Chương 98: Miên lý tàng châm (1 + 2)
Tào Hồng - Phiêu kỵ tướng quân.
Khi Tào Tháo khỏi binh chinh phạt Đổng Trác, tại Huynh Dương bị thua, lúc đó Tào Tháo mất ngựa, truy binh đuổi theo rất sát. Lúc đó, sắp thấy mất mạng, Tào Hồng xuống ngựa đưa Tào Tháo lên ngựa rồi nói:"Thiên hạ có thể không có Hồng nhưng không thể không có vua."
Y đi bộ sau lưng ngựa mà đánh giết.
Khi tới chỗ nước sâu, Tào Hồng cướp được một chiếc thuyền, bảo vệ Tào Tháo thoát khỏi cảnh nguy hiểm.
Sau đó Tào Tháo chinh phạt Từ Chân, gặp phải nạn đói. Tào Hồng lãnh binh đi trước chiếm được Đông Bình, tập trung lương thảo ở đó để cung cấp cho Tào Tháo.
Khi thiên tử dời đô tới Hứa huyện, Tào Hồng được phong làm quan Gián Nghị đại phu.
Đầu năm khi chinh phạt Lưu Biểu, y công phá Vũ Âm, Bác Vọng rồi được phong làm tướng quân, tước Minh Đình Hầu.
Người trong lòng Tào Bằng chính là Tào Hồng. Bởi vì rất đơn giản, Tào Hồng rất coi trọng tiền bạc.
Do có tính yêu tiền tài nên Tào Tháo đối với y cũng rất yên tâm. Mặc dù trong mắt nhiều người, Tào Hồng không phải là nhân vật lớn nhưng trong lòng Tào Tháo, Tào Hồng là người để cho y tín nhiệm.
Không cần biết ngươi có tật xấu hay không mà chỉ sợ ngươi quá xuất sắc. Một người không có khuyết điểm thường thường lại có dã tâm lớn. Rõ ràng nhất chính người soán giang sơn nhà Hán - Vương Mãng.
Vì vậy mà Tào Hồng càng tham, Tào Tháo lại càng yên tâm đối với y.
Sử ký ghi lại, Tào Hồng cho tới già cũng không bỏ được tật xấu này.
Khi Tào Phi đăng cơ, vợ của Tào Phi là Quách hoàng hậu rất khó chịu với Tào Hồng, thậm chí còn muốn giết. Mẹ đẻ Tào Phi là Biện thái hậu nói với Quách hoàng hậu: "Nếu ngươi dám giết Tào Hồng thì ngày mai ta tới tổ miếu tế bái rồi phế hậu."
Cuối cùng thì Tào Hồng may mắn thoát khỏi, chỉ bị miễn chức quan.
Nhưng sau khi Tào Phi ch.ết, Ngụy Minh đế đăng cơ liền phong Tào Hồng làm Hậu tướng quân, tước Nhạc thành hầu. Sau đó lại phong làm Phiêu Kỵ tướng quân, tước Thụy Cung hầu.
Có thể thấy Tào Hồng trải qua những chuyện như vậy mà không làm sao để có thế thấy được tầm quan trọng của y với Tào Ngụy.
Đối với tình hình trước mặt để Tào Hồng giải quyết mọi vấn đề có thể nói là không còn gì tốt hơn. Hơn nữa, Tào Bằng cũng không dự định lập nghiệp ở Hứa đô. Hắn hướng tới chính là Lạc Dương. Với mối quan hệ sâu với họ Tào, Tào Bằng tin rằng không có gì không giải quyết được vấn đề.
Điều quan trọng là ở chỗ, ai sẽ là người đi nói với Tào Hồng? Bạn đang xem truyện được sao chép tại:
chấm c.o.m
Tào Chân chủ động nói ra thì việc này sẽ do y.
Tào Bằng cũng không tham lam, nói với Tào chân:
- Sòng bạc cứ lấy danh nghĩa của Tử Liêm để xử lý. Tiền lời kiếm được Tử Liêm nhận năm phần. Hai chúng ta chia đôi số còn lại có được không?
Tào Chân lắc đầu:
- Như vậy không được. Ý tưởng là của ngươi, Tử Liêm thì dốc sức. Hai chúng ta chia đôi không công bằng. Ngươi ba phần, ta hai phần là được. Thúc phụ Tử Liêm được năm phần sẽ không có vấn đề gì. Nếu không được năm phần thì y sẽ không giúp đâu.
- Cái gì mà hai phần với ba phần?
Hứa Nghi lên tiếng hỏi.
- Không phải chuyện của ngươi. Đánh bài đi.
Tào Chân vỗ một cái lên đầu Hứa Nghi.
Cái chuyện này thật sự không nên có quá nhiều người tham gia, nếu không sẽ rất rắc rối.
Tào Bằng cũng biết Tào Chân có suy nghĩ. Thực ra hắn cũng hy vọng có thể lôi thêm một số người. Có thể kéo Hứa Nghi, Điển Mãn và người họ Tào vào đây thì chắc chắn sẽ tạo thành một tập đoàn khổng lồ. Nhưng vấn đề là một khi xuất hiện tình trạng đó thì Tào Tháo có thể bỏ qua không? Cho dù Tào Tháo có thể bỏ qua Tào Hồng nhưng chưa chắc đã tha cho Tào Bằng.
Vì vậy mà Tào Bằng cũng không có nói rườm rà.
Lợi ích của tập đoàn lớn là lôi kéo được nhiều người. Còn nhỏ thì được ít.
Nhiều người chưa chắc đã dễ làm. Việc này có thể từ từ mà tính. Nếu vì chuyện này mà chạm tới vấn đề Tào Tháo e ngại thì chắc chắn là mất hết.
- Còn có xây dựng sòng bạc cần phải rất nhiều người.
Tào Chân nghĩ ngợi một chút rồi nói:
- Vậy ý đệ như thế nào?
- Phải làm sao tìm được một người hiểu biết về Lạc Dương. Mà người này tốt nhất không đảm nhận chức vụ gì trong triều, có thủ đoạn, có bản lĩnh, lại phải hiểu biết một chút về sòng bạc. Tốt nhất là có tất cả các mặt trên thì bớt cho chúng ta rất nhiều rắc rối.
Kinh doanh một cái sòng bạc không phải chuyện đơn giản.
Tào Bằng có thể sử dụng tất cả phương pháp đánh bạc của đời sau nhưng vẫn cần phải có một người trông coi.
Tào Chân trầm ngâm một lát rồi nhỏ giọng nói:
- Thật ra ta có biết một người như vậy. Tuy nhiên nếu để cho hắn tham dự thì chỉ sợ ngươi phải bỏ một phần lợi nhuận.
- Ai?
- Chính là người dạy kiếm thuật cho thứ tử Tào Phi của chủ công.
- Người đó là ai?
- Sử A.
Tới lúc này, Chu Tán cũng nghe hiểu được chuyện hai người Tào Chân và Tào Bằng bàn với nhau. Trong lòng y đối với chuyện này cũng không có phản cảm. Nói thật, nhà y cũng không được tốt lắm, trong tay cũng không dư dả, tài học không có, mà cũng không phải là người cố chấp.
- Sử A đúng là một người thích hợp. - Chu Tán nói:
- Sư phụ của y là Kiếm Tuyệt Vương Việt, cũng là tông sư kiếm thuật đương đại. Khi y còn ở Lạc Dương từng mở Anh Hùng lâu, nên đối với Lạc Dương có thể nói là rất quen thuộc. A Phúc! Tử Đan nói đúng. Muốn mời được Sử A phải phân nửa phần.
"Tại sao nghe giống như đại ca xã hội đen thế nhỉ?"
Tào Bằng trầm ngâm một lát rồi gật đầu nói:
- Chúng ta làm chuyện này nếu không có Sử A thì đúng là rất rắc rối.
Ừm! Một khi có lợi ích thì không có gì là không được. Đến lúc đó, một khi sòng bạc mở ra thì ngày đong đấu vàng. Chỉ cần duy trì lâu dài, yên ổn thì thế nào cũng có lời. Ca ca! Việc này rất thích hợp, nhất định phải kéo người đó vào. Có y ở Lạc Dương, chúng ta cũng không cần phải bỏ nhiều công sức, chỉ cần mưu đồ cho tương lai của mình là được.
Tuy rằng không biết rồi một ngày sẽ có được bao nhiêu lợi nhuận nhưng Tào Chân từ sự miêu tả của Tào Bằng cũng đã thấy được một sự xán lạn.
Đối với Tào Bằng, Tào Chân rất hài lòng.
Nếu không có phong độ đó thì làm sao có thể làm được nghiệp lớn.
- Nếu vậy thì đợi sau khi chúng ta rời khỏi đây sẽ liên lạc với Sử A.
Cuối cùng thì Tào Bằng cũng có thể thở phào. Từ khi đến Hứa đô, hắn luôn vắt óc tạo thế cho phụ thân và tỷ phu. Nhưng tất cả chỉ là đắp cát, bất cứ lúc nào cũng có thể sụp đổ.
Hiện giờ có được Tào Chân và Tào Hồng...
Mặc dù không biết Sử A như thế nào nhưng y là thầy dậy kiếm của Tào Phi, chỉ cần như vậy là đủ.
Một cái tập đoàn có lợi ích nho nhỏ bắt đầu được hình thành từ Hứa Đô.
Tháng sáu năm Kiến An thứ hai, khi Tào Tháo khải hoàn trở về Hứa Đô.
Mắt thấy nắng hè chói chang sắp qua đi, tiết thu sắp tới. Quanh khu vực Long Sơn ở Hứa Đô, thời tiết cũng dịu hơn. Tuy nhiên trong thành Hứa Đô thì những đợt nắng gắt cuối mùa khiến nhiệt độ không khí rất cao. Ngồi trong nhà đúng là vô cùng khó chịu.
Trong phòng có bày năm cái đỉnh bằng đồng xanh.
Bên trên mỗi cái đỉnh có điêu khắc hình Thành Long, Chu Tước, Huyền Vũ, Kỳ Lân, Bạch Hổ, tượng trưng cho năm con thần thú. Mỗi một cái đỉnh cần phải bốn, năm người mới có thể ôm hết, bên trong có đặt những tảng băng lớn. Từng làn hơi lạnh từ trong đỉnh bảy ra, tỏa khắp cả gian phòng.
Ngồi trong gian phòng không hề cảm thấy sự nóng bức mà còn có cảm giác mát mẻ.
Tào Tháo mặc một bộ quần áo màu vàng đang ngồi ngay ngắn trên giường, tay cầm một quyển sách, tay kia khẽ vuốt chòm râu dài.
- Phụng Hiếu! Trong chuyện này ngươi thấy thế nào?
Quách Gia mặc bộ quần áo dài màu trắng, sắc mặt thoải mái ngồi bên dưới.
Nghe câu hỏi của Tào Tháo, y nở nụ cười:
- Nay chủ công dời đô tới huyện Hứa, phụng mệnh thiên tử sai khiến chư hầu, thảo phạt những kẻ không thần phục. Ở ngoài nhìn thì chủ công dường như rất phong quang nhưng bên trong lại cực kỳ nguy hiểm.
- Cái gì?
- Thanh danh của Chủ công mặc dù vang dội nhưng chung quy vẫn không thể sánh với Viên bản sơ ba đời tứ thế tam công. Tuy nói chủ công phò tá Thiên tử nhưng không thể làm cho mọi người phục. Đặc biệt những người tới từ Trường An chỉ sợ càng thêm loạn. Mặc dù chủ công nắm được ba châu Thanh, Duyện, Dự nhưng bốn mặt là địch. Trong đám văn võ lại có nhiều người không trung thực. Ngay cả đức Kim Thượng cũng chưa chắc đã yên tâm về chủ công. Trong triều trước tiên phải trừ ngoài, giữ yên bên trong, nắm lấy quyền mới có được chiến công hiển hách như Vũ Đế. Nếu Chủ công muốn dựng lại nhà Hán thì với hiện nay mà nói Hứa Đô chỉ có thể có được một tiếng nói đó là của chủ công. Nếu có quá nhiều tiếng nói thì dân chúng vẫn không biết như cũ. Người ta nói Hoắc Quang (1) bá đạo. Nhưng nếu không có Hoắc Quang thì lấy đâu ra người trung hưng nhà Hán? Hiện giờ chủ công đang gặp phải tình trạng giống như Hoắc Quang năm đó, cho nên chỉ có thể lấy thủ đoạn cứng rắn mà áp chế thì nhà Hán mới có hi vọng trung hưng được.
Mặc dù Quách Gia không có ý kiến nhưng chỉ cần nhìn thái độ của y cũng thấy.
(1): Hoắc Quang (giản thể: 霍光; bính âm: Huo Guang,?-68 TCN), tự Tử Mạnh (giản thể: 子孟; bính âm: Zimeng) là một nhà chính trị thời Tây Hán làm quan dưới triều Hán Vũ Đế và là phụ chính đại thần thời Hán Chiêu Đế, Xương Ấp Vương và Hán Tuyên Đế. Trong thời gian làm phụ chính đại thần, Hoắc Quang là nhân vật có quyền lực lớn nhất trong triều đình nhà Hán, ông chính là người đứng ra phế bỏ ngôi vua của Xương Ấp Vương để đưa Lưu Tuân lên ngôi Hán Tuyên Đế. Tuy là quyền thần trong triều nhưng Hoắc Quang đã không lạm dụng quyền lực, lấn áp vua và văn võ bá quan, thay vào đó ông hết lòng phục vụ để giữ vững sự ổn định và thịnh vượng của triều đình và đất nước. Ông được coi là một trong những phụ chính đại thần nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, xếp ngang hàng với Y Doãn, Chu Công, Gia Cát Lượng hay Trương Cư Chính sau này. Họ Hoắc dưới thời Hoắc Quang trở thành lực lượng ngoại thích có quyền lực lớn, sau khi Hoắc Quang qua đời, họ Hoắc đã bị Hán Tuyên Đế trừ bỏ, các con trai của Hoắc Quang đều bị bắt chém hoặc buộc tự sát. Hoắc Quang có một người anh cùng cha khác mẹ là Hoắc Khứ Bệnh, danh tướng chống Hung Nô của Hán Vũ Đế.
Tào Tháo buông quyển sách, vê râu cười nói:
- Lời Phụng Hiếu nói rất hợp với ý ta.
Quách Gia không nói nhiều chuyện rườm rà.
- Có điều Phục Quân gãy chân là thật cũng cần phải có một sự công bằng.
- Chủ công chỉ cần dựa theo luật mà làm, cần gì phải công bằng với ai? - Quách Gia cười nói:
- Giết người thì đền mạng, thiếu nợ thì trả tiền, việc này hoàn toàn chính đáng. Huống hồ việc Phục Quân gẫy chân là thật. Còn ai chặt đứt chân y thì tìm người đó. Nếu người đó không phục thì cho y về xem lại luật. Có điều, nghe nói khi Chủ công ở Lạc Dương còn làm Bắc Bộ Hiệu úy từng nghiêm lệnh cấm trong phố xá không được phóng ngựa nhanh?
Tào Tháo ngẩn người rồi gật đầu:
- Đúng là có việc đó.
- Phố Tây Lý là chỗ đông đúc của Hứa Đô. Phục Quân phóng ngựa đi, lại còn làm bị thương người qua đường thì lấy luật cũng phải có công bằng.
- Chuyện này...
Tào Tháo cảm thấy đau đầu, nhỏ giọng nói:
- Cái này là tội chặt đầu.
- Vẫn là cái câu nói kia, cứ theo luật mà làm.
Tào Tháo kinh ngạc nhìn Quách Gia rồi đột nhiên bật cười.
- Phụng Hiếu! Ngươi định rung cây dọa khỉ sao?
Quách Gia nghe thấy vậy liền cười một tiếng rồi bưng chén rượu trước mặt để nhấp một ngụm.
Còn Tào Tháo đã có sự quyết đoán.
Ngày hôm sau khi trở lại Hứa Đô, Tào Tháo liền lâm triều.
Sau khi bàn bạc xong những chuyện cần thiết, Tuân Úc đứng lên nói:
- Chủ công! Lúc trước Bất Kỷ hầu, Phụ quốc tướng quân Phục Hoàn có con trai bị thương. Vụ án này để lại đã lâu. Hiện giờ bệ hạ và các vị đại nhân trong triều đều chú ý tới việc này nhưng không biết chủ công định xử lý như thế nào?
- A! - Tào Tháo cười nói:
- Văn Nhược thuật lại vụ án đó xem.
Thật ra nguyên do chuyện này, Tào Tháo biết rõ. Sở dĩ y nói vậy cũng là hy vọng nhận được thái độ của Tuân Úc. Từ cách xử lý chuyện này của Tuân Úc có thể thấy y rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Trung với Tào Tháo nhưng cũng trung với hán đế, đành phải xem y nói thế nào.
Tuân Úc hắng giọng nói:
- Sự tình thật ra rất đơn giản. Việc xảy ra ngày hôm đó là do con trai Phục Quân của Phục quốc tướng quân Phục Hoàn và Đổng Việt là con trai của tướng quân Đổng Thừa cùng với một đám người từ trong tửu lâu đi ra thì phóng ngựa ở đường Tây Lý. Khi tới cửa của Hồi Xuân đường thì va phải Trương thị vừa mới chữa bệnh trong đó ra. Lúc đó đi theo Trương thị tới Hồi Xuân đường còn có con trai của Hổ Bôn trung lang tướng Điển Vi là Điển Mãn. Con trai của Trương thị thấy Phục Quân va phải Trương thị liền ngăn lại. Hai bên cãi nhau rồi ra tay. Phục Quân cùng với đám gia tướng, nô bộc tổng cộng hơn năm mươi người vây công con cháu của Trương thị. Không ngờ lúc đó con trai của Hiệu úy Hứa Chử là Hứa Nghi, nha tướng dưới trướng của Hiệu úy là Tào Chân cùng với Chu Tán, Tào Tuân đi qua nhìn thấy liền tương trợ. Con cháu của Trương thị là Đặng Phạm bị gia tướng của Phục Quân chém bị thương.
- Còn bên Phục Quân thì bị con cháu của Trương thị cùng với đám người Điển Mãn, Hứa Nghi liên thủ đánh bị thương ba mươi người. Trong đó trọng thương mười sáu ngời, bảy người bị ch.ết. Phục Quân trong lúc đánh lộn cũng vô ý bị ngựa của mình dẫm gãy đùi. Lúc đó ty chức đang làm khách tại Ô Bảo của Điển gia, sau khi nghe tin thì đã cùng với Hổ Bôn Trung lang tướng Điển vi cũng với quân Hổ Bôn phong tỏa toàn bộ Tây Lý nhai, bắt hết đám người ẩu đả. Việc này liên quan rất rộng, ty chức thấy vụ án phức tạp vì vậy mà giam giữ cả hai bên ở trong nhà lao. Vụ án diễn ra hơn tháng vẫn chưa thả ra. Vì vậy mà mời chủ công sớm quyết định để tránh cho lòng người Hứa Đô dao động.
Theo người ta thấy thì Tuân Úc đứng ở giữa làm vậy hết sức công bằng.
Nhưng xét một cách âm thầm thì y cũng không thiên vị Phục Quân, cũng không thiên vị đám người Tào Chân.
Sau khi nói xong, Tuân Úc lui ra chờ Tào Tháo xử lý.
Hứa Chử trở lại Hứa Đô cũng nghe nói tới chuyện của Hứa Nghi.
Nhưng do thân phận của y quá mẫn cảm vì vậy mà chưa từng đi thăm. Có điều khi y nghe Tuân Úc nói xong liền theo bản năng nhìn sang phía Điển Vi.
Chỉ thấy Điển Vi đang trợn mắt trợn mũi không nói gì.
- Cả hai bên đó vào trong nhà lao có tranh cãi gì không?
- Bẩm chủ công! Đám người Phục Quân sau khi bị bỏ tù vẫn không hài lòng mà còn xuất khẩu cuồng ngôn nói sau khi ra khỏi đây phải lấy tính mạng người nhà Trương thị.
Tuân Du đứng dậy cung kính trả lời.
Tuân Úc liếc mắt nhìn Tuân Du chỉ biết thở dài.
Y biết rõ, Tuân Du và mình có chính kiến khác nhau. Tuân Du suy nghĩ đương thời người định thiên hạ chỉ có một mình Tào Tháo. Nhà Hán suy yếu khó có thể hưng phục. Còn Tuân Úc thì một ngày là trung thần nhà Hán thì cả đời cũng vậy. Tuân Úc so với Tuân Du mặc dù nhỏ hơn nhưng bối phận lại cao hơn. Vì vậy mà hai người luôn khắc khẩu, thậm chí trở mặt thành thù. Một câu nói vừa rồi của Tuân Du đã tỏ rõ lập trường.
- Vậy Tử Đan thế nào?
- Tử Đan thật ra rất bình thường.
Quách Gia đột nhiên đứng lên cười nói:
- Mặc dù đám người Tử Đan không tranh cãi ầm ỹ, nhưng lại làm những việc khó hiểu. Sau khi giam lại cùng với con cháu của Trương thị thì tổng cộng là tám người ở chung một phòng. Không biết làm sao mà chúng lấy hình thánh Khổng rồi tám người ở trong nhà lao viết Kim Lan phổ, uống máu ăn thề, kết làm huynh đệ. Câu chuyện đó được mọi người ca tụng, gọi bọn họ là tiểu bát nghĩa.
- Huynh đệ?
Tào Tháo nghe vậy thì cười ha hả:
- Ta nghe người ta nói ngàn vàng dễ kiếm, tri kỷ khó cầu. Tử Đan vinh hạnh có được bảy vị tri kỷ.
Dứt lời, Tào Tháo thở dài một tiếng.
Thật ra y cũng gần như là tự nói với mình.
Nhớ năm đó, Tào Tháo cầm kiếm, trong lòng tràn đầy khát vọng.
Y cùng với đám người Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu coi nhau như bằng hữu. Nhưng ai có thể ngờ được cuối cùng họ lại trở mặt.
Con người sinh ra khó nhất là có được tri kỷ.
Vì vậy mà cho tới nay, Tào Tháo luôn muốn có được tri kỷ với mình.
Mỗi khi nhớ tới những điều đó, Tào Tháo lại thở dài. Có thể nói y là một người kiêu hùng, nhưng cũng có thể nói y là một thi nhân, tài tử.
Mà tải tử thì luôn có rất nhiều cảm xúc.
Có điều Tào Tháo có ưu điểm là y có thể khống chế được tình cảm của mình.
Sau khi cảm khái một lúc, Tào Tháo chỉnh đốn lại tinh thần rồi nói với Tuân Úc:
- Văn Nhược! Việc này cứ dựa theo luật Hán mà quyết định không cần phải làm cho phức tạp.
Dứt lời, y quay sang nhìn Tuân Du.
"Dựa theo Hán luật mà quyết định?"
Chỉ cần nghe tới đó cũng đủ thấy được Tào Tháo đã đưa ra một căn cứ.
Nhưng Tuân Du lại cảm thấy hoang mang bởi vì lời nói của Tào Tháo hết sức mập mờ.
Y nhìn sang Quách Gia thấy đói phương cười cười đang gật đầu với mình rồi khẽ nhắm mắt lại.
Chỉ cần một nụ cười, một cái gật đầu đó đã cho Tuân Du rất nhiều đáp án.
- Dựa theo tiểu đỗ luật thì đám người Phục Quân ẩu đả trên đường phạt giam một tháng, đánh hai mươi trượng.
Tuân Du dứt lời quay sang nhìn Quách Gia thấy gã gật đầu.
Tuân Du hít sâu một hơi rồi nói tiếp:
- Đám người Tào Chân chỉ cần đánh hai mươi trượng rồi thả ra. Con cháu Trương thị mặc dù tham dự đánh nhau nhưng thân là khổ chủ có thể miễn hai mươi trượng, lập tức thả ra. Phục Quân phóng ngựa ở phố xá đông người, sau lại ẩu đả với khổ chủ phạm tội nặng....
Đột nhiên Tuân Du nhìn thấy Quách Gia lắc nhẹ đầu thì ngẩn người rồi hiểu ra.
- Kẻ làm người khác bị thương là con ngựa. Dựa theo luật thì đả thương người trong phố đánh tám mươi trượng. Phục Quân cưỡi ngựa ngang nhiên phạt ba mươi lượng vàng, lệnh giam trong nhà. Đám nô bộc tham gia ẩu đả phạt sung quân một năm. Phục Quân bị gẫy chân không quân hệ với Tào Chân mà do tai nạn vì cưỡi ngựa, lại có làm bị thương người khác, phạt tám mươi trượng. Chuyện này không ai có lỗi, lỗi là do con ngựa kia. Con ngựa đó bị đánh một trăm sáu mươi trượng có lẽ chỉ còn cách đem nướng. Tuân Du không hề phạt Phục Quân nhưng một cái tát đó cũng là tát lên mặt y. Lão tử bắt nô bộc của ngươi đem đi làm khổ sai, hơn nữa chân người cũng bị gẫy lại còn phải bồi thường một con ngựa và ba mươi lượng vàng.
Phán quyết như vậy khiến cho bách tích liên tục vỗ tay, mà những kẻ sĩ cũng không nói được gì.
Thể diện của Hán đế cũng còn được giữ, ngươi cũng không thể nói ta xử phạt Phục Quân. Ngươi xem ta không hề xử phạt, chỉ bắt y rồi thả ra.
Cái này gọi là trong bông có kim.
Cho dù người khác có nghĩ thế nào thì Tuân úc cũng cảm thấy thỏa mãn.
Ít nhất thì từ bên ngoài cũng có thể thấy chủ công vẫn nghĩ tới bệ hạ. Điều đó chứng tỏ hiện tại, chủ công không có tâm phản nghịch.
Tuân Úc thấy vậy liền gật nhẹ đầu.
- Nếu không còn ý kiến gì nữa thì quyết định vậy đi.
Tào Tháo dứt lời liền xua tay bảo mọi người giải tán rồi đứng dậy chuẩn bị về phòng nghỉ ngơi.
Đúng lúc này, Điển Vi đứng dậy chắp tay ôm quyền nói:
- Xin chủ công dừng bước. Điển Vi có chuyện muốn bẩm.