Chương 20 : Truyện Hà Ô Lôi
Niên hiệu Thiệu Phong thứ sáu đời Dụ Tông nhà Trần [1], có một người làng Ma La tên là Đặng Sĩ Dinh làm quan An Phủ Sứ, phụng mệnh đi sứ Tầu. Bà vợ là Vũ thị ở nhà. Trong làng có một ngôi đền thần gọi là Ma La Thần, thần tinh đêm đêm hóa làm Sĩ Dinh từ cách đứng ngồi đến nét mặt đều giống hệt Sĩ Dinh rồi vào phòng Vũ thị cùng nàng thông ɖâʍ; gần sáng lại đi, không biết đi đâu.
Đêm sau, Vũ thị hỏi rằng:
- Phu quân đã phụng mệnh Bắc sứ, sao lại đêm đêm được về mà ngày thời không thấy?
Thần nói dối rằng:
- Vua đi sai quan khác đi sứ, bảo ta chầu hầu tả hữu cùng vua đánh cờ vây không cho ra ngoài, ta niệm tình vợ chồng nên đêm trốn về với nàng để thỏa bề ân ái, sáng ngày phải gấp về triều không dám ở lâu, gà gáy lại phai đi.
Vũ thị trong lòng lấy làm nghi. Giáp một năm, Sĩ Dinh đi sứ về thì Vũ thị đã có thai gần đẻ; Sĩ Dinh đem việc tâu với vua. Vũ thị bị hạ ngục.
Đến đêm, vua mộng thấy một vị thần đến trình rằng:
- Thần đây là thần Ma La, vợ là Vũ thị đa có thai bị Sĩ Dinh tranh mất.
Vua giật mình tỉnh dậy, sáng ngày bảo ngục quan đem Vũ thị đến tr.a hỏi sự do.
Vua phán rằng:
- Vợ thì trả lại cho Sĩ Dinh, còn con thì giao cho thần Ma La.
Quá ba ngày, Vũ thị đẻ ra một cái bọc đen, xé ra thì được một đứa con trai, da thịt đen như mực; đến mười ba tuổi, đặt tên là Ô Lôi, tuy đen như sơn nhưng da láng như mỡ. Mười lăm tuổi, vua triệu vào chầu, rất là sủng ái nên cho làm tân khách.
Ô Lôi ra đi chơi gặp Lã Động Tân. Động Tân hỏi:
- Em bé đẹp lắm! Em có muốn cầu điều gì không?
Lôi thưa:
- Hiện nay thiên hạ thái bình, nhà nước vô sự, phú quý xem như đám phù vân vậy, tôi chỉ muốn có thanh sắc, cho vui tai thích mắt mà thôi.
Động Tân nói:
- Em ưa thanh sắc thì được cũng như mất, nhưng danh để được lưu ở đời.
Nhân đó bao Ô Lôi há miệng xem thử; Ô Lôi há miệng ra. Động Tân nhổ nươc bọt vào bảo nuốt rồi bay lên không mà đi.
Từ đấy, không biết chữ, nhưng Ô Lôi biện bác mẫn tiệp, có nhiều điều hơn người về từ chương, thi phú, ca kịch, ngâm xướng; cái giọng phúng vịnh như đùa gió cợt trăng, như mây bay nước chảy làm cho a¡ ai cũng thích nghe, đến như đàn bà con gái lại càng thích nghe hơn, càng muốn thấy mặt nó.
Vua thường bảo ở triều rằng nếu ai có thấy Ô Lôi gian phạm con gái nhà ai, bắt nó đến đây thì vua thưởng tiền một nghìn quan, nếu giết nó đi thì phải bồi thường một vạn quan. Đi chơi đâu, vua thường cho nó đi theo.
Lúc bấy giờ ở làng Nhân Mục có một nàng Quận chúa thuộc về hàng Tôn thất tên là A Kim; mới hai mươi ba tuổi mà chồng đã mất sớm, ở góa nhưng nhan sắc diễm lệ tuyệt thế vô song. Vua thích, nhưng cầu thông không được. Vua lấy làm lạ, bảo Ô Lôi rằng:
- Mày có kế gì để lấy được Quận chúa không?
Ô Lôi thưa:
- Thần nguyện hết sức trong hạn một năm nếu không thấy mặt thần tức là mưu bất thành, thần đã ch.ết rồi.
Ô Lôi bái từ mà đi, về nhà lập tức cởi bỏ áo xiêm, dầm mình ở bùn lầy, phơi ra nắng mưa cho mặt mày xấu xí, rồi mặc một cái khố vải giả làm đứa giữ ngựa, lấy một đôi giỏ tre, một phong cau trầu, đến gần ngoài cửa nhà Quận chúa, đưa phong cau trầu cho người hôn đồng giữ cửa mà xin vào cắt cỏ. Người hôn đồng cho vào. Lúc bấy giờ vào khoảng tháng Năm, tháng Sáu, hoa nhài nở đầy vườn, Ô Lôi nhất thiết cắt sạch cho vào trong giỏ. Thị tỳ thấy vườn hoa đã hết mới hô lên bắt Ô Lôi trói lại, giam được ba bốn ngày không thấy người đến nhận, mời hỏi nó rằng:
- Mày ở cho nhà nào, sao không thấy chủ mầy đến chuộc?
Ô Lôi thưa:
- Tớ là người phiêu bạc, không có cha mẹ, không có chủ nhà, thường theo lũ con hát làm mướn kiếm ăn. Ngày trước thấy một ông quan cột ngựa ngoài cửa thành Nam, ngựa thì đói mà cỏ thì không có, gia đồng cho năm đồng tiền bảo đi cắt cỏ. Tớ mừng được tiền, đi cắt, có biết hoa nhài là gì đâu, ngỡ là cỏ cả. Bây giờ không lấy gì thường, nguyện vào làm nô để trả nợ ấy.
Giữ nó hơn một tháng, gia chủ, nô tỳ thấy đói khát thì cho ăn uống với họ; đêm thời ca xướng, giao du với hôn đồng. Từ gia chủ, nô tỳ đến kẻ nội thị cơ quyến nghe đến tiếng hát của nó đều say mê muốn nghe mãi.
Một hôm, quá hoàng hôn rồi mà không thấy thấp đèn, Quận chúa thầm ngỡ là tả hữu không có người, giận quá gọi thị tỳ đến trước mặt để trách mắng cái tội đã bỏ việc không lo, toan đánh đòn nữa.
Thị tỳ đều vòng tay tạ tội rằng:
- Chúng con nghe thằng cắt cỏ nó ca hát hay quá, say mê quên cả về, không ngờ bỏ việc đến thế, bây giờ Quận chúa đánh đập hay giáng truất chúng con đều cam chịu.
Quận chúa làm ngơ không hỏi nữa.
Lúc bấy giờ tiết mùa hạ nóng nực, đêm mới đầu canh, Quận chúa cùng với bọn thị tỳ ngồi chơi giữa sân, hóng gió trông trăng, lấy làm thắng thưởng, bỗng lắng tai nghe thấy tiếng hát Ô Lôi ở bên kia tường; tiếng hát véo von như tiết điệu Quân thiên, khác hẳn thanh âm ở trên đời; tinh thần nhiễm hội ý tứ thê lương lại càng thêm vui thích, bèn sai thị tỳ đem Ô Lôi vào làm gia đồng, một mình ở bên tả hữu để sai khiến, dần dần thành ra một người tớ cận mật, thường bảo nó ngâm vịnh để vợi mối tình uất kết. Ô Lôi nhân đó càng thêm siêng năng, bôn tẩu phục dịch, Quận chúa càng thêm tín sủng cho làm khách nhi, ngày thời chầu chực bên cạnh, đêm thời cầm đèn đứng hầu; có khi bảo nó ca xướng; thanh âm thấu cả trong ngoài, Quận chúa vì thế cảm động mới thành chứng bệnh u uất: dần dà đến ba bốn tháng, bệnh lại nặng thêm, bọn thị tỳ phục sức lâu ngày thành ra mỏi mệt, đêm khuya ngủ quên, Quận chúa kêu không hay biết.
Một hôm Ô Lôi đêm vào hầu bệnh, đứng gần Quận chúa; Quận chúa không ngăn được ȶìиɦ ɖu͙ƈ, mới bảo Ô Lôi rằng:
- Từ ngày mầy vào đây, vì giọng hát của mầy mà ta thành bệnh.
Rồi cùng Ô Lôi giao thông, bệnh dần dần bớt.
Từ đó tình ái càng ngày càng thân mật, đến như cái vẻ xấu xí cũng không cần đoái tiếc gì nữa, lại muốn đem ruộng đất cho Ô Lôi làm nhà ở.
Ô Lôi nói:
- Tôi không có nhà cửa, nay gặp được Quận chúa, thực là thiên tiên, đó là phúc cho tôi rồi đó, tôi chẳng muốn điền sản, vàng bạc, châu báu, chỉ nguyện được cái mũ giát vàng khảm ngọc của Quận chúa tiến triều, đội thử một cái thì dầu ch.ết cũng nhắm mắt vậy.
Cái mũ giát vàng khảm ngọc là của Tiên đế ban cho Quận chúa để đội những khi có lễ triều cống, đến nay Quận chúa cũng cho Ô Lôi không tiếc. Ô Lôi được mũ rồi bèn âm thầm đi về, đội mũ ra mắt vua; vua thấy thế mừng quá, lập tức đòi Quận chúa tiến triều. Ô Lôi đội mũ đứng hầu. Vua hỏi Quận chúa rằng:
- Có biết Ô Lôi không?
Quận chúa trông thấy thế ngượng lắm.
Ô Lôi có bài quốc ngữ [2] rằng:
Chỉn đà nấu đến nguyện làm tôi,
Hai chữ Thiên Tiên để cha Lôi.
Từ đó tiếng đồn ra thiên hạ, con gái nhà Vương hầu thường chê cười. Có bài thơ quốc ngữ rằng:
Sương kể dầu sương vẹn được mười.
Những nơi quyền quý thiếu chi người.
Bởi vì thanh sắc nên say đắm.
Khá tiếc cho mà lại khá cười.
Tuy có thơ bỉ mặt như thế nhưng thường bị tiếng hát lôi cuốn không thể tránh được nên thường cùng nó giao thông; không có ai dám đánh đập nó vì đã có lời Chiếu bắt thường tiền.
Sau Ô Lôi tư thông với cô con gái đầu lòng của nhà Minh Uy Vương; Vương bắt được giam lại nhưng chưa giết. Sáng hôm sáu, Minh Uy Vương tiến triều tâu rằng:
- Ô Lôi hồi đêm vào nhà thần, tối sáng khó phân biệt nên thần lỡ đã đánh ch.ết, dám xin tạ tiền, bao nhiêu thần xin tiến nạp.
Vua không biết là chưa giết, lập tức phán rằng:
- Lúc đó mà đánh ch.ết thời không kể.
Lúc ấy Huy Từ hoàng hậu là chị ruột Minh Uy Vương nên vua có ý nể. Minh Uy Vương trở về giết Ô Lôi. Trước khi sắp ch.ết Ô Lôi, ngâm một bài thơ quốc ngữ như sau:
Sinh tử là trời sá quản bao.
Nam nhi miễn được tiếng anh hào.
ch.ết vì thanh sắc cam là ch.ết
ch.ết đáng là nên cơm cháo nào.
Lại bảo rằng:
- Lã Động Tân đã nói với ta: "Thanh sắc của mầy, được mất ngang nhau, lời nói rất đúng vậy".
__
1. 1346.
2. Tức chữ Nôm. Những bài thơ sau đều được viết bằng chữ Nôm.