Chương 1 : Gục ngã vì đọc truyện, xuyên về quá khứ

Huy Khải tỉnh dậy trong một khu rừng với người đầy thương tích, toàn thân đau đớn rã rời, đầu đau từng cơn. Hai mắt Huy Khải từ từ mở ra nhìn xung quanh khung cảnh hoang vu, vắng vẻ, cây cối um tùm bao quanh
Tự mình lẩm bẩm "Chuyện này là thế nào đây, con bà nó...đau đầu quá"


Huy Khải cố gắng nhớ lại chuyện đã xảy ra, bỗng dưng trong đầu từng đoạn ký ức lạ lẫm cứ thế tuôn trào...Phan Văn Lân...Đàng Trong...Đàng Ngoài...chúa Nguyễn...thầy giáo Hiến...Đặng Văn Long...


Sau một lúc bần thần, hắn cũng nhận ra được một sự thật khó tin, những ký ức vừa tiếp nhận là thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh. Đưa tay lên sờ mặt, sờ đầu, sờ thằng...à à sờ tay chân, thì rõ ràng cái cơ thể này không phải là của mình.


"Trời ơi !! không lẽ xuyên không rồi, ta chỉ đọc truyện quá 180 phút thôi mà...hụ hụ hụ, cho ta về nhà đi mà"


Tự tát cho mình một phát thật mạnh, cảm giác đau điếng người [chuyện này là thật, mình xuyên không rồi]. Nguyễn Huy Khải là kỹ sư xây dựng, hiện đang thất nghiệp đã mấy tháng, tình hình kinh tế trong giai đoạn khó khăn, những công ty xây dựng thì cắt giảm nhân sự hoặc nợ lương. Khải làm ở đâu thì bị nợ lương ở đó, không có công trình nên công ty cũng tạm thời cho nghỉ, chán nản ở nhà Khải lại đọc truyện tranh xuyên đêm, cái tính mê truyện nên đọc là tới khi nào đuối mới đi ngủ, vậy là gục luôn, tỉnh dậy trong thân xác này.


Có vẻ như chủ nhân của thân xác này đã bị trượt chân rơi xuống vách núi. Giờ phải tìm cách trở lên thôi, Khải cố gắng gượng ngồi dậy tìm đường đi lên. May mắn là có một chỗ có dây leo để bò lên trên.


available on google playdownload on app store


Dựa vào ký ức của chủ thể, Khải lần mò về nhà, khi về đến nhà thì cha hắn nhìn thấy vội chạy ra đỡ Khải vào. Ông thấy Khải người đầy thương tích thì mặt đầy lo lắng, hỏi han. Khải đáp qua loa là bị trượt chân té ở trong rừng, không có gì đáng ngại. Mẹ Khải thấy thế cũng vội tới hỏi han rồi tìm thầy thuốc bốc thuốc về sắc cho Khải uống.


Ngày hôm sau ngủ dậy, dựa theo ký ức, Khải phải đến lớp luyện võ, năm nay hắn cũng đã 18 tuổi. Khung cảnh bên ngoài thật yên bình, không khí thật trong lành, nếu đã xuyên việt đến thời cổ đại rồi thì phải lần mò xem lúc này đang ở giai đoạn nào của lịch sử. Khải thầm nghĩ, một người từ tương lai 2023 trở về thì liệu rằng tiến trình lịch sử có thay đổi, hiệu ứng cánh bướm sẽ xảy ra, hoặc giả đây là một thế giới song song.


Chép miệng một cái, Khải tự nhủ lòng : [thôi thì tới đâu thì tới, bây giờ hắn ta phải tiếp nhận hiện thực, tiếp nhận lấy nguồn ký ức của thân xác này].


Với vốn kiến thức lịch sử chút ít phải xoay sở thôi. Dựa theo ký ức thì đây là vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước chia cắt, nội chiến liên miên. Các cuộc khởi nghĩa nổi lên liên tục nhưng đều nhỏ lẻ, bị triều đình trấn áp.


Năm nay niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 9, còn vua là ai thì Lân không biết, cũng có thể sự xuất hiện của Lân sẽ làm thay đổi nhiều thứ. Trong giai đoạn suy tàn của nhà Lê thì vua chỉ trên danh nghĩa còn thực quyền ở Đàng Ngoài là chúa Trịnh và Trịnh Doanh là người đang nắm thực quyền.


Nói đến Trịnh Doanh thì ông vua này lên ngôi là nhờ vào binh biến. Trịnh Giang là anh của Trịnh Doanh, do hoang ɖâʍ vô độ, sức khỏe ngày càng sa sút. Hoạn quan kề cận với Trịnh Giang là Hoàng Công Phụ thì lại ghét Trịnh Doanh nên ra sức ngăn cản không cho Trịnh Doanh nắm được quyền hành.


Một lần đi chơi chúa Trịnh Giang bị sét đánh gần ch.ết, Công Phụ mới nói là do hoang ɖâʍ bị trời phạt, muốn tránh phải đào hầm mà ở. Từ đó chúa Trịnh Giang chỉ sống trong hầm không ra ngoài, Hoàng Công Phụ thâu tóm quyền lực, ngày càng trở nên lộng quyền.


Mẫu thân của chúa Trịnh là bà Trịnh thái phi Vũ thị, hợp mưu với tư giản Nguyễn Quý Cảnh nhân lúc Hoàng Công Phụ đi dẹp loạn Nguyễn Tuyển ở Ninh Xá, đưa Trịnh Doanh lên làm chúa, bọn hoạn quan của chúa Trịnh Giang hay tin, tập hợp người đánh lại Quý Cảnh nhưng đều bị giết, chúa Trịnh Giang trở thành Thái thượng vương bị giam lỏng. Còn về Hoàng Công Phụ thì bị Quý cho người bắt hết thân tín, gia quyến. Hoàng Công Phụ nghe tin, biết đại thế đã mất nên trốn mất tăm.


Còn Đàng Trong lúc này là chúa Nguyễn Phúc Khoát nắm quyền. Năm 1744 vào mùa xuân có một cây sung nở hoa khắp cây kèm theo lời sấm truyền : Bát thế hoàng trung đô, nên Chúa Nguyễn đã xưng Vương, gọi là Vũ Vương. Trong triều đình lúc này có một quyền thần trong triều là Trương Phúc Loan, thâu tóm quyền lực, kết bè phái nên rất lộng quyền.


Ngoài sân là khoảng không gian rộng rãi, phía sau là chuồng gà với một khoảng đất trồng rau. Gia đình làm đồng án là chính nên rời nhà rất sớm, hôm nay vì thương thế vẫn còn nên Lân tạm thời không đến lớp luyện võ của thầy Hiến. Ngoài cửa rào bỗng có người đến thăm, theo ký ức thì thanh niên này tên Đặng Văn Long, là bạn cùng học võ, chắc nghe tin nên đến thăm đây mà.


Vừa gặp Long đã hỏi:
""Thân thể ra sao rồi, vẫn còn sống qua được mùa trăng này chứ, cái tên tiểu tử nhà người, ta đã nói bao nhiêu lần, có vào núi thì gọi anh em cùng đi, cứ cái tính độc lai độc vãn như thế, ch.ết lúc nào không hay đấy"".
Phan Văn Lân cười ha hả đáp:


""Là người luyện võ há có sợ gì, lần này do khinh suất mà thôi"".
Hàn huyên đôi chuyện về sư huynh đệ ở lớp thầy Hiến, bỗng Long hỏi :
""Ta nghe cha ngươi nói có một vị họ hàng của ngươi ở phủ Đức Quang dọn về gần đây, ngươi đã ghé qua chào hỏi chưa"".


Phan Văn Lân nhíu mày thầm nghĩ, vị họ hàng nào đây, miệng thì trả lời:
""Ta vẫn chưa đến ra mắt""
Hỏi han một lúc thì Long cáo từ để trở về, trong nhà còn có việc.


Tới trưa thì cha và mẹ Lân trở về, sắp xếp xong dụng cụ làm nông, trở ra ngồi uống trà, Phan Văn Lân lúc này mới dò hỏi về vị họ hàng kia.
Cha hắn uống một ly trà, bỏ ly xuống mới chậm rãi nói :


""À, đó là một vị họ hàng bên ngoại, nghe nói ngoài đó đang loạn lạc thêm việc cậu của con là Nguyễn Thiếp có trận ốm nặng, đầu óc có vẻ không được ổn lắm nên mới tiến vào đây"".


Dựa theo chút vốn liếng về lịch sử thì người mà phụ thân hắn đang nói là vị danh sĩ đại danh đỉnh đỉnh : La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp, người mà vua Quang Trung phải 3 lần mời rời núi giúp mình. Nếu như dựa theo tiến trình của lịch sử thì chẳng phải lúc này vị danh sĩ này đã thi Hương và đổ thủ khoa hay sao. Liệu rằng sự xuất hiện của mình đã làm lịch sử lệch đi quỹ đạo vốn có của nó.


Trong đầu Lân nghĩ, mình từ thế giới hiện đại trở về đây, có nhiều kiến thức với kinh nghiệm sống của một người trưởng thành, tuy là chưa có vợ nên chưa biết cảm giác làm chồng, làm phụ thân ra sao, à mà ế bao năm mơ chi xa quá, một người là danh sĩ của thời đại này vẫn còn là 1 thanh niên, hay nói đúng hơn là một cậu nhóc sinh viên mới ra trường của thế giới hiện đại, so với mình là một cựu sinh viên rồi.


Nhưng khi đến bái phỏng thì Lân mới nhận ra mình đã lầm, người cậu này mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng có vẻ rất phong đạm, toát lên cốt cách của một hiền nhân, chỉ cần nhìn qua phong thái cũng thấy hơn người, Lân vội chắp tay vái chào:
""Cháu là con nhà Phan Chu, hôm nay xin ra mắt cậu"".


Trong nhà dường như chỉ có một mình người cậu này. Cha mẹ cậu hình như có việc đi đâu đó. Lân tưởng rằng cậu sẽ ngạc nhiên đôi chút, nhưng không, người cậu nhỏ tuổi này vẫn rất điềm đạm và từ tốn.
Ta có nghe mẫu thân có nhắc về họ hàng gần, không nghĩ hôm nay lại gặp cháu trước.


Sau đó cậu mời Lân vào nhà, trong nhà trang trí có phần đơn sơ, giản dị, cậu mời Lân dùng trà và hỏi han về vấn đề học vấn.
Lân nói :
""Cháu cũng có đọc sách, nhưng luyện võ là phần nhiều, trong thời buổi loạn lạc này, học võ phòng thân hoặc giả thêm phần binh pháp thì sẽ có lợi hơn"".


Người cậu này nhìn Lân toát lên ánh mắt tán thưởng, không ngờ cháu của mình tuy chỉ mới 18 tuổi mà đã có suy nghĩ già dặn đến vậy.
Lân dựa theo chút kiến thức lịch sử, hỏi dò cậu :


""Cháu nghe nói cậu là người rất ham học, tài văn chương cũng như kinh sử đều rất giỏi, nếu đi thi chắc hẳn đỗ đầu"".
Nguyễn Thiếp trả lời :


""Cũng tạm được xem là sáng dạ, nhưng nói tài học thì núi này cao, còn núi khác cao hơn. Tuy tài học có thừa nhưng trong thời buổi loạn lạc này, cũng không thủ dụng được. Ta có chí khoa cử, nhưng lại không muốn ra làm quan trong lúc này, nếu thật là có minh quân thì ta nguyện một lòng theo, lấy tài học cứu dân giúp đời"".


Lân thoáng nhìn qua phía tủ có một cái mai rùa cổ, cùng đó là một la bàn. Lân thầm nghĩ, chẳng lẽ ông cậu này cũng là người học về tướng số, kinh dịch hay sao. Nếu vậy thì ngoài tài học ra vị này cũng là một người có tầm nhìn về thế cục của triều đại, đang suy nghĩ ngẩn ra thì cậu gọi :


""Cháu đang nghĩ gì mà ngẩn ra đó"".
Lân giật mình, rồi vội chỉ cái mai rùa cổ, ông cậu như hiểu ý, chỉ nhẹ mỉm cười rồi nói :


""Ta có tìm hiểu đôi chút về tướng số, kinh dịch cũng như thiên tượng trời đất. Theo như ta nhìn thấy thì vận mệnh cháu sau này sẽ rong ruổi trên yên ngựa, cứu dân giúp đời, nhưng không hiểu sao, ta lại thấy có gì đó không đúng ở nơi cháu"".


Chỉ vài câu sơ lược như vậy mà đã làm Lân toát cả mồ hôi lạnh, không ngờ ông cậu nhỏ tuổi này của mình lại kinh khủng đến vậy, thời hiện đại người ta bài trừ mê tín dự đoan, mấy cái bói toán cũng ít khi gặp công khai, ấy vậy mà thời cổ đại này khoa học về chiêm tinh cũng nhưng dịch số bát quái lại ở một tầng cao như vậy.


Lân lại nhớ tới Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, hình như là trước thời đại này, vào thời Mạc, rồi tới Trịnh Nguyễn, những lời ông ấy khuyên mà giúp cho ba nhà ấy tồn tại, sấm truyền thì sau vài trăm năm đều ứng nghiệm, quả thật ghê gớm.
Nguyễn Thiếp nói tiếp :


""Sở dĩ chuyển nhà từ phủ Đức Quang tới đây một phần cũng dựa theo thiên tượng quan sát, gần đây có sự chuyển biến càn khôn rõ rệt. Còn phúc hay họa thì …"" nói tới đây cậu thở dài như một ông cụ đã từng trãi.


Hàn huyên thêm một lúc thì Lân xin bái biệt để ra về, có lễ cần có thời gian để sắp xếp lại một số thứ
Trước khi ra về ông cậu này có nói bâng quơ một câu đầy thâm ý:
""Hồ sang Nguyễn, tam quý tử, Hai Trầu khởi sự"".


Trên đường về, Lân miên mang suy nghĩ, có lẽ mình sẽ là một biến số để thay đổi thời cuộc trong thời đại phong vân này. Lân lẩm nhẩm về câu nói ấy và thầm ghi nhớ, hiện giờ thì không biết nó có ý nghĩa gì


Trong nhà, cả cha và mẹ tình đều hiền lành, do có truyền thống đọc sách và dòng dõi quan trường nên rất chú trọng con cái học tập. Ngoài ra, do thời buổi loạn lạc nên việc học võ phòng thân cũng rất cấp thiết, thấy Lân ham mê võ học nên cũng ủng hộ con.


Một tuần sau, khi các vết thương đã không còn gì đáng ngại, Lân tới lớp luyện võ của thầy Hiến, đường đến nhà bãi tập cũng khá xa, tính ra thì cũng mất hơn 1 canh giờ đi đường.


Đến tụ hợp cùng các sư huynh đệ, trong lớp Lân rất được thầy xem trọng, các huynh đệ cũng hòa ái với nhau, hôm nay gặp lại, Long và Dũng cùng đi tới hỏi han.
Long nói :


""Cả tuần nay không có ngươi so chiêu quả thật có hơi ngứa ngáy tay chân, à quên nói, vừa rồi có thêm 5 người cùng vào bái nhập sư môn, và được thầy thu nhận, trong 5 thì có 3 người là anh em ruột với nhau, lớn nhất là Nhạc, kế là Thơm, kế nữa là Lữ, còn 2 tiểu đệ kia là Danh và Huấn"".


Từ xa có một người tầm trạc tuổi Lân chạy đến, vẻ mặt rất lanh lợi
""Tiểu đệ là Hồ Nhạc, ra mắt sư huynh"".


Lân ngẩn ra, không đúng, nếu theo tiến trình lịch sử thì Nhạc phải nhỏ hơn mình cả chục tuổi, giờ chỉ là một đứa nhóc bé tí mới đúng chứ, vậy là mọi việc có vẻ đã có sự thay đổi lớn. Thời đại phong vân mở ra sớm hơn rồi.
Nhạc lại tiếp :


""Mấy ngày nay đệ có nghe mấy sư huynh nhắc đến Lân sư huynh, mong thời gian sau này được sư huynh chỉ bảo thêm"".
Lân trong lòng nhảy lên một cái, ôi trời ! tin được không, một vị hoàng đế tương lai bây giờ lại là tiểu sư đệ của mình.
Lân đáp :


""Rất tốt, ta sẽ chiếu cố tốt cho cả 3 huynh đệ của đệ. Đã cùng là sư huynh đệ đồng môn, giúp đỡ lẫn nhau là việc nên làm"".


Nói đến đây thì thầy Hiến bước ra, cả nhóm cúi đầu vái chào, lúc này Lân mới chân thật vị võ sư trong truyền thuyết này, thầy Hiến đã trung niên, gương mặt cương nghị, toát lên một khí khái của một tướng lĩnh, ánh mắt sáng quắt, dường như có thể nhìn thấu cả nội tâm của người đối diện.


Thầy Hiến chậm rãi nói :
""Hôm nay có đệ tử Lân quay lại lớp, lớp chúng ta có 5 trò mới, lớp thầy dạy chú ý tinh chứ không phải số lượng, các trò ở đây là những người có năng khiếu về võ học, căn cơ tốt, thế nên ta mới dốc lòng truyền dạy"".


""Các trò phải biết, trong thời buổi loạn lạc này, học võ nhưng những để phòng thân mà còn phải để giúp đời, nhớ lấy, đã là học trò của ta thì phải hành hiệp trượng nghĩa, ai mà dùng võ ta dạy để làm việc xấu, việc ác là khi sư diệt tổ, đồng môn sẽ thanh lý môn hộ, hoặc dã ta sẽ là người đầu tiên thanh lý môn hộ"".


Nói xong thầy quét ánh mắt qua một lượt
""Tất cả đã rõ chưa""
""Rõ thưa sư phụ""– mọi người đồng thanh đáp
""Tốt lắm, giờ thì các sư huynh sẽ hướng dẫn các sư đệ, các đồ đệ mới vào đi đứng tấn 1 tháng, sau đó lấy cuốc đi cuốc hết mảnh đất phía sau vườn cho ta"".


Mảnh đất ấy trồng rau, dài độ 300m và ngang tầm 50m, ngày xưa Lân cuốc đất tới giữa mảnh đất thì phía đầu, đất gần như đã chặt trở lại. Cuốc đến khi tay chai hết thầy mới cho luyện quyền
Thầy Hiến không những dạy võ, mà còn dạy cả văn, thầy tinh thông binh pháp và hiểu biết cả về phong thủy.






Truyện liên quan