Chương 9: Vô tuyến điện

“Triệu Hòa, cháu đang làm cái gì thế? Không phải đã nói với cháu hàng trăm lần rồi sao, Tiểu Tuấn không được xuống nước. Tai sao châu không chịu nghe lời thế? Tiểu Tuấn nếu như… thì phải làm thế nào chứ?’


Mẹ vô cùng hoảng hốt, ngay cả giầy cũng không kịp cởi, đi luôn xuống sông, kéo tôi lên. trong lòng tôi có một chút buồn bã, như có cảm giác muốn khóc vậy.


Thời kì trước mẹ tôi hầu như là đi công tác rất ít khi ở nhà, có lẽ một năm chưa gặp mẹ rồi. Ba chị đứng trên bờ xếp thành một hàng nhìn chằm chằm vào tôi.


Lúc đó tôi mới ý thức được, mẹ không hề chú ý tới anh ba đáng thương, làm anh vẫn đứng dưới nước cầm thùng nước mà không dám nói câu nào.


Tôi lại quay lại nhìn, nảy ra ý định. (Lại thanh minh, sau khi trưởng thành, măt to mày rậm, vẫn là một người đẹp trai. Nghĩ tới những cảnh trước đây, không có ai để ý tới tôi, thỉnh thoảng tự mình yêu mình cũng là điều nên làm. Các vị cũng chỉ quan liêu mà đối đãi thôi).


“Mẹ! mẹ đừng trách anh ba, là tự con đòi đi”.
“Tiểu Tuấn, mẹ đã nói với con rồi, con còn bé không được nghịch nước”.
Mẹ nhấc tôi lên bờ, xem xét tôi từ đầu tới chân, khi chắc chắn không có bất cứ vết thương nào thì mới thở phào nhẹ nhõm.


available on google playdownload on app store


Đối phó với mẹ, tôi có kinh nghiệm hết sức phong phú. Lấy bàn tay bé nhỏ ôm lấy mẹ, giữ chặt đôi vai của mẹ, cười nói:”Mẹ! mẹ lâu rồi không về thăm con, con rất nhớ mẹ”


Mẹ lập tức mỉm cười, dường như đã xua tan đi tất cả những mây mù từ lúc trước tói giờ, nhẹ nhàng vuốt má tôi “Tiểu Tuấn ngoan nào, mẹ cũng rất nhớ con”.
Tôi cười thầm trong lòng. tuy đã dùng cách này mười mấy năm thì luôn luôn còn linh.


“Mẹ! nước sắp tát hết rồi, chúng ta bắt cá về đi, con muốn biếu cho Chu tiên sinh, đã lâu ông ấy chưa ăn cá rồi”.


Đây không phải là cái gì quái đản, tôi cũng thật sự có suy nghĩ này rồi. Chu tiên sinh thật sự rất khổ, hơn nữa tôi cũng không muốn nói với mẹ là tôi rất thèm ăn thịt, khi đó chỉ có thể để trong lòng, mẹ cảm thấy áy náy thời trước làm đứa trẻ như tôi đã quá thất bại rồi, chẳng nhẽ sau này vẫn như thế.


“Thầy Châu”.
Mẹ nhất thời không nhớ ra.
Bà không biết việc tôi đã nhận Chu tiên sinh làm thầy
“Đúng, hằng ngày con vẫn thường cùng học với thầy Châu.chính là Chu tiên sinh đó. Thầy đối xử tốt với con, dạy con học ngữ văn, tính toán, còn dạy cả tiếng Anh nữa!”


“Tiểu Tuấn thật là ngoan, thật là hiểu chuyện, thật hiếu thuận”.


Mẹ khi nghe thấy tôi thích học như vậy thì rất vui mừng, còn khen vài câu. Nhưng mắt không rời con đập nhỏ. “Mẹ, mẹ xem, rất nhanh thì bắt được cá thôi. Bây giờ mà bỏ đi thì thật đáng tiếc, khó tránh được việc sắp thành thì lại hỏng”.


Lời nói này không phải ở trình độ bình thường, nhưng cũng không phải thành tâm làm, chẳng qua là trước mặt người thân thì không có gì phải kiêng nể gì, cứ thể từ miệng mà ra. Khi vừa nói ra thì tôi thấy có phần hối hận, may mà mẹ không chú ý tới.


“Ai da, nhìn bảo bối của tôi kìa, mới có học tiểu học thôi mà đã biết thành ngữ rồi”.
Mẹ vui mừng đến nỗi cười híp cả mắt.
Tôi chớp lấy cơ hội nói thêm: “Đây đều là những điều học được của thầy Châu ạ”.


“Thôi được, đi bắt cá đi, biếu cho thầy Châu, Hoa Tử, Diệp Tử, con đi giúp em đi”.
Hoa Tử là chị cả, cả hai chị đồng ý thì liền xắn ống quần bước xuống suối, chị ba cũng muốn đi, nhưng lại bị ngăn lại. “Tiểu Yến, con không cần đi”.


Chị ba chưa tới mười tuổi, kì thực cũng rất ham chơi, không còn cách nào khác đành đứng trên bờ nhìn.
Tôi mỉm cười, làm mặt hề với chị.
Chị ba rất tức giận, liền quay đi không thèm để ý tới tôi.


Ô, đây rốt cuộc là thế nào. Sau khi trải qua, không những cơ thể khỏe ra, tinh thần cũng thay đổi càng ngày càng trẻ trung, không nên giấu việc cậy trẻ mà lên mặt, nên ý thức được sự non nớt yếu kém?


Kệ việc của anh ta! Chúng tôi mới chỉ có 7 tuổi, tuổi trẻ non nớt như giọt nước. Thời khì trước, thật là có trào lưu giả non nớt, nghe nói những nữ sinh đại học, lại có kiểu “non nớt” lấy việc lấy sữa uống nước, cứ lấy biểu hiện của tôi, thì đó thật làm kinh sợ.


Có hai chị cùng tham gia công việc được đẩy nhanh đáng kể, chưa đến nửa tiếng, con suối nhỏ đó đã được tát khô nước, tất cả tôm cá đều được bắt lại, không để lọt lưới con nào cả. Tuy không có cân, nhưng nhìn kết quả đạt được thì cũng phải trên dưới hai cân, đặc biệt là có một số lượng lớn cá trình, chúng phải nặng chừng ba, bốn lạng chứ không nhỏ như mấy con rắn nước.


Cho dù công lao lớn nhất trong việc này là của anh ba, nhưng khi có mẹ ở đây thì tất cả chiến lợi phẩm đều được quy thành của của công hết, haha!


Sau khi mẹ nhìn thấy tất cả chỗ chiến lợi phẩm đó, liền đưa ra quyết định sẽ chia thành ba phần, một phần cho anh ba, một phần là của nhà mình, phần còn lại mang biếu Chu tiên sinh.
Đúng là không hổ danh cán bộ công xã, làm việc gì cũng rất quyết đoán.


Tuy mẹ mới chỉ đi học có hai năm, nhưng như thế này cũng là giỏi lắm rồi .tôi còn nhớ mẹ sinh ra vào những năm 40, những đứa trẻ trong xã hội cũ thời đó làm gì có cơ hội mà đi học? hai năm đi học này của mẹ là do sau khi tham gia làm việc xong mẹ mới đi học. Ngay từ nhỏ mẹ đã có thể chịu được những gian khổ rồi, khi mà cả nước tham gia vào việc tu sửa công trình thủy lợi, mẹ đã tham gia vào “đội những cô gái thép”, những công việc khó khăn như thế nào mẹ cũng hoàn thành tốt, hơn nữa lại còn được cả công lương câu chuyện của mẹ ở cái vùng núi Liễu gia này, cả cái công xã Hồng Kì này, không ai không biết và như là một truyền kì vậy. Nếu như có thể viết thành tiểu thuyết, thì tên tiếng Hán sẽ là “Gang thép được luyện như thế nào?”


Cho dù có sinh ra ở thời trước hay thời nay thì với tôi mẹ mãi là một thần tượng.
Tôi chỉ tay vào cái con cá trình to nhất nói : ‘Mẹ, con cá này rất tốt cho mẹ, mẹ giữ lại cho mẹ đi”.
Cá trình có hàm lượng dinh dưỡng rất tốt, tất cả người lớn đều biết.


Mẹ vô cùng cảm động, nhẹ nhàng vuốt má tôi, khuôn mặt mẹ lộ ra những nét hiền từ, bà nhẹ nhàng gật đầu.
“Bác gái à, bác để cháu giúp bác mang cá đi biếu”.
Chu tiên sinh nhìn thấy những cá tôm vàng óng thơm phức thì vô cùng bất ngờ.
“Tiểu Tuấn, cá ở đâu ra đây?’


“Là cháu cùng với anh ba đi bắt, còn mẹ cháu thì rán chúng, rất ngon đấy ạ”.
Nghĩ lại khi nãy được ăn món cá rán này thật là ngon, nó không chỉ ngòn ngọt nơi đầu lưỡi, mà còn rất thơm nữa, nghĩ kĩ lại dường như cả hai cuộc đời này tôi chưa từng ăn món nào ngon như vậy.


Chu tiên sinh hai tay run run đón lấy đĩa thức ăn, sư mẫu thì cảm động rơi nước mắt, lấy vạt áo lau nước mắt.


Gặp phải chuyện như thế này dường như tôi thấy hơi ngại ngùng, cả hai cuộc đời không thể không gặp những chuyện như thế này, liền vội vàng chào hai người: “Chào bác, chào sư mẫu cháu về ạ” sau đó quay đầu chạy về như bay.


Chu tiên sinh tay cầm đĩa thức ăn, mắt trông theo hình bóng của tôi, trăm cảm xúc lẫn lộn.


Bữa cơm tối, bố cũng về ăn cùng cả nhà, không khí cả nhà quay quần bên mâm cơm thật là hạnh phúc, tôi đem câu chuyện biếu tôm cá cho Chu tiên sinh kể cho bố nghe, ông rất vui mừng lại còn khen tôi, dù sao trước đây Chu tiên sinh cũng là thầy giáo của bố, với quan niêm “tôn sư trọng đạo” vẫn còn rất tôn sùng.


Mẹ liền ôm tôi vào lòng, xoa xoa đầu tôi, khen, nói: “Tiểu Tuấn nhà mình bé thế này đã hiểu lễ nghĩa, lớn lên nhất định sẽ rất tài giỏi cho xem”.
Bố cũng gật đầu tán thành, nhưng lại nói : “Đừng có làm hỏng trẻ con, Tiểu Tuấn, nói cho bố nghe đã học được gì từ thầy Châu rồi?”


“Ngữ văn, toán học, lịch sử, tiếng Anh…”
“A, còn học cả tiếng Anh”.
Mẹ vô cùng kinh ngạc


Thời đó vẫn lấy “lấy đấu tranh giai cấp làm trọng” tiếng Anh được xem như là một thứ gì đó không tốt, vừa nhắc tới tiếng Anh, không tránh khỏi làm người khác miên man bất định, liền nghĩ tới việc “thông hiểu những chuyện ngoài nước”.


Bố thì không cho rằng như vây : “Trẻ con thì nên để chúng học nhiều một chút, cả nhà ta đều là những người nông dân nghèo khó, cả 18 đời cũng không tìm đâu ra một Hoa kiều, thật sự cũng không can tâm”.


Sau khi chủ tich qua đời không lâu, “bốn trợ thủ” cũng chưa bị tan rã, cách mạng cũng chưa đi tới hồi kết, những thành phần trong gia đình này hãy còn rất quan trọng.
Những việc trọng đại như thế này, mẹ thường nghe theo sự sắp xếp của bố, ông nói như thế nào thì cứ thế mà nghe theo không hề nhiều lời.


“Tiểu Tuấn, tiếng Anh học đến đâu rồi” bố hỏi
“Đã học được 26 chữ rồi ạ, còn học thêm được một vài từ đơn nữa ạ”.
Tôi nghĩ kĩ rồi mới trả lời,


Chu tiên sinh cũng không phải là thầy giáo tiếng Anh chuyên nghiệp, nên cách dậy cũng có một chút “man khí”, khi thấy tôi đã viết được 26 chữ cái, thì cũng không theo những tuần tự nữa, cứ thế là dựa vào quyển “Hamlet” mà dạy thôi. Cứ học từng câu từng đoạn, “kiến tạo sát tạo”. Tuy trước đây khi học tiếng anh thì còn mơ hồ, bao nhiêu cái căn bản chỉ có một chút, gặp phải vị sư phụ cao thủ như thế này thì không còn cách nào khác là cố gắng mà học thôi. Nhưng may mà tôi mới chỉ là đứa trẻ 7 tuổi, trí nhớ khá tốt, thầy giáo dậy khó, trí nhớ cũng có thể theo kịp, đặc biệt là cách dạy làm cho người ta cảm thấy hứng thú, khẩu ngữ của Chu tiên sinh rất giỏi, chỉ trong có mười ngày thôi nhưng dưới sự chỉ bảo của thầy thì tôi cũng có thể nói được những câu đơn giản, “Hamlet” cũng học tới trang thứ 3 rồi, những từ cần nhớ cũng trên trăm chữ, còn về ngữ pháp, có thầy giáo giỏi như vậy thì còn có thể sai hay sao?


Chu tiên sinh rất tâm đắc với cách dạy ngữ pháp của mình, không chỉ nói với tôi một lần, khi nào tới “Hamlet” mà thuộc như nước chảy cũng phải thể hiện tài năng đó ra.
Tôi nghĩ cúng đúng, thật sự có thể thuộc lòng “Hamlet”, thì cái bằng TOELF cũng chẳng khó khăn gì.


Những cái này thì cũng không cần phải kể cho bố nghe, cái gọi là “gỗ tốt nhiều như rừng, gió cũng có thể bẻ gãy…” làm người thì nên khiêm tốn một chút.
“Thế ngữ văn, học được bao nhiêu chữ rồi?’
Chị cả vô cùng thích thú với câu hỏi này của bố.


Chị cả Liễu Hoa, hơn tôi 7 tuổi, thật sự là “càng lớn càng giống mẹ”, nghe kể khi tôi còn bé là chị trông tôi, đối với tôi rất tốt nếu như sau naỳ có thế xuất chúng tôi nhất định sẽ đền ơn chị .
“ A, bây giờ bác dạy con Thông sử Trung Quốc”.
“Cái gì?”


Những người khác không hề có phản ứng nào, cũng không biết “Trung Quốc thông sử” là sách gì, chỉ có bố là tức nảy đom đóm măt thôi.
Tôi mỉm cười, hơi đắc ý một chút.


“Bác nói, học xong “Trung Quốc thông sử”, thì học tiếp “Lịch sử văn học Trung Quốc” sau đó thì… à, hình như là “Toàn cảnh cổ văn”…”
“Từ từ….”


Bố đưa tay ra hiệu để tôi dừng nói, thở hơi dài, lấy lại bình tĩnh, sau một hồi bố mới lấy lại bình tĩnh hỏi tôi “Tiểu Tuấn, con hiểu được những quyển sách đấy sao?”


“Không hiểu ạ …..” Tôi ngây thơ lắc đầu, “Nhưng bác dạy con, thì con hiểu. Bố, bác học vấn rộng lớn, cái gì cũng hiểu ạ …”


Những lời nói này hoàn toàn không có chút gì giả dối, theo Chu tiên sinh học ngữ văn, nói thật lòng khi mới băt đầu trong long tôi có chút gì đó khó nói. Không biết diễn tả như thế nào, hồi đó tôi đã đọc qua không ít những quyển sách khó như vậy, nhận chữ không ít, chính là “ toàn cảnh cổ văn “ nếu như xem những phần chú giải, cũng có thể hiểu được tám chin phần. Nhưng theo Chu tiên sinh học mấy ngày, thì không tự học không được, Chu tiên sinh không cần xem nguyên văn, khi giảng tới “Trung Quốc thông sử” thì thầy cũng cứ giảng ba hoa thiên địa, cho dù là những chữ lạ hay những câu hỏi có chiều sâu chỉ cần tôi hỏi thì thầy cũng có thể lập tức trả lời .tuyệt nhiên không có chút gì chần chừ, những nền tảng ngữ văn khi đem nó so sánh với những người khác thì cũng hơn hẳn họ .


“A, đúng rồi thực ra bác không dạy con những thứ này”.
“Hả, bác còn có cái không hiểu, con nói thử xem nào?’
Bố lại bắt đầu có hứng thú
“Máy thu thanh ạ, máy của bác bị hỏng nhưng không biết sửa. Bác không hiểu vô tuyến điện!”
“A? Ngay cả vô tuyến điện con cũng hiểu sao?”


Bố nhìn tôi như đang nhìn người ngoài hành tinh vây,
Tôi bĩu môi, cố ý tỏ ra không để ý “Trên máy thu thanh có ghi là xưởng sản xuất vô tuyến điện, Thanh Đảo. Bố, bố có biết về nó không?”


Mẹ liền cười, cười và xoa mặt tôi : “Bố con là kĩ sư mà, chỉ cần là đồ điện thì đều biết!”
Bố cũng mỉm cười, có chút mất tự nhiên.
Tôi cười nói: “Thế thì tốt quá rồi, bố, bố dạy con đi”.


Đợi một lúc sau, đây mới thật sự là mục đích của tôi, bất kể như thế nào, quá trình này cũng không thể bỏ qua, cho dù là giả bộ cũng tốt, tóm lại “có cớ mà xuất binh”, nếu không sau này khi tôi giúp người nhà sửa chữa đồ điện có thể bị xem như là quái vật.


“Được, mai bố dạy con”.
Mẹ có chút lo lắng “ Lão Liễu, Tiểu Tuấn chỉ là một đứa trẻ 7 tuổi thôi. Học nhiều như vây, có làm cho con quá sức không?”
“Không sao”.
Bố nói: “Trẻ con khả năng tiếp thu tốt, học nhiều một chút cũng không sao”.






Truyện liên quan