Chương 1: Chính là đoạn tụ
Từ khi Đại Chulập quốc tới nay, luôn luôn phải chịu đựng đủ mọi loại làm khó làm dễcủa Man di ở Tây hoang. Chiến sự nơi biên cảnh thường xuyên xảy ra làmcác đời hoàng đế Đại Chu tốn hết công hết sức vắt óc ra suy nghĩ đốisách.
May là ông trời có mắt, không đành lòng nhìn con dân ĐạiChu nơi biên cảnh ngày ngày chịu khổ cực, tân đế thứ bảy của Đại Chu –Chiêu Quang đế vừa mới đăng cơ liền tốn không ít công sức chiêu mộ nhântài văn hay võ giỏi vào triều để bảo vệ quốc thổ Đại Chu.
Mà ở trong hoàng thất của Chu thị, thúc thúc ruột của Chiêu Quang đế là Sở Tương Vương lại có ba nhi tử kiệt xuất.
Con lớn nhất tên là Chu Thương. Người cũng như tên, từ nhỏ đã am hiểu kinhthương, việc bừa bộn rắc rối gì mà để ở trước mắt hắn, hắn đều liếc mắtmột cái đã nhìn thấu triệt, được người đời xưng là thiên tài bàn nam tử(1).
Con thứ hai là Chu Dũng. Thuở nhỏ yêu thích vũ thương, luyện được một taythiện xạ xuất thần nhập hóa. Hiện nay làm Kinh đô đại thống đốc, phụngchỉ hoàng đế bảo vệ trị an của kinh thành.
Về phần con thứ ba Chu Nhan, dân gian không hề thiếu lời đồn. Nghe nói tam công tử Chu Nhankhi bé là con ma ốm. Lúc mới sinh ra không may bị đánh rơi xuống đất,mặt một trận xanh một trận đỏ, không khóc lóc không động đậy khiến SởTương Vương vốn chờ ở ngay ngoài phòng sinh sợ hãi không thôi. Cũng may, viện chủ thái y viện khi ấy được xưng tụng là Hoa Đà tái thế, diệu thủ hồi xuân(2), đem Chu Nhan kéo trở về từ điện Diêm Vương.
Sở Tương Vương thấy con thứ ba của mình sinh ra thể chất kém cỏi, ngay từbé đã yêu thương chiều chuộng gấp đôi hai đứa con đầu, cất công tìm danh y khắp thiên hạ chỉ vì muốn chữa hết bệnh cho con. Cho đến khi Chu Nhan năm tuổi, có một vị đạo sĩ đến thăm vương phủ, không biết nói gì với Sở Tương Vương, ngay ngày hôm sau, Chu Nhan được yêu thương như sinh mạngbị đạo sĩ kia mang đi.
Đi một cái, chính là mười lăm năm.
Mười lăm năm sau, ngay khi tất cả mọi người đều quên Sở Tương Vương vốn dĩcòn có đứa con thứ ba, thì Chu Nhan lại lấy tư thái khiếp sợ mà vô tiền khoáng hậu(3) xuất hiện trước mắt mọi người.
Man di Tây hoang kiệt ngạo bất tuân, trăm năm nay tàn sát con dân Đại Chubừa bãi, cưỡng đoạt quốc thổ Đại Chu. Ngay khi thế nhân đều mắng thời kỳ loạn thế sắp đến, thì ở chiến trường tây bắc đột nhiên xuất hiện một vị tiểu tướng, tự xưng là Chu Nhan – đứa con trai thứ ba của Sở TươngVương.
Về Chu Nhan kia, một thân áo giáp màu bạc, tay cầm trường thương hồng anh, đầu đội vũ linh(4), thắt lưng giắt đoản đao, võ công xuất thần nhập hóa. Trên chiến trường giết địch có dũng có mưu, đánh cho quân của bộ tộc Tây Man(5) thất bại liên tục, kêu khổ không thôi. Trong lúc nhất thời, lấy tư thái hơn người, ổn định chiến trường tây bắc, khiến tâm tư ngàn vạn binh sĩĐại Chu trào dâng phấn chấn.
Ở kinh đô nghe tin từ tiền tuyến báo về, hoàng đế mừng rỡ, liên tục triệu kiến hoàng thúc vào triều. SởTương Vương mặc dù đã qua năm mươi tuổi, nhưng vẫn tráng kiện như thờicòn trẻ, nghe tin ái nhi ở trên chiến trường lập được kỳ công, cao hứngđến mức râu cá trê vểnh lên tận trời. Trước mặt văn võ bá quan trongtriều, kiêu ngạo mà nói: “Chim không bay thì thôi, một khi bay thì baylên tận trời. Người đã không lên tiếng thì thôi, một khi nói là phảidanh chấn thiên hạ!”.
Chiêu Quang đế nghe thế, càng vui mừng hơn, liền hạ ba đạo thánh chỉ xuống biên cảnh tây bắc, ban thưởng Chu Nhan làm Bình tây tướng quân(6) cùng với binh sĩ thật hậu hĩnh. Một tiếng trống làm tinh thần thêm hăng hái, đánh cho đám trẻ con Tây Man khóc nhè chạy về gặp người thân.
Chu Nhan nhận phong hàm, khí thế lại càng cao, tự mình dẫn dắt thủ hạ đại phá Tây Man, làm cho đám trẻ con miệng còn hôi sữa(7) này ai oán mấy ngày liền. Lá cờ Đại Chu đi đến chỗ nào thì chỗ ấy, chưhầu Tây Man bị uy hϊế͙p͙, thu lại đất bị mất, rửa nhục cho Đại Chu vốn xưa nay có tiếng là binh nhược vô tướng, soạn ra một khúc ca huy hoàng vềthành tích trên chiến trường của quân Đại Chu.
Lúc đó là gần cuối hạ, ngày mùng tám tháng tám, con trai Đại Chu ở biên cảnh đánh nhaukịch liệt với quân Tây Man suốt hai năm lẻ ba tháng rốt cuộc khải hoàntrở về. Kinh đô một mảnh vui mừng, từ hoàng đế cho đến dân chúng trongdân gian đều vui mừng hát ca, văn võ bá quan ca công tụng đức, hận không thể đem tướng sĩ bảo vệ nơi biên cương ca ngợi thành thiên binh thiêntướng. Đương nhiên, trong đó đáng chú ý nhất chính là Bình tây tướngquân – Chu Nhan.
Khi trời đã cuối hè đầu thu, thời tiết khô nóng lại không có gió.
Bao phủ kinh đô nóng bức lại là không khí nhiệt liệt vì binh sĩ khải hoàn trở về.
Nói về ngày ấy, thì phải kể từ khi ánh rạng đông trong trẻo còn chưa dâng lên từ chân trời!
Trên đường được quét dọn sạch sẽ, người người đổ xô ra đường, ngay cả trongtửu lâu cao ba tầng hay khắp cả trà lâu đều chật ních toàn người làngười. Lí do rất đơn giản, vì hôm nay chính là ngày anh hùng Đại Chu –Chu Nhan dẫn binh khải hoàn trở về.
Kinh đô đại thống đốc vì đềphòng đám người vây xem manh động, suốt đêm điều động cảnh quân vàothành. Ba vạn tướng sĩ thủ thành ngăn trở trên phố, mất hết sức của chín trâu hai hổ mới làm cho một cái ngã tư đường thông thoáng để đại quântiến vào. Ánh sáng vàng óng của mặt trời từ từ dâng lên, lá cây hàngliễu hai bên ngã tư đường dần dần nhiễm một tầng ánh sáng vàng chói.
Mở cửa thành, một cỗ âm thanh trầm trọng phát ra, liền nhìn thấy mười mấytên thám tử phi ngựa chạy nhanh vào, hồi báo tình hình của đại quân.Theo thời gian càng ngày càng gần, mật độ thám tử trở về hồi báo lạicàng ngày càng tăng. Rốt cuộc, từ ngoài cửa thành truyền tới một tiếngchấn động thiên địa, dẫn đầu đại quân là quân tiên phong, xuất hiện đầutiên trong ánh rạng đông chói mắt.
Tuấn mã thuần một sắc đỏ uy vũ bước đi chỉnh tề, bộ pháp vững vàng đi trên con đường sạch sẽ. Nhữngngười đi bên cạnh tuấn mã cầm trên tay chiến kỳ màu trắng, theo động tác của con ngựa mà tự lay động dù trời không có gió. Cưỡi trên tuấn mã đều là nhân vật anh hùng dũng mãnh thiện chiến trên chiến trường, nhìngương mặt bị bão cát ở tây bắc thổi cho thô dày của họ, tựa hồ vẫn cònnhiễm một tầng khói lửa chiến tranh chưa kịp tiêu tan.
Thấy anh hùng Đại Chu trở về, nhất thời con đường yên tĩnh giờ nổi lên một mảnh reo hò vui mừng.
“Mau nhìn mau nhìn, anh hùng của chúng ta đã trở lại!”
“Ai nha ai nha! Ngươi nhìn vị tiểu tướng tuổi trẻ kia, bộ dạng thật tuấntú. Hắn có phải Bình tây tướng quân không a?”. Một thiếu nữ vung khăntay lên, ôm ngực hỏi bằng hữu.
“Biến! Nhân vật lợi hại đều đứng ở trung tâm, xuất hiện đầu tiên đều là quân tiên phong, không phải đạitướng quân của chúng ta!”
“Nương! Nương!”. Một đứa trẻ năm tuổibị phụ thân kiệu trên bờ vai, đong đưa cánh tay nhỏ bé kêu mẫu thân:“Khi con trưởng thành, con cũng muốn làm đại anh hùng, bảo vệ biêncương!”.
Mẫu thân đứa trẻ nở nụ cười: “Bé con thật ngoan, thật giỏi!”.
Đứa trẻ giương mi lên, cười tươi nắm tay thật chặt: “Làm đại anh hùng có thể nhìn thấy Bình tây đại tướng quân a!”.
Trong tiếng hô của ngàn vạn con người, một lá cờ màu vàng sáng cỡ lớn đón gió mà đến, lẫm liệt xuất hiện trước mắt mọi người. Đại kỳ màu vàng sángđại biểu cho hoàng thất kiêu ngạo mà tôn quý. Đại kỳ có hai mặt, một mặt thêu long văn đồ đằng, một mặt thêu hai chữ ‘Đại Chu’ màu bạc, tronggió bay phấp phới, khí thế dâng cao.
Theo sát sau hoàng kỳ, mộtbóng dáng cao lớn chầm chậm tiến về phía trước. Yên ngựa màu bạc, cươngngựa màu đỏ, cần cổ bạch mã đeo chuông hồng anh theo động tác của conngựa mà rung lên, ngồi bên trên là dáng người cao gầy.
Bên ngoàilà bộ giáp màu bạc, bên trong là áo bào thêu ngũ trảo thú long và đườngviền màu đỏ sậm tượng trưng cho đệ tử vương hầu. Trên mũ giáp bạc làtiểu kỳ lân dữ tợn uy mãnh đang cưỡi mây được chế tác tinh xảo. Bênhông, trên vỏ đao vàng là viên đá quý xanh đậm chói mắt to cỡ quả trứng. Trên giày trắng, thêu vuốt thú và hoa văn may mắn đơn giản. Thắt lưnghắn thẳng thắn, lông mày như điểm nước non, đôi môi nở nụ cười nhànnhạt, hốc mắt thâm thúy, ánh mắt cương liệt, trong suốt như ngọc, giốngnhư hồ sâu không đáy hấp dẫn ánh mắt mọi người.
Nháy mắt, trên con đường chật chội huyên náo trở nên yên tĩnh không tiếng động!
Chỉ còn lại tiếng trống vang trời cùng tiếng pháo nổ ở đầu đường cuối ngõ.
“Này! Thấy không? Bộ dáng của tướng quân cũng thật tuấn tú!”
“Đúng vậy! Thật anh tuấn!...A, hắn nhìn ta, nhìn ta!”
Thiếu nữ ở trong đám người chật chội giống như bị hút mất hồn nhìn người cưỡi trên tuấn mã không dời mắt. Mãi cho đến khi đại đội binh mã đem bóngdáng anh tuấn kia đi, vẫn như bị mất hồn, nhón mũi chân, vươn ngườihướng phương hướng bóng dáng kia biến mất nhìn không biết mệt mỏi.
Trên đường, đám người đều vội vàng hát tụng dũng sĩ Đại Chu, mà lầu ba TúyPhương Cư, bên cạnh một cánh cửa sổ khép hờ, một bóng dáng trắng trắngmềm mềm đang lười biếng nằm sấp.
Thân ảnh kia tựa hồ bị thanh âmầm ỹ bên ngoài làm tỉnh giấc, ánh mắt mênh mông sương trắng còn chưa mở, đỉnh mũi vừa cao vừa thẳng ở trên cẩm bào cọ cọ, mơ hồ thấy được cổ áomay cúc mạ vàng, thêu hoa đào sáu cánh cùng với ngũ trảo thú long giốngtiểu tướng quân Chu Nhan.
Nhìn thấy người kia tỉnh, thị đồng đứng đằng sau cầm khăn ẩm sạch sẽ nhanh chóng chạy đến. Trong phòng mùi huân hương xa xăm, thơm ngát lại lịch sự tao nhã.
“Phú Đậu, bên ngoài huyên náo chuyện gì vậy?”. Người kia mở miệng, thanh âm nhẹ nhàng khoan khoái phiêu lãng trong không khí.
Gương mặt trẻ con đáng yêu của thị đồng nhìn thoáng qua phía ngoài cửa sổ,nói: “Gia, là Bình tây tướng quân trở lại, mọi người đang nghênh đónhắn!”.
Người kia nghe thấy lời này, ánh mắt hoa đào mị mị thoángqua chút khinh thường: “Một tên võ tướng thô kệch, có gì đặc biệt hơnngười!”. Nói tới đây, hắn mở cửa sổ ra, từ trên lầu ba nhìn xuống phíadưới, hướng ánh mắt tới cây đại kỳ màu vàng sáng kia, chỉ liếc mắt mộtcái, chợt ngẩn ra!
A! Tiểu tướng quân thật anh tuấn thật dũng mãnh!
Phú Đậu thấy thế tử nhà mình nhìn đến xuất thần, mà rõ ràng là đang nhìnngười ngồi trên bạch mã kia, cũng chợt ngẩn ra: “Gia, người kia chính là Bình tây tướng quân Chu Nhan!”.
“Chu…Nhan?”. Hoa Dung Nguyệt mởto ánh mắt mê người vẫn còn thoáng có sương mù, môi mỏng phấn hồng khẽnhếch, gọi ra tên của tiểu tướng quân.
Ngay lúc Hoa Dung Nguyệtcòn đang kinh ngạc nhìn vị tiểu tướng cưỡi tuấn mã đi qua lầu của mình,cửa phòng vốn khép chặt bỗng bị đẩy ra, từ ngoài đi vào là một vị quýcông tử thân mặc cẩm y hoa phục màu xanh.
“Cao công tử đến!”. Phú Đậu thấy người tới, vội đi lên bưng trà rót nước.
Người tới chính là con của Lại bộ thượng thư đương triều – Cao Uy, hằng năm đều đi cùng Hoa Dung Nguyệt.
Hoa Dung Nguyệt chỉ lo tìm bóng dáng đã biến mất trong đám người kia, cănbản chẳng quan tâm tới người vừa đến. Cặp mắt hồ ly của Cao Uy híp híp,nhấc chân khoan thai đi lên phía trước, quạt xếp trong tay bị hắn xòera, nhìn ánh mắt sáng lấp lánh của Hoa Dung Nguyệt mà lườm một cái, chemiệng, cười xì một tiếng: “Ta nói này Hoa Dung Nguyệt, ngươi nhìn trúngđại anh hùng của chúng ta? Tiểu tử ngươi đừng có ở đấy nằm mơ nữa, nhìnthân thể nho nhỏ này của ngươi, ở nam phong quán bị người ta trêu chọcthì cũng thôi đi, nếu mà bị tiểu tướng quân đè xuống dưới, tùy tiện làmmấy lần liền đem xương cốt tiểu tử ngươi bẻ gẫy!”.
Hoa DungNguyệt bị Cao Uy nói đến khoa trương như thế, cặp mắt hoa đào dài nhỏtràn đầy bất mãn: “Miệng chó không mọc được ngà voi, ta với ai làm ngươi quản được sao? Tướng quân thì như thế nào? Gia muốn ngủ cùng hắn, hắncòn không được phép mở miệng phản đối!”. Nói tới đây, sắc tâm của thế tử gia lại càng nổi lên: “Sinh ra lâu như vậy, đây vẫn là lần đầu tiên tagặp được một người uy mãnh kiên cường như thế. Hắn mà ở trên giường chắc là cũng…”. Nghĩ đến cái gì, Hoa Dung Nguyệt đột nhiên ngượng ngùng bưng kín gương mặt đang đỏ bừng bừng, cả người như phát xuân, nhìn thế nàocũng thấy giống cô gái nhỏ hoài xuân!
Nhìn Hoa Dung Nguyệt nhưvậy, Cao Uy uống một hớp trà, trong lòng than nhỏ một tiếng, lắc đầunói: “Xem ra huyết mạch của Trấn Quốc Công phủ muốn dừng ở tiểu tử này,càng ngày càng giống đoạn tụ!”.
“Cái gì mà giống đoạn tụ?”. Hoa Dung Nguyệt tựa hồ bị chọc giận: “Bản thế tử vốn chính là đoạn tụ!”.
**********
Ghi chú:
(1) thiên tài bàn nam tử: Ca chẳng biết edit thế nào nữa
(7) nguyên văn: hồng mao tiểu nhi...ý nói là đứa trẻ mới sinh vẫn còn non nớt