi đám tôi tớ rửa sạch rồi xếp gọn bát đĩa củaThái Phong lâu, giám sát chúng xếp bàn quét dọn, đếm lại đồ nhà mình,chỉ vỡ hai cái đĩa và một bầu rượu, đoạn căn vặn: “Sáng mai đem trả đĩavà hộp thức ăn về Thái Phong lâu rồi đến chỗ này rút tiền, mua thêm vàibộ bát đĩa để sau còn dùng.”
Kỷ chủ bộ ngà ngà say,đã uống một bát canh giải rượu lớn mà vẫn thấy lâng lâng, lầm bầm: “Cứnói để đấy chúng làm, bà đi nghỉ sớm tý đi.”
Hà thịvẫn đứng giám sát bọn tỳ nữ sai vặt dọn dẹp với vẻ không an tâm, sau lại lệnh mợ bếp lên trông, hỏi bà ɖú hai đứa con đã đi nghỉ chưa, cuối cùng mới cùng Kỷ chủ bộ về phòng.
Kỷ chủ bộ đã say, lúc trước Hà thị còn mắng hắn vài câu “Tham rượu hỏngviệc”, hôm nay lại không nói năng gì. Kỷ chủ bộ chưa tỉnh hẳn rượu, cũng lắm mồm hẳn, ậm ờ nói: “Bọn họ, cũng không khó tiếp xúc, Triệu đạilang, Trình đại lang đều rất được, bọn Liễu gia, Dương gia thì trẻ tuổibốc đồng, cũng chẳng phải chuyện gì to tát —– Cũng chưa biết bụng dạ xấu xa đến cỡ nào. Mà dù có xấu, loại người vui giận đều bày lên mặt này,cũng chẳng phá phách được tới đâu…”
Hà thị hôm naylại rất sảng khoái, cánh má hồng không uống được bao nhiêu, chỉ nóichuyện là nhiều, những người hàng xóm này gặp nàng, cũng như nàng gặpnương tử nhà huyện lệnh vậy —– Hà thị quả thực có đôi phần hả lòng mátdạ. Lại nói với Kỷ chủ bộ: “Trong những người ấy, ta thích nhất là nương tử nhà họ Trình, là người thẳng thắn, không úp úp mở mở như kẻ khác.”
Kỷ chủ bộ cười to: “Lời đàn bà, có gì mà sâu với chả cạn? Úp úp mở mở cơđấy, cỡ nào mà chẳng nhìn thấu được? Chỉ có bản thân tự cho là cao thâmthôi.”
Hà thị nổi giận, mặc kệ chồng đã làm quan, đưa tay ra đẩy mạnh hai cái: “Ông bảo ai ra vẻ.”
Kỷ chủ bộ bị vợ mình đẩy, nôn ọc ra, chiếc váy hồng chấm hoa mới may củaHà thị vãi đầy rượu và thức ăn, cả phòng chua ùm lên, làm Hà thị suýtnữa bị hun bất tỉnh. Hà thị bỏ qua nỗi đau xót váy, gọi tiểu nha đầuOanh Nhi vào: “Bưng nước vào cho quan nhân* rửa mặt súc miệng, đem đồ sạch vào để ta và quan nhân thay. Bảo Xuân Lan vào đây dọn đống bẩn thỉu này đi, lấy nước lau sàn.”
[*Một cách vợ gọi chồng.]
Oanh Nhi dạ một tiếng, đi đến tủ quần áo tìm đồ cho hai người, cân nhắc một chút, đoạn rút hai bộ đồ hơi cũ ra.
Hà thị dìu Kỷ chủ bộ ngồi xuống ghế, Xuân Lan cầm ki dọn đống nhầy, lạibưng nước vào lau sàn. Hà thị cởi áo bẩn của Kỷ chủ bộ ra trước, mìnhthì thay váy, rồi cùng Oanh Nhi thay đồ cho Kỷ chủ bộ, thấy Xuân Lan vẫn chưa ra ngoài, Hà thị lạnh giọng: “Ngươi cắm trong này làm cọc cột lừaà?” Oanh Nhi đưa tay kéo Xuân Lan ra ngoài.
Mỗi nhà mỗi cảnh*, Kỷ chủ bộ uống đến choáng váng mặt mày, nôn đầy lên áo mới của vợ,Trình Khiêm uống còn nhiều hơn hắn nhưng chỉ hơi thở là có mùi men, chân bước hơi loạng choạng, về đến nhà lấy nước lạnh rửa mặt, tắm một trậnrồi thì chỉ mỗi mặt vẫn hơi đỏ, còn đâu chẳng khác gì thường ngày.
[*Thực ra ở đây là câu “Nhất dạng mễ dưỡng bách dạng nhân”, nghĩa là ai cũng ăn cơm để sống nhưng chẳng ai giống ai.]
Trình Tú Anh lại giận đến xanh mặt, Trình Tố Tỷ không biết đã xảy ra chuyệngì, song cũng không dám hỏi. Lâm lão an nhân thì nóng tính hơn: “Ai chọc cháu giận thế?”
Trình lão thái công không hỏi cháungoại, chỉ dời mắt về phía Trình Khiêm. Trình Khiêm lắc đầu. Ông Trìnhlại nhìn sang Tú Anh. Tú Anh uất ức đầy mình, chẳng biết phải kể từ đâu, muốn bảo hàng xóm xấu tính, nhưng họ lại chẳng làm gì nàng, đành trợnmắt nói: “Họ… Bọn họ xem cháu như người ngoài vậy!”
Ông Trình ung dung đáp: “Vốn chẳng như nhau, cháu từng trải hơn, tháo váthơn chúng nhiều, chúng sao mà bằng được? Mà —– cháu không biết giả vờkhông có chuyện gì ư?”
Trình Tú Anh ngây ra.
Ông Trình không để ý đến nàng nữa, chỉ hòa nhã hỏi Trình Khiêm: “Một mình trên mâm, không ai làm khó cháu chứ?”
Trình Khiêm đáp: “Cháu lo được ạ.”
Ông Trình gật đầu: “Ngọc Tỷ cũng đã lên ba, nên tìm tiên sinh dạy vỡ lòngrồi, ta già thế này, không dạy nó nổi nữa. Vài ngày sau ta ra ngoài dạo, gặp thầy nào tốt sẽ mời về, Tú nương dọn dẹp viện Tây trống đi, chothầy ở. Làm gì thì làm, nhớ năng qua lại với nương tử chủ bộ nhé.”
Tú Anh thưa: “Cháu biết rồi, tuy hôm nay nương tử chủ bộ không trò chuyệnnhiều với cháu, nhưng ngôn hành sảng khoái, không như đám õng ẹo kia.”
•••••
Hai nơi này còn tạm ổn, còn đám Liễu gia Dương gia cũng thấy hàng xóm mớikhông khó tiếp xúc, cánh đàn ông say rượu, tiếc rằng không thắng nổiTrình Khiêm nhưng ít nhiều gì cũng đã nhậu sướng miệng. Đám má hồng thìkhông như vậy, vốn cho rằng Tú Anh kén rể đã thấp hơn mình một bậc, song lại thấy sự yêu chiều của Trình Khiêm dành cho nương tử, quá là mát mặt vợ, hơn đức lang quân thô lỗ nhà biết bao lần.
Ai mà không biết Trình Khiêm tuấn tú? Ngõ Hậu Đức này tuy toàn gia đình giàucó, nhưng cũng không phải là kiểu thế gia khoái ở ẩn, những gia đình,nhất là những gia đình neo người, trong nhà có bao nhiêu nhân khẩu, hàng xóm trái phải đều tường tận cả. Tuấn tú, giỏi giang, chỉ tiếc là dânchạy nạn, đi ở rể, phải cúi đầu nghe lời vợ ác. Ở rể ấy à, phải tốt vớivợ một chút.
Chua lòng xót ruột, nhưng vẫn không giấu nổi sự hâm mộ, về đến nhà cũng chả thèm để ý chồng mình có say sắp ch.ết hay không, tự tháo trâm vòng, chỉ tay một ngón: “Đúng là không thèmquan tâm tới tôi một tý nào, lang quân Trình gia nhà người, uống rượuhớp canh gì cũng nhớ tới vợ mình, còn anh thì chỉ lo uống say ch.ết bỏ!Thật uổng công tôi gả tới thay tên đần nhà anh đẻ trai chăm gái mà!”
Lời này không thể nói trước mặt cha mẹ chồng, chỉ dám hò reo trong phòngmình thôi. Nào ngờ rượu thổi gan to, gã nào uống nhiều thì làm gì cònsợ, bắt đầu cãi um lên với vợ, ầm ĩ đến nỗi người lớn trong nhà biếthết. Với cha mẹ chồng thì con ruột lúc nào cũng hơn con dâu, con traimình lỗi lầm lớn lắm cũng phải trách dâu “không biết trông chồng” vàicâu các kiểu. Huống chi loại chuyện vặt vãnh già mồm này?
Lập tức mẹ chồng nghiêm mặt, dạy bảo con dâu trước đã: “Chồng cô ở ngoàibôn ba vất vả, kiếm tiền nuôi cả cái nhà này, có thiếu phần ăn cái uốngcủa cô đâu, cũng chẳng đi lang chạ bên ngoài, lẽ nào về tới nhà còn phải nghe cô nhiếc móc nữa? Quen thói tới nỗi quên mình họ gì rồi nhỉ? Khoan nói họ Trình kia là nhà kén rể, chỉ bằng nói cô thôi, ở đâu có cái loại đàn bà nhìn chằm chằm trượng phu nhà người vậy? Đêm hôm khuya khoắt,người im kẻ lặng, phọt cái rắm thôi ai cũng nghe thấy cả, cô không biếtxấu hổ nhưng tôi vẫn cần mặt mũi, nhé. Hôm nay tôi cũng đi ăn cỗ, sao về tới nhà chẳng quậy như cô nhỉ?”
Kê ca tới nỗi condâu lúng túng, không dám thanh minh, chỉ biết thầm rơi nước mắt mà không khóc ra tiếng được, vài hơi đanh đá biến mất chẳng sót lại gì.
Dạy bảo đủ rồi, bàn tay cầm quạt của mẹ chồng gõ xuống bàn: “Chồng cô sayrồi, còn không mau hầu hạ nó? Chứ cô tính vứt nó cho ai?”
Con dâu nén lời nức nở lui xuống, chẳng biết về phòng chọt bao nhiêu nhát lên trán con ma men nhà mình.
Ầm ĩ một trận, cha mẹ chồng ngủ cũng chả còn yên nữa, người già ít ngủ,lại gặp chuyện này, không khỏi bắt đầu càm ràm. Lúc vợ già dạy dỗ condâu, lý chính có nghe, ông biết chuyện hôm nay, nhưng cũng chẳng thấy vợ mình có gì không thỏa. Thấy vợ già cứ nhắc: “Tiếc thật, Hồng tiểu quảnsự là một thằng bé tốt. Trình gia cũng khó xử, bao giờ Tú Anh sinh đượcthằng cu thì ổn rồi…”
Lý chính trở mình: “Tôi nói bànày, bà biết trong lòng là được, thằng nhóc Trình Khiêm ấy không tầmthường đâu, người bình thường thấy Trình gia giàu có còn sợ không bu vào sớm ấy chứ, còn tờ khế ước của nó và cụ Trình lại là khế năm, mười lămnăm sau, nó dắt vợ quy tông đấy. Sớm muộn gì cũng khai môn lập hộ. Nótrong ngoài tốt cả, lại còn tửu lượng cao. Năm ấy tôi là người làmchứng, trên khế ước viết rất rõ, vì cụ Trình có ơn với nó, nó mới chịu ở rể mấy năm nay đó chứ.”
Vợ lý chính nói: “Tôi biết rồi, sau này dặn đám nhóc nhà mình, bớt hùa theo tụi rững mỡ kia làm khó người ta thôi.”
Có người thẳng thắn hào sảng như vợ chồng chủ bộ, cũng an ổn ngủ một đêm.
•••••
Ngày hôm sau, Tú Anh và Trình Khiêm dùng xong bữa sáng, cũng không vội rangoài xử lý công việc mà đến chỗ Trình lão thái công, nghe tin từ TrìnhPhúc. Lúc trước Trình Phúc được lệnh thăm dò thông tin gia đình Kỷ chủbộ, hôm qua cũng cùng đến nhà họ Kỷ, giờ đang báo cáo cho ông Trình.
Trình Phúc cung kính đứng trong sảnh, thưa chuyện: “Nhà họ Kỷ này quê ở phủNgô Châu, khi xưa nghèo túng, nội tộc có người chú kinh doanh làm giàu,thấy hắn học hành giỏi giang thì gửi tiền nuôi nấng, chức quan này cũnglà do người ấy xuất tiền mua cho, mọi chuyện tiếp theo thì dễ dàng rồi.Vợ Kỷ chủ bộ không hòa thuận với gia tộc lắm vì người chú kia muốn thâncàng thêm thân, từng muốn gả cháu gái ruột của vợ mình cho chủ bộ; vợhắn cũng rất tháo vát.”
Tú Anh hỏi: “Sao chú biết ạ?”
“Lúc thì chỉ đường cho người đảm nhận việc mua sắm, lúc thì đi cùng với chân chạy việc nhà họ, tốn vài đồng, mời chén trà, hoặc mua cho vài cáibánh. Mấy chuyện lặt vặt của chủ nhân cứ tuôn ra thôi, người dưới dùtrung thành, nhưng vài chuyện như dòng họ của chủ nhân, có mấy đứa con,quê chỗ nào này nọ cũng chẳng ảnh hưởng gì lớn mà phải giấu. Còn đámkhông biết giữ mồm giữ miệng thì đến việc ông chủ nhà mình liếc mắt nhìn ả thị tỳ nào, bị bà chủ phạt đội đèn trên đầu cả đêm cũng tuồn ra đượccả.”
Tú Anh nghe thấy bèn cười.
Ông Trình nói: “Cứ thế vậy, giờ ai làm việc nấy thôi.”
Trình Khiêm nhớ lại chuyện ông Trình đã nói hôm qua, vội ra lệnh: “Thái công sắp ra ngoài, đi thuê cỗ kiệu đi.”
Ông Trình đáp: “Ta không ngồi kiệu đâu, dắt con lừa lại cưỡi thôi, bảo Bình An, Lai An đi cùng.” Mọi người dạ ran.
Tú Anh chưa ra ngoài vội mà về phòng mở tủ đựng tiền, lấy khoảng hai mạch tiền* ra, đoạn gọi Trình Phúc vào rồi đưa cho lão: “Tốn bao nhiêu tiền, ta bù lại cho ông, bảo Bình An, Lai An hầu hạ thái công lanh trí một chút.Thái công cả ngày ở ngoài, có chuyện gì khi về báo ngay cho ta biết.”
[*Chữ mạch (陌) này chỉ đơn vị khoảng sáu mươi hay bảy mươi đồng tiền, ở đây hai mạch có thể hiểu là khoảng trăm hai – trăm tư đồng.]
Trình Phúc không nhận tiền: “Tiền phí đã được chép vào sổ, không cần đưa thêm đâu ạ.”
Tú Anh nói: “Trời nóng, lúc hầu hạ thái công thì cầm đi mua trà mà uống.”
Trình Phúc nghe thế, nhận lấy rồi ra ngoài.
Từ hôm ấy, Trình lão thái công thường xuyên ra ngoài tìm, nhưng thầy thìchẳng dễ kiếm tý nào. Nhà họ Trình đã mời thì phải mời một tiên sinh chỉ dạy riêng cho Ngọc Tỷ, phải lên lớp ngay tại Trình gia. Trong nhà nhiều nữ quyến, không thể mời nam thanh niên. Lại vì Ngọc Tỷ vẫn chưa có emtrai nên phải dạy bé theo cách dạy con trai, vì thế không thể mời côgiáo.
Mà những lão học cứu* tútài mở trường nhận trò nhiều năm, tự khắc có tiền phí hậu hĩnh, nếu cóthể nhận vài trò thông minh sáng láng, nói ra mình là thầy của tiến sĩnọ kia, cũng là một loại vinh quang —– Thế thì sao lại phải vào nhàngười dạy một trò nữ? Từ tháng năm đến tháng tám, người thì tự gặp,người thì do hàng xóm giới thiệu, chẳng ai vừa ý ông.
[*Chỉ những người chuyên nghiên cứu Kinh Thi.]
Trình Tú Anh lại thường hẹn nương tử Triệu gia vách trái cùng đến tìm Hà thịvợ chủ bộ trò chuyện. Nương tử Triệu gia vẫn hơi thẹn thùng, Hà thịthích Tú Anh hơn, Hà thị đã nhiều lần hỏi riêng Tú Anh: “Ở phủ GiangChâu có ai tên Phương Khanh không?”
Cái thành lớn như vậy, sao mà nhớ được tên của một cô gái? Bèn thẳng tuột ra, cũng chỉhỏi Tú Anh, có phải có một ả đàn bà lầu xanh tên thế không. Việc nàykhông làm khó được Tú Anh, thời ấy dù là lầu xanh hát xướng cũng thườnglộ mặt tìm mối, khuê nữ danh gia khó biết, chứ phụ nữ đã lấy chồng thìhiếm ai không rõ lắm. Huống hồ Tú Anh thường xuyên ra ngoài bôn ba, lậptức kể chuyện Phương Khanh cho Hà thị hay.
Hà thị tức đến nghiến răng: “Còn mong lão khá khẩm, vừa khá lên đã làm trò! Chỉ là quan tôm quan tép, còn học đòi uống rượu hoa! Ta còn muốn châm một nénnhang thay lão cầu nguyện cơ đấy, nguyện cái rắm!”
Tú Anh sờ bụng: “Miếu thì vẫn phải đi, trên núi hương khói dồi dào, mẹ tathích đi, ta hay bận chuyện, chị đã định thì ta chọn lúc rảnh, chúng tacùng đi. Không cầu cha thì nguyện cho con vậy.”
Hà thị đáp: “Ừ, ta cũng có chuyện khác muốn cầu Bồ Tát.”