Chương 30: Hai năm đó, Thiệu Hoa đi phương Bắc (3)
Ngày hôm sau Tiểu Trần dậy từ rất sớm nhưng cậu không dám đi đâu, sợ Thiệu Hoa lúc đến đây mà không thấy cậu sẽ lo lắng. Hơn 9 giờ, cuối cùng anh cũng đến.
Tiểu Trần nhìn anh, trong lòng vô cùng vui vẻ “Sớm” (tức là chào buổi sáng)
“Sớm” Thiệu Hoa đặt một túi đồ ăn lên bàn, hỏi: “Sáng cậu chưa có ăn gì đúng không?”
“A, ăn rồi, sáng y tá đã đem đồ đến cho em rồi.”
“Hôm nay thấy thế nào?”
“Tốt lắm. .. Đã có thể xuất viện.” Tiểu Trần thấy nơi này thật quá lãng phí, hy vọng nhanh chóng có thể xuất viện. Cậu còn vươn vai mấy cái “Anh xem em đã rất khỏe rồi.”
“Ha ha, đợi truyền dinh dưỡng một lần nữa rồi tôi sẽ làm thủ tục xuất viện cho cậu.”
“ Cảm ơn anh.”
“Nhìn cậu xem ra là dậy từ rất sớm phải không, lên giường nằm nghỉ tiếp đi.”
Tiểu Trần rất nghe lời “vâng” một tiếng rồi lại trở về giường nằm.
Thiệu Hoa kéo cái ghế ngồi sát bên giường, hỏi: “Sau khi xuất viện cậu tính làm gì?”
“Về nhà” Tiểu Trần cảm thấy bản thân thực mất mặt, cái gì cũng không làm được, chỉ có thể trở về nhà.
“Cậu định làm gì?”
“Trồng trọt” Tiểu Trần vắt hết óc mà suy nghĩ, ngoại trừ ăn rồi ngủ cậu cũng chỉ biết trồng trọt, khó trách mãi không tìm được công việc gì.
“Cậu đến đây là muốn đi làm công?”
“Phải. Thế nhưng không tìm được việc gì cho nên em tính trở về quê.”
“A?” Thiệu Hoa có chút ngạc nhiên, anh lại hỏi: “Cậu làm công cho tôi thì sao?”
“Nhưng em chỉ biết trồng trọt.”
“Có sức lực là tốt rồi. Hiện tại cho cậu làm thư ký của tôi, về sau học lái xe, lúc đấy lại làm lái xe.”
“Em biết lái máy cày.”
“Ha ha, như thế thì học càng nhanh.”
Sau khi xuất viện, Thiệu Hoa đưa Tiểu Trần đến một cửa hàng, mua cho cậu mấy bộ quần áo, thay luôn một bộ mới còn bộ cũ thì bị anh trực tiếp cho thành phế liệu, tiểu Trần đau lòng muốn chạy đến nhặt thì đã bị Thiệu Hoa xách đi. Thiệu Hoa cao hơn Tiểu Trần rất nhiều, nhìn hai người chẳng khác gì ông bố đang túm thằng con đi…
Tiểu Trần mặc một cái áo T shirt kết hợp với quần bò, trông khí thế hơn hẳn nhưng mà Thiệu Hoa vẫn cau mày, cảm thấy vẫn có cái gì đó không hợp lắm.
“Cắt tóc.” Mới ra khỏi cửa hàng, Thiệu Hoa liền đưa Tiểu Trần đến một tiệm cắt tóc.
Thiệu Hoa nhìn quả đầu mới của Tiểu Trần, sờ sờ đầu, nói: “Không tồi, về sau để dài thêm chút nữa chắc chắn càng đẹp hơn.”
“A?”
“Hiện tại cậu không phải đi làm trồng trọt, cậu là thư ký của tôi, diện mạo là rất quan trọng, cậu hiểu không? Khụ khụ.”
“Vâng vâng.”
Ai nói chỉ có đàn bà con gái mới thích làm đẹp cho người khác? Thiệu đại thiếu gia một khi đã đứng ra xem xét chuyện ăn mặc, thì phải nói là rất nghiêm túc. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, không có một chút qua loa, còn nói với Tiểu Trần: “Sau này phải mặc quần màu tối, không được mặc quần màu trắng, hiểu không? Còn có…”
Tiểu Trần ra sức gật đầu, thấy Thiệu Hoa thật giống mấy ông thầy giáo.
Sau khi ăn tối ở một tiệm ăn, Thiệu Hoa dẫn Tiểu Trần đến khách sạn.
“Hai ngày này, chúng ta sẽ ở đây.”
Tiểu Trần lần đầu tiên được ở khách sạn, cậu cẩn trọng bước từng bước, sợ va phải làm hỏng thứ gì đó. Lúc mà cậu không biết phải làm sao thì nghe thấy chỉ thị “đi tắm”.
Thiệu Hoa nói: “Trước khi đi ngủ tắm nước nóng rất thoải mái. Từ nay về sau hôm nào cũng phải tắm.”
“A”
Ngày hôm sau hai người đều dậy từ sớm, đây chính là thói quen.
Tiểu Trần trở mình từ trên giường ngồi dậy, nhìn thấy Thiệu Hoa đang mở to mắt nhìn lên trần nhà, cậu lên tiếng: “Thiệu tiên sinh, sớm.”
“Sớm” Thiệu Hoa hướng về phía cậu nhìn thoáng qua, không nói thêm cái gì mà vẫn nằm ở trên giường không nhúc nhích, chờ thần cương đi qua. Anh không biết bộ dáng của anh vẫn là dọa đến Tiểu Trần.
“Thiệu tiên sinh” Tiểu Trần hơi ngại ngùng hỏi: “Có phải anh bị bệnh không?”
Thiệu Hoa mặt đầy vạch đen: mẹ nó, chẳng lẽ trên mặt anh có viết một cái chữ “bệnh” hay sao? Tại sao ai cũng nói anh có bệnh? Nhưng nghĩ đến Tiểu Trần cũng là không cố ý, anh liền nói: “Phong thấp”
“Giống bà ngoại em.” Nói rồi Tiểu Trần liền giúp Thiệu Hoa mát xa: “Bà ngoại nói em xoa bóp rất thoải mái, còn tốt hơn cả chị em.”
Thiệu Hoa không biết nói gì cho phải.
Sau khi rời giường, rửa mặt xong, anh bắt đầu cạo râu, anh gọi Tiểu Trần đến dạy. Xong việc, anh đưa dạo cạo râu chạy bằng điện cho tiểu Trần, nói: “Về sao ngày nào cũng phải cạo râu.”
Tiểu Trần nhận lấy dao cạo, học theo động tác của Thiệu Hoa.
Mới là một tiểu tử 16 tuổi cậu làm gì đã có râu.
Ăn sáng lại càng khiến cho Tiểu Trần giật mình một phen, tự mình lựa chọn, muốn ăn cái gì thì ăn cái đấy, muốn ăn bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu. Tiểu Trần thấy Thiệu Hoa ăn uống rất ít, thật là quá lãng phí cơ hội được ăn như thế này.
Ăn xong bữa sáng, Thiệu Hoa nói rõ với Tiểu Trần: “Hôm nay chúng ta vẫn ở lại đây một đêm, ngày mai sẽ đến huyện A.”
“Vâng” Tiểu Trần thật ra chẳng suy nghĩ gì nhiều, chỉ cần đi theo Thiệu Hoa là tốt rồi.
Hai người ra khỏi phòng ăn, Thiệu Hoa ở trước sảnh hỏi một vài thứ, lại tìm đến bảo vệ một chút, dường như không ai có thể trả lời vần đề của anh. Anh dẫn Tiểu Trần bắt một chiếc taxi, anh hỏi lái xe: “ Xin hỏi, nơi này có chỗ nào bán xe cũ không?”
“Có, ở cạnh chợ thép Thiên Hưng”
“Đi đến đó đi.”
Tới nơi chuyên bán xe cũ, Thiệu Hoa bảo ông chủ ở đó cho xem mấy nhãn hiệu xe, quyết định chọn mua một chiếc Santana, trả tiền rất nhanh, không mặc cả một chút nào. Thế nhưng anh ở bãi đỗ xe thử xe rất lâu, chạy cũng rất chậm. Mười một năm không chạm vào tay lái, cơ hồ anh đã quên mất phải lái xe như thế nào.
Ông chủ ngồi ở ghế phụ phía trên, nhìn anh chạy mà mồ hôi chảy ròng ròng, trái tim cứ như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, còn kém chút nữa là trả lại tiền cho anh, lao ra khỏi xe kêu cứu mạng.
Thiệu Hoa cùng Tiểu Trần lái xe chầm chậm trở về khách sạn. Sau khi dừng xe, anh tìm đến một cái cột điện tìm thấy một dãy số liền gọi đi “Alo, tôi muốn làm bằng chứng nhận.”
Buổi tối, có người đưa tới Thiệu Hoa một quyển hộ chiếu, còn chỉ điểm anh phải làm như thế nào để dán ảnh của mình lên.
Ngày hôm sau, Thiệu Hoa chở Tiểu Trần đến huyện A, anh tìm đến phòng ban phát triển thương mại, thuận lợi mời được chủ nhiệm hẹn ăn cơm tối, nhưng khi đưa phong bì thì bị khước từ. Sau một đêm ở tại huyện A, hôm sau họ tìm đến huyện B. Mấy ngày kế tiếp, bọn họ đi đến nhiều nơi nhưng không nơi nào đàm phán thành công. Tại khu phố chợ buôn bán nhộn nhịp, họ tá túc một đêm ở khách sạn, chuẩn bị tiếp tục đi về hướng tây.
Thị trấn M, nơi được xem như trụ cột kinh tế công nghiệp với rất nhiểu xí nghiệp, Thiệu Hoa đi dọc hai bên đường nhìn thấy khắp nơi đều là khói đen nhả ra từ những ống khói cao vút, anh biết, cơ hội đã tới. Hiện tại nhà nước cấm không cho thải khí thải độc hại ra môi trường nhưng ở đây vẫn thấy khói đen nghi ngút, chứng tỏ là dấu hiệu sử dụng lò luyện điển hình kiểu cũ, tại nơi này có thể thấy rất nhiều những thứ đó, đây không phải là cơ hội thì có thể là cái gì?
Quả nhiên, Thiệu Hoa mời vài vị có liên quan sắp xếp vài lần, nhét cho mỗi người một cái phong bì lớn, chỉ sau hai tuần anh đã thuê được một lô đất, dựng lên một cái lò luyện silic.
Thiệu Hoa tính toán, trước mắt tiền trong tay anh chỉ có thể đặt một cái lò luyện nhỏ dưới 6300 KVA, còn không kham nổi thiết bị lọc khí, anh có điểm hơi áy náy. Anh dùng tất cả nguồn tài chính có thể để dựng một lò luyện, kẻ cả chỉ có công suất 1800KVA cũng được. Dù sao thì đâu phải chỉ mình anh thải khói đen ra bầu không khí, chờ về sau có tiền anh sẽ ngay lập tức sắm sửa thiết bị lọc khí, còn trồng thêm nhiều cây xanh hơn nữa.
Không ngoài dự đoán, về cơ bản đến tháng thứ ba anh thu lại được vốn, nửa năm sau Thiệu Hoa đã kiếm được hơn năm trăm vạn. Anh cùng mấy ông chủ của những nhà xưởng nhỏ qua lại nhiều lần, mua lại nhà xưởng của họ với giá cao, còn chuẩn bị cải tiến sửa sang. Thiệu Hoa ra tay luôn hào phóng, huống chi anh lại làm ăn đứng đắn, do vậy mà thiết lập được mối quan hệ khá tốt với không ít quan chức địa phương. Anh nói muốn điều chỉnh, cải tiến lò luyện, lại lắp thêm những thiết bị lọc khí… Chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, còn cấp cho anh giấy chứng nhận tích cực đóng thuế.
Hai năm sau, tại thị trấn M, tất cả nhà xưởng khai thác silic đều của ông chủ họ Thiệu, lò luyện được trang bị thiết bị tinh lọc hiện đại, không còn khói đen, hơn nữa đều chú trọng phát triển nâng cao công nghệ luyện kim với các sản phẩm từ Silic. Toàn bộ tài nguyên có thể sử dụng ở thị trấn M, Thiệu Hoa đều muốn thâu tóm hết, anh đã quan tâm từ lâu, phát hiện tỉnh Liêu Ninh ở thành phố D có những mỏ quặng silic không tồi, mấu chốt là thành phố D tiếp giáp với Triều Tiên, nếu có thể sử dụng điện của Triều Tiên thì chi phí ít nhất có thể giảm xuống 1/ . Luyện silic tiêu hao nhiều nhất chính là điện, mà giá điện ở biên giới Triều Tiên lại không bằng một phần tư giá điện quốc nội Trung Quốc. Nếu có thể đàm phán thành công, như vậy những nhà xưởng ở trong nước của Thiệu Hoa sẽ có được ưu thế tuyệt đối.
Một ngày, Thiệu Hoa nhìn lịch, anh nói với Tiểu Trần: “Hai ngày nữa đặt vé máy bay đi thành phố H”
Thiệu Hoa không ch.ết, như lời hứa, anh mời vị sư gia kia đến. Không lâu sau, anh xây dựng nhà xưởng ngay ở thành phố D.