Chương 12
LỮ ĐOÀN 173
Lực lượng quân đội Mỹ tập trung gần sài Gòn, nơi tràn ngập phóng viên và nhiếp ảnh. Chúng tôi lái xe ra khỏi thành phố về doanh trại Lữ đoàn Không vận 173 của quân đội Hoa Kỳ ở Biên Hoà mất khoảng nửa giờ, xóc nảy qua đoạn cuối con đường bụi bẩn, đi qua nghĩa trang cũ của người Việt với những bia mộ khắc màu đỏ. Những chiếc áo ponsô màu ô liu nâu xám treo giữa những tấm bia che lính gác khỏi ánh nắng chói chang. Đường lán doanh trại trải dài trên khoảng bằng phẳng nhỏ hướng ra căn cứ không quân Biên Hoà đông đúc để bảo vệ lữ đoàn đã dàn quân. Lính nhảy dù có tiếng trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ và tôi rất mong muốn chứng kiến cách họ thao tác chống lại du kích Việt cộng.
Chỉ huy lữ đoàn trưởng Tướng Ellis W. William, có mái tóc hoa râm, dáng gầy và được đặt biệt danh sau lưng là “Butch”. William xuống máy bay cùng lính giống như Tướng McArthur lội vào bờ ở Leyte trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung sỹ thông tin của đơn vị, Don Pratt được người phát ngôn chính của Westmoreland, đại tá Ben Legare cảnh báo tránh căng thẳng: “Nhắc nhở tướng của anh trước khi báo giới làm điều đó, và đảm bảo ông ta biết nhấn mạnh tính tất yếu bảo vệ nhiệm vụ của mình. Lữ đoàn 173 ở đây để bảo vệ căn cứ không quân và không phải gây ra chiến tranh. Nhắc ông ta biết điều đó”. Nhưng Pratt đã bỏ qua lời William ở sân bay và vị tướng đó nói với báo giới rằng ông ta tới Việt Nam để tham gia Chiến tranh thế giới thứ ba.
Trung sỹ Pratt thuyết phục tôi viết những điều mà anh ta hứa sẽ là câu chuyện độc nhưng 20 phóng viên khác cũng biết. Đôi khi báo giới nhiều hơn cả lính. Pratt là người đàn ông thật thà, người đồng hành tốt bụng và là người chủ hào phóng.
Lính nhảy dù đến Việt Nam với lòng tin họ biết một số điều về chiến tranh trong rừng: Họ luyện tập ở Okinawa và một số nơi ở Thái Bình Dương. Tôi chờ đợi những đụng độ đầu tiên, nhận thấy lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ ở Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với sức nóng và học cách hiểu người Việt Nam. Theo những tuyên bố của Chính phủ Hoa Kỳ, Trung sỹ Pratt công khai nhấn mạnh vai trò bảo vệ của Lữ đoàn nhưng bản thân anh ta lại cho rằng điều đó là vớ vẩn và đơn vị sẽ vào trận chiến chống lại Cộng sản ngay khi những vũ khí lợi hại tới.
Viết tin về lính bộ binh không phải là cuộc rong chơi. Việc đi lại đôi khi khó khăn gian khổ vì phải băng qua rừng rậm, đầy bùn dính và sâu - mọi người phải nắm tay nhau để khỏi bị lạc. Dây rừng và bụi rậm dưới chân cào vào vũ khí, quần áo và luôn có một người chỉ huy đi theo từ hàng đầu tới cuối với khẩu hiệu: “kiểm tr.a lựu đạn, kiểm tr.a lựu đạn”. Lính phải đảm bảo dây rừng không bật lấy an toàn vỏ lựu đạn. “Đó giống như cắt sợi mì qua bát mì”, một người nói. “Ước gì nó dễ dàng như vậy, Tarzan chẳng bao giờ có khó khăn đó”, một người đáp lại.
Vào giữa buổi trưa, mặt trời cũng không xuyên qua được lớp lá dày đặc. Chỉ có ánh sáng mờ lúc chạng vạng. Điều đó không bao giờ thay đổi và không dễ chịu gì. Chỉ khi bạn biết không thể đi thêm được nữa, có một vết châm bất ngờ bởi một vật mát mềm trong đùi và biết rằng một con đỉa đen nghé thăm, bò lên chân từ những giọt nước rỉ ra ở gót chân, đang trở nên béo múp bằng máu của bạn tới lần dừng chân tiếp theo khi xắn quần lên và đốt kẻ thâm nhập vào lãng quên bằng bật lửa.
Rừng được xem là sự hăm doạ, nhưng vùng nông thôn có dân cư sinh sống lại có một loại rắc rối khác: con người có thể nguy hiểm hơn những sợi dây lộn xộn hay bùn có đỉa. Đây là cuộc chiến không mặt trận và không an toàn. Tôi có thể thấy những bất bình thường ở Việt Nam ảnh hưởng tới những lính trẻ, những người đào tạo để chống lại kẻ thù mặc đồng phục để bảo vệ những mục tiêu đặt ra rõ ràng.
Tôi đi cùng đoàn trinh sát bằng xe bọc thép và những khẩu súng tự động 90mm hướng về phía bắc căn cứ doanh trại dọc đường số 1, nơi những báo cáo của do thám Cộng hoà nói rằng có tới một nghìn du kích Việt Cộng đang tập trung tấn công người Mỹ. Lính nhảy dù thận trọng khi xuống khỏi đường cao tốc và vui mừng khi họ đi qua cộng đồng người lánh nạn Thiên chúa giáo của Hố Nai, nơi đó hàng trăm người dân địa phương chạy ra khích lệ họ. Thêm vài dặm lên đường cao tốc không khí thay đổi: có các hố cá nhân và mương rãnh đào bên đường, những người đi bộ đội và nông dân trên cánh đồng quay mặt đi. Một chiếc xe ô tô bấm còi không kiên nhẫn và một chiếc mui kín nhỏ của Pháp theo đường vòng qua hàng xe bọc thép, một người châu Âu cầm lái và hai người phụ nữ ăn mặc sang trọng trên xe. Khi chiếc xe vượt lên đằng trước, lính nhảy dù sẵn sàng chiến đấu nhìn nhau ngạc nhiên. Chiếc xe ô tô xuất hiện từ rừng cao su phía trước.
Phía sau rừng cây, đường cao tốc cản trở xe quân đội bởi những hào sâu. Những người lính nhảy xuống bụi rậm, dựng súng cối và súng máy sẵn sàng cho mọi chuyện trừ một nhóm người Việt bất ngờ xuất hiện vây quanh họ, một số mặc quần áo rách rưới và đầu tóc rối bù với cái nhìn lạ lẫm, hoang dại của những người rừng. Những người khác đang đánh xe bò cùng những đứa trẻ lôi thôi, lếch thếch. Cảnh sát Cộng hoà đi cùng đội tuần tr.a nói rằng họ vô hại.
Tiến ra khỏi bụi cây, đội lính chỉ vào một người mặc quần áo màu đen ở xa thích hợp với miêu tả về Việt Cộng và họ đuổỉ theo. Họ thấy một người phu nữ chặt tre bằng liềm. Cô ta thét lên hoang dại và không ai có thể hiểu những gì cô ta muốn nói nhưng cảnh sát kiểm tr.a chứng minh thư và để cô ta đi. Cồng chiêng vọng ra đâu đó trong bụi cây khi những người lính di chuyển về phía trước, theo sau là hàng xe bọc thép đè bẹp những bụi cây. Sau đó chúng tôi đi song song với đường sắt Sài Gòn – Hà Nội, con đường đã không sử dụng trong nhiều năm và chúng tôi biết ơn vì nhờ nó có thể trở lại Trảng Bom và theo quốc lộ 1 về nhà. Trong một ngày lính nhảy dù đã chứng kiến một Việt Nam huyền bí và mâu thuẫn, những gì gọi là tập dượt quân sự của họ trước đây giờ thành vô ích khiến họ thấy là những người lạ trên mảnh đất của người ngoài hành tinh. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Những hạn chế trong chính sách của Tổng thống là Lữ đoàn 173 hoạt động ở mức độ hành quân thấp trong tháng đầu tiên tới độ làm mất tinh thần của vị tướng tham vọng. William không còn kiên nhẫn.
William muốn đưa ra những nhận xét báo chí tốt và nhạy cảm với những thông tin phản ánh về lữ đoàn trong những gì ông ta thấy như ánh sáng mờ. Ông ta có nhiều điều để bực bội. Có 3500 lính dưới sự chỉ huy của ông ta và khoảng 60 phóng viên, nhiếp ảnh bất kỳ lúc nào cũng lượn lờ quanh đó. Đặc biệt AP nằm dưới ngọn lửa của ông ta vì ngày nào chúng tôi cũng ở đó và viết hầu hết những hoạt động lính nhảy dù bảo vệ vòng ngoài căn cứ.
Hort đi cùng một đội tuần tr.a bộ binh hỗ trợ tấn công không quân được cho là tấn công vị trí của Việt Cộng trên đồi phía trước. Anh ta đi cùng trinh sát kiểm tr.a mục tiêu và nhìn thấy một hàng người đang đi về phía họ. Họ cầm súng. Khi những người đó tới, lính Mỹ nhìn thấy những bộ quần áo màu vàng và nâu của các vị sư. Một số quần áo của họ dính máu và sáu người được khiêng bằng cáng. Khi nhóm người đó ra hiệu chào kiểu Phật giáo, lính chạy về phía trước giúp đỡ. Các sư trong một ngôi chùa bị tấn công nhầm trong một trận không kích. Tôi viết một câu chuyện nói rằng nhóm tôn giáo “đã trở thành nạn nhân của sự nhầm lẫn thường xảy ra trong chiến tranh Việt Nam”. Tướng William gào lên.
Một tiểu đoàn lính bộ người Australia chuyển vào cạnh lính đánh bộ ở Biên Hoà. Họ là những lính kinh nghiệm, thân thiện, rất thích giao tiếp với những người Mỹ nhưng lại sợ sự cấm đoán của William về việc uống bia ở căn cứ hay ở những quán bia trong thành phố.
Tháng 8 – 1965 khi vị tướng cử hai trong những tiểu đoàn của mình hành quân 5 ngày tới phía đông nam Sài Gòn và trở về tay không, tôi viết một đánh giá về chiến thuật quân sự của ông ta. “Có một phản ứng giây chuyền của những lỗi lầm mà không thể tạo nên thành công trước khi điều hành thực sự theo đúng cách. Rất nhiều nhà quan sát cảm thấy chỉ huy cấo cao Hoa Kỳ có thể dính vào chiến thuật đem lại sự thất bại cho lực lượng Cộng Hoà trước đây và có thể mang lại sự thất bại cho lực lượng Hoa Kỳ bây giờ”.
Ngay sau đó , Tướng William cho rằng ông ta đã lãnh đủ từ những bài viết của tôi, triệu tôi đến Sở chỉ huy lữ đoàn. Don Pratt khẩn nài tôi lịch sự với vị Tướng và đồng ý chịu trách nhiệm trước bài giảng sắp tới. “Ông ấy không có đầu mối như những gì anh có, như vậy chỉ cần làm hài lòng ông ấy thì công việc của tất cả chúng ta sẽ dễ dàng hơn”.
Tôi lái xe ra căn cứ lữ đoàn vào giữa buổi sáng và đi bộ lên khu vực chỉ huy. Khi đi qua Pratt, anh ta làm cử chỉ họng xẻ dọc với tôi và tôi cũng búng tay đùa lại. Tướng William ngồi ở đó khi tôi bước vào và vẫy tôi lại ngồi chiếc ghế tại bàn ông ta. Ông ta tập hợp vài viên sỹ quan lâu năm của mình để giáo huấn. William dựa vào phía sau, mắt nhìn tôi. Mặc dù tôi tự nói với mình phải bình tĩnh, giải pháp của tôi phải nhẹ nhàng, nhưng chỉ trong chốc lát tôi cảm thấy mình giống như tân binh đi báo cáo tè dầm. “Anh và những phóng viên thường trú khác không viết được cái gì hơn ở lữ đoàn 173 ngoài những câu chuyện về sự lảng tránh của Việt Cộng à? Anh không biết rằng Việt Cộng là những kẻ nhát gan, họ chỉ chiến đấu về đêm và khi chúng tôi bắt được một nhóm thì họ bỏ chạy. Khi anh nói rằng chúng tôi không thể tìm thấy Việt Cộng, điều đó làm chúng tôi giống như đồ bỏ đi và chúng tôi không phải như vậy”. Tôi nhận thấy các sỹ quan cấp dưới tỏ thái độ thoải mái và tôi chắc họ đã nghe những điều này trước đây. Vị Tướng tiếp tục: “Tại sao cậu không thể viết những điều tích cực về chiến tranh. Đó là cách duy nhất thay đổi thuỷ triều ở đây và để người Mỹ ủng hộ những hành động của chúng ta trong đất nước này. Nếu chúng ta muốn những người lính trở về nhà thì phải thuyết phục mọi người, phải làm cho những đại biểu Quốc hội biết về sự thành công mà chúng ta đang tạo ra ở đây.”
Tôi phản kháng rằng chúng tôi đang làm hết sức, viết về các sự kiện một cách khách quan và đánh giá cao sự hiếu khách mà lữ đoàn ông ta dành cho chúng tôi. Vị tướng không ấn tượng. Ông ta đứng dậy và “sủa” vào mặt tôi: “Điều đó chưa đủ, chúng tôi muốn anh trở lại hàng ngũ”. Tôi đã nghe điều đó trước đây. Tôi cố gắng giải thích rằng AP là một hãng tin quốc tế với những trách nhiệm vượt ra ngoài đất nước Hoa Kỳ và thậm chí có những người thuộc phía bên kia cũng muốn mua tin, trong đó có TASS (cơ quan thông tấn Liên Xô cũ).
William nhìn tôi nghi ngờ. “TASS hả? Đó là một tổ chức ch.ết tiệt”. Cuộc thảo luận cuối cùng cũng kết thúc và khi tôi rời đi, William nói với nhân viên thông tin ở lại và đọc cho anh ta nghe Đạo luật Ngăn ngừa chống phá trật tự khiến tôi tới nơi đâu cũng bị từ chối. Pratt bước vào văn phòng ngày hôm sau, kêu lên “anh không giữ lời hứa” và nói tôi không còn được chào đón cùng lữ đoàn nữa.
Tôi đáp lại “Khốn thật, tôi sẽ viết về Big Red số 1 (Sư đoàn lính bộ đầu tiên của Hoa Kỳ) và những lính thuỷ đánh bộ”.
“ch.ết tiệt, không có cách nào khác đâu, William căm ghét cú húc của anh nhưng nếu ông ta hài lòng với những tiêu đề mà anh viết thì tôi sẽ cho anh tham gia vào những trận chiến.
Pratt qúa thành thật. Anh ta luôn báo cho tôi biết những chiến dịch chống trả tôi của Tướng anh ta. Tại một cuộc họp ở Nha Trang với hai nhân viên thông tin Chính phủ từ Washington đến, đại tá Roger Bankston và Dan Henken, William nói với họ là tôi đã thú nhận với ông ta tôi viết để làm hài lòng TASS và theo ý đó của ông ta thì tôi thuộc loại chống phá nên bị nghi ngờ. Đập vào mặt bàn, ông ta tuyên bố những phóng viên không hợp tác sẽ bị trục xuất và những phóng viên nhấn mạnh lỗi lầm của Mỹ ở Việt Nam là “không có năng lực hoặc có xu hướng chống phá”.
Những người lính của William là những người tôi viết và họ thích thú vì sự quan tâm của tôi. Những quan sát của tôi về sự lẩn tránh của Việt Cộng và những thất bại của chiến tranh là những điều xuất hiện trong những bức thư của họ viết về nhà, vì vậy họ không phàn nàn về tôi. Mong muốn của họ là tôi duy trì khả năng viết về những hành động của lính nhảy dù, như một cách thách thức lại lời chỉ đạo của Tướng William. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Một ngày Don Pratt lái xe tới văn phòng của chúng tôi với thông tin Tiểu đoàn 1 sẽ bắt đầu tấn công chống lại khu vực căn cứ được bảo vệ và là điểm “nóng” của Việt Cộng ở phía bắc Sài Gòn. Anh ta muốn tôi đi cùng để tác nghiệp mặc dù điều đó không được phép “bởi vì tôi nợ anh về vụ cho chúng tôi được uống bia lại” – Don Pratt nói. Phụ tá văn phòng người Việt đưa tôi đến điểm tập kết trực thăng gần căn cứ lữ đoàn trước hoàng hôn và tôi bò qua hàng rào an ninh, tham gia cùng Pratt và một số người bạn của anh ta từ trung đội của đại dội A. Với bộ quần áo dã chiến màu xanh mua ở chợ đen và mũ sắt, tôi lẫn vào đám đông. Tôi là sự ghen tị của nhóm vì tôi đã mua được đôi ủng đi rừng có bàn giằng đi lại dễ dàng hơn trong bùn so với những đôi đế trơn cấp cho lính nhảy dù. Trung đội trưởng cũng đồng thuận với chúng tôi, nhập tôi vào một trực thăng chở lính với một trong những đội của anh ta, khi nhân viên lữ đoàn lâu năm kiểm tr.a việc cất cánh.
Chúng tôi rời căn cứ không quân Biên Hoà, nơi có đông dân cư xung quanh, bỏ xa những thị trấn khi khói bếp toả ra từ những ống khói, đi qua cánh đồng lúa ngập nước, bay lên những rừng cao su, và bỏ xa cả những con đường dầy bụi và những mái lá của vùng nông thôn nghèo nàn. Chúng tôi tới một dải đất vùng đầm lầy và rừng rậm được gọi là Vùng chiến khu D từ chiến tranh thuộc địa. Trực thăng của chúng tôi nhanh chóng hạ xuống một bãi đất trống rộng rãi. Lính nhảy dù bổ nhào xuống, thậm chí trước cả khi máy bay phanh lại, tiếp đất thăm dò.
Tôi cảm thấy tay của Pratt đặt trên vai mình, sau đó là cả hai chúng tôi nhảy xuống. Tôi căng thẳng khi thấy mình rơi vào đống nhớp nháp nhày nhụa, bốc mùi thực vật mục rũa. Tôi bị lún sâu tới đùi trước khi giữ được cân bằng và di chuyển theo sự chỉ dẫn của lính. Tôi đẩy mình qua đám cỏ lau màu vàng che khuất tầm nhìn thấy Pratt đang chờ mình tại thùng xe bò. Anh ta cũng bẩn như tôi. “Ít nhất Victor Charlie không biết chúng tôi đang tới”, anh ta nói “Bởi vì ở đây vẫn chưa có liên lạc”. Cách anh ta cười với tôi làm tôi nhớ tới diễn viên nam Dane Clark từ một bộ phim chiến tranh tôi xem hồi nhỏ. Khi tôi nói với anh ta như vậy, anh ta đáp lại: “Khỉ thật, không đâu, tôi là John Wayne, hãy di chuyển đi”.
Tôi đi cùng nhóm chỉ huy đang nghiền ngẫm tấm bản đồ bằng nhựa được đánh dấu bằng những đường bút chì xanh, đỏ đậm và chữ viết nguệch ngoạc. Bộ đàm tại bộ chỉ chỉ huy định vị sự có mặt của một trung tâm truyền thông Việt Cộng trên khu vực cao cách vài dặm về phía tây và ra nhiệm vụ hạ nó, gây thiệt hại càng lớn càng tốt. Chỉ huy đại đội, Đại uý Walter Daniel đưa ra những mệnh lệnh thì thào cho trung đội của anh ta di chuyển cẩn thận và cảnh giác: “Đây là đất nước của Victor Charlie, đừng quên điều đó và hãy cẩn thận”.
Trung đội 3 đi theo một chỉ huy trẻ qua những bụi cây mọc rối rắm mà tầm nhìn chỉ khoảng 50 mươi bước chân. Tôi nghe anh ta phàn nàn với bạn là anh ta đã lỗi thời vì có quá nhiều tân binh được đưa đến thay thế nhưng đã tử vong trên chiến trường hoặc mắc các loại bệnh nhiệt đới.
Ngày đầu chúng tôi vượt qua một đầm lầy nhiều dây rối rắm mà Việt cộng đã biết cách tránh. Chúng tôi mất cả ngày chỉ đi được có 3, km. Chúng tôi trải qua một đêm không thoải mái trong những bộ đồ ướt và tiếp tục đi lúc bình minh. Sau một giờ, trung đội 3 thông báo họ đã tới đỉnh đồi và sau đó Việt Cộng lộ diện tấn công. Khu rừng vang lên tiếng súng máy bắn phá cả khoảng rừng, hạ gục bảy lính Mỹ đầu tiên và ngăn đường đi của những người còn lại. Tôi cúi xuống khi những viên đạn rơi uỵch vào thân cây gần đó và bay vút lên đầu.
Những người lính gần đó bắn trả bằng những khẩu M-16. Tôi nhìn lên thấy Don Pratt cùng vị giáo sỹ của lữ đoàn, Frank Vavrin đã nằm sóng soài và trước khi chúng tôi nhận thức được đầy đủ những chuyện gì đang xảy ra. Vài trăm thước trước mặt, Đại đội 3 đã bị mai phục và đang chiến đấu cho sự sống còn. Những viên đạn tấn công gần chúng tôi nảy bật ra. Một giọng thét lên: “Dừng bắn, các cậu đang bắn vào chính người của mình!” và tôi bò về phía đội chỉ huy của Đại uý Daniel. Anh ta co dúm trên bộ đàm. Một giọng khẩn cấp: “Chúng tôi bị tấn công nặng nề, chúng tôi bị tấn công dữ dội, chúng tôi đã bị chia cắt và gim lại”. Daniel đáp lại nghiêm túc: “Không có cách nào đâu, các cậu là Trung đội 3, các cậu không bao giờ bị gim lại”, nhưng giọng nói đó khẩn khoản và nhanh chóng thông báo rằng trung đội trưởng đã nhận một viên đạn vào đầu.
Daniel tự mình đi xem tình hình và tôi theo sau anh ta, nửa bò, nửa trườn xuống đường dẫn đến một con suối nhỏ. Khu rừng nghiêng ngả trong tiếng vũ khí tự động kêu to đến điếc tai. Đại uý tiếp tục đi, đẩy đám cỏ bông sang một bên, lội qua bùn tới khi những viên đạn tới tấp bắn đến. Anh ta ngã xuống đất và tôi nghĩ anh ta đã bị hạ gục. Tôi bò tới vị trí thuận lợi quan sát thấy chiếc cằm anh ta chạm vào đất bẩn để nhìn thấy khoảng trống nhỏ. Ở đó, cơ thể đầy máu của một trong những người lính nhảy dù của anh ta đã bị tay súng máy Việt Cộng bắn gục.
Có hai thi thể lính Mỹ ở khoảng trống và những gì còn lại là của Trung đội A phía trên đồi phía trên, không nhìn thấy nhưng không có âm thanh trong bụi rậm. Daniel trườn xuống đồi, qua dòng suối quay lại chỗ người cầm bộ đàm. Anh ta nửa đề nghị, nửa cầu xin cấp trên ở căn cứ giúp đỡ. “Chúng tôi đã từng chiếm bất kỳ quả đồi nào ở Việt Nam trước đây, nhưng tôi không nghĩ chúng tôi có thể chiếm được lần này. Chúng tôi phải mang tiểu đoàn còn lại về”.
Đại uý Daniel di chuyển lên Trung đội 2 tìm cách tốt nhất phá vòng vây cho những người còn sống sót của Trung đội 1 và Trung đội 3, do vậy những người lính bò qua chúng tôi cùng vũ khí sẵn sàng.
Những cố gắng giải cứu của Trung đội 2 tạo ra đường thoát, cho phép những người bị thương đến được với nhóm chỉ huy. Đại uý Daniel đưa thêm vài lính như hàng rào bảo vệ mỏng xung quanh chúng tôi và những bác sỹ quân y làm công việc của mình. Ba trong số họ giúp một lính nhảy dù bị thương nặng. “Tiếp tục ép ngực anh ta, giữ cho tim đập”, một bác sỹ quân y giục một người khác đang hô hấp nhân tạo. Họ ở đó hàng giờ dù những viên đạn liên tục bật nảy xung quanh họ cho đến khi người lính nhảy dù ch.ết.
Don Pratt, sỹ quan tuyên uý Vavrin và tôi làm hết sức để giúp những người bị thương cảm thấy dễ chịu hơn, kiểm tr.a băng bó cho họ bằng vải ướt. Có hơn 30 người bị thương nằm đó vào lúc trưa, gồm trung sỹ Gerald Mahoney - người đã bị bắn vào đầu gối và ngón tay cái trong đợt tấn công đầu tiên. “Tôi sẽ 19 tuổi vào ngày 17-10 và tôi sẽ phải tổ chức sinh nhật trong bệnh viện. Tôi không thích điều đó”, anh ta nói. Giáo sỹ Vavrin xoa đầu anh ta và nói với tôi: “Chúng là những cậu bé dũng cảm và tôi vui vì ở đây hôm nay” rồi sau đó ông ta bò tới xoa dịu một lính hôn mê bị thương ở đùi. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Đầu buổi chiều, dù tất cả đều cố gắng hết sức nhưng hai trong những người lính bị thương nặng ở ngực đã ch.ết và một bác sỹ quân y đẫm mồ hôi trong chiếc áo khoác dính máu nói ra điều mọi người đang nghĩ đến: “Chúng ta cần trực thăng đưa những người này ra. Chúng ta không thể có trực thăng sao?”. Vấn đề là khu rừng đó như một bức tường chắn 3 phía, cao khoảng 60 m trên đầu chúng tôi. Chúng tôi phải phá tung nó ra bằng Dynamite và sẽ rất mất thời gian. Cuối buổi, đại đội kỹ thuật đã đào một vùng đất đầy cây gãy, gốc bị bật và hướng ra một lối thoát trong bức tường chắn để lọt những tia nắng đầu tiên. Vùng đất trở nên quá nhỏ cho trực thăng quân đội hạ cánh, một chiếc đã thử vào và bị đập cánh quạt trên cây. Chiếc HH-43s nhỏ hơn của lực lượng không quân có thể lọt vào, Pratt và tôi giúp đưa người bị thương lên.
Vào đầu buổi tối, tiểu đoàn trưởng, Đại tá John Tyler bổ sung thêm hai đại đội tăng cường lực lượng từ vị trí phía sau Việt Cộng. Họ kiểm tr.a ngọn đồi và tìm thấy hào, đường hầm cùng xác của 11 lính Việt Cộng.
Vị Đại tá không vui khi nhìn thấy tôi. Anh ta nói với Pratt, “Tướng William đã nói với chúng ta gã này không được chào đón ở đây” nhưng rồi anh ta cũng nói với tôi. “Đây là nguyên nhân vì sao mà nó được gọi là vùng chiến khu D. Không có cách gì có thể đánh tan được nó. Chúng ta đã ở đây và bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại. Nếu họ muốn đánh nhau kiểu này, chúng ta sẽ chiến đấu”.
Tôi chỉ cho đại tá 11 lính nhảy dù đã bị giết, 40 người lính bị thương và tiếp tục đánh nhau có nghĩa là thiết lập tỷ lệ tử vong 1- mà không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Vị đại tá mỉm cười tự tin: “Nhìn này con trai, chúng ta lợi thế ở trận này vì Việt Cộng yếu thế hơn”. Đầu buổi tối, Pratt và tôi trèo lên trực thăng cuối cùng đi ra. Quần tôi ướt – tôi phát hiện chúng tôi đang ngồi trên vũng máu nhỏ đọng lại ở chỗ trũng trên sàn kim loại từ người ch.ết và bị thương trong những chuyến bay trước.
Tối muôn đêm đó tôi viết câu chuyện của mình. Bởi vì chúng tôi bị hạn chế đưa ra chi tiết những con số tử vong và bị thuơng cụ thể, tôi chỉ đề cập rằng đơn vị đã chịu tổn thất nặng nể, vì gần như một nửa đại đội bị thương. Ngày hôm sau, tại cuộc họp nhanh hang ngày của các nhân viên quân đội Cộng hoà và Mỹ ở Sài Gòn, mà chúng tôi gọi tiếng lóng là “Hành động ngu ngốc lúc 5 giờ”, các nhân viên quân sự cãi nhau với các con số của tôi và miêu tả tổn thất là nhẹ. Khi tôi phản đối, họ giải thích rằng sự mất mát thực sự một đơn vị đại đội là lớn nhưng khi so sánh tuơng quan lực lượng chống lại cả một tiểu đoàn thì được xem là nhẹ và đó là cách họ nhìn nhận.
Tôi rất tức giận với những mánh khoé đó và không có cách gì ngăn được nó về sau