Chương 7 : Truyện Đổng Thiên Vương

Đời Hùng Vương thứ ba, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ, Ân Vương lấy sự thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.
Hùng Vương nghe được mới triệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương sĩ dâng lời nói rằng:


- Không gì bằng cầu Long quân để nhờ âm phù.


Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế ba ngày thì trời cảm sấm mưa, thoắt thấy một ông già cao hơn sáu thước mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười ca múa; người ta trông thấy, ngờ là người phi thường mới tâu với vua. Vua thân hành ra bái yết, rước vào trong đàn; ông già không ăn uống, không nói năng gì cả.


Hùng Vương đến trước hỏi rằng:
- Nay binh nhà Ân sắp sang đánh, hơn thua ra sao, nếu có kiến thức gì xin bày cáo cho.
Ông già giây lát mò thẻ ra bói, thưa với vua rằng:
- Sau ba năm giặc mới qua đánh.
Vua lại hỏi kế hoạch để đánh giặc, ông già đáp rằng:


- Nếu có giặc đến thì phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ tốt để cho nước có uy thế, rồi tìm khắp thiên hạ có ai dẹp được giặc thì phong cho tước ấp, hễ được người ấy thì dẹp được giặc ngay.
Nói đoạn, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.


Vừa đúng ba năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang, Hùng Vương y theo lời nói của lão nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để tìm người dẹp giặc.


available on google playdownload on app store


Sứ giả đến làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, trong làng có một ông nhà giàu đã hơn sáu mươi tuổi mới sinh được một người con trai ba tuổi không biết nói, chỉ nằm ngửa không ngồi dậy được. Bà mẹ nghe Sứ giả đến, nói bỡn với con rằng:


- Sinh được thằng nay thì chỉ biết ăn uống chớ không biềt đánh giặc để lĩnh thưởng của triều đình mà đền ơn ßú❤ mớm.
Đứa trẻ nghe mẹ, thình lình nói lên rằng:
- Mẹ hãy gọi Sứ giả vào đây, con hỏi thử xem là việc gì.
Bà mẹ cả kinh, mừng rỡ bảo với xóm làng:


- Con tôi đã biết nói.
Xóm giềng cũng lấy làm lạ mới rước Sứ giả về nhà; Sứ giả hỏi rằng:
- Mầy là đứa trẻ mới biết nói mà bảo kêu ta đến làm gì?
Đứa trẻ mới ngồi dạy bảo sứ giả rằng:


- Lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao mười tám thước, một gươm sắt dài bảy thước, một cái nón sắt, trẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc gì mà lo.
Sứ giả chạy về trình cáo với vua. Vua mừng bảo rằng:
- Thế thì ta không lo gì vậy.


Quần thần đều tâu:
- Một người đánh giặc làm sao mà phá nổi?
Vua nói:
- Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân đã nói trước không phải là nói không, các ngươi không nên ngờ.


Rồi sai tìm sắt cho được mười cân luyện thành ngựa sắt, gươm sắt và nón sắt; Sứ giả đem tất cả đến; bà mẹ thấy thế cả kinh, sợ họa đến cho mình, lo sợ hỏi con.
Đứa trẻ cả cười nói rằng:
- Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ dừng lo sợ.


Rồi đứa trẻ lớn rất mau, áo cơm hằng ngày bà mẹ cung cấp không đủ; hàng xóm nấu thêm cơm; làm thịt trâu, rượu, bánh, trái, thế mà đứa trẻ vẫn không no bụng; vải lụa gấm vóc mặc chẳng kín hình, đều phải lấy thêm hoa cây lô mà che nữa.


Đến khi quân nhà Ân kéo đến Trâu Sơn, đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, mình cao hơn mười trượng, nghểnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm nói lớn lên rằng:
- Ta là Thiên tướng đây!


Bèn đội nón nhảy lên ngựa, ngựa phi như bay, múa gươm xông đến trước, quan quân theo sau đến sát lũy giặc, dàn trận dưới núi Trâu Sơn. Quân Ân cả vỡ, trở giáo chạy lùi, Ân Vương ch.ết ở Trâu Sơn, còn dư đảng thì la liệt sụp lạy và hô rằng:
- Thiên tướng, chúng tôi hết thảy xin đầu hàng.


Đứa trẻ đi đến núi Việt Sóc mới cởi áo mặc rồi cỡi ngựa bay lên trời, chỉ lưu dấu chân trên đá ở dưới núi mà thôi.


Hùng Vương, nhớ đến công lao, không biết lấy gì đền báo mới tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng một trăm khoảnh để làm lễ hưởng tế xuân thu.
Đời nhà Ân hai mươi bảy vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nữa.


Man di bốn phương nghe được như vậy cũng đều thần phục, về phụ với Vương. Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu tại làng Phù Đổng (nay ở huyện Tiên Du) bên chùa Kiến Phúc, tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu đều có lễ tế vậy.
Có bài thơ rằng:
Vệ Linh năm tháng đám mây nhàn.


Muôn tía nghìn hồng chói thế gian.
Ngựa sắt ở trời, danh ở sử.
Uy linh lừng lẫy khắp giang san.






Truyện liên quan