Chương 7: Lời khai của bà Ba - Chương mở đầu

Hôm nay là một ngày vô cùng rãnh rỗi, tôi không có nhận vụ nào cả. Tôi dành cả ngày để ngủ và chỉ ăn qua loa vào khoảng 2 giờ chiều. Đến tối tôi cuốc bộ ra quán cafe quen ở gần văn phòng, ngồi vừa nhâm nhi ly cà phê sữa nóng vừa đọc ebook trên điện thoại, cho tận khi quán đóng cửa mới về. Trên đường về tôi không quên ghé vào cửa hàng tiện lợi để mua một ít bia và đồ ăn nhẹ, vì tôi định sẽ không ngủ sớm vào tối hôm nay.


Cửa hàng tiện lợi mà tôi ghé vào nằm trên đường Phan Văn Hân, đoạn giao với Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cũng giống như hầu hết những của hàng tiện lợi khác trong chuỗi các cửa hàng của BAO, ở đây tôi có thể tìm thấy hầu hết mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của một người trẻ độc thân, và quan trọng nhất là nó mở cửa 24/7. Dù cho được gọi tên là "Thành phố không bao giờ ngủ", nhưng sự thật thì mọi nơi ở Sài Gòn vẫn luôn sẽ có một thời gian đóng cửa hoặc hạn chế đón khách, duy nhất chỉ có các cửa hàng tiện lợi là không bao giờ từ chối tôi.


Có thể nói các cửa hàng tiện lợi là thứ chung thủy nhất ở Sài Gòn này.


Mua hàng xong, vừa rời khỏi cửa hàng được vài chục mét, ngay góc rẻ vào một con ngách nhỏ dẫn vào một nhà vệ sinh công cộng, tôi nhìn thấy một cụ già đang ngồi chắn ngay giữa đường, điệu bộ như vừa té ngã và đang xoay sở tìm cách đứng dậy. Tôi lại gần đỡ cụ và nhận ra đây là bà Ba ở gần nhà với tôi.


Bà Ba có ngoại hình của một cụ bà ngoài 70 tuổi, lưng còng, dáng người thấp bé, gương mặt nhân từ, tóc bạc kín đầu được cột búi ra sau. Bà Ba tên thật là gì tôi cũng không rõ, chỉ nghe mọi người trong khu tôi ở gọi bà theo cách như vậy. Đôi khi cái tên cũng không phải là điều quá quan trọng trong giao tiếp. Cách gọi một cái tên có lẽ được tôi lưu tâm nhiều hơn, nó bộc lộ được khá nhiều điều về cả người gọi và người được gọi.


- Bà có sao không? - Tôi hỏi.
- Nhẫn à? Bà không sao.
May quá, bà vẫn khá tỉnh táo. Đôi khi trong những tình huống như thế này nếu xử lý không khéo có thể sẽ gặp kha khá rắc rối. Cuộc sống của tôi vốn đã có quá nhiều rắc rối rồi, nhưng ở mức độ này thì tôi có thể kiểm soát được.


available on google playdownload on app store


- Bà ơi, sao tối rồi bà không ở nhà mà lại đi ngoài đường một mình thế này? - Tôi cho rằng đây là một thắc mắc cần được giải đáp.
- Nếu ở nhà thì bà cũng một mình thôi mà.


Một câu trả lời không đúng trọng tâm lắm, nhưng nó lại mở ra một câu chuyện khác. Tôi chưa từng tìm hiểu về gia cảnh của bà Ba nên cảm thấy khá bất ngờ trước câu trả lời này của bà.
- Ồ! Bà sống một mình sao? Con cháu bà đâu?


- Bà có một con gái, nó mới sang nước ngoài định cư. Mới được mấy năm thôi nên chưa bảo lãnh bà sang cùng được.
Chia sẻ những thông tin không mấy hay ho về đời tư bằng một giọng đều đều bình thản, chứng tỏ việc bà nói ra những điều như thế đã trở thành một phản xạ tự nhiên.


- Ồ! Nhưng dù ở một mình thì cũng không nên ra ngoài vào giờ này bà à! Rất dễ gặp phải trộm cướp lắm!
Có một chút phật lòng khi nghe những lời dự đoán không may, bà Ba chau đôi mắt vốn đã híp lại do tuổi già, bà nói.
- Cũng không xui xẻo đến như vậy đâu nhỉ, Nhẫn?


- Ồ! Vâng chắc không xui xẻo đến mức đấy đâu bà!
Tuy nhiên những điều xui xẻo thường rất thính tai. Tốt nhất là đừng nhắc đến chúng, nếu không muốn chúng thật sự xuất hiện.


Ngay lúc đó có một người trong trang phục cảnh sát chạy đến chỗ chúng tôi theo hướng đối diện, dáng vẻ khá gấp rút. Vừa gặp tôi và bà Ba người ấy hỏi to, giọng nói ngắt quãng không ra hơi cứ như vừa kết thúc sau một giải chạy việt dã.


- Hai người có thấy một người đội mũ đen, mặc áo khoác chạy qua đây không?


Cậu cảnh sát hỏi tôi và bà Ba bằng một giọng Bắc đặc trưng. Dưới ánh sáng héo hắt của đèn đường, tôi lờ mờ nhìn thấy khuôn mặt non choẹt của cậu ta. Cùng với cầu vai thượng sĩ đang đeo, tôi đoán cậu nhóc này chỉ khoảng hơn 20 tuổi.


- Tôi không. Nhưng có lẽ bà Ba nhìn thấy cũng nên. - Tôi trả lời.
Có một chút bối rối thoáng trên khuôn mặt phúc hậu, sau đó bà cũng trả lời.
- Bà thấy, nó vừa đâm vào bà tức thì đây.
- Sau đó hắn chạy lối nào rồi bà? - Cậu cảnh sát hỏi tiếp.


- Bà thấy nó chạy vào trong chỗ nhà vệ sinh công cộng này nè, vẫn chưa đi ra đâu, cái đứa đó chắc "mắc" dữ lắm mới chạy bạt mạng như vậy.
Bà Ba chỉ tay về phía con ngách. Cậu cảnh sát nhìn theo, ánh mắt chắc cũng nhận ra tấm bảng đèn "WC →" được gắn bên trên trước lối vào.


- Chắc là hắn mắc chạy trốn thì đúng hơn bà à, bị cảnh sát đuổi đến tận đây mà. - Tôi giải thích khi nhận ra bà Ba vẫn chưa nắm được tính chất của sự việc.
- Cảnh sát hả? - Giọng bà Ba lí nhí.


- Cảm ơn bà, việc còn lại để cháu giải quyết được rồi. - Cậu cảnh sát trẻ nói, ý định như chuẩn bị một mình tiến vào chỗ nhà vệ sinh, nhất quyết phải tìm cho được kẻ đang ở bên trong.


Rất có thể ở bên trong là một tên phạm tội nào đấy. Chỉ có một cảnh sát viên cấp bậc thượng sĩ truy đuổi theo. Quá trình truy đuổi cũng không mang theo dụng cụ hỗ trợ. Sau khi biết rõ về nơi kẻ bị truy đuổi đang ẩn nấp cũng không thông báo cho cấp trên hoặc cầu tiếp viện. Những điều này chứng tỏ đây là một tên phạm tội quả tang, trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm thì lại bị một cảnh sát viên đang tuần tr.a phát hiện. Trên đường tháo chạy khi định rẻ vào ẩn nấp trong nhà vệ sinh công cộng thì đâm vào bà Ba. Cho dù là tội phạm gì thì có lẽ cũng không phải là kiểu quá nguy hiểm. Dựa theo cách cậu cảnh sát hỏi tôi và bà Ba về tên này có thể thấy cậu ta thậm chí không thể xác định được đặc điểm cơ bản nhất của một người là giới tính, như vậy rõ ràng là cậu cảnh sát này chưa được giáp mặt với kẻ mà mình truy đuổi.


Theo tôi nghĩ có lẽ cậu cảnh sát trẻ này sẽ cần đến bà Ba trong trường hợp tên phạm tội ngoan cố chối cãi.
- Để tôi và bà Ba đi cùng cậu, cậu cũng phải cần nhân chứng mà. - Tôi nói.






Truyện liên quan