Quyển 1 - Chương 17: Đỗ như hối

Dương Châu Trương gia được gọi là Dương Châu phú dĩ nhiên cũng có chút của cải, hơn nữa lần này đi đưa hàng cho Dương Tố nhất định không ít.
Trương Trọng Kiên ở bên kia cắm trại, Trịnh Thế An thì mang Trịnh Ngôn Khánh trở lại đống lửa.
- Gia gia, Trương Quý Linh là ai vậy?


- À, Trương Quý Linh vốn là người của tộc nhân Trương gia tại Ngô Huyện, cũng xuất thân từ vọng tộc.


Chỉ là trước kia hắn trở mặt với gia tộc, trong cơn tức giận rời khỏi Ngô Huyện, tự lập môn hộ, người này có tài quản lý tài sản, trong hơn mười năm ngắn ngủi đã trở thành Dương Châu phú, năm đó là năm Thái Bình Trần, Trương Quý Linh lập được công nên Trường An cũng có nhiều nhà quyền quý lui tới, cũng từng cùng nhà chúng ta làm một số việc buôn bán... Trương Trọng Kiên này ta đã từng nghe nói qua, mẫu thân của hắn là một người hồ, được Trương Quý Linh thu làm thiếp, sinh ra Trương Trọng Kiên, nghe nói lúc sinh hạ ra Trương Tam lang này, vì tướng mạo xấu xí nên suýt bị Trương Quý Linh giết ch.ết, về sau được cao nhân mang đi, học được một thân hảo công phu... ha ha hôm nay nhìn thấy quả nhiên có hơi xấu xí đúng là vẫn còn một chút huyết thống không tinh khiết.


Trịnh Vi Thiện ở bên cạnh cười nói:
- Lão quản gia quả nhiên kiến thức uyên bác, nếu không có lão quản gia ở đây, ta còn không biết được Trương Quý Linh là người thế nào.
- Đi ra ngoài, mắt liếc nhìn được một chút.


Trịnh gia mấy trăm năm không biết có bao nhiêu người nhòm ngó vào, cho nên chúng ta cũng phải cơ linh một chút, chớ vì lúc vô ý mà đắc tội với người ngoài, gây chuyện thị phi sẽ không tốt cho lão gia.
Trịnh Thế An tuy nói với Trịnh Vi Thiện nhưng Trịnh Ngôn Khánh biết rõ đây là đang dạy bảo hắn.


Trong mắt Trịnh Thế An, Trịnh Ngôn Khánh về sau sẽ tiếp nhận chức vị của hắn cho nên có một số chuyện cần dạy bảo từ nhỏ.
Thêm Trịnh Ngôn Khánh một lần đã gây ra tai họa cho nên Trịnh Thế An càng thêm chú ý.
- Lão quản gia, Trương Trọng Kiên ở bên ngoài cầu kiến.


available on google playdownload on app store


Một người cất tiếng thông bẩm, lông mày của Trịnh Thế An liền nhíu lại.


Ông đã lớn tuổi một đường bôn ba cũng mệt mỏi rồi, không muốn để ý tới Trương Trọng Kiên, nhưng nghĩ tới cha của Trương Trọng Kiên, Trịnh Thế An không khỏi e ngại, Trương Quý Linh không có gì đáng sợ nhưng những quyền quý sau lưng của ông ta thì không ít. Cho nên không nên vì một chút chuyện nhỏ mà đắc tội với Trương Quý Linh, vạn nhất Trương Quý Linh gây phiền toái thì Trịnh gia tuy nhiên không sợ nhưng cũng là một tràng thị phi. Hơn nữa An Viễn đường cũng đầu phục Dương Nghiễm, cùng với Trương Quý Linh ở cùng một trận tuyến.


- Ngôn Khánh theo ta nghênh đón một chút.
Trịnh Thế An nghĩ tới đây liền bất đắc dĩ đứng lên nói với Trịnh Ngôn Khánh.
Trịnh Ngôn Khánh lên tiếng rời khỏi nơi cắm trại, chỉ nghe thấy Trương Trọng Kiên ở cách đó mấy bước xa mặc áo bào, khí độ bất phàm.
- Đã quấy rầy lão đại rồi.


Trương Trọng Kiên khí độ phóng khoáng nhưng tao nhã, nếu không có tướng mạo không đẹp thì lại là một người tốt.
Sau đó hắn giơ mấy hộp thức ăn lên còn có mười vò rượu.


- Tiểu chất từng nghe gia phụ nhắc tới tính danh của lão đại, nghe nói lão đại là phụ tá đắc lực của Trịnh tướng quân.
- Tương kiến không bằng vô tình gặp được, tiểu chất làm mấy cái Cổ Lâu còn có mấy bình Ô Trình làm lễ yết kiến.


Cổ Lâu là tên một loại bánh hồ, thời Tùy Đường là một món ăn.


Cách làm cụ thể là cắt một cân thịt dê phân bố vào giữa bột bánh, sau đó rắc hồ tiêu và gia vị lên. Đặt ở trên lửa nướng nhiều lần, đợi đến khi thịt dê chín thì sẽ lấy ăn, loại hồ bánh này, so với bánh nướng kẹp thịt sau này thì cũng có phần tương tự.


Ngôn Khánh lúc ở Huỳnh Dương từng nếm qua món này, mùi vị đúng là không tệ.
Về phần Ô Trình chính là một loại rượu vàng nổi danh, nghe nói Dương Nghiễm lúc ở Giang Đô rất thích loại rượu này, Xem ra quan hệ giữa Trương Quý Linh và Dương Nghiễm không phải tầm thường.


Trịnh Ngôn Khánh cảm thấy rất bội phục Trịnh Thế An.
Nếu như Trịnh Thế An lười biếng nửa phần chỉ sợ không chừng sẽ gây mâu thuẫn giữa Trịnh gia và Trương Quý Linh.
Theo lời của Trịnh Thế An thì Trịnh gia không sợ Trương Quý Linh nhưng gây phiền phức cũng không phải là một chuyện tốt.


Hơn nữa nhìn Trương Trọng Kiên râu quai nón kia Trịnh Ngôn Khánh cũng cảm thấy hơi quen mắt.
Sau lưng Trương Trọng Kiên còn có hai nam nhân, một người mặc áo vải tho, niên kỷ ba bốn mươi, rất có tư thái phong độ, một người thì sắc mặt ngăm đen, tuổi ước chừng hơn hai mươi.


Trương Trọng Kiên giới thiệu mà nói:
- Hai người này chính là hảo hữu kết bạn trên đường.
Một người là Tôn Tư Mạc tiên sinh, tiểu huynh đệ này là Đỗ Như Hối, cháu của Công bộ thượng thư Đỗ Đại Nhân.
- A...


Trịnh Thế An không kìm được mà kinh hãi lắp bắp, lập tức bước lên hành lễ.
Đỗ Như Hối thì cũng thôi, nhưng Tôn Tư Mạc ông đã nghe qua đại danh.
Nghe nói vị Tôn tiên sinh này từ nhỏ đã bắt đầu đọc sách, có thể một ngày tụng nghìn quyển, đến năm hai mươi


tuổi đã có thể nói về lão trang, luật phật gia, được gọi là "thánh đồng"


Tùy Văn đế đã từng muốn thu Tôn Tư Mạc làm phụ chính nhưng bị hắn cự tuyệt, người này có con đường tốt để làm quan nhưng lại không màng danh lợi, ưa thích luyện khí dưỡng hình, về sau học đạo tại núi thái bạch, chuyên nghiên cứu về thuật trường sinh, y thuật rất cao minh.


Cho nên, thế nhân khi nhắc tới Tôn Tư Mạc đều rất khâm phục.
Rất nhiều thế gia vọng tộc, tranh nhau muốn làm thân với Tôn Tư Mạc nhưng những người hắn tiếp xúc rất ít.
Tôn Tư mạc không có xuất thân môn phiệt, cũng không làm quan, rất nhiều người tìm hắn cũng là vì tôn kính.


Trịnh Thế An thân là quản gia của An Viễn đường, đối với Tôn Tư Mạc dĩ nhiên rất cung kính.
Về phần Đỗ Như Hối, tuy tổ phụ làm công bộ thượng thư nhưng nói thật Trịnh Thế An không chú ý quá lớn.
Trịnh Thế An không chú ý không có nghĩa Trịnh Ngôn Khánh không chú ý.


Đại danh của Tôn Tư Mạc hắn tự nhiên đã nghe qua, tuy nhiên danh tự của Đỗ Như Hối có thể nói là vang dội với Trịnh Ngôn Khánh.
Phòng mưu Đỗ đoạn, đây chính là hai vị danh thần thời Trinh Quán.


Một người là Phòng Huyền Linh, một người là Đỗ Như Hối, Trịnh Ngôn Khánh hít sâu một hơi, thấy Trịnh Thế An tỏ vẻ lãnh đạm, hắn liền khẽ kéo áo Trịnh Thế An sau đó nhìn Đỗ Như Hối, lại nhìn Trịnh Thế An một cái.


Trịnh Thế An hiểu rõ, Trịnh Ngôn Khánh đang nhắc nhở ông không nên coi một bên nặng một bên nhẹ.
Thật sự hắn không chú ý tới Đỗ Như Hối, nhưng tôn nhi đã tỏ vẻ vậy, Trịnh Thế An cũng không nên quá phận.
sau khi yết kiến Tôn Tư Mạc xong, ông hướng về phía Đỗ Như Hối mà chắp tay nói:


- Đỗ công tại hạ đã nghe qua đại danh.
Đỗ Như Hối lông mày nhíu lại thanh âm lạnh lùng nói:
- Như Hối bất quá chỉ là một kẻ thư sinh, không có công danh, Trịnh quản gia nghe tên của ta ở đây?
Rõ ràng Đỗ Như Hối cũng cảm nhận thấy Trịnh Thế An khinh thị, trong lòng hơi bất mãn.


So với Đỗ đoạn Đỗ Như Hối về sau, lúc này Đỗ Như Hối còn thời thiếu niên khí thịnh, không có vẻ cay độc quả quyết như lúc sau. Trịnh Thế An sắc mặt hơi biến đổi lộ ra vẻ xấu hổ, vốn ông nói một câu khách sáo, nếu không có Ngôn Khánh ra mặt thì chưa chắc ông đã lý tới Đỗ Như Hối.


Trịnh Ngôn Khánh thấy gia gia mất mặt liền vội vàng mở miệng:
- Đại công nhà ta từng nhắc tới Đỗ tiên sinh trong tín thư, nói tiên sinh đọc thuộc kinh sử, tương lai nhất định tiền đồ rộng lớn.
- Trịnh Đại Công biết ta?
Đỗ Như Hối khẽ giật mình, lãnh ý lập tức tiêu tan.


Trịnh Nhân Cơ không phải là nhân vật nổi danh đặc biệt nhưng là người của Trịnh gia tộc, hơn nữa là đích truyền của An Viễn đường Trịnh gia, thân phận dĩ nhiên khác thường, Đỗ Như Hối mặc dù kiêu ngạo, nghe nói Trịnh Nhân Cơ tán thưởng hắn, hắn không khỏi hơi tự đắc.


Trịnh Thế An kinh ngạc nhìn Trịnh Ngôn Khánh.
Đại công khi nào thì nhắc tới người này.
Chỉ là ông cũng không tiện mở miệng hỏi thăm, chỉ hơi gật đầu mà cười.
Trịnh Ngôn Khánh cất tiếng nói tiếp:
- Đỗ tiên sinh có biết Nhan Sư Cổ, Nhan tiên sinh?
Ngươi nói là Nhan Trứu, Nhan đại ca sao?


Nhan Trứu là tên chữ của Nhan Sư Cổ. Trịnh Ngôn Khánh thở ra một hơi, chỉ cần hai người bọn họ nhận ra nhau là tốt rồi.
- Nhan tiên sinh muốn theo Đại Công nhà chúng ta tới Lạc Dương, từng nhắc tới Đỗ tiên sinh.
Đối với chuyện kinh sử Đỗ tiên sinh nghiên cứu rất ngưỡng mộ.
- A, Nhan đại ca thực sự nói thế sao?


Đỗ Như Hối vô cùng vui vẻ nói:
- Như Hối mặc dù hơi thông kinh sử nhưng mọi người nói như vậy khiến cho ta phải hổ thẹn, Đỗ mổ khổ đọc mười năm, thân không có côn danh, không học kinh luân, chỉ là một kẻ hủ nho, không coi là gì, không coi là gì.
Người kính ta một xích, ta kính người một trượng.


Đỗ Như Hối chính là loại người như vậy.
Ngôn Khánh lập tức nói:


- Học kinh sử thế nào thì xưng làm hủ nho? Thật tình dùng người làm gương, có thể biết xấu biết tốt, dùng sử làm gương có thể biết hưng thay , Đỗ tiên sinh hôm nay coi nhẹ mình rồi, mặc dù hôm nay không nổi danh nhưng sau này nhất định sẽ hơn người.


Dùng người làm gương, có thể biết xấu tốt, dùng sử làm gương, có thể biết hưng thay.
Lời nói này chính là của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, không ngờ lại phát ra từ miệng của Ngôn Khánh.
Đỗ Như Hối nghe vậy thì hai mắt không khỏi sáng ngời.


- Tiểu huynh đệ nói rất hay, dùng sử làm gương, có thể biết hưng thay.
- Trịnh quản gia, xin hỏi vị tiểu huynh đệ này?
Trịnh Thế An nói:
- Đây chính là Tôn nhi.


Trọng giọng nói tràn đầy tự hào, trong lòng lại cảm thấy kỳ quái, Ngôn Khánh đối với thanh niên này nói cái gì chỉ là những lời kia nhất định có nội hàm, hắc hắc, đó chính là tôn nhi của Trịnh Thế An ta đó.


Không chỉ có Đỗ Như Hối cảm thấy hứng thú mà ngay cả Tôn Tư Mạc và Trương Trọng Kiên cũng nhìn Trịnh Ngôn Khánh bằng con mắt khác người.
Một tiểu oa nhi lại có thể nói những điều như vậy, thật không đơn giản, thật không đơn giản.






Truyện liên quan