Chương 9 : Truyện dưa hấu

Ngày xưa, đời Hùng Vương có một người tên là Mai An Tiêm, người ngoại quốc, mới được bảy tuổi, do thuyền buôn chở đến. Vương mua về làm đầy tớ, kịp lúc lớn lên thì diện mạo đoan chính, nhớ biết nhiều việc.


Vương đặt tên là Yển, tên chữ là An Tiêm và cho một người thiếp, sinh được một trai, Vương yêu dùng để sai bảo, dần dần Yển thành phú quý, ai cũng úy phục, và chen nhau đến dâng lễ vật không thức gì là không có; Yển sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng:


- Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không từng trông nhờ vào ơn chúa.
Hùng Vương nghe được, cả giận nói rằng.


- Làm thần tử mà nó không biết ơn chúa, sinh ra kiêu mạn, nói rằng của cải đều là vật tiền thần của nó. Bây giờ ta đem bỏ nó ra ngoài biển, ra cái chỗ không người ấy coi thử nó có còn cái vật tiền thân của nó nữa hay không?


Bèn đày Mai Yển ra ngoài bãi cát cửa biển Nga Sơn, tứ phía không có dấu chân người đi đến, chỉ để cho lương thực đủ dùng trong bốn năm tháng mà thôi, ăn hết là ch.ết đói. Chị vợ khóc ầm lên, bảo rằng ta chắc ch.ết ở đây không lý gì sống được.
Tiêm nói:


- Trời đã sinh thì trời phải dưỡng, có lo gì?


available on google playdownload on app store


Ở chưa bao lâu, đương lúc tháng Tư, bỗng thấy một con bạch hạc từ phương tây bay lại, đậu lên một mỏm núi cao, kêu lên ba bốn tiếng thì sáu bảy hạt dưa rơi trên mặt cát, đâm chồi nẩy lộc, lan trên cát, xanh tốt rườm rà, rồi kết thành trái dưa, nhiều không kể xiết.
An Tiêm mừng rỡ nói:


- Đây đâu phải là quái vật, đó là trời cho để nuôi ta đó.


Bổ dưa ra ăn thì mùi vị thơm tho ngọt ngào, ăn vào thì tinh thần khỏe khoắn; rồi cứ mỗi năm trỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi lấy lúa gạo nuôi vợ con. Nhưng không biết dưa ấy tên là gì, mới nhân chim tha từ phương tây đem đến nên đặt tên là Tây qua.


Nhưng khách chài lưới, buôn bán, ưa mùi vị của nó đều đem phẩm vật của mình để đổi lấy dưa. Nhân dân xa gần, trên rừng dưới bến tranh nhau mua hạt, bắt chước trong tỉa khắp bốn phương; dân gian suy tôn An Tiêm làm “Tây qua phụ mẫu”.


Lâu ngày, Vương nhớ đến An Tiêm, sai người đến chỗ An Tiêm ở hỏi thăm có còn sống hay không.
Người ấy về tâu lại với Vương. Vương than thở hồi lâu mới nói rằng:
- Nó bảo là vật tiền thân của nó, thực là không nói dối vậy.


Vương bèn triệu An Tiêm về, trả quan chức lại và cho tỳ thiếp, đặt tên chỗ An Tiêm ở là “An Tiêm Sa Châu”; thôn ấy gọi là Mai An, đến nay còn lấy tây qua tôn phụng tổ khảo mà tế tự, là khởi đầu từ An Tiêm vậy.






Truyện liên quan