Chương 8: Thẩm gia đại viện (2)
Tứ thiếu gia đột nhiên nhận ra, tên thiếu niên nhỏ hơn mình hai ba tuổi này rất là tuyệt vời.
Hắn mân mê hàm nghĩ một lúc nói nhỏ:
- Hay là ngươi xin lỗi Thất cô nương một câu, chuyện này coi như xong.
Thẩm Mặc còn chưa nói gì, Thất cô nương vẫn luôn giỏng tai lên nghe đã không chịu, thét lên:
- Không được! Y hại cháu thành ra thế này, không thể cứ thế mà xong được.
Tứ thiếu gia cũng thấy nhiều người biết rồi, cứ thế mà bỏ qua sẽ khiến người ta xì xào, nói không chừng còn gây họa cho mình. Nghĩ tới đây nháy mắt với Thẩm Mặc:
- Yên tâm đi, chỉ cần không phải ngươi sai, bản công tử sẽ nói đỡ cho ngươi.
- Tứ thúc...
Thất cô nương ủy khuất nói.
Tứ thiếu gia nhìn bầu trời xanh ngoài hành lang, cười khan nói:
- Hôm nay trời trong xanh, thật là khoan khoái.
Rồi cắm đầu đi không nói nữa.
Đi qua mấy cổng vòm, đoàn người tới sân của gian thứ ba, Tứ công tử bảo bọn họ đợi bên ngoài, một mình đi vào trước thông báo.
Nơi này hiển nhiên là cực kỳ trong yếu trong phủ, có tới mười hai cánh cửa hướng về phía nam, bên trên khắc "xuân hạ thu đông", "ngư tiều canh độc", "cầm kỳ thư họa", tạo hình cổ kính, điêu khắc tinh tế, thiếu chút nữa làm Thẩm Mặc nhìn không dứt mắt ra được.
Lát sau Tứ thiếu gia đi ra nói:
- Đại lão gia gọi các ngươi vào.
Hán tử liền đỡ Thất cô nương xuống xe, đi tới trước cửa thì buông tay ra, để mụ tự tập tễnh bên ngoài, bản thân không dám bước thêm một bước.
Thấy Thẩm Mặc có chút hiếu kỳ, Tứ thiếu gia ghé vào bên tai nói nhỏ:
- Ở rể, không được vào nhà trên.
Còn tốt bụng nhắc:
- Đại lão gia lợi hại lắm, cẩn thận đấy.
Thẩm Mặc cười với hắn:
- Cám ơn thiếu gia chỉ điểm.
Chỉnh trang lại trường sam được giặt sạch sẽ, ngửa đầu đi vào.
Vừa qua cửa liền nhìn thấy chính giữa sảnh đường có một tấm hoành phi bằng gỗ Đàn, bên trên viết bốn chữ lớn "Trung hòa vị dục", phía dưới trang trí điển nhã, khắc gia huấn của Chu tử. Hai bên là hai câu đối "lập tu tế chí, độc thánh hiền thư".
*** Trung Hòa Vị Dục: Lấy ý từ sách Mạnh Tử nói về đạo Trung Dung.
*** Chu Tử: Chỉ nhớ là nhà tư tưởng.
Một chiếc bàn bát tiên đặt trước hai câu đối và lời gia huấn, trên bàn đặt ngay ngắn bài vị của Khổng Thánh Nhân. Ngồi ở bên phải bàn là trung niên nam nhân mặt mũi thanh nhã, râu ba chỏm, mặc áo giống như của đạo sĩ.
Thất cô nương đang quỳ trước mặt ông ta khóc lóc kể lể.
Nam nhân trung niên này là chủ nhân của Thẩm phủ, Thẩm đại lão gia, đáng lý ra ông không để ý tới việc vặt vãnh này. Nhưng vì gia quy nghiêm ngặt, từ tổ phủ của ông, đã đem điều người trong họ ẩu đả, thành hành vi làm nhục mặt người đọc sách, làm nhục gia phong. Cho nên nghiêm cấm, một khi phát hiện ra phải do gia chủ đích thân xử lý, chỉ cần tr.a ra sự thực sẽ trục xuất khỏi cửa. Cực kỳ hà khắc.
Loại quyền lợi này nếu như nhờ tay người khác, Thẩm gia chẳng phải là loạn sao? Cho nên dù là chẳng muốn, nhưng ông ta vẫn phải nhẫn nại, hỏi rõ ràng rành mạch xung đột.
Ông ta đang bị Thất cô nương với cái khẩu âm Vĩnh Vương khó nghe nói không ra đầu ra đuôi làm cho hoa mày chóng mặt, liền thấy một thiếu niên môi hồng răng trắng, mặt mày thanh tú từ cửa bên ngoài. Trông y không quá mười ba mười bốn, trường sam trên người tuy vá chằng vá đụp nhưng sạch sẽ, mặc chỉnh tề, làm người ta càng nhìn càng thấy dễ chịu.
Đáng quý hơn nữa là đứa nhỏ này bước đi đĩnh đạc, cử chỉ chừng mực, vừa nhìn là biết xuất thân từ gia đình có nề nếp tri thư đạt lý.
Lại so với Thất cô nương đang quỳ dưới đất như một con heo ngu xuẩn, thực là cách biệt như trời với đất. Bất tri bất giác đại lão gia phạm vào tật trông mặt mà bắt hình dong, trong lòng đã ngả về phía thiếu niên kia rồi.
Thẩm Mặc sau khi đi vào, vén áo khom mình hành lễ với bài vị Khổng Thánh Nhanh, hành động này càng làm thiện cảm của Thẩm lão gia tăng vọt. Hành lễ với Khổng phu tử xong, Thẩm Mặc lại hướng về Thẩm lão gia nói lớn:
- Đồng sinh Thẩm Mặc, ra mắt Thẩm đại lão gia.
Thẩm lão gia cười khà khà:
- Mau mau đứng dậy đi, không cần câu nệ.
Đây chẳng phải là do Thẩm lão gia bình dị dễ gần, không nỡ để Thẩm Mặc quỳ, mà vào thời đó, quỳ lạy là lễ tiết để phân chia tôn ti, lập nên uy nghiêm, đặc biết là trong gia tộc lớn như Thẩm gia, điều này lại càng không thể sơ xuất.
Ông sở dĩ không nhận Thẩm Mặc bái lạy là vì hai chữ "đồng sinh" vừa phát ra trong miệng Thẩm Mặc. Đồng sinh là gì? Không phải là nói mình tuổi còn nhỏ, xin được chiếu cố nhiều hơn hay gì gì đó, mà nó biểu thị cho một thân phận. Người đọc sách tham gia thi huyện, thi phủ, thi viện, nhưng không trúng tư cách sinh viên, bất kể là người già hay trẻ nhỏ, tóc đen hay tóc bạc đều gọi là đồng sinh.
*** Thi viện (viện thí), là kỳ thi chính thức nếu muốn được tham gia khoa cử, còn gọi là chương thí, thi đỗ thì gọi là sinh viên tục xưng hay tú tài (mậu tài) hoặc là tướng công.
Điều này thường gây cho người ta một cảm giác sai lầm "đồng sinh" là kẻ thất bại, là danh từ xui xẻo, địa vị xã hội chẳng hơn gì tên ăn mày. Nhưng thực tế, chỉ cần được tham gia thi cử, là đại biểu cho các đồng sinh thân thế thanh bạch, ba đời không có nam nhân phạm pháp, nữ nhân tái giá, đồng thời là người đọc sách nghiêm chỉnh được giáo dục chính quy.
Ở triều Minh, trong sĩ nông công thương, "sĩ" được tôn kính và ưu đãi hết sức, thuộc về giai tầng cai trị. Mặc dù "đồng sinh" là tầng thấp nhất của giai tầng đó, hoàn cảnh sinh hoạt còn kém cả nông dân, nhưng không ảnh hưởng tới địa vị chính trị hơn người một bậc.
Điều này không khó lý giải, hiện giờ người ta đang thất thế, nhưng ai mà biết được kỳ thi sau người ta có là cá chép trở mình vượt long môn hay không? Cho nên mọi người rất giữ chừng mực, để ngày sau còn dễ nhìn mặt nhau. Cho nên lâu dần liền hình thành một quy củ, trừ trường hợp chính thức ra, nếu có thể miễn quỳ thì được xã miễn.
Thẩm Mặc năm ngoái tham gia khoa thi, nhưng vì mẫu thân mắc bệnh nặng đành phải bỏ dở giữa chừng, điều này chẳng phải chuyện mất mặt gì, ngược lại còn rất vinh quang, được người ta gọi là có hiếu.
Nhưng dù sao y cũng đã thi huyện, cũng được coi như là đồng sinh rồi, nên có tư cách xưng đồng sinh, hơn nữa còn là loại đồng sinh ít mất mặt nhất.
Thẩm Mặc nghe lời đứng dậy luôn, vái thật sâu:
- Thẩm Mặc ra mắt Thẩm đại lão gia.
- Miễn lễ, miễn lễ.
Thẩm lão gia tươi cười:
- Ngươi là công tử của Thẩm tướng công phải không?
- Hồi bẩm đại lão gia, chính là học sinh.
Thẩm Mặc lễ phép nói:
- Gia phụ tướng dạy, nhờ ân đại lão gia thu nhận khi cha con ta khi lạc nạn, cha con ta không có gì báo đáp, chỉ đành ghi tạc trong lòng...
Thẩm lão gia xua tay, vờ không vui:
- Các ngươi chẳng lẽ không phải là con cháu Thẩm gia sao? Nói thế là thành xa lạ rồi.
Từ thời cha Thẩm Hạ chia nhà rời ra ngoài, kỳ thực không được tính là người của Thẩm gia nữa, nhưng luận thân thích, thì cũng không có gì là sai.
Thấy bọn họ đối đáp sôi nổi, Thất cô nương cảm thấy chuyện này sắp hỏng rồi, sốt ruột chen mồm vào:
- Đại gia gia, chính là y hai tôn nữ thành ra như thế này.