Chương 101: Đỗ đầu thi huyện (2)

Đề văn bát cổ là: nhân nhi khả dĩ bất như điểu hồ? Mục mục văn vương. Đề thơ là năm câu tám vần, ngũ quan tiên đáo. Đáng lý ra Đại Minh trọng văn bát cổ, tiêu chuẩn đều là làm hai bài văn bát cổ, nhưng cuộc thi ở huyện phủ mức độ tự do lớn, huyện lệnh có thể lấy một bài thơ Thí Thiếp ra thay cho văn bát cổ.


***Vua Văn Vương hùng tráng cao đẹp - Thi Kinh
***Khổng Tử nói rằng: Con chim kia đậu, còn biết chọn chỗ mà đậu, há lẽ người ta lại không bằng con chim sao! - Đại Học.


Đề thi vừa mới đưa ra, trường thi vốn lặng ngắt như tờ phát ra tiếng hít hơi không thể ức chế được, Lý huyện lệnh nhìn thấy rất nhiều học sinh sắc mặt trắng bệnh, như ch.ết cha ch.ết mẹ, hiển nhiên là do đề mình ra gây nên, không khỏi cười đắc ý.


Thi huyện là cuộc thi cấp thấp nhất của Đại Minh, nhưng vì do tri huyện ra đề, hơn nữa tính tự chủ lớn, cho nên là cuộc thi không đáng tin cậy nhất. Có huyện lệnh rất lười, tùy tiện tìm lời trong kinh thư ứng phó, thậm chí hoàn toàn tương đồng với văn mẫu mà khảo sinh vẫn đọc. Bời vì luật pháp không quy định là không cho phép đạo văn, cho nên những khảo sinh đọc qua bài viết kia chỉ cần đem chữ trong bụng chép ra là được, chẳng khảo quan nào không dám cho đậu. Phải biết rằng không phải văn của ai làm ra cũng được coi là văn mẫu, đó đều là đại gia bát cổ, hàn lâm các triều sáng tác, ngươi dám nói là văn tồi à?


Đậu thì đậu rồi, chẳng có gì phạm pháp, nhưng đối với người ra đề mà nói thì hết sức mất mặt, quốc gia vì chọn nhân tài kế thực, tốn bao nhiêu nhân lực vật lực cử hành khảo thi, ngươi ra một cái đề mà văn mẫu tràn khắp thiên hạ, thì còn tuyển được cái quái gì nữa?


Thực tế điều này cũng khó mà tránh được, kho đề Tứ Thư Ngũ Kinh cũng chỉ có mấy vạn chữ, từng cấp trên toàn quốc có biết bao nhiêu cuộc thi, đều phải lấy đề từ trong đó, trừ những lời phạm húy ra, có câu nào là chưa dùng qua?


available on google playdownload on app store


Thời đầu lập nước còn dễ, dù sao mới bắt đầu, đề mục không nhiều, chỉ cần tới hiệu sách mua một bộ văn mẫu về, lật xem mục lục là có thể ra đề không trùng lặp. Nhưng tới năm Chính Đức đời trước thì ra đề bắt đầu khó khăn rồi. Vì văn mẫu các đời tích lại quá nhiều, bọn họ mua không nổi, thực tế dù có không thiếu tiền cũng chẳng thể mua hết.


Nhưng người sống không thể nhịn tiểu mà ch.ết được, các lão huynh bị dồn ép, liền lấy hai vế đề đầu một nơi thân một nẻo kết hợp lại, tạo thành câu mới ra đề, lấy danh nghĩa mỹ miều là tiệt đáp đề. Phải biết sắp xếp tổ hợp là vô cùng vô tận, cho nên sáng tạo ra đề tài mới.


Tới năm Gia Tĩnh, triều đình thừa nhận luôn cái cách làm này, ban bố pháp lệnh: Chính khảo phải ra đại đề, dự khảo có thể ra tiểu đề. Thi Hương trở lên gọi là chính khảo, trở xuống gọi là dự khảo. Đại đề là một câu văn ý hoàn chỉnh, tiểu đề là tiệt đáp đề.


Cho dù người không làm văn bát cổ cũng nhìn ra, tiểu đề vì chia cắt kinh văn, đầu trâu thân dê, trong mắt sĩ tử thường thường đề bài không rõ, khi phá đề thì cách nhau có sợi tóc, nhưng văn chương viết ra thì cách xa ngàn dặm, cho nên ai ai cũng cho rằng tiểu đề khó hơn đại đề.


Hiện giờ Lý huyện lệnh ra một cái tiệt đáp đề, hơn nữa còn biến thái trộn cả kinh, thư. Chẳng trách đại bộ phận khảo sinh nhìn đề là muốn về nhà.


Nhưng cũng có vài người ngoại lệ, ví như Đào Đại Lâm ngồi ở hàng thứ tư, chỉ trầm ngâm một chút rồi khẽ mỉm cười, bắt đầu chấm mực viết như bay, hiển nhiên là đã phá đề. Ví như Thẩm Tương ngồi ở hàng thứ ba, qua một phen suy nghĩ cân nhăc, cũng đã bắt đầu nghiêm túc chấm mực viết bài.


Còn có mấy đồng sinh lớn tuổi cũng lục tục giải đề xong, bắt đầu lựa chọn văn chương.
Thế như luận tới mức độ thoải mái, chẳng ai bằng nổi vị ngồi ở hàng hai số tám, cho dù là Đào Đại Lâm cũng phải thua y một bậc.


Lại nói tới Thẩm Mặc vừa nhìn thấy cái tiệt đáp đề kia, trong lòng lập tức định vị xuất xứ của mỗi câu. Câu đầu: nhân nhi khả dĩ bất như điểu hồ? Xuất nguồn từ Đại Học, câu sau : Mục Mục Văn Vương là từ trong Thi Kinh, nhìn qua thực sự không giống thể loại gì.


Nhưng y chỉ trầm ngâm một chút liền cầm bút viết: phu nhân bất như điểu, tắc chân khả sỉ hĩ ; sỉ chi, sỉ chi, mạc nhược sư văn vương. Liền đem hai câu không hề liên quan gì ghép lại thành một, hợp tình hợp lý, không có kẽ hở nào.


Kỳ thực cái loại tiệt đáp đề này nhìn qua chừng như vô lý, nhưng lại là thứ thực sự có thể kiểm tr.a tình độ của khảo sinh. Không chỉ ngấu nghiến hết thư kinh là có thể nhìn rõ ý tứ hai đoạn khác nhau, mà còn phải động não, đưa nó khéo léo liên hệ làm một, ít nhất thì phải vo tròn cho kín kẽ. Điều này rõ ràng là kiểm tr.a năng lực tùy cơ ứng biến của khảo sinh, điều này chính là nguyên nhân đại đa số khảo sinh sợ như hổ..


Phải biết rằng đại đa số người học sách khi học hết tứ thư ngũ kinh cùng chú giải liên quan, liền đem toàn bộ tinh lực đặt vào văn chương bát cổ, suốt ngày đọc văn mẫu của cấp trên mà không đi xem kinh sử, không biết Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế là ai, đầu óc sớm đã cứng hơn đá hoa cương, bảo bọn họ tùy cơ ứng biến thì bảo lợn nái lên lớp giảng bài còn hiện thực hơn.


Thẩm Mặc sở dĩ ứng phó tự nhiên là vì đầu óc của y không bị sơ cứng, không câu nệ, dễ dàng đem hai câu không dính dáng gì kéo lại với nhau. Năng lực liên tưởng này thực ra cũng chẳng có gì là đặc biệt, nhưng ở trong đám mọt sách cố chấp không giáo hóa nổi thì lại trở nên rất đặc biệt.


Thẩm Mặc cuối cùng hiểu ra Thẩm tiên sinh vì sao lại làm trái lẽ thường, mãi không chịu dạy bát cổ văn chương rồi, là bởi vì tiên sinh nhìn thấy năng lực sáng tạo khác người của y, một năng lực tư duy không chịu ràng buộc. Mà thiên địch của tố chất đặc biệt này, chính là bát cổ văn chương khô cứng giao điều, nếu như quá chìm đắm vào văn chương ứng thí, lâu dần sẽ giống như đại đa số thư sinh, cổ hủ bảo thủ, hoàn toàn vô dụng.


Mà Thẩm tiên sinh mặc dù bản thân cổ hủ, nhưng kinh nghiệm phong phú, biết con mọt sách có đọc sách nhiều tới đâu đi chăng nữa thì cũng vô dụng, thực sự làm được việt, là người thiên tư thông minh, đầu óc linh hoạt như Thẩm Mặc. Cho nên ông chọn cách dạy dỗ người theo tài năng, một mặt dùng bài vở nặng nề để rèn rũa tâm tính của Thẩm Mặc, đem khiếm khuyết nóng vội và mánh lới trong tính cách của y trừ bỏ đi; một mặt đem bài học mở rộng ra tới bách gia chu tử, kinh sử từ tập, để tâm đắc và trí tuệ của các đời tăng cường tâm trí của Thẩm Mặc.


Trui rèn tâm tính và tâm trí, mới thực sự khiến cho nội tâm trở nên mạnh mẽ. Mà tâm linh mạnh mẽ thực sự, sẽ không bị bất kỳ thứ bên ngoài nào quấy nhiễu. Tới khi đó có học bát cổ văn chương nhiều đến đâu cũng không thay đổi tính cách của y. Hơn nữa cùng với nội tâm của y ngày một mạnh mẽ, cho dù đối biến cố lớn đến đâu, cám dỗ nhiều thế nào, khó khăn bao nhiêu y cũng có thể ung dung dối diện, thản nhiên ứng phó.


Sư phụ trên đời đâu chỉ có ngàn vạn? Nhưng người dạy học như Thẩm tiên sinh lại chẳng có mấy..
Ân sư không nói, phải tới khi gặp chuyện mới cảm nhận được.
+++
Người xưa thâm lắm đâu phải đùa, nên mình rất ghét truyện đem chút kiến thức hiện đại về mà làm như bố đời ...






Truyện liên quan