Chương 95: Thu hút đầu tư
Mã Kiện nghe xong lại lắc đầu nói:
- Suy nghĩ của cậu đúng, nhưng cậu biết đó xã chúng ta vốn nghèo, kinh tế lạc hậu, nông dân nghèo khó, ngay cả tiền học phí mỗi năm có vài chục đồng mà vẫn khiến rất nhiều học sinh không đi học được. Học phí thì không nhận được, lương giáo viên thấp nên rất nhiều trường học nông thôn phải kêu gọi doanh nghiệp tư nhân đầu tư, phải vây tiền bên ngoài để duy trì hoạt động. Hơn nữa nhiều trường tiểu học tại thôn cũng đã xây dựng hơn ba mươi năm chưa từng sửa chữa, tổn hại rất nghiêm trọng: cửa sổ, cánh cửa… đều có thể rơi xuống bất cứ lúc nào, ngay cả bàn cũng không đủ, phương tiện hỗ trợ dạy học cũng không có. Nhưng chúng ta có biện pháp nào đây? Điều kiện ở xã không có, có thể đảm bảo tiền lương cho giáo viên đã là quá tốt rồi, xã lấy đâu ra tiền giải quyết vấn đề khác.
- Hơn nữa trường học vì chế độ đãi ngộ thấp nên trực tiếp dọa chạy các giáo viên có trình độ. Không có thầy tốt thì rất khó tuyển được học trò tốt, học sinh cũng không có thành tích tốt được, người dân vì thế càng không có nguyện vọng đưa con em tới trường học, như thế thì nguồn học sinh càng thêm không đủ, học phí không thu được, trường học không đủ kinh phí duy trì càng không tìm được giáo viên giỏi. Như vậy có khác gì vòng tuần hoàn, thế mới nói việc đầu tiên cần nhất là lấy tiền ở đâu.
Hứa Lập ngẫm lại thấy chủ tịch xã Mã nói rất đúng, xem ra mình đã nghĩ đơn giản quá. Hắn vốn định đề nghị xã ra quyết định kêu gọi các nhà đưa con trong độ tới trường học thực hiện chế độ phổ cập giáo dục cấp hai, nếu ai không chấp hành sẽ xử lý theo pháp luật.
Nhưng nghe chủ tịch Mã nói, Hứa Lập biết rằng ý nghĩ kia của mình không thể thực hiện được. Cho dù đưa pháp luật vào thì có nhiều hộ nông dân vẫn không thể nghe theo, họ có đưa con tới trường cũng không có tiền đóng học phí, vậy trường học nhận hay không nhận? Hơn nữa nếu bây giờ toàn bộ người dân đem con tới học, sợ rằng với điều kiện các trường của xã Nhị Đạo đang xuống cấp cũng không nhận được nhiều trò.
Hứa Lập gật đầu nói:
- Là tôi nghĩ đơn giản, quyết định chúng ta thực hiện việc phổ cập giáo dục cấp trung học có từ mấy năm trước nhưng tại nông thông vẫn không thi hành được. Đây không phải là do không muốn chấp hành mà chỉ có thể nói trong đó gặp khó khăn là rất lớn, mà quan trọng nhất là kinh phí.
- Không sai, hơn nữa vấn đề kinh phí mà trông cậy vào huyện giải quyết thì cũng không được, toàn huyện nhiều xã như vậy, cấp thôn càng nhiều thì huyện càng không thể quản hết. Chỉ có do chúng ta tự nghĩ ra biện pháp mà thôi
Mã Kiện nói xong thở dài:
- Ôi, đúng là xã chúng ta rất nghèo, không có một công ty nào ra hồn cả, ngân sách hàng năm nhận được cũng là do huyện cấp, chúng ta cũng không thể làm gì.
- Công ty?
Hứa Lập không phải không nghĩ tới việc lập công ty ở xã Nhị Đạo, với tài sản của hắn bây giờ, chỉ cần gọi cho tên Béo ra mặt thì cấp cho xã Nhị Đạo vài trăm triệu cũng không thành vấn đề. Nhưng giờ tên Béo đang chuẩn bị cho công ty của hắn, những người khác cũng rất bận, sợ không có ai rảnh cả. Hơn nữa mình mới tới xã Nhị Đạo có hai tháng, cũng chưa hiểu nhiều về Nhị Đạo, không biết có hạng mục gì tốt, dù mình có tiền cũng không thể tại Nhị Đạo phung phí được, như vậy có khác gì mang lợi cho bọn tiểu nhân đâu.
- Chủ tịch xã Mã, thu hút đầu tư là công việc của tôi, tôi có mấy người bạn học ở Bắc Kinh đã gây dựng sự nghiệp, trên tay họ có không ít tiền. Nếu có hạng mục tốt, tôi có thể kêu gọi họ tới xã Nhị Đạo đầu tư. Do mới đến Nhị Đạo trong thời gian ngắn nên tôi không biết ở Nhị Đạo có ưu thế gì, sợ rằng không thuyết phục được. Chủ tịch xã Mã, ông biết ở Nhị Đạo chúng ta hạng mục nào có thể đầu tư không?
- Hạng mục tốt? Tiểu Hứa, tôi đến Nhị Đạo cũng còn muộn hơn cậu nên cũng không hiểu rõ, chẳng qua tôi nghe nói ở trên núi Hùng Hạt gần thôn Hồng Kỳ xã ta mỏ quặng Molybdenum, hơn nữa trữ lượng không ít. Chúng ta đến xã hỏi bí thư Từ, hắn là người hiểu rõ nhất.
Xe chạy nhanh tới trụ sở xã Nhị Đạo, Mã Kiện và Hứa Lập cùng đi tới văn phòng Từ Đắc Hậu, hai người trình bày qua mục đích của mình, Từ Đắc Hậu nói:
- Đúng, ưu thế thu hút đầu tư ở xã chúng ta lớn nhất là mỏ quặng Molybdenum ở thôn Hồng kỳ.
Vừa nói ông vừa lấy một tập văn bảy dày từ bàn làm việc ra, Từ Đắc Hậu vỗ tập tài liệu nói:
- Hai người xem, đây là tài liệu liên quan đến mỏ quặng Molybdenum xã ta. Đây không phải là do tôi nói quá, theo chuyện gia trắc địa thì mỏ quặng Molybdenum xã chúng ta có trữ lượng hơn đến hàng trăm triệu tấn, đứng thứ nhất toàn Châu Á.
Từ Đắc Hậu đưa tài liệu cho Mã Kiện, Mã Kiện lật đọc qua rồi đưa cho Hứa Lập. Hứa Lập cẩn thận đọc, cuối cùng thấy có dấu của Đoàn trắc địa quốc gia, như vậy chuyện này là không giả được.
- Bí thư Từ, nếu xã chúng ta có hạng mục tốt như vậy sao không có công ty nào đến đầu tư khai thác?
Hứa Lập khó hiểu hỏi.
Từ Đắc Hậu cười khổ nói:
- Đúng là vì có hạng mục này, ban đầu tôi cầm tài liệu này đi không ít nơi, tìm không ít người có tiền. Những người đó vừa nhìn thấy tài nguyên khoáng sản phong phú thì hai mắt mở to, nhưng khi khảo sát xong đều từ chối. Điểm mấu chốt là vị trí địa lý của xã Nhị Đạo chúng ta quá kém, thôn Hồng Kỳ lại có địa hình miền núi nên các công ty nếu muốn khai thác mỏ quặng việc đầu tiên là phải sửa đường. Nhưng việc sửa lại đường có giá thành như thế nào thì mọi người cũng biết đó, một Km đường quốc lộ bình thường đều phải trên triệu. Từ mỏ quặng thôn Hồng kỳ tới chân núi ít nhất cũng dài mười mấy Km, phải tốn trên mấy chục triệu. Chưa khai thác gì mà đã phải đầu tư mấy chục triệu sửa đường, các người nghĩ có công ty nào chịu bỏ ra như vậy không?
- Công ty tư nhân thật ra có không ít tự chủ động tìm tới nhưng điều kiện của họ cũng quá ngặt nghèo, họ muốn tiền sửa đường là do chúng ta bỏ ra. Thử nói xem xã chúng ta có nhiều tiền như vậy sao? Nếu chúng ta có từng đó tiền thì sẽ tự mình khai thác mỏ quặng chứ sao để bọm họ có cơ hội đến kiếm tiền?
- Cũng có mấy người muốn cho chúng ta vay, rồi say này dùng tiền thuế hàng năm trả lại. Nhưng thôn Hồng kỳ nếu không có mỏ quặng Molybdenum thì chúng ta có đáng bỏ ra mấy chục triệu để làm con đường này không? Làm đường xong rồi ai sử dụng? Cũng không phải là nhà đầu tư sao? Bọn họ như thế không phải coi chúng ta là kẻ ngu ư, toàn kẻ muốn kiếm lợi về mình, không có một ai là nghĩ cho xã Nhị Đạo chúng ta cả. Cho nên chúng ta có cây Ngô đồng cũng không có Phượng hoàng đậu.
- Bí thư Từ, anh cho tôi mượn tài liệu này một thời gian, nếu có thể tôi sẽ ra ngoài tìm công ty đầu tư, xem có thể tìm được công ty nào không. Như vậy có thể mang đến xã Nhị Đạo một quả trứng phượng hoàng rồi.
- Tiểu Hứa, nếu cậu kêu gọi đầu tư thành công thì không chỉ là lập công lớn cho xã Nhị Đạo mà là cả với huyện Giang Ninh. Dân chúng xã Nhị Đạo thật là có phúc.