Chương 21: Mỹ nhân trong cổ mộ
Thấy trên bàn có văn phòng tứ bảo Thái Vân liền mài mực bắt đầu chép lại pho Tam Nguyên Bí Lục mà mình nhớ như in trong đầu.
Hơn nửa giờ sau thì pho sách dày hơn năm mươi trang đã được nàng chép lại đầy đủ không sai một câu.
Tống Ngọc Thu thán phục nói:
- Lâm nhị thư quả thật là thần đồng.
Nàng còn chưa biết lai lịch thật của hai người vì lúc đó có Toàn Chân Thất Tử nên vẫn giới thiệu như đã nói với chúng mình là Lâm Vân Hồng còn Thái Vân là Lâm Vân Thái.
Cả người viết và người đọc đều hết sức chăm chú vào ngọn bút, đến lúc này mới sực nhớ tới An Kỳ chưa quay lại, vội xếp bản sao bí kíp lại cất đi rồi chạy đi tìm.
An Kỳ quỳ sụp trước thần án trong một gian thần điện trên án đặt đoạn long đầu trượng và hộp Hà Thủ Ô khói trầm bay nghi ngút.
Thấy dáng bất động của An Kỳ dám đoán rằng vì quá khóc thương sư phụ nên nàng đã ngất đi.
Tống Ngọc Thu nói:
- Thật đáng thương.
Rồi bế An Kỳ đưa vào một thất phòng đặt lên giường cứu chữa cho nàng tỉnh lại.
Một lúc sau nàng mở mắt ra khóc nấc lên nói:
- Sư phụ, xin người đừng đi.
Tống Ngọc Thu đỡ nàng lên dịu dàng nói:
- Kỳ muội bình tĩnh lại đi.
An Kỳ chớp mắt nhìn ba thư muội rồi thở dài nói:
- Sư phụ đi thật rồi, vừa rồi lão nhân gia nói chuyện với muội thật nhiều, lại còn căn dặn mấy việc liên quân đến ba vị thư thư.
Ba thiếu nữ ngạc nhiên hỏi:
- Thật có chuyện đó sao?
An Kỳ gật đầu:
- Thật mà, sư phụ dặn rằng bất luận thế nào cũng phải lưu giữ ba vị thư thư ở đây bảy ngày dạy võ công cho muội, ngoài ra còn bảo muội xin Tống thư thư ở với muội một tháng, không biết ba vị thư thư có nguyện ý giúp tiểu muội hay không?
Ba người nghe vậy thất kinh.
Trước yêu cầu khẩn thiết như thế của hài nữ đáng thương như vậy làm sao mà từ chối nàng được?
Tống Ngọc Thu không ngờ chuyến này đến đây lấy được Tam Nguyên Bí Lục lại còn có người giải thích ý nghĩa nữa trong lòng rất cao hứng.
Mặc dù vậy cho đến giờ cô ta vẫn không hề tiết lộ về sư môn.
Hồng Phong Nương Tử và Thái Vân nghĩ rằng mỗi người đều có bí mật của riêng mình nên không tiện hỏi.
Từ hôm đó bốn người sinh hoạt với nhau trong Bích Lạc Nham.
Ba thiếu nữ đã có nội lực thâm hậu nhường cho An Kỳ ăn Hà Thủ Ô nên công lực tăng tiến rất nhiều.
Trong bảy ngày được Hồng Phong Nương Tử và Thái Vân hướng dẫn nàng đã luyện thành công cơ bản võ học trong Tam Nguyên Bí Lục.
Tống Ngọc Thu cũng luyện chung với An Kỳ.
Sau bảy ngày Hồng Phong Nương Tử và Thái Vân rời khỏi Bích Lạc Nham, định tới Tuyết Sơn tìm Hàn Sơn Thánh Mẫu để đòi lại Lâm Đoàn Nghĩa.
Tống Ngọc Thu và An Kỳ còn ở lại thêm vài hôm nữa.
oo Lâm Đoàn Nghĩa tỉnh lại thấy mình nằm trong một căn phòng sáng sủa ngát hương, bốn bức tường treo đầy tranh, rèm tơ phong gấm, sang trọng dị thường nhưng lại tĩnh lặng không một âm thanh.
Lâm Đoàn Nghĩa ngồi bật dậy, bấy giờ mới thấy trên mình không một mảnh vải lòng kinh hãi khôn xiết.
Đưa mắt nhìn quanh nhưng không thấy y phục đâu Lâm Đoàn Nghĩa đành dùng khan trải giường quấn chặt người, chạy bổ đi tìm nhưng khắp phòng vẫn không có.
Nguyên đó là một gian Thạch thất đầy đủ giường nệm bàn ghế nhưng kín như hắc lao không có cửa ngõ gì mặc dù vẫn sáng như thường, không bết ánh snág từ đâu phát ra?
Đang bối rối chưa biết làm thế nào thì nghe bức tường phía trước chấn động, lát sau bức tường hiện ra một khung cửa chỉ đủ cho một người vừa lách vào.
Ngoài cửa xuất hiện hai thiếu nữ, một bận hồng y mới mười tám mười chín tuổi rất xinh đẹp và thiếu nữ kia lớn tuổi hơn ăn vận thanh y, trang phục theo lối tỳ nữ.
Hồng y thiếu nữ ngạc nhiên hỏi:
- Làm sao chàng dậy được thế?
Lâm Đoàn Nghĩa quấn mình trong chiếc khăn trải giường thấy hai nữ nhân mặt đỏ bừng lên lúng túng nói:
- Cô nương ... tại hạ ...
Thiếu nữ hiểu ngay cười nói:
- Mọi việc sẽ từ từ nói sau, bây giờ chàng hãy mặc y phục vào đã.
Rồi quay lại ra lệnh cho tỳ nữ:
- Ái Cô, đưa quần áo cho tướng công.
Thành y tỳ nữ dạ một tiếng bước vào quỳ xuống nâng lên một bô y phục chờ Lâm Đoàn Nghĩa nhận xong mới đứng lên quay người bước ra.
Cánh cửa lại đóng sập xuống không thấy một khe hở.
Chỉ cần nghe âm thanh cũng bết đó là một cánh cửa sắt rất nặng.
Lâm Đoàn Nghĩa đưa bộ y phục lên xem thấy giống như thứ mình thường mặc nhưng chất liệu khác hơn.
Nhưng tại sao Ngũ Hành Kim Kiếm và Minh Phủ kim tiền không bị người lấy mất?
Trong lòng đầy nghi hoặc chàng vội vàng mặc y phục vào, trải khăn lên giường.
Đến lúc ấy chàng mới thấy trên khăn có vết máu kinh hãi nói:
- Nguy rồi, chẳng lẽ mình lại gây nên nghiệt chướng?
Chàng phát hoảng đến nổi đập ầm ầm vào cánh cửa sắt gọi toáng lên:
- Cô nương mở cửa.
Một lúc sau cánh cửa mở ra.
Lại hai nữ nhân vừa rồi xuất hiện trước cửa.
Lâm Đoàn Nghĩa nói:
- Xin cô nương cho tại hạ biết những gì vừa xảy ra vậy?
Hồng y thiếu nữ khoát tay ra hiệu cho tên tỳ nữ lui ra còn mình bước qua cửa giẫm mạnh một cái cánh cửa sắt liền đóng sập xuống.
Thiếu nữ ung dung ngồi vào bàn, chỉ tay mời Lâm Đoàn Nghĩa ngồi xuống ghế đối diện mặt hơi ửng hồng nói:
- Mời tướng công ngồi. Tiện thiếp xin kể lại đầu đuôi.
Nghe hai tiếng tiện thiếp Lâm Đoàn Nghĩa phát hoảng lên sững sờ ngồi xuống ghế.
Thiếu nữ mở lời:
- Tiện thiếp họ Mã tên Mỹ Trận, , xin hỏi tướng công họ gì?
Lâm Đoàn Nghĩa vẫn cho rằng thiếu nữ là kẻ bắt cóc mình nên không dám nói thật, xưng tên như ở Trúc Luận Đảo:
- Tại hạ là Lâm Hưng.
Mã Mỹ Trân hỏi:
- Lâm tướng công còn nhớ được những gì xảy ra trước đây không?
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ ngợi một lúc mới trả lời:
- Tại hạ chỉ nhớ lúc đó trong vùng núi gần Lao Sơn đang vận công điều tức thì chợt cảm thấy chổ thắt lưng tê đi sau đó bất tỉnh không biết gì nữa, nghĩ rằng mình bị bắt cóc đem đi.
- Sau đó thì sao?
- Sau đó không biết gì nữa.
Nét mặt Mã Mỹ Trân thoáng nụ cười hớn hở nhưng rất khó nhận ra sau đó thở dài nói:
- Thật là oan nghiệt.
Lâm Đoàn Nghĩa lo lắng hỏi:
- Chuyện xảy ra thế nào?
Mã Mỹ Trân u uẩn nói:
- Hôm đó tiện thiếp cùng Ái Cô đang du ngoạn ở một nơi cách Lao Sơn mấy nghìn dặm thì gặp một nữ nhân phi ngựa chở theo một bao lớn lao vào một khu rừng. Thấy hành tung khả nghi tiện thiếp ngờ rằng đó là một nữ cường đạo liền đuổi theo bắt dừng lại. Nữ nhân đó võ công rất cao Ái Cô đánh mà không thắng nổi đến khi tiện thiếp nhập trận nó mới chịu bỏ chạy để lại cái túi, mở ra đã thấy tướng công mê man bất tỉnh ...
Lâm Đoàn Nghĩa đứng lên chấp tay nói:
- Đa tạ cô nương đã ra ân cứu mạng.
Mã Mỹ Trân lắc đầu nói:
- Tướng công cứ ngồi để tiện thiếp kể hết đã ... sau khi kiểm tr.a mạch tượng tiện thiếp phát hiện tướng công bị trúng phải tà công Tuyệt Âm Thủ ...
Lâm Đoàn Nghĩa giật mình nói:
- Tuyệt Âm Thủ?
- Không sai.
Lâm Đoàn Nghĩa chăm chăm nhìn thiếu nữ hỏi:
- Chính là cô nương ...
Mã Mỹ Trân đỏ mặt gật đầu:
- Phải tiện thiếp đã lấy thân mình chữa trị cho tướng công.
Lâm Đoàn Nghĩa nghiến chặt răng mặt tái đi.
Mã Mỹ Trân thở dài nói:
- Bây giờ tuy tiện thiếp và tướng công không có danh nghĩa phu thê nhưng về thực chất tiện thiếp đã trao thân gửi phận cho tướng công ...
Lâm Đoàn Nghĩa run lên nghĩ thầm:
- Trước đây mình dùng khí chân dướng cứu Hồng Phong Nương Tử và Thái Vân đó là điều vạn bất đắc dĩ. Thế mà nay Mã Mỹ Trân đã vứt bỏ danh tiết để cứu mình đó quả là sự hy sinh hiếm có.
Liền đứng lên hành một lễ nói:
- Hưng đệ vô cùng cảm kích, đại ân này không thể nói một chữ tạ ...
Mã Mỹ Trân bước tới đưa bàn tay trắng ngần nhỏ nhắn bịt miệng chàng nói:
- Sao tướng công lại nói thế? Chỉ mong chàng đừng coi thiếp là hạng ɖâʍ đãng là thiếp mãn nguyện lắm rồi.
Lâm Đoàn Nghĩa nói:
- Hưng đệ không phải là hạng vong tình phụ nghĩa.
Mã Mỹ Trân nói:
- Nếu tướng công hư tình giả ý tiện thiếp chỉ còn một nước ch.ết nữa mà thôi.
Chợt hỏi:
- Tướng công có thê thất chưa?
Lâm Đoàn Nghĩa đáp:
- Đệ chưa lập thân ...
- Như vậy trước khi gặp tiện thiếp tướng công vẫn còn đồng nam?
Lâm Đoàn Nghĩa lắc đầu:
- Không.
- vì sao?
Đối với ân nhân Lâm Đoàn Nghĩa không muốn giấu giếm liền kể lại chuyện mình đã cứu Hồng Phong Nương Tử và Thái Vân cũng bị trúng phải độc công Tuyệt Âm Thủ.
Mã Mỹ Trân mặt hơi biến đi nhưng chỉ một lát trấn tĩnh lại thở dài nói:
- Việc đó không trách được tướng công chàng cũng như thiếp chỉ là vì xả kỷ cứu nhân.
Lâm Đoàn Nghĩa hỏi:
- Đây là nơi nào?
Mã Mỹ Trân cười đáp:
- Đây là một tặng phẩm dưới lòng đất.
Lâm Đoàn Nghĩa nghe nói rúng động hỏi:
- Làm sao thư thư lại ở trong hầm mộ?
Mã Mỹ Trân nhíu mày hỏi:
- Hưng lang sợ hay sao? Tuy nói là hầm mộ nhưng tiện nghi hơn cả một trang viện xa hoa. Nghe nói đây là lăng tẩm của một vị cung phi thời Đường Minh Hoàng, lộng lẫy không kém gì cung điện đâu.
Lâm Đoàn Nghĩa thấy đồ dùng ở đây đều thuộc hàng thượng phẩm nhưng dù nói thế nào cũng vẫn là một hầm mộ, nơi để thi hài người ch.ết ...
Chàng lại hỏi:
- Thư thư còn có nhân thân ở đây không?
Mã Mỹ Trân lắc đầu rầu giọng nói:
- Tiện thiếp vốn là một khuê nữ, tiên phụ làm quan trong triều nhưng bị vu oan giá hoạ, gia bại thân vong. Gia mẫu vì đau buồn mà bỏ đi tu, tiện thiếp mới cùng bốn tỳ nữ bỏ đi tìm được nơi này trú lại.
Lâm Đoàn Nghĩa nghi:
- Một thiếu nữ mà cư trú ở một nơi ma quái này một mình đảm lược còn hơn nam tử gấp trăm lần.
Chàng chợt hỏi:
- Y phục của đệ đâu?
Mã Mỹ Trân cười đáp:
- Bộ y phục đó đã cũ rách nên thiếp bảo Ái Cô đốt đi rồi, còn dư năm thanh tiểu kiếm và mười đồng tiền cổ, thiếp nghĩ đó là vật để trừ tà nên giao cho bốn tên tỳ nữ mỗi tên một chiếc, tiện thiếp cũng cất một chiếc. Còn mười đồng tiền thiếp đã xâu lại để dành cho tướng công.
Nói xong lấy trong túi ra xâu Minh Phủ Kim Tiền đưa cho Lâm Đoàn Nghĩa.
Chàng nhận lấy bụng nghĩ thầm:
- Ngũ Hành Kim Kiếm và Minh Phủ Kim Tiền là vật chí báo võ lâm, giang hồ nghe danh đều kinh tâm táng đởm, thế mà cô ta lại cho là vật trừ tà ... thôi đành vậy, cứ để từ từ sẽ thu hồi lại ...
Không muốn tiết lộ thân phận chàng gật đầu nói:
- Đúng là ngày trước mẫu thân tặng cho đệ những vật đó để trừ tà.
Mã Mỹ Trân đứng lên bất ngờ ôm lấy chàng hôn rồi cười nói:
- Bây giờ chúng ta tới đại sảnh ăn chút gì, chắc bọn tỳ nữ đã chuẩn bị xong.
Nói xong bước tới dùng tay ấn lên tường cánh cửa sắt mở ra.
Đại sảnh là một gian phòng rất lớn cao tới mười trượng rộng hai ba mươi trượng với những cột bằng đồng vàng chói, những bộ bàn ghế bóng lộn, khắp sảnh đính minh châu sáng trưng huy hoàng như một cung điện.
Lâm Đoàn Nghĩa ngơ ngẩn đứng nhìn, không ngờ một nơi lăng tẩm dưới lòng đất mà hùng vĩ tráng lệ đến thế.
Trên bộ bàn bát tiên giữa sảnh đã chuẩn bị một mâm tiệc vô cùng thịnh soạn với đủ món sơn hào hải vị, mùi thơm toả ra đủ thèm.
Bốn tên tỳ nữ chừng mười lăm mười sáu tuổi rất xinh đẹp vừa thấy Lâm Đoàn Nghĩa và Mã Mỹ Trân bước vào liền quỳ xuống đồng thanh nói:
- Tiểu tỳ tham kiến cô gia.
Xem động tác của chúng rất thành thục chứng tỏ đã có học kỹ.
Lâm Đoàn Nghĩa chưa từng gặp qua lễ tiết trang trọng như thế này càng chưa nghe ai gọi mình là cô gia nên đỏ mặt lúng túng không biết ứng xử thế nào, ấp úng nói:
- Các ngươi đứng dậy đi.
Bọn tỳ nữ gật đầu bái tạ rồi mới đứng lên cúi đầu chờ Lâm Đoàn Nghĩa và Mã Mỹ Trân ngồi xong mới cmầ bình bưng chén hầu rượu.
Uống xong ba chén Mã Mỹ Trân khoát tay bọn tỳ nữ bảo:
- Các ngươi lui ra đi một lúc nữa hãy đến.
Ái Cô xuất lãnh ba tỳ nữ ra khỏi sảnh đường đóng cửa lại.
Mã Mỹ Trân miệng chúm chím cười nói:
- Hưng lang đừng khách khí gì với chúng cả, tiện thiếp với chúng danh phận tuy là chủ tỳ nhưng tình như tỷ muội. Sau này chúng sẽ còn phục vụ tướng công tận tình như thiếp vậy.
Nghe mấy tiếng tận tình như thiếp, Lâm Đoàn Nghĩa phát hoảng lên nói:
- Làm sao lại như thế được?
Vẻ mặt Mã Mỹ Trân vẫn điềm nhiên như không, cười nói:
- Như thế đủ thấy Hưng lang trọn nghĩa vẹn tình với thiếp nhưng chủ tỳ chúng tôi nguyện sống ch.ết không rời nhau, đã thề có phúc cùng hưởng. Ở đây gần như cách biệt với thế giới bên ngoài duy tướng công là nam nhân duy nhất sao nỡ để chúng lỡ mất thanh xuân?
Lâm Đoàn Nghĩa ngơ ngác nhìn cô ta.
Mã Mỹ Trân lại tiếp:
- Còn có hai vị thư muội ở Lao Sơn mà tướng công đã cứu họ, sau này tiện thiếp cũng sẽ tìm về đây để chúng ta đoàn tụ với nhau ...
Lâm Đoàn Nghĩa không phải là phường hiếu sắc nghe vậy liền nói:
- Tại hạ không nghĩ thế, đó không phải là hưởng phúc mà là làm hại chúng một đời.
Mã Mỹ Trân cười nói:
- Thôi được, cái đó chúng ta sẽ bàn sau. Hôm nay chàng mới vừa tỉnh lại, như vậy chúng ta chính thức thành phu thê, bây giờ uống rượu hợp cẩn để còn động phòng hoa chúc.
Mã Mỹ Trân nói với vẻ rất trang trọng, nhưng Lâm Đoàn Nghĩa chỉ thấy ngượng ngập như mình phải tội gì.
Qua mấy ngày Mã Mỹ Trân rất mặn mà gối chăn còn Lâm Đoàn Nghĩa lại sốt ruột nhưng Mã Mỹ Trân lấy lý do là giai kỳ không để chàng ra khỏi lăng tẩm.
Hôm đó chàng nằm một mình chợt cảm thấy chổ thắt lưng hơi tê nhức ngạc nhiên tự hỏi:
- Từ khi luyện thành Cửu Dã Thần Công nội lực rất sung mãn chưa từng cảm thấy nhức mỏi giờ, làm sao bây giờ nghỉ ngơi lại sinh ra triệu chứng bất thường như thế chứ?
Chàng đứng lên đứng soi mình trong gương, thấy mặt hốc hác má hõm sâu, hình dung vô cùng tiều tuỵ.
Lâm Đoàn Nghĩa kinh hãi nghĩ thầm:
- Làm sao mình lại ra nông nỗi này chứ? Giống như người bệnh không bằng ...
Nhớ lại mấy ngày qua ngoài việc Mã Mỹ Trân ép chàng làm việc ȶìиɦ ɖu͙ƈ quá độ không còn nguyên nhân nào khác.
Mã Mỹ Trân bước vào thấy chàng nhìn mình trong gương thất thần cười nói:
- Hưng lang cũng chăm chút mình như thế sao?
Lâm Đoàn Nghĩa thở dài nói:
- Mấy ngày qua không nhìn gương hôm nay mới thấy so với trước đây gầy xanh quá nhiều. Chắc tại lâu không tiếp xúc với ánh mặt trời.
Mã Mỹ Trân thỏ thẻ:
- Tướng công gầy đi ư? Thế mà tiện thiếp lại không cảm thấy, nhưng nếu chàng đã muốn ra thì tối nay chính là đêm rằm chúng ta sẽ ra ngoài thưởng nguyệt.
Suốt bảy ngày bị giam hãm trong phòng kín nay được ra ngoài, Lâm Đoàn Nghĩa thấy rất sảng khoái.
Đêm vừa xuống Lâm Đoàn Nghĩa cùng Mã Mỹ Trân với sự phục dịch của bốn tên tỳ nữ tiến ra khỏi tẩm.
Mới lên khỏi năm sáu chục bậc đá Lâm Đoàn Nghĩa đã cảm thấy gối mỏi chân chồn, lòng vô cùng kinh hãi nghĩ thầm:
- Nghe nói trong võ lâm có một số tà phái nữ nhân chuyên hút lấy tinh lực của nam nhân để luyện công, chẳng lẽ mình đang trở thành một nạn nhân của một yêu nữ như vậy?
Càng nghĩ chàng càng cảm thấy nghi ngờ nhất là thái độ của Mã Mỹ Trân và sự ép buộc ȶìиɦ ɖu͙ƈ quá độ của nàng ta.
Mặc dù vậy chàng không nói ra gắng theo Mã Mỹ Trân leo lên đỉnh núi ngắm trăng.
Nhìn về phía tây thấy đèn hoa sáng rực, tất là một thành phố lớn, Lâm Đoàn Nghĩa chỉ tay hỏi:
- Đó là nơi nào vậy?
Mã Mỹ Trân đáp:
- Đó là Trường An.
Lâm Đoàn Nghĩa nói:
- Nghe nói Trường An ba thành sáu thị ba mươi sáu phố phường dân cư vô cùng náo nhiệt ...
Mã Mỹ Trân hỏi:
- Chàng chưa tới đó bao giờ sao?
Lâm Đoàn Nghĩa lắc đầu:
- Chưa, vậy nên bây giờ muốn tới đó một chuyến.
Mã Mỹ Trân nói:
- Cứ nghỉ ngơi thêm mấy ngày nữa hãy đi.
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:
- Chỉ e càng ở thêm càng tồi tệ hơn.
Nhưng vẫn gượng trả lời:
- Thế cũng được.
Chàng định bụng sẽ điều tr.a việc này.
Hai người vừa ung rượu vừa thưởng nguyệt, bốn tỳ nữ mang theo nhạc khí bắt đầu đàn ca.
Trong lòng đang có tâm sự Lâm Đoàn Nghĩa chẳng thấy hứng thú gì.
Mã Mỹ Trân hỏi:
- Hưng lang, chàng đang nghĩ gì vậy?
Lâm Đoàn Nghĩa trấn tĩnh lại lắc đầu gượng cười nói:
- Không ... có nghĩ gì đâu.
Mã Mỹ Trân lại hỏi:
- Chàng có biết Ái Cô đang thổi tiêu khúc gì không?
Lâm Đoàn Nghĩa cười khổ đáp:
- Tại hạ không sành nhạc.
Chợt nghe gần đó có người cười hô hô nói:
- Đó là một điệu thoát y vũ khúc, sao không thoát ngay đi?
Mã Mỹ Trân đứng phắt dậy quát:
- Ai?
Vừa nghe tiếng người kia bốn tỳ nữ lập tức lộ vẻ khẩn trương chạy tới vây Lâm Đoàn Nghĩa vừa như để bảo vệ chàng vừa như để phòng bị chàng đào thoát.
Người kia chỉ nói một câu mà không xuất hiện.
Mã Mỹ Trân hừ một tiếng nói:
- Tặc nhân sao dám đến đây quấy nhiễu?
Dứt lời nhằm ngọn cây bách gần đó đánh tới một chưởng.
Từ ngọn cây có một bóng người nhảy vút nhảy lên cao năm sáu trượng chạy mất.
Mã Mỹ Trân nhìn theo nói:
- Thì ra là lão quỷ đó, lần sau thì đừng hòng chạy thoát.
Lâm Đoàn Nghĩa hỏi:
- Đó là ai vậy?
Mã Mỹ Trân đáp:
- Bây giờ chàng đã mất hết nội công có nói cũng vô ích.
Lâm Đoàn Nghĩa vốn đã biết mình mất hết nội công nhưng nghe câu đó từ miệng Mã Mỹ Trân, chàng lập tức hiểu ngay điểm suy đoán của mình là sự thực.
Tuy đã biết mình mất hết nội công nhưng nghe chính Mã Mỹ Trân nói ra điều này Lâm Đoàn Nghĩa tức giận hỏi:
- Vì sao ta mất hết nội công?
Mã Mỹ Trân lạnh lùng đáp:
- Nói thật cho chàng biết chính thiếp đã làm điều đó, nhưng không phải do ác ý ...
Lâm Đoàn Nghĩa nhíu mày nói:
- Ta không hiểu.
Mã Mỹ Trân giải thích:
- Bởi thiếp biết chàng luyện dương cương công đối với âm nhu công của thiếp lại không hợp. Chúng ta đã là phu thê tất cần phải hợp nhau vì thế thiếp phế bỏ dương cương công để giúp chàng luyện âm nhu công, nhất định sau này sẽ có võ công tuyệt thế ...
Thị chưa nói xong thì chợt nghe vang lên tếng cười lạnh.
Mã Mỹ Trân nhìn quanh nhưng không thấy bóng người nào, tuy trong lòng rất kinh hãi nhưng giả vờ bình tĩnh nói:
- Người ta bảo Trường An nhiều ma lắm quỷ thường hiện trêu người quả không sai.
Chúng ta về thôi.
Cả bọn liền kéo nhau về.
Khi sáp tới mộ thì Mã Mỹ Trân bảo:
- Hằng Cô, Luyến Cô đưa cô gia về trước còn Ái Cô, Tâm Cô ở lại.
Về đến sảnh Hằng Cô nói:
- Luyến nha đầu đi pha một ấm trà mang đến cho cô gia.
Luyến Cô lắc đầu nói:
- Gần bếp có rất nhiều quỷ một mình ta không đi đâu.
- Ngươi nhát thế? Thôi được ngươi ở lại đây với cô gia ta đi một mình vậy.
Lâm Đoàn Nghĩa cười nói:
- Các ngươi cứ đi với nhau cho đỡ sợ, ở đây đèn sáng quỷ sẽ không dám bén mảng vào bắt ta đâu.
Hai nữ tỳ do dự một lúc rồi cùng ra khỏi sảnh.
Chúng vừa đi khỏi thì một nhân ảnh lướt vào như bóng ma đến cạnh Lâm Đoàn Nghĩa nói:
- Mau đi theo ta, nếu chậm thì hỏng việc đấy.
Dứt lời xuất thủ điểm vào mấy chổ huyệt đạo trên người chàng rồi cắp lấy phóng nhanh ra khỏi sảnh đường.
Lâm Đoàn Nghĩa chỉ kịp nhận thấy đối phương là một lục y nữ nhân bịt mặt, chưa kịp hỏi thì đã bị điểm huyệt cắp đi rồi, tuy không cử động được nhưng vẫn tỉnh táo vừa mừng vừa lo.