Chương 42: Lee Byeong Gi
Sau khi Mỹ thực hiện chiến lược “xoay trục” quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, bọn họ đã tăng cường khả năng tác chiến của các căn cứ trú đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó biện pháp trực tiếp nhất chính là tăng tần suất trinh sát tầm cao: càng lúc những bức ảnh chụp bởi vệ tinh nhân tạo KH-11 và máy bay trinh sát không người lái càng nhiều, đều đặn 24 giờ một ngày truyền đến Bộ Tư lệnh Trung tâm ở Tampa, Florida thông qua đường dây cáp dưới đáy biển.
Các bức ảnh này truyền đi nhờ đường dây VPN Brent với hệ thống bảo mật cấp cao nhất. Địa chỉ truyền tin được giấu trong hệ thống mã hóa an toàn hàng đầu STRAP , danh sách truy cập chỉ giới hạn cho một vài sĩ quan tình báo cấp cao.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo mật thông tin còn có một chân lý tuyệt đối như thế này: “muốn bí mật thì không đăng lên mạng, đã đăng lên mạng thì không còn là bí mật”.
Bất kể hệ thống bảo mật có cao minh đến mức nào, có nhiều lớp mặt nạ phức tạp tới đâu, kiểm soát chặt chẽ đến độ nào, thì chỉ cần lên mạng là có thể bị giải mã.
Cũng vì lý do này nên hầu hết tình báo quân sự chỉ có thể lựa chọn giữa hiệu quả hoặc an ninh.
Mỹ chụp những bức ảnh này rất nhiều với tần số dày đặc, không thể cứ luôn truyền đi với cách thức tuyệt mật được. Mặc dù truyền qua internet khá nguy hiểm, nhưng so với chi phí quân sự xin phê chuẩn thì rõ ràng vẫn còn nằm trong phạm vi có thể tiếp nhận được.
Một khi đã xâm nhập vào tường lửa, thì bất kể là vệ tinh nhân tạo KH-11 hay máy bay trinh sát không người lái “Predator”*, cũng có thể để người xâm nhập sử dụng theo ý muốn – thông tin mã nguồn của hệ thống “Agus” đã được sửa đổi và có thuật toán mạnh hơn, nó có thể thu thập các gói dữ liệu dân sự hoặc dân quân một cách dễ dàng, trở thành “kính viễn vọng” hay “ống loa” thật sự.
(*Thực chất đây là loại máy bay chiến đấu không người lái chuyên về tấn công hơn là trinh sát, predator nghĩa là kẻ săn mồi.)
Sau khi Lee Jung Ho bị bắt, anh vẫn luôn bị giam ở nhà tù độc lập, rất ít khi có cơ hội ra ngoài hóng gió.
Phiến đất trống nho nhỏ này là nơi duy nhất anh có thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Dù đại đa số thời điểm, người đàn ông gầy đi này chỉ ngẩng đầu nhìn trời cao, nhưng cũng đủ để người nhìn có thể xác định phương hướng, định ra kế hoạch giải cứu.
Giờ đây mọi thứ đã sẵn sàng, mọi khâu được diễn tập lặp đi lặp lại, bảo đảm lúc hành động không xảy ra sự cố bất trắc gì.
“Kim Suki” tháo kính ra, vươn vai duỗi người đi vào nhà tắm. Vết thương trên lưng vẫn còn đấy, nhưng thấp thoáng dưới đường cong cơ thể lại tạo nên vẻ đẹp mâu thuẫn, khiến người ta chẳng dời mắt nổi.
Đúng giờ, dịch vụ khách sạn đưa bữa tối đến phòng, thực đơn tối nay là món salad đơn giản cùng nước trái cây, rất phù hợp với khẩu vị của “bệnh nhân”.
Trên TV đang đưa tin, phát ngôn của phái đoàn quan sát Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh G-20 đã trở thành tin nóng, cũng vì vậy mà các nhà chuyên môn liên tục được phỏng vấn. Mấy năm gần đây những vụ bê bối gián điệp được đưa ra xem xét từng án một, truyền thông đã sắp xếp lại danh sách liên quan đến “tù chính trị bị giam dài hạn” – rất khớp với các nhân viên bị phía Hàn Quốc nhốt.
Ngoại trừ những tù binh có cấp bậc cực kỳ bí mật.
“Kim Suki” đã có dự liệu với chuyện lần này, chỉ thấy cô ngậm nĩa, một tay gõ phím. Chẳng mấy chốc, những hình ảnh chất lượng cao gồm căn cứ Yongsan và quân cảng Jinhae ngay lập tức hiển thị trên màn hình máy tính. Một số tòa nhà chính được viền bằng các đường màu đỏ, ghi rõ lối vào, lối ra, cửa thông gió và cả bố trí bên trong.
Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán, những người này sắp sửa bị chuyển đến ngục đảo Guam.
Là một địa điểm chiến lược ở Thái Bình Dương, quân đội Mỹ tại đảo Guam có quyền bất khả xâm phạm, các tù nhân ở nơi đó đều không rõ lai lịch, sẽ không bao giờ bị truy tố hay được trao trả tự do.
Dù gì Hàn Quốc cũng là một quốc gia chủ quyền, quân đội Mỹ đóng quân ở biên giới có nghĩa vụ phải hợp tác cùng chính sách quốc gia, giao nộp phạm nhân đang bị giam cầm bí mật. Nhưng đối với Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc mà nói, những tù nhân bí mật hàng đầu này là chiến lợi phẩm và cũng đồng thời là tôn nghiêm, là mấu chốt của cuộc giao dịch, dù mất đi quyền khống chế bọn chúng thì cũng không thể chắp tay nhường nhịn chính phủ Triều Tiên được.
Nên mới cần có người giúp bọn họ hạ quyết tâm.
Đèn laptop sáng lên, mỗi một tấm bản đồ trên màn hình đều được phóng to: từ nhà giam cho đến sân bay, tất cả các “trạm gác ngầm” đường tắt ở các giao lộ đều đã vào vị trí; xe đậu ở nơi kín đáo, có thể lên đường bất cứ lúc nào; đội phụ trách tiếp ứng cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ đợi ra lệnh một tiếng.
Mọi chi tiết đều đã được diễn tập nhiều lần, hơn nữa còn có phương án B dự bị – đảm bảo nhất định không thể xuất hiện tình huống ngoài ý muốn.
Mặc dù là vậy, cô vẫn click vào một hộp thoại trong đó, ngón tay chậm rãi lăn con lăn giữa chuột, phóng to hình ảnh đến giới hạn.
Cuối ngày hôm đó, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra liên tiếp trên các tuyến đường cao tốc ở thành phố Seoul, Gyeonggi và Changwon – xe tải hạng nặng bất ngờ đập vào trụ cầu hoặc trụ phân làn, thân xe to lớn bị lật ngược, trực tiếp chặn kín cả con đường. Xe cộ đằng sau né tránh không kịp, lao thẳng về phía trước theo quán tính, liên tục va đập vào nhau. Xăng rò rỉ gây ra cháy nổ, tại hiện trường ánh lửa ngất trời, chỉ trong vòng mấy phút ngắn ngủi, mọi thứ kể cả người đều cháy thành tro.
Sau khi lính cứu hoả đến, bọn họ phát hiện các vụ tai nạn giống nhau đến mức ngạc nhiên: đều là tài xế xe tải cùng bị kiệt sức, xe cộ sau đuôi không kịp né tránh, nạn nhân bị kẹt trên xe, thi thể cháy khô, không cách nào nhận dạng được.
Đến đêm, chủ tịch Cơ quan Tình báo Quốc gia là Lee Byeong Gi bị một hồi chuông điện thoại đánh thức.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc có ba bộ phận, theo thứ tự là Bộ phận Tình báo Quốc tế, Bộ phận Tình báo Triều Tiên và Bộ phận Tình báo Quốc nội. Giờ đây, người đứng đầu cả ba bộ phận đều đang chờ trong đường dây điện thoại, đợi chủ tịch đưa ra chỉ thị trước trường hợp khẩn cấp.
Lee Byeong Gi là cố vấn thâm niên của Đảng Hàn Quốc Tự do*, cũng là người thầy chính trị của tổng thống Park Geun Hye, đồng thời kiêm luôn chức trưởng thư ký Nhà Xanh, kiểm soát từng chính sách đối nội đối ngoại của Hàn Quốc.
(*Đảng Hàn Quốc Tự do là một đảng chính trị bảo thủ ở Hàn Quốc.)
Lần này Triều Hàn công khai giảng hoà, nhìn thì như đánh bất ngờ, trên thực tế sự việc ấy đã được bí mật tham vấn nhiều lần, có nghĩa là từng câu từng chữ Jang Young Soo nói trong buổi họp báo đều phải được hai bên xác nhận trước.
Trước áp lực của cuộc bầu chọn tổng thống, cân nhắc đến công việc của An ninh Quốc gia và Cơ quan Tình báo, ngay từ đầu Lee Byeong Gi đã dè dặt về vấn đề “tù chính trị bị giam dài hạn”.
Nhưng phía Triều Tiên đã có chuẩn bị trước khi đến, bọn họ đã tinh chỉnh các điều kiện cho mỗi tù nhân, liệt kê rõ ràng tên họ, tuổi tác, thời gian bị bắt và nơi nhốt, không hề có ý định nhượng bộ.
Nhận thấy cuộc đàm phán này đang rơi vào bế tắc, tổng thống Park Geun Hye tự đưa ra quyết định: gác lại tranh cãi, đưa ra nhượng bộ phù hợp, danh sách cuối cùng sẽ do hội Chữ thập đỏ xác định.
Đây cũng là một biện pháp phù hợp với thông lệ, cũng coi như để phía Hàn Quốc có thời cơ điều đình: Hội Chữ thập đỏ chỉ thống kê người sống, còn người đã ch.ết và mất tích thì không thể đem ra giao dịch được.
Căn cứ vào “hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Hàn”, chỉ khi đối mặt với các mối đe doạ an ninh từ bên ngoài thì mới có thể cầu cứu đồng minh, cho nên đề nghị thuyên chuyển tù nhân trước đó của bọn họ đã bị người Mỹ bác bỏ.
Mặc dù lúc đó kết quả đàm phán hoa bình giữa Triều Hàn vẫn chưa chắc chắn, hành động đổi nhà giam lại thiếu căn cứ, nhưng Lee Byeong Gi có trọn vẹn lý do để tin rằng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đã chịu áp lực từ Nhà Trắng.
Rõ ràng người cướp ngục cũng biết tình hình khốn đốn mà bọn họ gặp phải, tính toán đúng những tù nhân bí mật này sẽ bị chuyển đi từ trước, cho nên mới áp dụng đánh bất ngờ.
Ngày chủ tịch Cơ quan Tình báo xoa mi tâm, im lặng một hồi rồi lên tiếng hỏi: “Tình hình thương vong thế nào rồi?”
Người phụ trách công việc trong nước trả lời: “Tài xế và người hộ tống vẫn còn sống, lúc chuyện xảy ra đã hôn mê, trên người có dấu vết bị tiêm thuốc mê.”
Lee Byeong Gi thoáng thở phào, mục tiêu của đối phương rõ ràng là những tù nhân bị cháy thành than.
“Phía quân đội Mỹ có phản ứng thế nào?”
Trưởng bộ phận Tình báo Quốc tế hắng giọng: “Xe bọn họ bị ngăn cản, không bắt kịp đoàn xe, tất cả mọi người vẫn bình yên vô sự. Chuẩn tướng* Brooks hỏi… có cần phối hợp tiếp nữa không?”
(*Chuẩn tướng: cấp bậc quân hàm, nhỏ hơn thiếu tướng, nhưng cao hơn cấp tá.)
Dù không ai tin những thi thể cháy thành than kia chính là tù nhân, nhưng quả thật đối tượng cần di dời không tồn tại, cho nên câu hỏi của tư lệnh quân đội Mỹ thành ra quá đột ngột.
Lee Byeong Gi quanh năm ra vào Nhà Xanh, đã quá quen thuộc với trò chơi quy tắc chính trị nên hiểu ngay, quay lại chỉ đích danh người phụ trách Tình báo Triều Tiên: “Người Mỹ ở hội nghị có liên lạc với phương Bắc không?”
“Ngài nghi ngờ quân Mỹ cũng tham gia vào hành động cướp tù lần này sao?”
“Chí ít cũng phải biết rõ.”
Đường dây điện thoại giữ bí mật tuyệt đối, lúc này cả bốn người đồng thời rơi vào im lặng.
Trưởng bộ phận Tình báo Triều Tiên lên tiếng trước: “Theo chương trình cuộc họp, quả thật hai bên không có cơ hội gặp riêng nhau. Chỉ có điều…”
Để tránh đơn phương đưa ra cam kết không chịu trách nhiệm, xưa nay Hàn Quốc luôn phản đối Nhật Trung Mỹ Nga tiếp xúc trực tiếp với Triều Tiên. Lần này hội nghị thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Busan, Cơ quan Tình báo Quốc gia đứng ra tổ chức, lúc sắp xếp chương trình cũng nhân cơ hội làm một số sắp đặt riêng, đảm bảo phái đoàn quan sát Triều Tiên chỉ có thể dự thính, không có cơ hội gặp gỡ với các bên liên quan.
Lee Byeong Gi bị cấp dưới chuyển ngoặt làm kinh động, vội vã ngồi thẳng người dậy, nghiêm túc truy hỏi: “‘Chỉ có điều’ cái gì?”
“… Trong ngày khai mạc họp báo hôm nay, có một phóng viên của tờ “The Guardian” đã phỏng vấn phái đoàn quan sát Triều Tiên và đại diện của Mỹ.” Ý thức được công việc xuất hiện sơ sót, giọng trả lời của ông ta cũng dần nhỏ đi.
“Chắc chắn người Mỹ đã có được tin tức trước rồi.” Trưởng bộ phận Tình báo Quốc thời đưa ra kết luận thay đồng nghiệp, “Bọn họ đã đạt được thoả thuận với bọn cướp cộng sản rồi.”
Theo chính sách đối ngoại của Trump, không có gì ngạc nhiên khi quân đội Mỹ đồng ý với vụ cướp của Triều Tiên. Bây giờ chỉ emọi biện pháp khắc phục đều là vô ích.
Trước giờ công tác tình báo luôn là cầu sinh tồn trong kẽ hở, Lee Byeong Gi không dây dưa với chi tiết sự kiện nữa, mà nhanh chóng đưa ra chỉ thị: “Hiện tại hoà bình Bắc-Nam đang dẫn đầu dư luận, Cơ quan Tình báo không thể nhảy ra làm ngược lại được. Những tù nhân này bị người Triều Tiên uy hϊế͙p͙ phi pháp, dù về nước cũng sẽ không giống trống khua chiêng, đối với chúng ta mà nói cũng không ảnh hưởng gì.”
Trong mấy chục năm Triều Hàn đối lập, hai bên anh tới tôi đi không ngừng so chiêu, có thua thiệt cũng có được lợi, đánh kháng chiến trường kỳ thì phải có mắt nhìn lâu dài.
“Công việc dọn dẹp hiện trường và cấp cứu hoả hoạn vẫn sẽ do bộ phận Tình báo Quốc nội xử lý; sau khi trời sáng, tôi sẽ đích thân đến viếng thăm chuẩn tướng Brooks; còn về phóng viên của “The Guardian”, bộ phận Tình báo Triều Tiên phụ trách bắt về quy án.”
Cấp dưới nhận được mệnh lệnh riêng, tâm tình lo âu cũng bình phục lại, lại bị Lee Byeong Gi thúc giục bèn lần lượt cúp máy.
Trong đêm đen, rốt cuộc ngài chủ tịch Cơ quan Tình báo cũng không tài nào ngủ nổi, ông dứt khoát đứng dậy đi vào phòng sách, mở tài liệu trong túi công văn ra, bắt đầu đọc kỹ hồ sơ của mấy tù nhân bí mật kia.