Quyển 1 - Chương 30: Trưởng Tôn đại nhân

Với thủ đoạn của Trịnh Thế An, muốn thần không biết quỷ không hay đem tin tức truyền ra ngoài thật sự là chuyện quá đơn giản, người nhà nô bộc ở Lạc Dương đúng là thân cận với Trịnh Thế An hơn nhiều.


Mà Thôi Đạo Lâm tuy nói là tạm thời làm chủ ở đây nhưng trong mắt người hầu vẫn không coi hắn ra gì.


Lực lượng dòng họ mạnh mẽ vô cùng, Thôi Đạo Lâm cho dù có thủ đoạn nhưng muốn khống chế cũng không dễ dàng, còn nữa những hộ gia đình ở Thiên Tân Kiều phố cũng coi như là người của Trịnh lão gia.
Đối với Trịnh Ngôn Khánh mà nói, chuyện ở trong thành Lạc Dương hắn không để ý.


Hắn đã đi ngủ từ sớm, ở bên ngoài Trịnh Thế An và Trịnh Vi Thiện vẫn nâng ly cạn chén mãi cho đến khi gà gáy mới chấm dứt.
Sáng sớm ngày hôm sau Trịnh Thế An liền cùng với Trịnh Ngôn Khánh rời khỏi lão trạch Lạch Dương.


Trịnh Ngôn Khánh cũng không mang theo nhiều đồ, chỉ có con lừa mà theo gia gia rời khỏi Lạc Dương, hướng về phía điền trang.
Ở phía điền trang cũng đã nhận được tin tức.
Lúc này ở Thiên Tân Kiều phố đã nghe thấy tin tức, bọn họ thấy Trịnh Thế An tới điền trang lập tức tới hỏi.


- Lão quản gia chúng tiểu dân vì Trịnh gia đã vài chục năm rồi, tại sao hiện tại lại đuổi chúng tiểu dân đi?


available on google playdownload on app store


- Đúng thế, đúng thế, nếu không cho chúng ta tiếp tục cày ruộng thì chúng ta làm gì tiếp bây giờ. Chúng ta già trẻ lớn bé toàn bộ đều dựa vào những thứ này để sống qua ngày, lão quản gia ông phải làm chủ cho chúng tiểu dân, ông không thể mặc kệ nếu không chúng tiểu dân sẽ không có đường sống.


Đám tá điền này bảy miệng tám lưỡi kêu la, Trịnh Thế An thì sắc mặt trở nên âm trầm.


- Việc này không phải do ta quản, hôm nay người làm chủ Lạc Dương là do Thôi Đạo Lâm Thôi quản gia, mọi người có thể tìm hắn mà nói, ta chỉ phụ trách an trí... Không phải là ta không muốn quản mà là không quản được cũng không cách nào quản.
Bọn họ lập tức yên lặng xuống.


Hồi lâu sau có người đột nhiên lớn tiếng:
- Chúng ta đừng làm khó dễ lão quản gia nữa mà đi tìm Thôi Đạo Lâm phân xử.
- Đúng vậy tìm Thôi Đạo Lâm phân xử.
Đám tá điền này lộ vẻ quần chúng xúc động khiến Trịnh Thế An nhăn mày lại.
- Ngôn Khánh liệu có thể gây ra loạn không?


- Gia gia bất kể chuyện này thế nào thì chúng ta cũng không sao.


- Thôi Đạo Lâm nói gia gia chỉ cần tới điền trang, để Thiên Tân Kiều phố cho hắn an trí là được, người cần gì phải quan tâm? Thôi Đạo Lâm ra mặt giải quyết chỉ sợ Thôi phu nhân cũng không có phần tốt, không giải quyết được thì Đại Công cũng chỉ trách hắn, dù thế nào cũng không truy cứu tới gia gia đâu.


Bất tri bất giác Trịnh Thế An đã coi Trịnh Ngôn Khánh là người tâm phúc.
Nghe Trịnh Ngôn Khánh nói vậy, ông liền nhẹ nhàng gật đầu.


Đúng thế, chuyện này có liên quan gì tới mình đâu cần phải quan tâm? Đại Công đã không tín nhiệm ông nếu ông ngoi đầu lên không chừng còn gây hiểu lầm cho Đại Công, làm tốt chuyện của mình là được rồi, những thứ khác không cần phải quan tâm.


Nghĩ tới đây Trịnh Thế An liền lập tức đánh xe, từ từ rời khỏi điền trang.
Theo lời của Trịnh Ngôn Khánh, xế chiều hôm đó, những hộ gia đình ở Thiên Tân Kiều phố đã tìm tới Thôi Đạo Lâm chất vấn.


Cũng giống như Trịnh Ngôn Khánh đoán, Thôi Đạo Lâm vô cùng thô bạo cự tuyệt, thậm chí còn mời cả người trong nha môn ra mặt, cưỡng ép bọn họ giải tán.
Trong mắt của Thôi Đạo Lâm, đám người này chẳng qua là một đám tiện khẩu mà thôi.
Vốn cho là mọi người sẽ náo động tiếp.


Thế nhưng nha môn xua đuổi đáp người này về xong, bất kể cư dân của Thiên Tân Kiều phố hay là điền trang tá điền đã trở nên trầm mặc, Thôi Đạo Lâm liền âm thầm đắc ý, một đám tiện khẩu, ai dám chống lại Trịnh gia?
Trịnh Ngôn Khánh nghe xong liền nở ra một nụ cười.


- Gia gia, người thấy đó, chuyện này vẫn chưa xong đâu!
Trịnh Thế An cũng cười lạnh, suốt đêm viết thư phái người đưa tới Huỳnh Dương.
Chuyện này nhất định phải để cho Trịnh Đại Sĩ biết rõ.
Đừng nhìn Trịnh Thế An không biết chữ nhiều, lòng của ông thâm trầm hơn Thôi Đạo Lâm gấp nhiều lần.


----------------------
Điền trang tất cả mọi chuyện ít nhất là xem biểu hiện đều tỏ ra rất bình thường.


Trịnh gia có hơn một trăm gia đình, trong đó bảy thành đã là người ngoài dựa vào ruộng đồng của Trịnh gia mà kiếm ăn, còn lại ba thành có rất nhiều người được hưởng đất, dựa vào đánh cá săn bắt mà sống. Lạc Dương địa thế tây cao đông thấp, sông và núi giao thoa, địa hình phức tạp, lấy Lạc Dương làm trung tâm, bốn phương tám hướng đều có núi, Long môn vài chục tòa sơn mạch, sông ngòi rậm rạp.


Từ xưa đến nay thành Lạc Dương đã có núi bốn phía vây quanh, nước tụ tập lại.
Có đạo là lên núi kiếm ăn, xuống núi uống nước.
Một điền trang Trịnh gia nho nhỏ đã có những nhân vật muôn hình vạn trạng.


Có một số người không có nhà liền ở trong các hang động, so với các nhà gạch ngói còn tiện nghi hơn rất nhiều, hơn nữa lại rất thoải mái.
Trịnh Thế An dĩ nhiên không thể ở trong hang động.


Trịnh gia điền trang có phòng xá ông ngụ ở một gia nhà có bảy tám phòng, ngay cả các tiểu viện chuồng ngựa cũng đầy đủ.
Xuyên qua điền trang, có thể nhìn thấy hai tòa núi.
Tòa núi phía tây là Long Môn núi, tòa núi phía đông là Hương Sơn.


Năm Thái Hòa Bắc Ngụy, Ngụy Hiếu Văn Đế dời đô tới Lạc Dương.
Bởi vì Bắc Ngụy dâng hoa tặng phật cho nên Hiếu Văn Đế ở Long Môn khai mở hang đế, trùng kiến phật tượng, đời sau đã trở thành hang đá Long Môn nổi tiếng.


Chỉ là lúc này hang động Long Môn chỉ có hình thức sơ khai ban đầu, vẫn chưa đạt tới quy mô như đời sau.


Trịnh Ngôn Khánh kiếp trước từng được đi du lãm qua Long Môn hang động, nhưng lúc đó hang đá vì nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do chiến tranh làm ảnh hưởng rất nhiều đến phù điêu phật tượng, rất nhiều thứ bị cường đạo cướp đi.


Cho nên ở điền trang đến ngày thứ ba, Trịnh Ngôn Khánh liền cưỡi con lừa khoan thai tiến tới núi Long Môn.
Thời tiết mùa đông lúc này đã tiêu điều không còn thấy tung tích ở đâu nữa.
Ven đường tràn ngập xuân sắc khiến cho lòng người khoan khoái dễ chịu.


Đương nhiên Trịnh Ngôn Khánh không có khả năng một mình đi ra ngoài, dù sao tuổi hắn vẫn còn nhỏ, dẫn đường cho hắn là một người tên là Mao Vượng, đây là cha của Tiểu tám, một người rất thuần phác đôn hậu.


Ông một bên trả lời câu hỏi của Trịnh Ngôn Khánh, một bên dẫn đường đi về phía trước.
Nhìn thấy vượt qua Y Thủy là tới Long Môn sơn, Trịnh Ngôn Khánh đột nhiên dừng lại nhìn đoàn xe ngựa phái trước, ý bảo Mao Vượng dừng lại, nhìn tư thế ngựa xe hắn biết rằng đó là người của mình.


Trịnh Ngôn Khánh tuy không hiểu ngựa nhưng biết rằng đây không phải là loại ngựa bình thường.


An Viễn đường lập nghiệp gây chiến công ở đây dĩ nhiên cũng nuôi dưỡng không ít bảo mã lương câu, mơ hồ cảm thấy những con ngựa kéo xe này thật không tầm thường. Đây là người nhà nào, Ngôn Khánh nhịn không được mà cảm thấy tò mò.


Trên xe ngựa kia có cắm một lá cờ, trên đó viết hai chữ "Trưởng Tôn"
- Lão Mao, đây là nhà quyền quý nào?
Mao vượng ở Lạc Dương sinh sống, đối với quyền quý ở Lạc Dương cũng hiểu rõ.
- Trịnh thiếu gia, đó là quân xa của Trưởng Tôn đại tướng quân.
- Trưởng Tôn đại tướng quân?


Trịnh Ngôn Khánh khẽ giật mình, hắn chưa kịp phản ứng đã thầm nghĩ, Trưởng Tôn đại tướng quân, chỉ sợ là Trưởng Tôn Thịnh người đã từng dùng một mũi tên bắn ch.ết hai con nhạn.
Trong lịch sử Tùy Đường, Trưởng Tôn Thịnh tuyệt đối là một nhân vật không thể không nhắc tới.


Dương Kiên đã từng đánh giá: Trưởng Tôn lang võ nghệ siêu quần, thực sự là danh tướng.
Trên thực tế, tại năm Khai Hoàng, trong cuộc chiến với Đột Quyết, Trưởng Tôn Thịnh đã lập được kỳ công.


Đời sau có câu thành ngữ một mũi tên trúng hai con nhạn cũng là do Trưởng Tôn Thịnh mà ra. Nhưng Trưởng Tôn Thịnh làm cho hậu nhân biết chính là nhờ con gái của ông, con gái của ông chính là Trưởng Tôn Hoàng hậu, vợ của Lý Thế Dân, mà tiểu nhi của hắn chính là danh thần Trưởng Tôn Vô Kỵ.


Trịnh Ngôn Khánh ngơ ngẩn cả người.
Bất quá hắn cũng không phải vì thanh danh của Trưởng Tôn Thịnh mà kinh ngạc, mà là nhớ tới một chuyện, hắn nhớ rõ tới một chuyện đã rất lâu. Lúc hắn vừa sinh ra ở thời đại này, gặp một tai ương diệt môn, mà người giết chóc chính là Ninh Trường Chân.


Người này là một người Cá Lý, cha của hắn là thủ lĩnh bộ lạc Cá Lý, tên là Ninh Mãnh Lực, Ninh Trường Chân những năm cuối đời tiến về Trường An yết kiến Tùy Văn đế Dương Kiên sau đó được phong làm Khâm Châu thích sứ.
Khâm Châu ở nơi nào?
Trịnh Ngôn Khánh không rõ lắm.


Chỉ nghe Trịnh Thế An mơ hồ nhắc tới đó là một nơi ở Lĩnh Nam, thuộc về khu vực của người man hoang, địa phương đó vẫn theo kiểu sinh sống bộ lạc, người đứng đầu bộ lạc được gọi là Lý Soái, bởi vậy Ngôn Khánh mới xác định thân phận thực sự của Ninh Trường Chân.


Ninh Trường Chân lúc đuổi giết từng nhắc tới một cái tên là Trưởng Tôn đại nhân.
Trưởng Tôn đại nhân kia hẳn là Trưởng Tôn Thịnh.
Nếu nói như vậy Ngôn Hổ và Trưởng Tôn Thịnh có quan hệ không tệ, vậy cha mẹ mình đến tột cùng là người như thế nào đây?


- Trịnh thiếu gia, chúng ta qua sông thôi.
Mao Vương thấy Trịnh Ngôn Khánh trầm ngâm thì cũng cảm thấy kỳ quái.
Xe của Trưởng Tôn gia đã đi xa...
Chẳng biết tại sao xe đã đi xa, nhã hứng du lãm Long Môn sơn của Trịnh Ngôn Khánh cũng mất đi.
- Lão Mao hôm khác chúng ta tới Long Môn sơn, ta đột nhiên không muốn đi nữa.


- Vậy cũng tốt, khi nào Trịnh thiếu gia có hứng thú thì chúng ta đi là được.
Mao vượng không hiểu được rằng tâm tình của Trịnh Ngôn Khánh hiện tại vô cùng phức tạp, hắn cầm cương con lừa, từ từ trở về.
Còn chưa tới điền trang phía xa xa đã thấy Tiểu Tám chạy tới.
- Cha, đã xảy ra chuyện rồi!


Mao Vượng khẽ giật mình:
- Tiểu Tám, xảy ra chuyện gì rồi?
- Vừa rồi ở trong thôn mười lão quân đang mang mọi người đi tớiLạc Dương.
Nghe nói người ở Thiên Tân Kiều phố cũng đi, hình như bọn họ nghe nói Đại Công tới nên đến đó nói lý lẽ.
Trịnh Nhân Cơ đến Lạc Dương rồi sao?


Ngôn Khánh nghe được trong lòng thầm vui: Lần này trò hay sắp mở màn rồi.






Truyện liên quan