Chương 18: Táng hài cốt thân phụ vào long mạch dưới chân Hoành Sơn
Vào một ngày nọ, khi Nhạc đang ngồi cùng Lữ để hỏi về tình hình lương thực và thống kê ngân khố thì có một người lính vào báo:
""Bẩm Nhạc thống lĩnh ở gần chân núi Hoành Sơn có một người khả nghi, ông ta cứ đi lung tung không biết có phải là người của quan lại đi thám thính hay không.
Nhạc cho Lữ rời đi, rồi cùng người lính do thám dắt theo thêm vài người để tr.a xét người kia"".
Khi đến chân núi Hoành Sơn quả nhiên thấy một người tuổi trung niên tay cầm la bàn, đang đi tìm gì đó. Nhạc thầm nghĩ:
[Đây chắc là một ông thầy địa lý, nhìn cách ăn mặc có lẽ là một ông thầy tàu].
Để dễ bề theo dõi không bị phát hiện Nhạc cho những người đi cùng trở về trước, còn Nhạc sẽ trở về sau.
Ông thầy địa lý kia sau khi đi lòng vòng thì dừng lại ở một vuông đất đầy sỏi. Ông ta lại lấy ra la bàn, miệng nhẩm tính gì đó. Sau đó ông ta liền trồng hai bụi trúc ở hai vị trí khác nhau, ngay trên khu đất đầy sỏi. Sau khi trồng xong thì bỏ đi.
Thầy Hiến có dạy về phong thủy, tuy Nhạc không tinh thông nhưng cũng hiểu sơ qua. Biết chắc đó là phép thử huyệt khí, Nguyễn Nhạc liền canh chừng từng ngày một. Thế rồi một trong hai khóm trúc khô héo dần và ch.ết, còn một khóm nữa thì xanh tươi lạ thường. Nguyễn Nhạc hiểu là long huyệt nằm ở đấy, bèn đào một khóm trúc đã ch.ết khô ở nơi khác đem đến, nhổ khóm trúc tươi tốt đi mà trồng thay vào. Việc vừa xong thì cũng đúng lúc thầy địa lí quay trở lại. Thấy cả hai khóm trúc đều khô héo, ông ta liền bỏ đi luôn.
Thầy địa lí đi rồi, Nguyễn Nhạc lập tức đem hài cốt của thân phụ cải táng vào long huyệt.
Làm xong mọi việc, Nhạc về kể lại cho các em cùng các đầu lĩnh nghe. Ai cũng vui mừng, vì khi an táng tổ tiên ở long mạch thì hậu nhân sẽ được trời đất che chở, phúc đức bền lâu. Mọi người truyền tin nhau, trong quân càng thêm vững lòng tin vào anh em Nguyễn Nhạc. Nhiều người biết chuyện này mà cùng nhau kéo về Tây Sơn gia nhập nghĩa quân.
Một hôm Lân đang đi câu cá ngoài suốt thì gặp một thanh niên người rách rưới, đầu tóc rối bù. Chắc là đi đường xa nên mới chật vật như vậy. Lân lên tiếng, huynh đệ đi đâu mà nhìn khổ vậy.
Người ấy đáp:
""Tại hạ là Lê Văn Hưng người Kiên dõng, nay đến đây để gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, không biết vi huynh có thể chỉ dẫn không"".
Lân nhẹ gật đầu:
""Được chứ, nhưng trước tiên thì qua đây ăn chút đồ ăn rồi đi, ta thấy huynh chắc cũng đang đói"".
Hưng đến gần Lân ngồi xuống. Lân lấy ra lương khô cho Hưng ăn. Có lẽ vì quá đói nên Hưng ăn rất nhanh, loáng cái đã ăn hết sạch, dường như vẫn chưa no.
Lúc này Lân mới lên tiếng:
""Ta cũng là người của nghĩa quân, ta và huynh gặp nhau âu cũng là duyên, việc gia nhập cứ để ta lo. Ta câu được 2 con cá to, sẵn ta có mang theo ít rượu, huynh với ta cùng nướng cá này uống với nhau vài chung"".
Hưng vui vẻ đồng ý, không nói thêm Hưng mang 2 con cá xuống bờ suối làm. Lân thì đánh lửa đốt than.
Cá bắt đầu chín cả hai vừa uống rượu vừa trò chuyện với nhau. So tuổi thì Lân lớn hơn Hưng 1 tuổi nên gọi Lân là huynh xưng đệ. Lân nhìn Hưng sau khi rửa mặt, cột lại tóc gọn gàng thì tên tiểu tử này là một soái ca chứ không đùa.
Lân hỏi:
""Ta thấy đệ mang theo côn bên người, hẳn là người học về côn pháp. Chẳng hay sư phụ là danh sư nào"".
Hưng gãi đầu cười nói:
""Côn đệ học là gia truyền từ đời ông cố truyền lại. Đệ học từ cha, ngoài ra không có bái thêm ai làm sư phụ. Vả lại nhà đệ nghèo lắm, song thân cũng đã qua đời nên giờ nhà đệ chỉ còn có một mình đệ"".
Lân hỏi thêm:
""Đệ chỉ lên đây một mình thôi sao, không có đồng bạn à"".
Hưng đáp:
""Đệ cũng có một số huynh đệ thân thiết, nhưng giờ mỗi người một nơi không còn liên lạc với nhau"".
Hưng dò hỏi:
""Không biết trong nghĩa quân huynh đang giữ chức vụ gì""
Lân cười nói:
""Ta cũng là một người quản sự nhỏ chuyên việc sắp xếp xây dựng nơi ở thôi"".
Lân chỉ mang theo một bình rượu nhỏ nên cả hai uống chỉ hơi say thì rượu đã hết. Lân dẫn Hưng lên doanh trại, sau đó bố trí cho Hưng nơi ở.
Trong lúc này Dũng cùng Xuân mời thêm được Lý Văn Bưu, là người buôn bán và huấn luyện ngựa. Xuân có thời gian mua ngựa của Bưu, cả hai cũng xem là bằng hữu của nhau.
Ít lâu sau thì có thêm Nguyễn Văn Lộc cùng đến tham gia nghĩa quân.
Hưng, Bưu, Lộc nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình nên được Nhạc trọng dụng, giao cho các vị trí đầu lĩnh, phân cho mỗi người 1 đội để huấn luyện.
Hưng có tài về côn pháp, Bưu có tài về cưỡi ngựa bắn cung, Lộc giỏi về quyền pháp, binh thư.
Nghĩa quân từ hơn 3 nghìn người nay đã tăng lên tới 3 vạn người, địa bàn cũng mở rộng ra từ thượng đạo Tây Sơn xuống trung đạo, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, huấn luyện binh mã, còn Bùi Thị Xuân, Nguyễn Lữ quản lý về tài chính, ngoại giao.
Lại nói về Nguyễn Lữ, mặc dù cùng hai anh tham gia học võ từ nhỏ nhưng Lữ lại thích học văn hơn. Lữ có dáng người cao gầy như Lân, thầy Hiến dựa vào tư chất cũng như thể trạng của từng người mà truyền dạy lại những tuyệt kỹ võ công phù hợp.
Nguyễn Lữ đã được thầy là Trương Văn Hiến chân truyền cho môn miên quyền. Môn này cũng là món sở trường của Trương Công. Vốn người mảnh khảnh, tính nết hiền hòa, ưa thanh tịnh. Môn miên quyền còn gọi là nhu quyền, là một môn võ nghệ chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh, hợp với phụ nữ và những người thích võ nhưng tính ôn hòa. Phần đông đều dùng nhu quyền để tự vệ hơn tấn công.
Ngoài ra, Nguyễn Lữ cũng chuyên về kiếm, nhờ có sự phối hợp giữa miên quyền và kiếm thuật, Lữ đã nổi danh về môn nhu kiếm. Kiếm của Lữ nhẹ và mỏng nhưng lại sắc bén vô cùng nhờ ở biết thế nương vào sức mạnh của địch mà đánh trả, nên tuy kiếm mảnh mà không đao búa nào đánh gãy được.
Về văn học, Lữ xuất gia theo Minh giáo, tục gọi là đạo Ma Ní, dùng phù phép để chữa bệnh, trừ tà như đạo phù thủy. Minh giáo nguyên từ nước Ba Tư, giáo nghĩa là hành thiện trừ ác, chúng sinh bình đẳng, có vàng bạc tiền tài đều đem đi cứu tế kẻ nghèo khổ, không sát sinh, không uống rượu, tôn thờ Minh Tôn. Minh Tôn tức là thần lửa, thần thiện. Đạo minh giáo thờ thần lửa gần giống với sự thờ cúng của các dân tộc ít người tại Tây Sơn thượng.
Đạo Ma Ní rất thịnh hành ở Tây Sơn thượng, nên Nguyễn Lữ qua việc truyền giáo đã quen biết rất nhiều các tộc trưởng, nhiều bộ lạc, người dân tộc thiểu số như sắc tộc Xà Đàn (Sédang) Ra Đê (Rhadé) Gia Rai (Djarais) v.v…Nguyễn Lữ đi truyền đạo cũng như chữa bệnh cho mọi người khắp vùng Tây Sơn. Nhân dân thường gọi là Thầy Tư Lữ.
Trên đường hành đạo, Nguyễn Lữ nhờ đức tính hiền hòa cộng với sự tin tưởng vào bản thân tuyệt đối, hòa với võ công đặc biệt là môn miên quyền mà Lữ đã vượt qua mọi trở ngại, hiểm nguy. Khi gặp phải bọn côn đồ, không thể dùng lời lẽ ôn tồn khuyên răn, Lữ đã dùng đến vũ lực để chinh phục. Nhờ môn miên quyền mà Lữ đã thu phục được nhiều kẻ anh hùng, vũ dũng, sống ngoài vòng cương tỏa của xã hội, sau trở thành tướng sĩ của nghĩa quân Tây Sơn.
Nguyễn Lữ rất mê chọi gà, trong việc quản lý sản xuất lương thực việc chăn nuôi là không thể thiếu. Những đàn gà mà Lữ nuôi thường chọn ra những con gà trống khỏe mạnh cho chọi với nhau. Trong một lần chọi gà, Lữ quan sát thất một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ.
Từ đó Lữ nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng: miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Lữ đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn trong giai đoạn này. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhắm đến mục tiêu: yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.
Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao. Lữ mang bộ võ công ấy truyền dạy cho các binh sĩ, tâm pháp như sau:
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung.
(Dịch nghĩa:
Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này).
Khi các binh sĩ được học quyền pháp này giao lưu với những người mới gia nhập thì hiệu quả đáng kinh ngạc. Dù người học võ thấp bé hơn nhiều so với đối thủ nhưng khi giao đấu lại chiếm được thế thượng phong tuyệt đối.
Nguyễn Huệ khi ấy luyện binh chủ yếu dùng võ học dương cương mà truyền dạy, thấy em mình sáng tạo ra bộ võ công lấy nhu khắc cương ấy mang vào huấn luyện binh sĩ hiệu quả thì cũng bắt đầu nghiên cứu về nhu công.
Hôm ấy Huệ đến võ trường huấn luyện các nữ binh của Trần Thị Lan để xem, thấy Lan có thân pháp nhẹ nhàng, uyển chuyển như chim yến thì lấy làm yêu thích. Sau khi trở về, ngày ngày Huệ ra vách núi có bầy chim yến bay lượn để quan sát. Với thiên phú của mình, Huệ đã thành công sáng tạo ra bộ võ công Yến Phi quyền.
Bài quyền mô phỏng các động tác lướt, bay dịu dàng của con chim yến nên thân pháp với các thế tấn nhẹ nhàng, linh hoạt khi tấn công và kín đáo khi phòng thủ, nhiều thế tấn đứng trên một chân. Thủ pháp khoáng đạt rộng mở với những chiêu thức sải rộng cánh. Đòn thế tấn công đối thủ thường bằng cạnh tay chém, mũi bàn tay đâm và các ngón tay móc hổ trảo. Cước pháp trong bài là các đòn đá bằng cạnh chân và móc vòng đánh gót. Tâm pháp của bài quyền ấy như sau:
Yến phi biến thế bái tổ tiền
Tam câu tam đả đoạt tranh tiên
Thần đồng xuất bộ quy sào toạ
Song phi quyển dực phục thân kiên
Hổ bộ hồi thành uy Triệu tử
Phượng hoàng độc cước phá giang biên
Long phi biến thế khai lưỡng túc
Vọng bái hoàn nguyên thảo pháp truyền.
Thể trạng của các binh sĩ tụ nghĩa phần nhiều là gầy yếu (vì đa số là những người nông dân nghèo khổ, cơm không đủ ăn) nên việc học các bộ võ công nhẹ nhàng, lấy yếu thắng mạnh là vô cùng phù hợp. Lực chiến đấu của các binh sĩ cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều.