Chương 87: Ba ngàn cung các, một cây hoa đào. (2)
---✰-✰-✰---
Nếu Giả Dịch đã trông chừng Lập Chính Điện, như vậy tất cũng trú ngụ trong đó. Lập Chính Điện là chỗ ở của hoàng hậu, nằm tại trung tâm hậu cung, vốn là trọng địa không kém gì chỗ ở của hoàng đế. Chỉ là mấy năm trước Thôi hoàng hậu mắc bệnh qua đời, Tống Ký một mực chưa chịu lập hậu, cho nên Lập Chính Điện vẫn tính là chỗ ở cũ của Thôi hoàng hậu, không có phi tần nào khác dám tự tiện vào ở.
Hứa Bất Lệnh đi đến phụ cận Lập Chính Điện, tử tế nghe ngóng động tĩnh chung quanh, sau khi xác định không có người mới thân hình chợt lóe, vượt qua tường che tiến vào bên trong.
So với cung điện của những phi tần khác, Lập Chính Điện quạnh quẽ hơn nhiều, giữa mùa đông tháng chạp thậm chí có mấy phần tiêu điều. Không thấy treo đèn lồng đỏ, thay vào đó là từng dải lụa trắng treo giữa hàng lang và mái cong, một bóng người đều không có, lại không hiện vẻ âm sâm.
Hứa Bất Lệnh tử tế đánh giá một phen, phát hiện ngóc ngách Lập Chính Điện không vương bụi trần, ngay cả tuyết đọng đều không có.
Trong đình viện trồng đầy cây đào, trên cành đào trụi lủi buộc lên hoa trắng, dù là giữa mùa đông cũng vẫn có cảm giác như đang ở trong rừng đào.
Hoa giấy cột trên cành rất mới, không nhiễm chút bụi trần, cũng không bị gió tuyết xâm thực, tựa hồ mới buộc lên không lâu, hẳn là cách mỗi mấy ngày lại đổi một lần, chứ Thôi hoàng hậu thì đã ch.ết được bốn năm năm rồi.
Nghĩ tới đây, Hứa Bất Lệnh không khỏi âm thầm bội phục đương kim thiên tử si tình.
Trên giang hồ bình hai chuyện đáng tiếc nhất trên thế gian, không ngoài"Gặp anh hùng tuổi xế chiều, thấy mỹ nhân đầu bạc"
Còn chuyện bi ai nhất thế gian, không gì bằng"Chí khí chưa thỏa thân đã chết, hồng nhan chưa già người đã mất"
So với thổn thức cảm khái năm tháng không tha người của cái trước, cái sau thường thường càng khiến người khắc cốt minh tâm khó mà quên được, người mà trong lòng hâm mộ nhất, si mê nhất, lại tắt tiếng giữa thời khắc rực rỡ nhất trên đời, lưu cho người sống tiếc nuối và bi thống, người chưa từng trải qua chuyện tương tự căn bản không cách nào cảm nhận hết được.Giang hồ Đại Nguyệt thẳng đến nay vẫn nhớ mãi không quên về"Tuyên Hoà Bát Khôi"đời trước, không phải vì thế gian thật không có mỹ nhân, mà là kết cục bi thương của từng hồng nhan trong đó đều rơi vào đáy mắt, tựa như bộ Hồng Lâu kia, khiến người ta mỗi lần nhớ tới đều khổ muộn khôn cùng.
Hứa Bất Lệnh nghe lão Tiêu nói qua chuyện giang hồ năm đó, tiểu thư U Châu Thôi thị Thôi Tiểu Uyển, ở trong miệng tiên sinh thuyết thư là một thư hương mỹ nhân"yếu đuối, đa sầu đa cảm", không có đủ loại sự tích như của hiệp nữ giang hồ, cũng không tài danh viễn dương như sĩ nử quan gia. Từ mười bốn tuổi hoa niên liền một mực ở trong vườn đào Thôi thị, ba phần e lệ bảy phần mảnh mai, chưa từng đi ra ngoài.Vốn giang hồ thị tỉnh đều không biết Thôi gia cất giấu một mỹ nhân như vậy, thẳng đến có một ngày Từ Đan Thanh đi lạc vào trong rừng hoa đào ngắm cảnh, nhìn thoáng qua, kinh động như gặp thiên nhân.
Tục truyền lúc ấy vô số môn khách Thôi gia xách đao chạy tới, nhìn thấy lại là cảnh Từ Đan Thanh một tay nâng giấy tuyên, một tay cầm bút lông, đuổi theo tiểu thư Thôi gia trong rừng đào, không ngừng kêu hô"chờ vẽ xong lại giết ta.".Gia chủ Thôi gia sau khi nghe nói là Từ Đan Thanh liền sinh tâm ái tài, không bỏ được giết, đợi Từ Đan Thanh vẽ xong liền đuổi ra rừng hoa đào, bức vẽ thì bị lấy đi.
Từ Đan Thanh là lãng tử giang hồ, tính cách cổ quái, đối với họa tác yêu cầu gần như hà khắc, sau khi chạy thoát chẳng những không sợ, ngược lại cảm thấy bức tranh trong rừng hoa đào do vẽ quá vội nên tính là vẽ hỏng, mạo hiểm bị Thôi thị truy sát, lại lén lút vẽ hai bức, đáng tiếc làm sao cũng không sánh bằng bức cũ, cuối cùng đành cảm thán một câu"còn không bằng ch.ết trong rừng đào".Chính bởi vì những lời này của Từ Đan Thanh, chỉ trong một đêm Thôi Tiểu Uyển đã vang danh khắp thiên hạ, đến mức không ai không biết không người không hiểu. Vô số giang hồ du hiệp, văn đàn tài tử chạy đến Thôi gia cầu hôn, cơ hồ chèn phá Bài Phường Lâu của U Châu Thôi thị, cỗ nhiệt triều này thẳng đến khi tiểu thư U Châu Đường gia với câu"Mỹ nhân thế gian khó nhập họa"xuất hiện mới dần dần nhạt đi.
Con gái môn phiệt không khả năng gả cho hàn môn, đa phần đều là thông gia môn đăng hộ đối.Đến sau tiên đế băng hà, tân hoàng kế vị, cần một hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ. Triều thần tìm kiếm đích nữ trong môn phiệt, vốn đã nhìn trúng tiểu thư Đường gia được xưng tán"quốc sắc thiên thư"
Đường gia vốn là giang hồ thế gia truyền thừa xa xưa, chẳng qua theo hầu Đại Nguyệt đi nhiều năm, dần dần trở thần tướng môn thế gia, địa vị ở Đại Nguyệt không thể khinh thường, việc này cũng có thể khiến Đường gia chính thức tễ thân thành môn phiệt đỉnh lưu.Đáng tiếc trời không chiều lòng người, đội ngũ đón dâu đến Đường gia, lại phát hiện tiểu thư Đường gia đào hôn không biết tung tích.
Đào hôn thiên tử, hậu quả thế nào không cần nghĩ cũng biết, gia chủ Đường gia vừa tức vừa giận, một bên bồi tội với triều đình, một bên trục xuất đứa con gái bất hiếu này ra khỏi gia môn, đồng thời phái người truy sát, thẳng đến khi tiểu thư Đường gia lén lút chạy đến dưới núi Võ Đang làm đạo cô, mới được Võ Đang Sơn che chở trốn được một kiếp.Trong khi đó tân hoàng đã đăng cơ, văn võ toàn triều đều chờ đợi thành hôn, sứ giả nghênh thân không thể nâng lên kiệu không đi về. Thôi gia gần đấy thấy thế liền đưa Thôi Tiểu Uyển lên kiệu hoa, chính thức trở thành Đại Nguyệt hoàng hậu.
Chuyện sau đó, trên giang hồ ít có nghe đồn, lần nữa nghe được tin tức về Thôi Tiểu Uyển chính là chiếu thư triều đình, Thôi hoàng hậu tích ứ thành tật, bệnh lâu không dứt, hương tiêu ngọc vẫn trong thâm cung.
Thiên tử Đại Nguyệt cũng từ đó ngày ngày nhào vào triều chính, rất ít tới hậu cung, cũng không tiếp tục lập hậu.
Hứa Bất Lệnh nhìn thấy vườn toàn hoa đào này, trừ một tiếng thổn thức cảm thán ra, lại không biết nên đánh giá thế nào nữa cả.
Xoàn xoạt.
Hứa Bất Lệnh chính đang suy tư, chợt một đạo tiếng bước chân bé không thể nghe đột nhiên xuất hiện, trong lòng không khỏi cả kinh, vội vàng ẩn mình vào chỗ tối.
Giương mắt nhìn lại, đã thấy một thái giám thân khoác hồng bào, xách theo đèn lồng màu trắng, chậm rãi đi tới từ trong hành lang cung điện.