Chương 1: Lời dẫn

Lời dẫn
Sau đó, qua cả một mùa đông, rốt cuộc cũng đến mùa vạn vật sống lại.
Một ngày nắng đẹp, ánh mặt trời nhảy múa, gió xuân lay động biển khơi, cuộn sóng tầng tầng lốp lớp, chim biển vỗ cánh, hoa đào nở rộ sắc hồng.


Tôi ở trên thuyền buồm trắng buộc chặt bình dưỡng khí, đeo kính lặn, rướn người, nhảy vào trong biển.
Nước vẫn lạnh, nhưng nó làm cho tôi thoải mái, tỉnh táo, hai tay tôi hướng về phía trước, giãn thân thể, bơi về phía biển sâu xanh thẳm.


Rất lâu rồi tôi không lặn xuống nước, nay tất cả những gì trước mắt đều làm tôi cảm thấy vừa xa lạ vừa quen thuộc; nước biển bị ánh mặt trời xuyên thấu, biến thành tầng tầng lớp lớp màu xanh lam; vùng biển phương bắc đặc biệt có bày cá bơi qua, chúng có cái lưng màu xanh và cái bụng màu trắng; sao biển màu đỏ, hải quỳ màu trắng, tảo biển màu xanh biếc, rung rinh phe phẩy thân thể mềm mại trong biển; sò biển vốn mở miệng, bị con cua quấy rầy, “ba” một tiếng đóng lại.


Tất cả sinh động lại yên tĩnh.
Nhưng tôi không có nhiều thời gian để ung dung thưởng thức những sinh vật xinh đẹp, thú vị này, tôi điều chỉnh hô hấp, bơi càng sâu xuống đáy biển.
Trên đồng hồ hiển thị đã qua 80m, 100m, 120m, 155m…


Giáo viên ở bên trên chỉ thị tôi phải lên rồi, tôi vươn thẳng người, dừng lại trong chốc lát tại vị trí đó.


Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện hôm nay. Nhìn về phía trước, có ánh mặt trời, nước biển ấm dần lên; nhìn xuống dưới, nước ấm nhiễm lạnh, chậm rãi xâm nhập vào đồ lặn bảo vệ thân thể tôi, ở nơi sâu thẳm của biển cả, sâu không đáy.


available on google playdownload on app store


Tôi không di chuyển về phía trước theo lệnh của giáo viên, mà tiếp tục lặn xuống.
Áp lực trên người tôi càng lúc càng lớn, màng tai và xoang mũi đều đau đớn kịch liệt, nội tạng bị đè ép, cái miệng hô hấp cũng thấy khó khăn.


Rốt cuộc tôi vẫn dừng lại, ở một độ sâu tôi chưa từng tới, ở trong nước biển lạnh như băng, cơ thể tôi dần dần run lên.
Có người vỗ nhẹ bả vai của tôi.
Giương mắt nhìn, rốt cuộc nhìn thấy anh. Đúng là anh.


Người con trai đó mặc chiếc áo T – shirt trắng và quần jean, đứng trong nước biển khẽ cười với tôi, thân thể anh từ từ tản ra vầng sáng màu vàng ôn hòa, vờn quanh tôi, bao lấy tôi, làm thân thể lạnh lẽo của tôi ấm dần lên.
“Tìm anh có việc?”
Tôi gật đầu.
“Nói đi.”


Vừa mở miệng, nước mắt liền chảy ra: “Anh vẫn không buông tha cho anh ấy, ….”
***
Tác giả Kỷ Viện Viện
(bút danh Mâu Quyên) tác phẩm tiêu biểu “Người phiên dịch”. Sinh ở những năm 80, thuộc cung bò cạp, là người Thẩm Dương, là nhà phiên dịch Pháp văn.


Tính cách vui tươi, cẩu thả, không hút thuốc và uống rượu, không ngừng mơ mộng. Ba màu Xuân Hạ Thu công tác, lữ hành, mùa đông để ở nhà viết văn lấy đó làm thú tiêu khiển của chính mình, nếu may mắn thì được nhiều độc giả yêu thích. Trong quá trình viết văn, có khóc, có cười. Từ từ trưởng thành, hoàn thiện bản thân.


***
Tôi tên là An Phi. 19 tuổi.


Sau khi gian khổ tốt nghiệp trung học, dáng vẻ của tôi thay đổi khá nhiều, bây giờ tóc tôi dài, cuốn cuộn sóng, tới thắt lưng. Tôi thích trang điểm một chút. Đi trong sân trường, thường xuyên có bạn học đi tới dùng tiếng Anh nói chuyện với tôi, tôi nói quanh co vài câu sẽ để lộ nội tình, bạn học đó sẽ nói: “Còn tưởng rằng bạn là người nước ngoài, muốn luyện khẩu ngữ một chút.”


Tôi nói: “Nói tiếng Nhật đi, mình biết nói tiếng Nhật.”
“Vậy bạn học chuyên ngành gì? Chúng mình làm quen một chút nhé, mình là…” —— ở đại học hình như có rất nhiều nam sinh đói khát —— không chỉ về kiến thức, mà còn đối với nữ sinh.


Tôi thường nhìn thấy nữ sinh có bộ dạng không tệ trong sân trường, nhưng điều này không giải thích trọn vẹn được sự ưu đãi trong lớp tôi.


Ưu đãi như sau: tôi là ủy viên văn nghệ trong lớp, vào đại hội thể dục thể thao các lớp sẽ chia nhóm, mặc váy ngắn đánh bài luôn luôn là tôi; quét dọn tôi chưa bao giờ phải động tay, những ngày lễ tôi luôn có hoa (ngày mùng tám tháng ba và ngày của mẹ); tôi chưa bao giờ phải tự đun nước sôi, mỗi tối đều có nam sinh mang tới cho tôi hai ấm nước sôi, dùng một chút để uống, một chút để rửa chân; phần lớn các bạn trong lớp về nhà nghỉ đều mang cho tôi chút quà, lần trước trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, một bạn nam ở Tây Tạng mang cho tôi một bộ trang sức rất nặng và đáng giá, nói: “Bạn hãy giữ lấy nó, rất linh nghiệm đấy.” Tôi nói: “Không phải là mặt quỷ sao?” Cậu ấy lập tức che miệng tôi lại: “Tàng ba đại thần, không thể không tôn trọng


Những chuyện như thế, nhiều không kể xiết.
Tôi nói, không phải vì tôi xinh đẹp. À, không đúng, không phải chỉ vì tôi xinh đẹp.
Tôi là sinh viên nữ duy nhất của khoa địa chất trong hai khóa gần đây, mẫu số là 56 bạn sinh viên nam.


Trong khoa, họ có thể trông thấy hai người phụ nữ, một là giáo viên hướng dẫn, 32 tuổi, nữ tiến sĩ triết học (triết học đó, nữ tiến sĩ đó —— tôi không nói tới chuyện đến giờ cô ấy vẫn còn độc thân); một người khác là cô giáo già dạy ngữ văn, ngày đó đưa cháu trai tới học, vào lớp đi tới giữa phòng học nghe điện thoại, lúc sốt ruột, lúc gào lên, làm cho cậu bạn ở Tây Tạng đang ngủ cũng bị đánh tỉnh. Cô giáo già ngữ văn nói: “Tôi mang nó đến, ai cũng đừng muốn mang đi. Vợ anh muốn đi Mỹ, anh cứ để cho nó đi đi đi đi i i i ….”


Cho nên, cũng không kỳ lạ chứ? Tôi không tính là tự kỷ chứ? Về tình có thể lượng thứ chứ?


Tôi ở cùng phòng với một cô bạn học khoa ngoại ngữ, cô ấy tương đối thời trang, mùa hè năm 2007 bắt đầu lưu hành kiểu tóc ngắn Vidal Sassoon*, không ngừng biến hóa, đằng sau cắt thật ngắn, tóc mai dài; sau đó là kiểu “bob”, tóc ngắn, trên đầu bồng bồng, ngay cả cô gái mặt nhỏ cũng cắt kiểu tóc bob này. Cô bạn cùng phòng nói chuyện với tôi: “An Phi, mẹ tớ cũng không để tóc xoăn gợn sóng đâu, chúng mình có thể đổi kiểu tóc khác không? Cậu không đổi cũng được, hoạt động với bạn bè bên Thanh Hoa, cậu liền tránh đi.”


(*Vidal Sassoon(17/1/1928-9/5/2012), chuyên gia tạo mẫu tó người Anh, người sáng tạo ra kiểu tóc “bob”.)
Tôi rất tức giận, tôi thực rối rắm.
Tôi đang cầm cuốn “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, ngâm chân nghĩ: ngành tôi học đầy con trai khí khái, tôi để kiểu tóc già hơn 20 tuổi này, còn không phải là vì một người.


Vì thành tích môn toán tốt mà 12 tuổi tôi đã thành nhân tài bồi dưỡng của trường, các tỉnh đều lựa chọn những thiếu nhi thông minh đặc biệt để vào trung học, nói là sau sáu năm học, khi người khác thi đại học Bắc Kinh, tôi có thể trực tiếp sang Mỹ học Ivy, vì thế khi tôi 14 tuổi liền nhảy lớp, thành tích toán rất tốt, nhưng còn môn ngữ văn lại thất bại. Nhảy lớp có nghĩa là tôi không thể lên thẳng trung học, phải tham gia kỳ thi, nói chính xác là, từ thiếu nhi thông minh tôi bị đánh hồi hàng ngũ thiếu niên bình thường.


Tôi rất tức giận, tôi thực rối rắm.
Trước khi thi lên trung học tôi không đọc sách, không học tập.
Tôi giận dỗi đi bơi một mình. Hàng ngày.


Cũng không có ai quản tôi. Bố tôi là thuyền trưởng tàu chiến, vừa đi mấy tháng, bố đi vào vùng biển ngay cả tín hiệu điện thoại cũng không có, tôi không thể liên hệ với bố, chỉ bố mới có thể gọi điện thoại cho tôi. Lần trước gọi cho tôi qua hệ thống truyền thông quân sự còn hỏi tôi: “Dạy con bơi bướm, con luyện tập thế nào rồi? Bố về sẽ đưa con đi lặn.


Ngoài học tập ra cái gì mẹ tôi cũng có thể quản, hơn nữa còn cho tôi một lọ canxi, màu xanh, song quan trọng ở khả năng hấp thụ, dù sao vào mùa hè đó tôi bắt đầu phát triển chiều cao. Sau này tôi biết, không thể yêu cầu mẹ nhiều hơn, mẹ là một vũ công, hơn ba mươi tuổi, vẫn còn dáng đẹp như Gisele (siêu mẫu Brazil). Mẹ rất kinh ngạc vì tôi học toán tốt, kinh ngạc tôi thi được bồi dưỡng nhân tài. Tôi nhảy lớp, mẹ cảm thấy đó là tất nhiên. Cho nên không xen vào chuyện của tôi nữa.


Tôi vẫn đi bơi mãi, có một ngày bị chuột rút.
Uống một ngụm nước, trước khi hôn mê còn nghĩ: nếu ở vùng nước cạn thì thật tốt.


Tỉnh lại, tôi đang nằm trên giường của mình, nhìn thấy mẹ và một người con trai trẻ trung tuấn tú. Tôi vội vàng giơ hai tay bảo vệ ngực, may mà có chăn che bên trên. Họ thấy tôi tỉnh, cũng thở dài nhẹ nhõm một hơi.
Người con trai nói: “Có muốn uống một cốc nước không?”


Thật ra tôi không khát. Nhưng vẫn phát ra tiếng nói nhỏ nhẹ: “Có.”
Mẹ tôi đi rót nước, tôi nhìn anh ấy: trông anh ấy hơn tôi mấy tuổi, da trắng, mắt đen và sáng, mũi và miệng cân đối, đôi môi đầy đặn, trông cứ như Bách Nguyên Sùng* trong “Nhất vẫn định tình”.


(*Bách Nguyên Sùng là nam diễn viên trong phim “Nhất vẫn định tình”, năm 1996.)
Tôi tỉnh lại liền không có chuyện gì. Mẹ lái xe đưa hai đứa chúng tôi đi nhà hàng ăn cơm.
Mẹ nói với tôi: “Con thật là liều, nếu không có anh Mạc Lượng, con đã…”
“Anh Mạc Lượng?”


Tôi cảm thấy cái tên này cũng không xa lạ, nhưng thật sự không nghĩ ra đã nghe thấy ở đâu, không phải người mắng tôi đầu óc không tốt sao: “Đầu em bị ngấm nước à?” lúc tôi vừa mới tiến vào nước.


Mẹ nói: “Con đã quên anh Mạc Lượng? Chúng ta thường nói về cậu ấy mà. Là con của chú Mạc, đi học ở Nhật Bản, không phải mẹ đã nói với con rồi sao?”
À, tôi nhớ ra rồi, đây mới là một nhân vật lợi hại.


Chú Mạc là thuyền phó của bố tôi, con của chú ấy chỉ mất ba năm để học xong sáu năm trung học, sau đó vào trường đại học nổi tiếng, hai năm học xong bốn năm đại học, nay đang làm nghiên cứu sinh ở Nhật Bản. Bao nhiêu tuổi nhỉ? Chắc khoảng mười tám, mười chín tuổi. (trung học từ lớp 7-12, sáu n)


Tôi nói: “Anh Mạc Lượng, anh đang học ở đâu vậy?”
Anh cúi người trả lời tôi: “Đại học quốc lập Tokyo. Em biết không?” Lúc nói chuyện, ánh mắt anh nhìn tôi, giọng nói nhẹ lại lễ phép.
“Em biết. Là trường đại học tốt nhất Nhật Bản.”
Anh khẽ cười cười, chưa nói không phải.


Thật ra tôi cũng không rõ lắm, nhưng trường đại học thế nào mới được lấy tên của thủ đô chứ, lại còn diễu võ dương oai cái gì mà “Quốc lập”, cũng đều là vậy thôi.
Bữa cơm ngày đó không chỉ có chúng tôi, còn có chú Lưu bạn của mẹ tôi nữa.


Chúng tôi ngồi ở phòng riêng có cửa sổ trong nhà hàng, ngoài cửa sổ là cây ngô đồng, lá cây bóng mượt, xanh biếc theo năm tháng, in bóng xuống người Mạc Lượng anh tuấn.
Tôi vẫn không ngừng hỏi anh.
“Anh Mạc Lượng, anh là tiến sĩ
“Còn chưa phải, mới là thạc sĩ năm nhất thôi.”


“Ồ… Vậy anh học cái gì?”
“Địa lý hải dương.”
Lúc ấy tôi nghe xong thật sự rất ngưỡng mộ: thật là thông minh quá, học giỏi quá, anh có thể học hai cái không liên quan gì đến nhau, hải dương và địa lý, chỉ số thông minh cao cỡ nào chứ!


Mạc Lượng nhìn tôi, sau đó tôi lại muốn anh giải thích chút ít về phương diện này cho tôi, vì thế anh kiên nhẫn giải thích: “An Phi, cái gọi là địa lý hải dương, không phải là nghiên cứu đồng thời biển và địa lý, không phải đi nghiên cứu Thái Bình Dương rồi lại nghiên cứu núi Thái Sơn.”


“À…”
“Là nghiên cứu địa lý, hiện tượng địa chất dưới biển.”
“…”
Anh suy nghĩ một chút, thay đổi cách giải thích: “Dưới biển không bằng phẳng, có núi có hang có cao nguyên,
“Vâng.”


“Bọn anh phải nghiên cứu mấy thứ đó, phát hiện quy luật hoạt động và sự biến hóa của chúng.”
Thì ra là thế, đúng là không thể đem đông tây bỏ cùng một chỗ được.
Nhưng tôi không thể để anh biết vừa rồi tôi không biết: “À, cũng giống như em nghĩ.”


Tôi càng xóa càng đen nói xong, ngay cả chú Lưu cũng nở nụ cười. Họ đều nở nụ cười.
Mẹ tôi nói: “Mạc Lượng, chừng nào cháu về Nhật Bản?”
“Thời gian nghỉ rất lâu, cháu định tháng bảy về cô ạ.”


“Phi Phi sắp thi trung học, cháu có thời gian không? Cháu có thể giúp cô luyện tập cho em nó một chút không?”
Mạc Lượng hơi trầm ngâm: “Cô, cháu có thời gian.”
Mẹ của con ơi


Chính vào mùa hè đó, người con trai này vớt tôi ra từ vùng nước sâu, anh biến công thức lý hóa thành dễ nhớ thuận miệng để tôi học; lúc tôi không nhớ được số hiệu nguyên tử, anh sẽ dùng bút máy gõ vào đầu tôi một cái; anh in lại sách tiếng Anh, để tôi điền những từ vựng quan trọng vào, lúc thì luyện tập ngữ pháp, lúc thì điền từ vào chỗ trống…


Thật ra học tập chính là một chuyện cần có nghị lực.
Bắt đầu từ năm ấy, tôi đã có nghị lực học tập.


Tôi có một ngành muốn học, tôi có một ngôi trường muốn theo học, tôi có một người con trai để ở trong lòng. Bộ dáng của anh rất anh tuấn, thái độ hòa ái đáng yêu, ánh mắt như quả nho đen.
Kết thúc kỳ thi, thành tích sẽ được công bố sau 20 ngày.


Nhưng Mạc Lượng phải về Nhật Bản trước ngày đó.
Lúc gần đi, anh đưa tôi một hòn đá.


Tôi đương nhiên giữ hòn đá đó đến bây giờ, nó to bằng một phần tư bàn tay, màu đen, phân tầng, giữa tầng có rãnh màu nâu, nhìn qua một cái, không có gì lạ. Nhưng cẩn thận quan sát, hòn đá này có hoa văn màu trắng ẩn hiện, đó là hình một cô gái.


Ngày đó anh chỉ cho tôi nhìn, tôi cảm thấy rất thú vị.
Càng thú vị là, hòn đá cứng rắn này, lại có thể nổi lên trên mặt nước.
Chúng tôi đặt nó ở ao nước nhỏ nuôi cá vàng và ếch trong vườn hoa, con ếch “bốc” một cái sẽ nhảy từ lá sen sang hòn đá.


Mạc Lượng nói: “Đây là một hòn đá núi lửa, nhiều tầng lớp đá bazan xốp nhẹ. Đó là thủy tinh núi lửa* sau khi núi lửa phun trào, khoáng vật và bọt khí hình thành rất nhiều miếng đá quý giá, anh nhặt nó dưới núi Phú Sĩ. Tặng cho em đó.”


(*Thủy tinh núi lửa là một dạng khoáng vật vô định hình, hình thành do sự nguội lạnh quá nhanh của macma. Thủy tinh núi lửa cũng có thể là tên gọi của đá vỏ chai.)
Tôi cất giữ rất cẩn thận. Giữ đến bây giờ.
Hoa có ngôn ngữ của hoa, đá cũng có ngôn ngữ của đá.


Có thể hòn đá bazan nhiều tầng đang lơ lửng trên mặt nước kia đang nói: lần đầu gặp gỡ.






Truyện liên quan