Chương 97: Lý Tài có tư tâm
Huệ cũng cười bảo:
"Nhưng Tống Phước Hiệp chỉ đề phòng phía trước mặt mà không che chắn ở sau lưng. Sở dĩ tôi làm vậy là để cho Tống Phúc Hiệp tập trung binh lực ở mặt bắc, khi đó sau lưng sẽ sơ hở. Đạo dùng binh chỉ đánh vào chỗ yếu mà tránh chỗ mạnh để tranh thắng.
Thế có lúc không thể đánh ngay được, thì nên kéo dài, thế địch rất sắc, tạm phải chờ nó lơ là, địch đến rất nhiều, tạm phải chờ nó trễ nải, gọi quân chưa đến phải chờ tập họp được, người mới phụ chưa hiệp phải chờ cho họ tin, mưu kế chưa nên phải chờ cho nó lớn mạnh lên. Thời chưa đánh được thì tạm dừng đánh, vì kẻ vụng quí ở giữa. Kéo dài là thế phải đánh mà cứ chần chừ. Động phải là không thua, quân ra phải là vạn toàn, việc binh không có làm thử.
Thế đã nên, cơ đã đến, người đã tập hợp mà lại dùng dằng kéo dài, đó là làm biếng quân. Quân tướng lười, thời sắp không lợi, nước sắp khốn, cầm quân trên cõi mà không quyết chiến, đó là làm mê quân.
Ta có chí mà chậm thì người sẽ tính trước ta, thấy mà không quyết định thì người sẽ phát trước ta. Ta phát mà không nhanh thì người sẽ thắng trước ta. Khó được ấy là thời, dễ mất ấy là cơ, nên phải làm nhanh"".
Nhạc ngạc nhiên hỏi:
""Đệ làm cách nào mà đánh được ở sau lưng quân Nguyễn"
Kỳ thật, lần này Nhạc tuy có tham gia bàn luận nhiều nhưng nếu nói tùy cơ ứng biến, cơ mưu nhanh nhạy thì không thể bằng được với Huệ
Huệ cung kính chắp tay thưa:
""Thưa đại huynh, ở phía Nam thành Qui Nhơn có một con đường mòn trên núi của các bộ tộc người Thượng thông thương với nhau. Con đường này đi vòng qua phía Tây ải Cù Mông vào đến thành Phú Yên. Nay ta bí mật theo đường này đánh lấy Phú Yên, chặn đường rút của một vạn quân Tống Viết Nghĩa mai phục. Khi ấy không những chiếm được Phú Yên mà con tiêu diệt được 2 vạn quân Nguyễn đang uy hϊế͙p͙ ta ở mặt Nam. Ấy là kế giương Đông kích Tây, xin đại huynh xuống lệnh xuất quân"".
Nghe qua những lời Huệ nói, trong lòng Lý Tài cười thầm [tên nhãi này chỉ mới xuất quân được vài lần, đa phần chỉ là để đối phó bọn quan binh giữ nhà, còn phần nhiều không rời khỏi nơi đất này, vậy mà lại bàn luận như kẻ từng trãi qua nhiều chiến trận, thật đúng là người si nói mộng]
Lý Tài cười hỏi:
""Nếu là giương Đông kích Tây, thì ta làm kế nghi bình ở ải Cù Mông, rồi theo đường này mà đánh việc gì phải mất công cho Đông cung làm kế giả hoà""
Huệ ung dung đáp:
""Lúc Tống Phước Hiệp đánh lấy Bình Thuận, Diên Khánh và Phú Yên của ta, hắn cho thuỷ binh làm kế nghi binh nói phao rằng sẽ đem thuỷ binh đánh vào các cửa biển, khiến ta sợ quân mình lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch nên phải lui quân về giữ ải Cù Mông, bỏ ba dinh cho quân Nguyễn, chứng tỏ Tống Phước Hiệp không phải là kẻ vô mưu. Nếu chỉ dùng kế nghi binh thường tình như Lý tướng quân nói làm sao lừa được lão hồ ly kia"".
Lý Tài không phục lại cãi:
""Nếu chỉ dùng kế nghi binh như tôi vừa nói, mà hắn không biết có con đường núi kia thì ắt chẳng đề phòng. Còn bây giờ dù có cho Đông cung Thế tử làm kẻ giả hoà mà hắn biết có con đường núi ấy tất hắn lại càng đề phòng hơn nữa""
[Tên này quả nhiên chỉ biết đánh bừa, nếu mang cánh quân của hắn ta làm mũi nhọn như đại huynh thì ắt sẽ làm hỏng đại sự] qua câu hỏi của Tài, Huệ bắt đầu nhận định về tài trí của người này
Nguyễn Huệ cười lớn đáp:
""Ta làm kế giả hoà để cho hắn đề phòng. Nay hắn đem một vạn quân mai phục ở mặt Bắc, để 5 ngàn quân phòng thủ ở mặt Đông, trong thành còn lại 5 ngàn quân. Chứng tỏ hắn không biết rằng ở phía Tây có con đường núi bí mật này. Ấy chẳng phải là biết người biết ta trăm trận trăm thắng đó sao""
Lý Tài nghe xong không còn bắt bẻ vào đâu nữa, nhưng trong lòng vẫn có chút không phục. Như người ta nói, những người cố chấp, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì sẽ khó chấp nhận phục một kẻ dù có trí tuệ hơn người nhưng lại trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm. (Đừng bao giờ tranh cãi với một thằng ngu. Vì khi đó nó sẽ kéo ta xuống ngang với trình độ của nó và đánh bại ta bằng kinh nghiệm ngu lâu năm.)
Lúc này, Nguyễn Thung bước ra nói:
""Mưu của Nguyễn Huệ thật là diệu kế thập toàn. Xin trại chủ đề cử Nguyễn Huệ điều binh khiển tướng đánh trận này mới mong đập tan lực lượng của địch quân"".
Nguyễn Nhạc y lời nói:
""Nay trước đông đủ các tướng, ta phong Nguyễn Huệ làm Chánh Tướng điều binh khiển tướng. Có ai không phục chăng?""
Các tướng lĩnh vui vẻ đồng thanh nói:
""Chúng mạc tướng đều phục""
Chỉ có Lý Tài là chẳng nói gì, trong lòng bắt đầu có sự tính toán [ngày trước ta có dự tính cho bản thân quả thật là đúng đắn, tên Nhạc đã bắt đầu không còn trọng dụng ta nữa. Ta đường đường là một phó tướng kề vai chiến đấu với hắn, trãi qua không biết bao nhiêu trận mạc, những tưởng lần này hắn ta sẽ cho ta chỉ huy công đánh quân Nguyễn, nào ngờ hắn lại đi giao toàn quyền cho tên nhãi em hắn. Ta phải tự mình tìm đường cho riêng mình sớm mới được]
Nguyễn Huệ dõng dạc bước lên nhận gươm lệnh của Nhạc trao cho rồi quay lại lấy trong mình một phong thư gọi một tên quân đến bảo:
""Ngươi lập tức đến ải Cù Mông trao cho Nguyễn Lữ, cứ y như trong thư ta dặn mà làm"".
Tên quân nhận lệnh chạy đi ngay.
Vậy là chỉ huy quân Tây Sơn trong trận chiến Phú Yên đối đầu với một tướng lãnh lão luyện đã được giao cho Nguyễn Huệ, lúc đó mới 23 tuổi. Dĩ nhiên nhờ là em ruột của trại chủ, lại am tường tình hình chiến trường phía Nam, nhất là nhờ ánh mắt lạc quan tự tin nổi bật trong giai đoạn xáo trộn u ám vừa qua, Huệ được mọi người mặc nhiên công nhận như một vị chỉ huy trẻ tuổi bản lãnh.
Trong mấy ngày thảo luận với Nhạc, Nguyễn Huệ phóng tin cho Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng biết để hợp lực công địch.
Nguyễn Văn Danh làm tham mưu cho Huệ, Nguyễn Văn Huấn (em Danh) làm tâm phúc. Hai người này cùng học thầy Hiến với ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ. Danh là người thông hiểu binh pháp, được thầy Hiến khen ngợi chỉ đứng sau Huệ, nên khi khởi nghĩa thầy Hiến cũng đã khuyên nhủ cả hai cùng tham gia vào nghĩa quân Tây Sơn. Các tướng Phạm Ngạn, Lê Trung, Quang Huy theo Huệ làm tỳ tướng kề cận.
Lại nói về Đặng Xuân Phong, sau khi Bùi Thị Xuân chứng kiến được tài năng của Phong thì không thể bỏ qua, nhân lúc kéo quân về Quy Nhơn Bùi Thị Xuân cùng với Võ Đình Tú xuống Dõng Hòa mời họ Đặng tham gia đại sự. Không đợi thuyết phục, họ Đặng hưởng ứng ngay lời mời của họ Bùi, họ Võ. Từ đó Đặng Xuân Phong theo nghĩa quân.
Từ Cù Mông đến thành Phú Yên chỉ cách nửa ngày đường. Cho nên Huệ cho toán xung kích giả dạng làm người bán củi, hoặc người buôn quế xuống Sông Cầu trước, hẹn nhau sẽ tập trung lại ở một điểm tập kích gần dinh.
Huệ chủ trương đánh thật mau thật mạnh để chiếm dinh Phú Yên, và khi thành phủ đã mất, các đồn trại của địch còn lại đang hoang mang, thì mới cho quân tỏa ra để thanh toán nốt.
Khi bàn luận về trận Cẩm Sa vừa rồi ở Quảng Nam, Huệ thấy sở dĩ quân Tây Sơn bị thua là vì đại huynh đã cho dàn lực lượng đối mặt với quân Trịnh, lại kéo dài chiến trận quá lâu, nên quân địch tận dụng được sở trường về ưu thế vũ khí và chiến thuật của một quân đội chính qui, trong khi nghĩa quân bỏ mất sở trường là lối yểm kích. Những điều này Huệ có đem ra thảo luận với anh, và Nhạc phải nhận em mình nhận định rất chuẩn xác.
Để tạo yếu tố bất ngờ và chiến thắng nhanh, Nguyễn Huệ đã làm cho Tống Phước Hiệp chủ quan, sơ hở với con bài Đông Cung Dương. Cuộc thương lượng còn đang tiếp diễn, Nguyễn Huệ cũng đã bí mật đưa hai ngàn quân từ Qui Nhơn vào Phú Yên do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng hướng dẫn theo đường núi đến đóng ở Ma Thiên động, miền núi La Hiên là một căn cứ bí mật của Tây Sơn ở Phú Yên. Nghĩa quân tại chỗ được gọi là lực lượng Tây Sơn hữu đạo mà Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Công Lang, Võ Văn Cao... đã mất nhiều công sức xây dựng.
Ở căn cứ La Hiên lúc này có đội kỵ binh do Nguyễn Quang Sáng và Lương Văn Trực chỉ huy cùng với lực lượng thuỷ quân do Trần Văn Nhâm và Lưu Quốc Hưng điều khiển.
Hơn ba ngàn quân tinh nhuệ từ Quy Nhơn vào hợp cùng với lực lượng tại La Hiên và một lực lượng ứng chiến đồn trú tại ải Cù Mông do Nguyễn Lữ chỉ huy nâng tổng số quân Tây Sơn tham chiến lên đến 6.000 người.