Chương 11: End
Cảnh quốc nhất thống, thành tựu về văn hoá giáo dục võ công của hoàng đế Huyền Dục không ai bì nổi, thanh danh vang dội, đắc chí vừa lòng cho nên liền đại phong công thần.
Nguyên Bắc Cố đã cáo bệnh dưỡng lão, Nguyên Tu Chi tiến thêm một bước, trở thành Thừa tướng đại nhân đứng đầu trăm quan.
Công của Nguyên Tề Chi quá lớn, được ban tước vị thế tập quốc công, Huyền Dục ban tên “Định Quốc công”, cũng vì quốc công phủ ngự bút đề danh.
Ở Cảnh quốc, khác họ không được phong vương, công thần được phong thưởng trong năm cấp bậc: công, hầu, bá, tử, nam, trong đó Công Tước là tước vị cao nhất, rất tôn quý.
Có thể nói, lúc này Nguyên phủ đã đạt đến đỉnh vinh quang cao nhất, Nguyên Tu Chi là vị quan đứng đầu bên quan văn, Nguyên Tề Chi lại là võ tướng không có địch thủ.
Nhưng huynh đệ Nguyên gia đều là người thông minh, hiểu được đạo lý “Cực thịnh mà suy”, sẽ không vì vậy mà trở nên xa hoa ɖâʍ dật. (Di: “cực thịnh mà suy” nghĩa là quá mạnh mẽ, phồn thịnh sẽ suy tàn nhanh chóng)
Sau khi thiên hạ nhất thống, cần văn thần cai quản, Nguyên Tu Chi là Thừa tướng không thể rút lui, cho nên Nguyên Tề Chi giao lại quân quyền, từ bỏ tất cả chức vụ trong quân đội, an tâm ở nhà làm một vị quốc công an nhàn.
Năm thứ hai sau khi Nguyên Tề Chi về nhà, Tô Mạt Vi sinh hạ trưởng nữ.
Vì phụ thân mẫu thân mình và nhạc phụ nhạc mẫu còn đầy đủ, con trai và con gái cũng đã có, chính mình cũng khoẻ mạnh, cho nên Nguyên Tề Chi xem nàng như “người phụ nữ toàn phúc”, đưa nàng lên vị trí chính thất, trở thành chính thê của mình.
Hai đứa con của Tô Mạt Vi cũng là con của Định quốc công tôn quý.
Cho nên hoàng đế Huyền Dục cũng tự hiểu, tứ phong cho Tô Mạt Vi làm Cáo mệnh quốc công phu nhân, tứ phong con trai trưởng của Nguyên Tề Chi, Nguyên Gia Hữu làm Định Quốc công thế tử.