Chương 13: Không đủ tiền
Lúc Phùng thị bưng một bát trứng gà luộc lại đây, một đám nhóc con đã sớm ăn xong kẹo, đang vây quanh Mãn Bảo nhìn bốn văn tiền của bé.
Phùng thị nhìn thấy tiền còn hơi sửng sốt, hỏi: "Cô nhỏ, mấy đứa lấy tiền từ đâu ra?"
Mãn Bảo kiêu ngạo ngẩng đầu, "Chúng ta tự kiếm, bán kẹo kiếm tiền."
Phùng thị còn tưởng rằng đó là kẹo trước kia trượng phu mua cho bé, bất đắc dĩ nói: "Sao muội lại không ăn, còn mang đi bán, đó là để cho muội dưỡng thân thể."
Mỗi lần Chu nhị lang đi họp chợ, lúc về đều sẽ mua một văn tiền kẹo, chỉ lấy ra một viên hòa thành nước đường cho bọn nhỏ uống, còn lại bốn viên đều là của Mãn Bảo.
Đây không phải là bọn họ chỉ chiều Mãn Bảo, không thương bọn nhỏ.
Mà là Mãn Bảo lúc nhỏ từng được đại phu nói một câu, "Đứa bé này tì vị không tốt, hơi ngắn sức yếu, nên ăn nhiều trứng gà và mật ong."
Lúc ấy tình trạng trong nhà cũng không tốt lắm, Mãn Bảo mới được hơn mấy tháng tuổi, thuốc uống không vào, chỉ có thể uống nước trứng gà và mật ong.
Mật ong kia vẫn là Chu lão đầu tìm khắp mấy cái thôn xung quanh, dùng số tiền lớn mới mua được, thứ này vừa hiếm vừa khó tìm, cực kỳ đắt.
Về sau đại phu lại nói, "Không có mật ong thì ăn kẹo mạch nha cũng được, đều tốt cho phổi kiện tỳ vị."
Có thể nói, Mãn Bảo lớn lên được như vậy, còn vừa trắng vừa tròn, công lao của trứng gà và kẹo là rất lớn.
Cũng bởi mấy năm nay Mãn Bảo ngày càng khỏe mạnh, người nhà họ Chu cảm thấy đại phu nói rất đúng, thứ tốt khác bọn họ không cấp được, nhưng trứng đã do gà nhà mình đẻ ra, tiền mua đường vẫn phải có.
Năm ngày một lần họp chợ, mỗi lần họp chợ bé đều có thể được 4 viên đường, cho nên trong suy nghĩ của Mãn Bảo, bé thật sự không thiếu kẹo. Cũng bởi thế nên khi lần đầu Khoa Khoa làm quen lấy kẹo dụ dỗ bé, bé cũng không hào hứng lắm.
Những lần sau Khoa Khoa cho kẹo, bé còn chê kẹo quá ngọt, vẫn như cũ chia kẹo cho đám cháu trai cháu gái ăn.
Thấy bọn họ vui vẻ tới nỗi mắt đều híp lại, lúc này Mãn Bảo mới cùng Khoa Khoa đột nhiên xuất hiện kết thành bạn tốt.
Mãn Bảo không thiếu kẹo, bởi vì ngoài kẹo trong nhà mua cho, còn có kẹo Khoa Khoa thỉnh thoảng khen thưởng cho bé, nhưng Phùng thị không biết.
Nàng trừng mắt liếc Chu ngũ lang và Chu lục lang không biết khuyên em, cầm bát đưa cho Mãn Bảo, "Đói bụng rồi phải không, nhị tẩu luộc trứng gà cho muội này, muội mau ăn đi."
Mãn Bảo bưng bát mời Phùng thị trước, "Nhị tẩu cũng ăn một miếng đi, lúc nãy tẩu chưa ăn bánh."
Phùng thị cười đẩy bát về: "Ta còn chưa đói bụng, chờ đại ca và nhị ca muội trở về sẽ ăn cùng bọn họ."
Mãn Bảo không nghi ngờ gì, vì bé cũng thích chờ người trong nhà cùng nhau ăn cơm, a, sao vừa rồi bé lại không chờ đại ca nhị ca đã ăn bánh rồi nhỉ?
Hình như có chút tội lỗi.
Mãn Bảo vừa nghĩ vừa đưa trứng gà cho bọn Đại Đầu.
Mọi người liên tục lắc đầu, cho kẹo bọn họ còn ăn, chứ trứng gà sẽ không. Tuy rằng rất muốn ăn, nhưng bọn họ biết trứng gà đối với cô nhỏ không phải chỉ là trứng gà, mà là thuốc.
Lúc này Mãn Bảo mới bưng trứng gà ăn hết, sau đó bảo Phùng Thị đưa bé đi mua thuốc cho mẹ.
Phùng Thị liền xoa xoa đầu bé cười nói: "Nhị tẩu không mang tiền trên người, chờ mấy người đại ca trở về thì chúng ta lại đi."
Mãn Bảo liền giơ khăn lụa lên nói: "Muội có tiền!"
Phùng Thị thở dài: "Từng này không đủ."
Mẹ chồng uống thuốc quanh năm, nhưng thật ra chỉ uống loại thuốc bổ rẻ nhất, trị được ngọn không được gốc, muốn trị tận gốc còn không biết phải tốn bao nhiêu tiền.
Thuốc Tiền thị thường uống có hai loại, một loại có thể tìm đại phu ở thôn Đại Lê mua, đây là đại phu duy nhất trong bốn thôn xung quanh, thuốc nhà bọn họ trừ một phần lấy từ hiệu thuốc, phần lớn là từ đại phu tự mình hái trên núi.
Mua ở chỗ của hắn, một thang thuốc chỉ cần tám văn tiền, nhà bọn họ đã rất tiết kiệm, một thang thuốc rang tận bốn lần, là hai ngày thuốc của Tiền thị.
Nếu bệnh tình Tiền thị nặng hơn, vậy chỉ có thể lên huyện thành một loại phương thuốc khác, phương thuốc kia có một loại thuốc khá đắt, phải hai mươi văn một thang.
Trên người Phùng thị thật sự không có tiền, hôm nay tất cả người tới mua rổ và mẹt đều là lấy vật đổi vật, trứng gà và lương thực thu không ít, nhưng tiền một văn cũng không có.
Không có cách nào, mọi người chỉ có thể ngồi xổm sau quầy hàng chờ Chu đại lang và Chu nhị lang trở về.
Phải đến qua trưa, Chu đại lang và Chu nhị lang mới mặt mũi khó coi đẩy xe về, trên xe vẫn còn hai túi lương thực.
Phùng thị cả kinh, chạy lên giúp đẩy xe lại đây, hỏi: "Sao lại không bán được?"
Chu nhị lang sắc mặt khó coi nói: "Giá quá thấp, một đấu mới được tám văn."
Phùng thị không nhị được cao giọng, "Được có tám văn? Lúc trước không phải mười văn sao?"
Chu đại lang ngồi xổm xuống đất nói: "Lương thực đều hạ giá, năm nay thu hoạch không tệ lắm, nói là tiệm gạo không thiếu gạo."
Đều là người cùng quê, Chu đại lang và Chu đại lang cùng đối phương mặc cả lúc lâu vẫn không thể tăng giá lên chút, trong nhà lại thật sự thiếu tiền, hai huynh đệ không nỡ bán gạo rẻ như vậy, cho nên lại đẩy về.
Phùng thị không nhịn được đỏ mắt, "Vậy phải làm sao bây giờ?"
Chu nhị lang ngồi xổm trên đất nửa ngày, nói: "Trên chợ có người muốn đổi vải bông, chúng ta có thể dùng lương thực đổi, vải làm giày cũng có thể đổi bằng lương thực, nhưng thuốc của mẹ lại cần tiền mới mua được, lương thực vẫn cần phải bán. Không được, ngày mai chúng ta đi lên huyện thành xem thử, nói không chừng có thể bán được giá tốt hơn chợ một chút."
Mãn Bảo lập tức lấy bốn văn tiền của mình ra, "Đại ca, nhị ca, ta có tiền!"
Nhìn thấy bốn văn tiền này, Chu đại lang và Chu nhị lang đều hơi sửng sốt, hỏi: "Tiền từ đâu ra?"
"Bán kẹo!"
Chu đại lang nhận lấy, thở dài một hơi nói: "Còn thiếu bốn văn tiền nữa."
Mãn Bảo đang nghĩ bé có nên bóc hai mươi viên kẹo ra bán nữa không, Chu nhị lang đã đứng dậy nói: "Ta lấy đồ đi đổi với người ta."
Chu nhị lang có rất nhiều người quen trên chợ, hắn lấy một ít lúa mạch Phùng thị mua được ra, ước chừng đủ trọng lượng liền mang đi.
Không lâu sau hắn đã cầm năm văn tiền trở về.
Chu đại lang rất tò mò, "Ngươi đổi với ai?"
Mọi người trong thôn chợ bây giờ đều rất ít khi thu tiền.
"Đổi với lão Vương bán kẹo, hắn bán kẹo phải dùng lúa mạch, ta đem bán cho hắn."
Chu đại lang thở một hơi nhẹ nhõm, đưa tiền của Mãn Bảo cho hắn.
Chu đại lang liền dùng số tiền này mua một thang thuốc, người trên chợ cũng bắt đầu giảm dần, mọi người cũng chẳng còn lòng dạ nào bày quán. Chu nhị lang quen cửa quen nẻo tìm người đổi vải với thịt khô, xong xuôi liền dọn đồ cùng mọi người về nhà.
Vải giao cho mẹ, để mẹ phân công nhiệm vụ may áo xuống, Chu đại lang và Chu nhị lang đi tìm Chu lão đầu nói chuyện.
Mãn Bảo bịch bịch đi theo phía sau.
Chu đại lang và Chu nhị lang thấy bé học dáng vẻ cha già chắp tay sau lưng theo sau bọn họ, không khỏi chảy mồ hôi, dứt khoát ôm bé lên đùi, sau đó báo với Chu lão đầu tình huống trên chợ. . Truyện Quan Trường
Nghe nói lượng thực bán không được giá, Chu lão đầu lại muốn hút thuốc.
Ông thở dài nói: "Trong nhà cần phải có chút tiền mặt, không nói mẹ ngươi cần uống thuốc, biết đâu lại có việc gì cấp bách thì sao?"
Chu nhị lang cũng gật đầu, "Khoảng thời gian này con đi họp chợ cũng tích được không ít trứng gà, để mang lên huyện thành bán."
Chợ thôn Đại Lê tuy rằng thỉnh thoảng cũng có người mua trứng gà, nhưng chủ yếu vẫn lấy lương thực đổi, cuối cùng Chu nhị lang vẫn phải đem lương thực bán cho tiệm gạo mới có tiền.
Cho nên Chu nhị lang rất ít khi bán trứng gà ở chợ, toàn là mang lên huyện thành, ở nơi đó, trứng gà còn dễ bán hơn lương thực.
Chu lão đầu gật đầu, vuốt nhẹ tẩu thuốc cũ của ông nói: "Ngày kia đi, ngày mai hai ngươi đi theo ta đưa Mãn Bảo đến trường học."
Chu đại lang và Chu nhị lang đồng ý.
Lúc này Mãn Bảo mới phát biểu ý kiến, "Cha, con cũng muốn đi huyện thành."