Chương 65: Văn đấu

Sớm hôm sau, cổng thành vừa mở đã có ba người xuôi theo dòng người ra khỏi thành từ sớm.


Đoàn người gồm hai nam một nữ, ra khỏi thành đi dọc theo quan đạo không bao lâu đã rẽ sang đường nhỏ, trong khu rừng rậm rạp ven đường đã có sẵn ngựa, ba người giục ngựa đi về phía Đông, đến Đông Đô Lạc Dương trước rồi đổi sang đường thủy, xuôi xuống Dương Châu theo thuyền buôn.


Sở dĩ họ đi đường thủy cũng là dự tính trước của Tô Sầm, nếu đi đường bộ chắc chắn không tránh được quan dịch. Theo lời Phong Nhất Minh, hẳn quan dịch trên đường tới Dương Châu đều đã nằm trong kiểm soát của Tiết Trực, chỉ sợ họ chưa đến được Dương Châu thì Tiết Trực đã rõ như lòng bàn tay rồi.


Muối sợ nước, chỉ có thể đi đường bộ, có người vận chuyển ắt có nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ, không thể tránh việc tá túc ở trạm dịch, quản lý muối tư qua việc khống chế trạm dịch đúng là thượng sách.
Nhưng với những mặt hàng không sợ nước thì đi đường thủy tiện lợi hơn nhiều.


Hoàng đế Đại Nghiệp tiền triều dốc hết nguồn lực quốc gia để khơi thông, tu sửa kênh đào này. Lấy Lạc Dương làm trung tâm, tận cùng phía Nam là Dư Hàm, xuôi lên phía Bắc đến tận quận Trác, cả thảy dài hơn năm nghìn dặm, lưu thông hàng hóa Bắc Nam tiện lợi vô cùng, giờ xem ra cũng là một việc tạo phúc cho dân.


Nhưng mục đích của Hoàng đế Đại Nghiệp vào thời điểm ấy lại không phải vậy. Hắn dốc hết nhân lực, tài lực toàn quốc, tu sửa kênh đào lại không cho thuyền dân xuống nước, chỉ thuyền quan đã đăng ký trước mới có tư cách đi lại trên sông. Mục đích một là mượn danh thuyền quan để vơ vét của cải, hai là để trói buộc Giang Nam, đưa tài nguyên trù phù từ khắp Giang Nam vào kinh thành, ba là để Hoàng đế Đại Nghiệp tiện bề du ngoạn. Trong lúc tu sửa kênh đào, Hoàng đế Đại Nghiệp còn cho xây cả lô nhà thuyền, thuyền cao hàng trượng, thiết kế xa hoa, tiền sảnh hậu điện không thiếu thứ gì. Mỗi lần ra sông là cả ngàn thuyền rồng rời bến, đủ chứa cả vạn người, đã vậy còn sưu cao thuế nặng dọc con sông khiến dân chúng hai bên bờ chịu cảnh lầm than, ch.ết đói khắp nơi.


available on google playdownload on app store


Có thể nói kênh đào này đã góp không ít phần vào đại cuộc diệt vong tiền triều. 


Đến khi Đại Chu dựng nước, Hoàng đế Thái tổ siết chặt quy cách thuyền quan, thuyền không được cao quá ba trượng, không được chở quá trăm người, từ đó về sau không còn chuyện trên dưới triều đình xuôi nam nữa. Đến khi Thiên tử nhỏ lên ngôi, Lý Thích nắm quyền bèn khôi phục lại vận tải, cho phép thuyền dân xuống nước.


Con thuyền đám Tô Sầm đang đi là thuyền buôn qua lại giữa Lạc Dương và Dương Châu, thuyền gồm hai tầng, khoang trên chở người, khoang dưới chứa hàng, thuyền chở gốm sứ, rượu từ phương Bắc xuống phương Nam sau đó lại chở tơ lụa, lá trà về phương Bắc, hai đầu đều có hiệu buôn hợp tác với họ, đi một chuyến này tiền hàng có thể nâng gấp đôi, không ít người làm giàu nhờ việc vận chuyển.


Chủ nhân thuyền này có làm ăn với hiệu trà của nhà họ Tô, nhờ chủ hiệu trà ở Lạc Dương nói với ông chủ một tiếng là họ có thể lên thuyền.


Tô Sầm ra khỏi khoang thuyền hít thở không khí, mặt sông bao la, mênh mông khói sóng, dòng sông như vậy chỉ để quan lại hưởng thụ đúng là phí của trời. Giờ đây thuyền buôn rải rác khắp mặt sông, vào nam ra bắc qua lại như thoi, thế mới thật sự phát huy hết giá trị của nó.


Nhìn sang nữ tử trẻ trung đứng đầu thuyền, bóng dáng thướt tha, tóc đen như thác, Tô Sầm tươi cười bước lên tán tỉnh: “Quá mười ba yểu điệu thướt tha, giêng hai đậu khấu nở cành hoa. Dương Châu mười dặm xuân đưa gió, vén rèm ai sánh với mày hoa.”


Người nọ rầu rĩ quay lại, bất đắc dĩ nhìn Tô Sầm: “Tô ca ca, đùa vui không?”


“Vui chứ.” Tô Sầm cười, bảo: “Cậu không thấy mấy phục vụ trên thuyền nhìn cậu sắp rớt con mắt luôn rồi à? Làm vậy mới dời được sự chú ý của kẻ địch, họ dán mắt vào cậu rồi sẽ không chú ý đến tôi nữa.”


Đáng lẽ hôm qua đã quyết định cho A Phúc đi cùng rồi, cuối cùng Khúc Linh Nhi một khóc, hai quậy, ba thắt cổ ôm chân quấy Tô Sầm đến nửa đêm, còn luôn miệng nói: “Tôi nấu cơm, tôi giặt đồ, Tô ca ca, cho tôi đi theo đi, làm nha hoàn cũng được mà.”


Tô Sầm nghĩ lại, ba người đàn ông đi cùng nhau đúng là dễ gây chú ý, dẫn một nha hoàn theo cũng hợp lý.
Thế là vì Kỳ ca ca của mình, Khúc Linh Nhi chỉ có thể đứng bên song vấn tóc, soi gương thếp hoa vàng, từ một thiếu niên thành một nữ tử lại vẫn có đôi phần ý nhị.


Khúc Linh Nhi rầu rĩ nói: “Tô ca ca, huynh cho tôi thay lại đi, mặc thế này lỡ có nguy hiểm gì tôi còn chẳng nhấc được chân, sao bảo vệ huynh được?”
“Ai cần cậu bảo vệ.” Tô Sầm cười lớn: “Như cậu bây giờ lỡ có nguy hiểm gì thật liệu có tự lo cho mình được không đã?”


Khúc Linh Nhi tái mặt, im lặng quay đi.


Thiết nghĩ y không sợ trời không sợ đất, lại sợ mỗi nước, đã vậy y thạo khinh công, cảm nhận về thăng bằng nhạy hơn người thường, thế là Khúc tiểu gia nhà ta đã vinh quang mắc một chứng bệnh khác – say sóng. Từ khi đến thuyền đến giờ y chỉ nằm bò ở đầu thuyền mà nôn, tay túm ngực áo, lông mày nhíu lại, trông lại có vài nét đáng thương.


Tô Sầm cười, vỗ vai Khúc Linh Nhi: “Cậu mặc thế này đẹp lắm.”
Khúc Linh Nhi giận dữ: “Đẹp sao huynh không mặc?”
“Thật mà, không tin cậu hỏi hắn.”
Khúc Linh Nhi quay lại, thấy Kỳ Lâm đang lại gần mới tức tốc quay lại vẻ thẹn thùng, rụt rè gọi một tiếng “Kỳ ca ca”.
Kỳ Lâm gật đầu: “Đẹp.”


Khúc Linh Nhi lập tức mặt ửng sắc đào, mắt ngậm sương thu, chẳng khác nào cô thiếu nữ đang mang nỗi tương tư.
Tô Sầm ho nhẹ: “Hai người chú ý chút, sáng nay chủ thuyền còn lén nhắc ta là nha hoàn với tùy tùng nhà ta có gian tình, bảo ta cẩn thận bị giết người cướp của ném xác xuống sông.”


“Sao lão biết chúng tôi muốn giết người diệt khẩu ném xác xuống sông vậy?” Khúc Linh Nhi quay sang nhìn Kỳ Lâm: “Ông lão đó biết nhiều quá rồi, phải diệt khẩu.”
Kỳ Lâm gật đầu: “Được.”
Tô Sầm: “…”


Đùa xong, Kỳ Lâm mới nghiêm túc nói ngay trước chính là Biện Châu, kênh đào chuyển từ Hoàng Hà vào Biện Hà sẽ tấp vào bờ bổ sung vật tư, để cho an toàn Tô Sầm cứ ở trên thuyền là được.


Tô Sầm không có ý kiến, thuyền vừa vào bến Khúc Linh Nhi đã lao đi như tên rời cung, cảm giác đứng trên mặt đất quá tuyệt vời, chẳng mấy chốc đã chạy mất dạng.
Tô Sầm nhìn phục vụ trên thuyền bận rộn bê vác, thấy cũng phải mất một thời gian nữa mới xong, bèn mặc cho Khúc Linh Nhi đi chơi.


Ngồi pha trà cùng ông lão lái thuyền, chưa kịp uống hết lượt nước đầu tiên cậu đã thấy Khúc Linh Nhi hấp tấp quay về, nói: “Tô ca ca, huynh mau đi xem đi, có người đánh nhau vì huynh kìa!”
Tô Sầm nhướng mày: “Vì tôi?”


Cậu ở Biện Châu lạ nước lạ cái, làm gì có ai nhận ra cậu, càng khỏi nói tới đánh nhau vì cậu nữa.
“Thật đấy.” Khúc Linh Nhi bước lên kéo cậu: “Huynh mau đi xem đi, muộn quá người ta đánh nhau xong mất.”
Tô Sầm: “…”


Chỗ đó cũng không xa, ở ngay trong một căn nhà tranh cạnh bến phà, có người dựng một chái nhà đơn giản kiếm ít tiền trà nước của người qua đường. Khi Tô Sầm đi qua đó cả đám người đứng xung quanh, Khúc Linh Nhi phải kéo Tô Sầm chen vào trong mới nhìn được đại khái.


Mấy người dáng dấp thư sinh vẫn đang tranh luận không ngớt, nghe rõ nguyên do, Tô Sầm không khỏi cười. Nói là vì cậu, thực chất lại chẳng liên quan đến cậu mấy. Vốn là có hai toán người lên bắc về nam hữu duyên hội tụ về đây, ban đầu chỉ là kết bạn bằng văn chương, đến cuối cùng lại thành phân thắng bại. Nam bắc tranh nhau, người phía Bắc lấy Liễu Trình ra làm đại diện, người phía Nam mới nghĩ không phải chỉ là Trạng Nguyên thôi sao, họ cũng có, thế là chàng thanh niên tài tuấn đại diện cho phía Nam Tô Sầm được đưa ra.


Tuy chức quan của Tô Sầm không sánh được Liễu Trình, nhưng dù sao cậu vẫn còn trẻ, vả người đọc sách chú trọng bản lĩnh văn chương, Tô Sầm từng có mấy năm du ngoạn núi sông, cũng để lại không ít câu thơ được người đời yêu thích, trái lại Liễu Trình vừa nhập sinh đã dốc lòng tranh đấu trong triều, ít có tác phẩm hơn.


Một đám thư sinh dĩ nhiên không đánh nhau thật, tranh luận mãi, cuối cùng đổi sang đấu văn, dùng cách thức kinh điển nhất – đối câu đối.
Bắc phái nói: “Giang hà hồ thủy tẫn nhập hải.”
Nam Phái bèn đối: “Dương liễu xuân phong bất xuất sơn.”


Nam phái lại nói: “Nhật nguyệt cùng sáng soi thiên hạ.”
Bắc phái suy nghĩ, đáp: “Nước trong thành suối chảy tám phương.”


Tô Sầm cười lắc đầu, năm xưa ở thư viện cậu đã xem thường kiểu đối này rồi, cứ đối thế này thì biết đến bao giờ mới đối xong. Cậu đứng dậy toan đi, lại bị Khúc Linh Nhi kéo lại: “Tô ca ca, huynh không sợ huynh thua à?”


Tô Sầm cười, bảo: “Chẳng qua họ muốn tìm cớ hòng phân cao thấp thôi, không phải tôi cũng là người khác, họ có thua cũng liên quan gì đến tôi? Thắng thì tôi được lợi gì?”


Nhưng Khúc Linh Nhi không muốn về thuyền, y bèn túm chặt Tô Sầm không cho đi: “Tô ca ca xem tiếp đi mà, dù sao cũng đâu có gì làm.”
Sau chừng nửa tuần hương nữa, một người bên Bắc phái bỗng nói: “Vọng Giang Lâu, vọng giang lưu, Vọng Giang Lâu vọng giang lưu, Giang Lâu thiên cổ, giang lưu thiên cổ.” 


(Dịch nghĩa: Vọng Giang Lâu, nhìn sông chảy, Vọng Giang Lâu nhìn sông chảy, Vọng Giang Lâu muôn đời, sông chảy cũng muôn đời.)


Tô Sầm ngẩng đầu nhìn người nọ, đó là một thanh niên hơn hai mươi, khuôn mặt vẫn còn vẻ ngông nghênh, trước giờ hắn vẫn luôn im lặng, hẳn cũng thấy kiểu đối như trẻ con chơi trò gia đình này vô vị. Hắn vừa cất tiếng, mọi người đã im bặt.


Đám người Nam phái nhíu mày suy nghĩ, xem chừng không đối được nữa.
Khúc Linh Nhi hỏi nhỏ: “Người này đâu ra vậy?”


Tô Sầm lại nhìn người kia, vẻ đắc chí trên mặt thư sinh ấy càng rõ ràng, trông cũng có đôi phần dáng dấp của cậu năm xưa. Cậu nghiêng đầu nói với Khúc Linh Nhi: “Nếu mấy người vừa rồi ở trình độ tú tài thì người này ít nhất cũng là cử nhân, họ không phải đối thủ.”


Quả nhiên mấy người bên Nam phái đã gục đầu cả, chắc cũng sắp nhận thua rồi.
“Cử nhân à?” Khúc Linh Nhi cười tủm tỉm, sau đó bất ngờ giơ tay Tô Sầm lên: “Đây còn người nữa này, huynh ấy đối được!”
Tô Sầm: “…”


Cậu trợn mắt lườm Khúc Linh Nhi, xem thì xem rồi còn nhúng mũi vào làm gì?
Khúc Linh Nhi lại cười tít mắt, một Cử nhân sao so được với Trạng Nguyên ca ca nhà y chứ?


Thanh niên kia ngạc nhiên quay sang, hắn nhìn Khúc Linh Nhi rồi nhìn Tô Sầm, cuối cùng cười bảo: “Cô nương ra chỗ khác chơi đi, chuyện bọn ta nói cô không hiểu đâu.”
Nhận nhầm y thành cô nương thì cũng đành, lại còn coi thường y nữa, Khúc Linh Nhi trợn mắt, đẩy Tô Sầm lên: “Thiếu gia đối đi!”


Tô Sầm thầm nghĩ, cậu cũng biết tôi là thiếu gia nhà cậu cơ đấy, có nha hoàn nào làm vậy với thiếu gia nhà mình không hả?


Mọi ánh mắt tề tụ về đây, Tô Sầm day trán, gật đầu nói: “Vậy xin đắc tội. Ấn Nguyệt Tỉnh, ấn nguyệt ảnh, Ấn Nguyệt Tỉnh ấn nguyệt ảnh, Nguyệt Tỉnh vạn niên, nguyệt ảnh vạn niên.”
(Dịch nghĩa: Giếng Ấn Nguyệt, in bóng trăng, giếng Ấn Nguyệt in bóng trăng, giếng Nguyệt vạn năm, ánh trăng vạn năm.)


Đám đông sững sờ rồi nhao nhao khen ngợi, giếng Nguyệt bóng trăng bổ sung, nâng đỡ cho lầu Vọng Nguyệt sông chảy vừa rồi, có thể nói là cặp đối tuyệt hảo.
Thanh niên kia cũng thu bớt vẻ khinh thường, hắn nghiêm túc nhìn Tô Sầm, nhíu mày nói: “Huynh là người ở đâu? Có biết đây là nam bắc phân tranh không?”


Tô Sầm day mũi, cười khổ: “Tại hạ người Tô Châu, tính ra hẳn cũng coi là người Nam phái.”
Mấy người Nam phái lập tức kiêu ngạo ưỡn ngực.
Thanh niên kia lại hỏi: “Xin hỏi tên họ ra sao? Sao tôi không biết huynh?”
“Kẻ hèn bất tài, không có danh hiệu gì, huynh không nhận ra cũng là lẽ thường.”


Một Trạng Nguyên như cậu lại so đo với đám thư sinh trong túp lều tranh thế này, còn tự đứng ra lấy tên tuổi cho mình, nếu bị người nhận ra thật chắc cậu cũng muốn nhảy sông tự vẫn.
“Được.” Thanh niên híp mắt: “Đến lượt huynh, huynh ra đề, tôi sẽ không thua đâu.”


Thế chẳng phải bảo cậu bắt nạt hậu sinh hay sao, Tô Sầm thầm thở dài: “Thế này đi, huynh ra đề trước, nếu tôi không đối được thì tôi thua.”


“Huynh!” Thanh niên kia đứng phắt dậy, làm vậy rõ ràng là coi thường hắn mà. Hắn nghiến răng, suy nghĩ xong thì cười, nói: “Huynh nói đấy nhé, mời huynh nghe đây, vế đối trước của tôi là: Đống vũ sái song, đông lưỡng điểm tây tam điểm.”


(Dịch nghĩa: Mưa lạnh hắt vào song cửa, hai giọt đông ba giọt tây.)
Đây là một vế đối chiết tự, “đống” và “sái” lần lượt ứng với “đông lưỡng điểm”, “tây tam điểm”, đúng là cũng có độ khó.
( đống = hai phẩy + đông, sái = ba phẩy + tây)


Tô Sầm thoáng nghĩ, cười đáp: “Thiết qua phân khách, thượng thất đao, hạ bát đao.”
(Dịch nghĩa: Cắt dưa chia khách, trên bảy dao, dưới tám dao. thiết có , có )
“Nguyệt tẩm giang tâm giang tẩm nguyệt.”
(Dịch nghĩa: Trăng đẫm mặt sông, giữa sông có ánh trăng.)
“Nhân quy dạ bán dạ quy nhân.”


(Dịch nghĩa: Người về giữa đêm, giữa đêm có người về.)
“Tích nhân tằng vi tăng, vi vương trình thượng bạch ngọc trình.”
(Dịch nghĩa: Người xưa làm hòa thượng, dâng bạch ngọc cho Vua. Trong đó cóngười+từng = hòa thượng, vua + dâng = ngọc)
“Đăng khâu sơn vọng nhạc, khô sơn kim hoán thanh loan sầm.”


(Dịch nghĩa: Lên núi trông non, núi khô nay thành non xanh. Trong đó có các từ chỉ núi + = , núi + nay = núi trẻ.)
Thanh niên đập bàn đứng dậy: “Rốt cuộc huynh là ai?”
Tô Sầm ngại ngùng chắp tay: “Nhường rồi.”


Vốn muốn âm thầm hành động lại vô cớ xảy ra nhiều chuyện như vậy, Tô Sầm kéo Khúc Linh Nhi chen khỏi đám người, vừa định rời đi lại nghe thấy người kia cười khẩy: “Tuy tôi thua, nhưng không có nghĩa là Liễu tướng đã thua. Năm đó trên đường vào kinh, Liễu tướng thấy nước Hoàng Hà dậy sóng đổ vào Biện Hà, bèn để lại câu thơ ‘Muôn tiếng cùng vang động bội loan, Cửu Châu thông lối thẳng lên ngàn’. Tô Sầm đó có gì, chỉ vài ba câu thơ từ học đòi văn vẻ, không đáng kể tới.”


Người Nam phái lập tức đứng dậy phản bác.
Tô Sầm nhíu mày, quay lại hỏi: “Thơ này là Liễu tướng viết sao?”


Không phải cậu nghi ngờ trình độ của Liễu Trình, chẳng qua thơ của Liễu Trình năm xưa cậu cũng từng đọc, hắn đi theo phong cách tả thực, phần nhiều là những bài từ sâu sắc canh cánh về dân về nước, mà hai câu thơ này lại dào dạt ý thơ, thoải mái nhẹ nhàng, không giống phong cách của hắn.


Thanh niên kia chỉ đợi câu này của Tô Sầm, hắn hất cằm nói: “Học thức nông cạn, đây là câu thơ Liễu tướng viết khi đi qua Biện Châu vào kinh thi cử năm đó, trong câu này còn có một chữ “Bội”, chính là tự của Liễu tướng.”


Liễu Trình tự Trọng Bội, cái này cậu biết, nhưng chỉ dựa vào một chữ này đã đoán định là Liễu tướng làm thì hơi khiên cưỡng.


Quả nhiên cũng có người không thích thanh niên đã thua còn già mồm cãi láo này, bèn châm chọc: “Sao tôi lại nghe nói thơ này không phải do Liễu tướng viết mà là người bạn cùng lên kinh với Liễu tướng viết.”
“Nói láo, rõ ràng là Liễu tướng viết.”


Đám người đứng hết lên cãi nhau ỏm tỏi.
Thấy sắp đến giờ thuyền chạy, Tô Sầm mới kéo Khúc Linh Nhi rời khỏi nhà tranh, trước khi đi còn quay đầu nhìn lại.


Thật ra cậu thiên về câu thơ này không phải của Liễu Trình hơn, nhưng nếu là người bạn kia của Liễu Trình viết, vậy thì đó là ai? Tài hoa bực này sao cậu chưa từng nghe nói?


Chuyện đến nay đã qua hơn mười năm, trừ phi Liễu tướng hoặc người bạn kia đứng ra nhận, nếu không e là không tranh luận được kết quả gì.


Lên thuyền, lão lái thuyền hạ lệnh tháo dây, căng buồm xuất phát. Cảnh vật bên bờ dần lùi lại, đến khi căn nhà tranh kia khuất khỏi tầm mắt Tô Sầm mới đứng dậy vào khoang.
Có những việc đã chìm sâu dưới dòng chảy thời gian, không còn chân tướng.






Truyện liên quan