Chương 23: Ngày hè nóng nực

Nghe thế, Phong Lưu cảm thấy nhẹ nhõm một cách kỳ lạ, hắn rất tin tưởng vào năng lực bản thân.


Phong Lưu nghĩ một chút mới nhận ra, Thanh Hề thành thân đã hai năm rưỡi vẫn không có động tĩnh gì, người khác đương nhiên dèm pha, xì xào sau lưng, cũng khó trách Thanh Hề lại lo lắng như vậy, rốt cuộc là do hắn chưa nghĩ chu đáo.


Ngón tay Phong Lưu nhẹ nhàng mơn trớn bầu má trắng hồng của Thanh Hề, vuốt ve âu yếm, “Là lỗi của ta, mẹ sẽ có cháu, Quốc công phủ sẽ có thế tử.”
Thanh Hề không hiểu sao Phong Lưu lại tự tin như vậy, hơi ngẩng đầu nhìn hắn.


Phong Lưu thấy Thanh Hề khóc đến đỏ cả mũi, môi cũng đỏ bừng lên, càng thêm hút hồn, “Nàng còn nhỏ, chờ nàng trưởng thành chúng ta sẽ có con.” Kỳ thật Thanh Hề không còn nhỏ, rất nhiều cô nương làm mẹ khi mười sáu tuổi. Nhưng trong mắt Phong Lưu, nàng vĩnh viễn là một cô bé con, không hề khác đứa bé nằm trong tã mẹ hắn đón về.


Thanh Hề nghe Phong Lưu nói xong, chỉ cảm thấy càng thêm khó chịu, cho dù có lớn thêm bao nhiêu tuổi nàng cũng không thể có con. Nước mắt không kìm được lại tuôn rơi.


Phong Lưu bất đắc dĩ, đành phải ôm lấy nàng, vỗ nhẹ lên lưng nàng: “Được rồi, mới nói nàng mấy câu, lại đã nước mắt ngắn nước mắt dài. Sau này đừng làm chuyện ngu xuẩn thế nữa, nghe nói mẹ đã tìm cho Phòng cô nương được một đám rất tốt, nếu nàng thật lòng yêu quý Điểm Ngọc tỷ tỷ, có thể tặng cô ấy nhiều đồ làm hồi môn.”


available on google playdownload on app store


Cuối cùng Phong Lưu gọi Cần Họa đến hầu hạ Thanh Hề rửa mặt, nàng mới chịu nín khóc để rửa mặt chải đầu rồi đến chỗ Thái phu nhân.


Bị Phong Lưu trách mắng, Thanh Hề thật sự hổ thẹn không dám gặp Điểm Ngọc, nhưng may mà tên đã lên cung nhưng chưa kịp bắn, Điểm Ngọc tỏ ra không hề hay biết, Thanh Hề thấy thế mới yên lòng, tự nhiên là ra sức chuẩn bị cho việc hôn nhân của Điểm Ngọc, Phòng phu nhân không chịu nhận quà cưới ngân lượng, Thanh Hề đành chuyển hết thành đồ dùng cho Điểm Ngọc.


Từ rương hòm gương hộp, cho tới bánh điểm tâm trà cho tới đồ ăn thức uống hàng ngày, thứ nào cũng là đồ cao cấp, có người hầu nói đùa không phải Phòng phu nhân gả con gái, mà phải nói là phu nhân Quốc công gia gả con gái mới đúng. Tất cả mọi người đều thầm ghen tỵ, không hiểu Phòng Điểm Ngọc làm thế nào mà được lòng Thanh Hề thế.


Vì sợ đêm dài lắm mộng, Phòng phu nhân quyết định chuyện hôn nhân vào tháng tám, nhanh chóng thương lượng với nhà trai, nhà gái đưa cô dâu về nhà chồng. Phong Lưu còn phái một quản sự họ Ngô đi theo hộ tống, Phòng phu nhân thiên ân vạn tạ.


Sau khi tiễn Điểm Ngọc đi lấy chồng, có thuyết phục thế nào Phòng phu nhân cũng không chịu quấy rầy Quốc công phủ nữa, dẫn Điểm Tú về nhà, tuy không có nhiều tiền, nhưng vẫn kiên trì đến Ninh Phúc Am ở ngoại ô thắp ba ngọn đèn trường minh cho Thái phu nhân Thanh Hề và Phong Lưu, mỗi tháng quyên trăm văn tiền dầu đèn, toàn là chuyện bên lề không đáng nói.


Sau khi Phòng phu nhân đi, Thanh Hề lại phiền não vì Phong Lưu. Nàng chú ý Điểm Ngọc đã lâu, nếu nạp cô ấy làm thiếp, tất là gia đình hòa thuận, nhưng Phong Lưu vô tâm, Thanh Hề càng thêm đau đầu về chuyện thiếp thị. Lại ghi hận Phong Lưu mắng nàng làm chuyện ngu xuẩn, liền một mực tránh mặt Phong Lưu.


Ngày hè nóng nực, làm gì cũng thấy buồn chán, Thanh Hề không thích ra khỏi nhà giữa trời nắng nôi, nhưng trong phủ lại không có ai để tâm tình. Nhị phu nhân lầm lì tư tưởng cứng nhắc, Tam phu nhân hoạt bát nhưng thích đàm tiếu chuyện thị phi, Thương Nhược Văn có thể sống cùng Thanh Hề dưới một mái nhà đã là chuyện không dễ dàng gì, không cần nói đến chuyện tâm tình.


Bất đắc dĩ, Thanh Hề chỉ có thể tìm các cháu để chơi đùa. Tấn Ca Nhi con Nhị gia, Hiên Ca Nhi và Mi Thư Nhi con Tam gia đều thích chơi với Thanh Hề. Vì Thanh Hề được Thái phu nhân nuông chiều từ nhỏ, trong phủ không có ai ngăn cản hay răn dạy nàng, thậm chí còn tốn hết tâm tư làm đẹp lòng nàng, vì thế khiến Thanh Hề giỏi chơi hơn hẳn nữ công gia chánh.


Việc này Thái phu nhân mặc kệ, có đôi khi nói chuyện, Tam phu nhân có nhắc đến một hai câu, Thái phu nhân còn cười phớ lớ nói Thanh Hề còn nhỏ, chuyện trôi qua như thế.


Ngày hôm đó Thanh Hề ngủ trưa dậy, Tấn Ca Nhi và Hiên Ca Nhi kéo tay Mi Thư Nhi đến Lan Huân Viện la hét tìm Thanh Hề đi nhảy dây. Đang mùa hè nóng nực, Tấn Ca Nhi được nghỉ học một tháng, tháng chín mới phải đi học, vì vậy Thanh Hề tuy ngại trời nóng nhưng cuối cùng vẫn không đành lòng làm cụt hứng Tấn Ca Nhi.


“Đại bá nương, chúng ta đi đâu nhảy dây?” Mi Thư Nhi mới bốn tuổi dụi mắt vì buồn ngủ.
“Bá nương là người lớn không thể đùa nghịch nhiều, chúng ta tìm chỗ nào râm mát lại ít người đi.”


“Cháu biết một chỗ.” Tấn Ca Nhi lập tức lên tiếng, kích động dẫn mọi người đi về phía Tây Nam, quả nhiên tìm thấy một rừng trúc, râm mát thoáng đãng, ai nấy đều hài lòng.


Thanh Hề sai Lâm Lang và Thôi Xán cầm một sợi dây, lại sai người hầu của Tấn Ca Nhi và Hiên Ca Nhi cầm hai sợi dây nữa, thật là khó khăn cao độ.


Mấy đứa trẻ con hoan hô ầm ĩ, Mi Thư Nhi thấy Thanh Hề linh hoạt xuyên qua ba sợi dây như người cá, lợi hại ở chỗ trong lúc đó còn biểu diễn các động tác khác, thậm chí còn đá cầu, kể từ lúc đó đừng nói là bọn Mi Thư Nhi, chính Lâm Lang Thôi Xán cũng bị tài nghệ kỹ thuật của Thanh Hề làm cho choáng váng.


“Phu nhân có đến trước cửa Bảo Quốc Tự biểu diễn cũng không kém gánh xiếc nào.” Một hầu gái mới vào phủ hai năm để hầu hạ Mi Thư Nhi tên Xuân Thủy nói.
Lâm Lang lập tức trừng mắt mắng: “Ngươi nói bậy bạ gì đó?”


Xuân Thủy biết mình nói sai, vội quỳ xuống, “Nô tỳ biết sai rồi, nô tỳ ăn nói vụng về…”


Thanh Hề đang lúc cao hứng, thấy hầu gái kia khóc quá bèn nói: “Lâm Lang đừng dọa nó, ta cũng thấy ta mà đến Bảo Quốc Tự biểu diễn sẽ chật ních người xem.” Mặc dù Thanh Hề chưa từng xem xiếc ở quảng trường trước Bảo Quốc Tự, nhưng nàng biết đó là điểm đến của các nghệ nhân xiếc khắp kinh thành, không có bản lãnh thật sự tuyệt đối không dám khoe tài ở đấy.


Kinh thành có hai ngôi chùa lớn, một Đông một Tây, lần lượt là Thiên Ninh Tự và Bảo Quốc Tự, mỗi dịp hội hè các nghệ nhân biểu diễn xiếc đều đến quảng trường trước Bảo Quốc Tự biểu diễn, lý do ở đó đông người qua lại, dễ kiếm tiền, cũng vì nhiều người qua lại mà dễ nổi tiếng, có khi còn được quan to quý nhân nghe danh đến xem. Thái phu nhân ngại Bảo Quốc Tự đông người quá mức, nên thường đến Thiên Ninh Tự dâng hương hơn.


“Phu nhân, hay chúng ta về đi, Xuân Thủy đã nói thế, khó tránh người khác đàm tiếu, nếu truyền ra ngoài, thanh danh phu nhân sẽ bị hao tổn.” Lâm Lang khuyên nhủ, chưa từng thấy phu nhân nhà ai bày trò đùa với trẻ con.


“Không, bá nương dạy cháu, dạy cháu.” Mi Thư Nhi phản đối Lâm Lang, kéo tay Thanh Hề, mếu máo chực khóc.
Mi Thư Nhi xinh xắn đáng yêu, Thanh Hề không đành lòng nhìn cô bé khóc, “Được rồi, bá nương dạy cháu.”


Lời Lâm Lang thành nước đổ lá khoai. Lại thêm mấy đứa trẻ ồn ào, Thanh Hề dắt tay Mi Thư Nhi, cùng hai đứa cháu cười đùa nhảy dây, ồn ào đến nỗi cách mấy chục bước chân cũng nghe thấy tiếng.


Lâm Lang cùng Thôi Xán cố sức thuyết phục, nhưng làm sao khuyên được mấy con người đang cao hứng, lúc đầu mọi người còn nhỏ tiếng, sau đó mỗi lần Thanh Hề thực hiện thành công một động tác khó mọi người lại hoan hô ầm ĩ.


Phong Lưu về phủ, đang muốn về Tứ Tịnh Cư thay quần áo chợt nghe phía Tây Nam có tiếng cười đùa, hắn nhíu mày, “Thính Tuyền, ai làm ầm ở đây, mama quản sự hoa viên đâu?”






Truyện liên quan