Chương 20: Dự Định Mở Chi Nhánh
Những ngày tiếp theo đó cũng không được tính có gì là đặc sắc, dù sao cũng là tuần học đầu tiên của năm học mới. nhưng đối với Phạm Long mà nói mỗi ngày đi học là một niềm vui.
Cái vui của thời học cấp ba nó khác với cái vui thú của thời sinh viên đại học. hơn nữa Phạm Long cũng chưa từng được trải qua cái thời phổ thông tràn ngập sự máu lửa cùng nhiệt huyết tuổi trẻ này.
Ở kiếp trước, vì hắn không đậu nổi tốt nghiệp, cho nên hắn đã bỏ lỡ việc học nữa chừng, sau khi mẹ hắn mất, hắn mới tỉnh giấc ra khỏi cơn u mê. Hắn phải bắt đầu học lại từ đầu, nhưng nhiên không phải bằng con đường chính quy mà chính là con được học bổ túc phổ thông.
Hôm nay, hắn đã có thêm cơ hội sống lại một lần nữa, thì hắn đương nhiên sẽ sống cho thỏa chí của mình, làm những điều mình muốn, theo đuổi ước mơ, chắp cánh cho tương lai của bản thân.
Cứ như thường lệ sau khi tan học Phạm Long trở lại với công việc phục vụ của mình. Nhưng nhiên không phải cái dạng phục vụ làm công ăn lương, mà chính là làm giàu cho bản thân, làm giàu cho gia đình.
Vì tiệm mì cay Chú Cá Mập quá nổi tiếng tại thị trấn Long Khang, cho nên có rất nhiều người bắt chước học theo. Tính đến nay đã ba tháng trôi qua đã có 5 tiệm mì cay với quy mô lớn nhỏ khác nhau được mọc lên.
Thế nhưng điều quan trọng nhất đó là chất lượng của nước dùng cũng như là nước sốt đặc chế của bò né ba ngon lại không thể nào bắt chước được. cho nên tiệm mì cay của gia đình Phạm Long vẫn đông nườm nượp khách.
Tính cả Phạm Long là trong tiệm có tất cả 6 phục vụ chạy bàn, đồng thời hôm nay lại còn thuê thêm một chú bảo vệ chuyện trông chừng xe cho khách.
Còn trong bếp thì mẹ hắn đứng nấu chính, cạnh bên còn có Thím năm cùng Thím Út phụ giúp. Mọi người hoạt động hết công suất từ sáu giờ cho đến tám giờ.
Mãi đến chín giờ tối cửa hàng mới có thể đóng cửa, mọi người lúc này cũng có thể nghỉ ngơi.
Trong lúc cha hắn đang đếm tiền kết toán thu chi trong ngày thì Phạm Long chợt nói.
" Cha! con thấy việc kinh doanh của gia đình dạo này rất tốt! con nghĩ chúng ta nên mở thêm một cái chi nhánh!" Phạm Long trên miệng vừa cắn một quả táo vừa nói.
Mẹ hắn ở cạnh bên liền trừng mắt một cái rồi nói
" Một cái tiệm này đã mệt bở hơi tai! Lấy đây thời gian mà mở thêm chi nhánh! Hơn nửa tại cái thị trấn này đã có 5 cái tiệm mì cay rồi! cạnh tranh không lại!" Mẹ hắn ngay lập tức phản đối.
" Ai nói là nhà chúng ta sẽ mở chi nhánh mì cay! Con đang có một ý định khác! Không biết ngày mai có ai tình nguyện làm chuột bạch hay không thôi!" Phạm Long lộ ra nét giang xảo.
Ngay lập có hai đôi mắt nhìn chằm chằm vào Phạm Long.
" Con lại nghĩ ra món nào mới nữa rồi à?" Mẹ hắn hớn hở lên tiếng đầu tiếng.
Phạm Long không do dự mà gật đầu.
" Ngày mai là thứ năm! Được nghỉ! Nên con dự định nghiên cứu món mới!" Phạm Long tỏ ra chút đắc ý.
Đương nhiên Phạm Long không phải đắc ý vì ngày mai sẽ làm món mới. mà chính là cái hẹn ngày mai với Minh Phương.
Ngay từ thứ hai đầu tuần Phạm Long đã hẹn Minh Phương vào thứ 5 tuần này sẽ đến nhà hắn thử món mới. chính điều này mới làm hắn phấn khích đến như thế.
Nhìn cái bộ dạng này của Phạm Long, thì cha hắn cảm giác được có cái gì đó rất là quen thuộc, cái cảm giác này dường như ông ta cũng từng trải qua.
Ngay khi Phạm Long rời đi chuẩn bị đi tắm thì cha hắn nói nhỏ với mẹ hắn
" Mẹ nó ơi! Hình như thằng Long nó để ý ai đó rồi!"
" Xì! Con nít con nôi! Yêu đương cái gì!" Mẹ hắn liền trừng mắt nhìn cha hắn một cái, cũng không để tâm tiếp tục chú tâm vào công việc của mình.
. . .
Phạm Long dự tính ban đầu sẽ làm món bún chả Hà Nội bởi vì bún chả Hà Nội, thứ làm nên sự đặc sắc, khác biệt của món ăn đó chính là nước mắm đặc trưng của món ăn này.
Nhưng bún chả khi thực hiện quá kỳ công từ khâu nước chấm cho đến chuẩn bị nguyên liệu như làm nem, thịt nướng, gỏi chua và rau ăn kèm. Quá nhiều nguyên liệu đầu vào dẫn đến chi phí đầu vào sẽ rất cao.
Mà giá bán lúc này cũng không được quá đắt so với mặt bằng chung hiện tại, cũng như thu nhập chung của người lao động phổ thông lúc này.
Vào giai đoạn này một ổ bánh mì 2 trứng chỉ có 10. 000. một đĩa cơm tấm trứng chả chỉ 12. 000. cơm chiên dương châu với 2 trứng cút ốp la cùng 2 con tôm chiên bột chỉ có 12. 000.
Cho nên giá bán ra của một món ăn cũng không nên vượt quá 20. 000. vì khi cao hơn sẽ bị chê là mắc, dù cho giá trị đầu vào của nó cũng rất cao.
Hơn nữa nếu bán bún chả Hà Nội ngoài nguyên vật liệu giá cao. Thì vật dụng đi kèm phục vụ cũng rất đắt, bao gồm rất nhiều thành phần bên trong.
Bàn ghế là không thể thiếu, tiếp đó là đến chén, đũa, muỗng, tô, đĩa. Quá nhiều chi phí cần phải bỏ ra để đầu tư. Chưa tính đến mặt bằng, thuê nhân viên cũng như là sự cạnh tranh của những người ăn theo.
Như vậy suy đi tính lại Phạm Long liền bỏ đi cái ý tưởng bún chả Hà Nội.
Ngoài bún chả Hà Nội ra thì Phạm Long còn định hướng phát triển hai món khác. Thứ nhất là bún đậu mắm tôm, món thứ hai chính bánh mì chảo đặc sản Vũng Tàu.
Sau nhiều lần phân vân, tình toán cuối cùng thì Phạm Long cho rằng bún đậu mắm tôm là phù hợp để phát triển nhất.
Tại sao Phạm Long lại cho Bún Đậu Mắm Tôm trở thành món chính để kinh doanh, hơn nữa món ăn này lại cực kỳ dễ bắt chước học theo. Bởi vì đại bộ phận thức ăn kèm đều là đồ chiên dùng đồ luộc.
Thế nhưng ít ai biết cái gì càng đơn giản lại càng khó bắt chước. Bún đậu trong Nam đương nhiên sẽ khác so với bún đậu nguyên bản ở ngoài Bắc.
Bún đậu ngoài Bắc thức ăn ăn kèm chủ yếu là đậu chiên, thịt luộc cùng cà pháo muối chua. Còn trong Nam thì thức ăn phải có phần cầu kỳ, hương vị hơn. Vấn đề này không thể so sánh giữa Bắc Nam ai hơn ai. Mà chính là do phong tục tập quán của từng vùng miền sẽ khác nhau.
Khẩu vị người Bắc thích thuần vị còn miền Trung có chút mặn, người Nam thì đậm vị, còn miền Tây thì hậu ngọt. mỗi một vùng miền đều có một đặc trưng văn hóa ẩm thực riêng biệt, không ai giống ai. Những điều này đã tạo nên văn hóa ẩm thực cực kỳ phong phú của đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Cho nên để phù hợp với vùng miền thì ngoài đậu chiên, thịt luộc, cà pháo muối chua ra. Thì phải có nhiều thức ăn phụ ăn kèm như chả cốm, dồi chiên, lòng ngon chiên. Rau được mang vào ăn kèm cũng không thể chọn bừa. rau ăn kèm bao gồm tía tô, quế, ngò gai, húng chó, kinh giới.
Tuy kể sơ lược ra cần quá nhiều nguyên liệu đầu vào. Nhưng kỳ thực những thứ nguyên liệu này rất rẻ, có thể tìm ở bất kỳ khu chợ.
Ngày nay giữa muôn vàng các tiệm bún đậu mắm tôm mọc lên như nấm như hiện nay, thì đại bộ phận đều có hương vị sàn sàn nhau. thế nhưng một số tiệm vẫn mang một phong cách, một hương vị riêng, khiến cho những cửa tiệm này đông khách hơn so với những của tiệm khác. Nguyên nhân này là từ đâu ra.
Để làm nên sự khác biệt giữa các tiệm bún đậu. thì có tất cả ba yếu tố ảnh hưởng đến điều này.
Thứ nhất là thịt luộc, thịt luộc bún đậu đương nhiên sẽ khác với các loại thịt luộc thông thường. thịt luộc phải chọn kỹ lưỡng và phương pháp luộc cũng phải có phương pháp riêng. Để khi miếng thịt được bày ra tạo cho người ăn một cảm giác thích mắt. thịt phải chín mềm, đò hồng, giữa các thớ thịt phải có sự liên kết. và đặc biệt là không thể còn hôi mùi thịt.
Thứ hai chính là chả cốm. chả cốm là thức ăn quen thuộc của người Hà Nội. người trong nam chỉ biết đến danh Chả Cốm, nhưng để có điều kiện thưởng khác một thanh chả cốm đúng điệu vào thời gian này là hơi khó. Thậm chí 3 – 4000 người thì chưa chắc có một người ăn được.
Như vậy để làm nên một thanh chả cốm ngon, đương nhiên phải có một số phương pháp bí truyền riêng. Cho nên Phạm Long có thể lợi dụng điểm này để khai thác, tạo nên sự khác biệt.
Và cuối cùng đó chính là linh hồn của món ăn mắm tôm. Bún đậu mà không có mắm tôm thì ăn bún đậu làm cái gì. Đó chính là chân ngôn của dân ăn bún đậu chuyên nghiệp.
Nhưng không phải loại mắm tôm này cũng có thể ăn cùng bún đậu được. mắm tôm sau khi mua về cần phải thông qua một số công đoạn xử lý, chế biến khác nhau để cho giảm bớt độ nồng, giảm độ mặn, cũng như là tăng hương vị cho món ăn.
Không thể dùng mắm tôm nguyên chất, mà phải pha loãng với nước dùng với tỷ lệ nhất định. Đồng thời trước khi cho quất và đánh sủi bọt thì phải cho thêm dầu tỏi chiên cùng một ít hành tỏi phi.
Tuy điểm này khá là nhỏ nhặt, nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau thì lại tạo ra một món ăn tuyệt hảo