Chương 91

Nguyễn Linh Trúc chỉ đơn giản là luyện tập các động tác thể dục thông thường, mặc dù không đến mức khinh thường, nhưng Nguyễn Linh Trúc cũng không xem trọng các cách luyện tập khác nhất là yoga.


Chỉ các động tác thể dụng thông thường mới là cách luyện tập tốt nhất cho người bình thường, bởi vì các động tác này chính là được nghiên cứu một cách khoa học nhất cho cơ thể người.
Chỉ là luyện tập như vậy hiệu quả rất chậm, cho nên cần nhất là kiên trì không ngừng nghỉ mà thôi.


Yoga vốn là các động tác thuộc dòng khổ tu ép xác của các khổ tu sĩ sông hằng, các loại động tác với độ khó cao cho cơ thể cùng việc nhịn ăn chính là ép xác theo cách khổ tu.
Sau khi luyện tập nhiều năm, thân thể các tu sĩ khổ tu này bởi vì trường kỳ nhịn ăn cùng ép xác cho nên rất gầy và dẻo dai.


Cũng bởi vì trường kỳ nhịn ăn chỉ ăn uống thật ít các loại rau cùng sữa, sau đó là bởi vì khổ tu cho nên cũng không có quá nhiều nhu cầu về vật chất hay ăn uống, cũng là khổ tu cho nên tinh thần chịu đựng được các sự đau đớn khổ sở về thể xác.


Cho nên đều cho rằng yoga chính là cách tu luyện mệt nhọc về thể xác và tăng cường cho tinh thần, khiến cho người luyện tập yoga khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Thực tế thì đây là việc gần như vô nghĩa, luyện tập cơ thể một cách hợp lý thì chắc chắn sẽ có một thân thể khỏe mạnh và sống lâu.


Nhưng ép xác thì không, những chế độ luyện tập cực kỳ nặng nề, những động tác và nhịn ăn trường kỳ để ép xác tạo ra cho cơ thể một lượng lớn tổn thương, những tổn thương này kéo dài sẽ là để lại thật nhiều tai họa ngầm cho cơ thể.


available on google playdownload on app store


Hơn nữa nhịn ăn có nghĩa là cung cấp không đủ dinh dưỡng, với chế độ tự vệ của cơ thể sẽ co rút lại các cơ khiến cho cơ thể gầy teo tóp, sau đó sẽ là co rút dần một số nội tạng để giảm lượng nhu cầu về dinh dưỡng.


Trong đạo gia cũng có cách nói về tích cốc, tức là không cần ăn ngũ cốc hoa màu mà chỉ chủ yếu hít thở khí trời để thân thể nhẹ, rồi sẽ đến lúc nhẹ đến mức có thể bay lên, như vậy là đạp đất thành tiên mà trường sinh.


Yoga cũng có cách nói này, trường kỳ nhịn ăn và chăm chú ngồi thiền tu luyện, thật lâu thật lâu rồi sẽ có tinh thần không minh, không suy nghĩ gì, dưới thân không cảm nhận được mặt đất, cảm giác như đang được bay dần lên bầu trời.


Trong đạo gia hay phật gia cũng thường nhắc đến vấn đề này, ngồi thiền tu luyện, tập trung thả lỏng tinh thần, ngồi thiền càng lâu càng cảm giác thân mình nhẹ bỗng, giống như là linh hồn xuất khiếu bay bổng trên không trung.


Thực tế thì đây là một hiện tượng dễ dàng giải thích, hơn nữa vấn đề này chỉ phật môn có nguồn gốc xa xưa, còn đạo gia chính là sau này bị ảnh hưởng.
Bởi vì vốn dĩ lúc đầu đạo gia hay phật môn cũng không hề có việc bắt buộc ăn chay, chỉ là phật môn có khổ tu nhịn ăn mà thôi.


Giải thích vấn đề ngồi thiền thả lỏng tinh thần để cho thân thể có cảm giác nhẹ nhàng thì đơn giản chính là vì hạ đường huyết.
Đúng vậy chính là hạ đường huyết.


Cái khác sẽ nói sau, chính là khổ tu sĩ thường xuyên nhịn ăn, chắc chắn trong thân thể dinh dưỡng không đủ, cho nên lượng đường máu là rất thấp, các kiểu thiền ép xác càng làm cho cơ thể dậu đổ bìm leo.


Trong cơ thể lượng đường máu không đủ, cho nên không đủ năng lượng cung cấp cho bộ não, lúc này sẽ sinh ra ảo giác thân thể nhẹ nhàng lâng lâng, linh hồn xuất khiếu tới mức có thể bay lên, thậm chí nếu ảo giác càng mạnh thì đều có thể gặp được các loại thần tiên, tiên cảnh.
— QUẢNG CÁO —


Cũng như vậy cho dù là đạo gia hay phật môn cũng không khác gì mấy lắm.
Muốn cơ thể nhẹ nhàng tinh thần bay bổng thì đều cần phải ngồi thiền tu luyện, mà không phải bắt đầu ngồi thiền tu luyện liền có thể được ngay, mà phải cả một thời gian dài mới thành công.


Lại cũng không phải mỗi lần đều có thể thành công “linh hồn xuất khiếu” được.
Lý do đơn giản cũng như yoga, chính là hạ đường huyết mà thôi.
Ngồi thiền tu luyện lâu dài, cơm ăn từ bữa trước đến bữa sau không kịp bổ sung năng lượng cho cơ thể.


Đói quá hạ đường huyết cho nên sinh ra ảo giác lâng lâng cả người như bay bổng, cũng ngồi thiền quá lâu chân đều tê rần, cho nên cũng không cảm giác được mặt đất.


Cuối cùng là vì ảo giác cho nên thấy được đầy trời thần phật, thông thường đều kịp thời tỉnh lại, nếu xui xẻo liền viên tịch về trời luôn.
Cho nên nói trước khi xuất thế giới siêu phàm thì không có cái gì gọi là tu luyện thành tiên được.


Cách tu luyện tốt nhất là ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng cân đối, bảo đảm thân thể khỏe mạnh liền là trường thọ.
Đạo gia từ khi mới bắt đầu liền có tu luyện như vậy, dần dà chịu ảnh hưởng từ các loại hệ thống tu luyện khác, hoặc hậu nhân đi lệch đường mà thôi.


Đại biểu rõ nhất cho chuyện đạo môn tu luyện lệch đường là thời cổ đại luyện kim đan để ăn.
Mỗi khi ăn vào thì đều cảm giác thân thể nhẹ bỗng, linh hồn xuất khiếu, thậm chí thấy được tiên nhân tiên cảnh.
Chúng ta xem thành phần kim đan cổ đại thường có gì.


Chắc chắn nhất và không thể thiếu nhất chính là chu sa.
Chúng ta cần hiểu biết chu sa là gì?
Chu Sa là khoáng chất có nhiều hình dạng khác nhau như hình mảnh, sợi, cục, màu đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng, rắn nhưng rất giòn.
Tên khác: Thần Sa, Đan Sa, Xích Đan, Cống SaTên khoa học: Cinnabaris.


Công thức hóa học: HgS— QUẢNG CÁO —
Chu Sa thường ở thể bột đỏ, Thần sa thường là các khối óng ánh, màu đỏ tối hay đỏ tươi, nâu hồng.


Mài Chu Sa trong cối đá hay bát sứ, thêm ít nước mưa hay nước cất, để lắng một lúc thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, khuấy nhẹ lên gạn lấy nước đỏ.
Làm như vậy nhiều lần, đến khi nước không còn đỏ nữa thì thôi.
Cặn còn lại màu đen bỏ đi.


Nước gạn được để lắng gạn bỏ nước trong, cặn còn lại dùng giấy bản hay vải bịt lại phơi khô để dùng.
Chu Sa là thuốc độc bảng B, đựng trong lọ thủy tinh kín màu vàng để chỗ khô ráo.
Tính vị, quy kinh.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm.
Công năng.


Trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc.
Công dụng:An thần, chữa điên cuồng, mất ngủ, ác mộng, dùng ngoài trị mụn nhọt.
Khi nung nóng chu sa, thì có thể thu được thủy ngân.
Chưa nói đến việc luyện kim đan nung nóng sẽ tạo ra thủy ngân, riêng chu sa cũng chính là một loại độc dược, có ảnh hưởng tới thần kinh.


Hơn nữa trong các loại kim đan chắc chắn không chỉ là từ chu sa mà còn hàng chục loại khoáng vật khác.
Trong các loại khoáng vật này chứa rất nhiều kim loại, thêm vào thủy ngân trong chu sa.
Khi sử dụng quá nhiều tất nhiên làm cho bị nhiễm độc kim loại nặng.


Đầu tiên là đau bụng tiêu chảy, đây chính là ăn xong kim đan được tẩy cân phạt tủy, thải hết các tạp chất trong thân thể ra ngoài, cho nên thân thể sẽ nhẹ bẫng lâng lâng.


Ai không tin liền có thể hỏi những người bị tiêu chảy, tiêu chảy quá nhiều sẽ làm cho người cảm giác lâng lâng như bước trên mây vậy.
Sau đó là các loại triệu chứng khác, nhưng vấn đề về phổi và não là rõ ràng cảm nhận nhất.


Khó thở, bởi vì đã tẩy cân phạt tủy cho nên thân thể không thể hô hấp không khí ô trọc bình thường, đây là giống như thai tức, chỉ có thể hô hấp thiên tiên chi khí mà thôi.
— QUẢNG CÁO —


Vấn đề về não, mất trí nhớ, ảo giác, đây chính là quên hết phiền não, tinh thần thăng hoa linh hồn xuất khiếu ngày du chín vạn dặm, gặp được tiên cảnh tiên thần.
Cuối cùng là linh hồn xuất khiếu đạp đất thành tiên bỏ lại phàm thân.


Như vậy chín là tu luyện ăn kim đan tới lúc bị nhiễm độc kim loại nặng mà ch.ết.
Thực tế thì đạo gia từ thuở mới sinh ra đã nhận rõ ràng lợi ích của ăn uống.
Đối với con người thì nguồn dinh dưỡng là từ ăn uống, cho nên Đạo giáo nói "Ăn uống là nền tảng của sinh mệnh".


"Thông huyền chân kinh" nói rằng: "Một ngày không ăn thì khí suy, mệt mỏi, hai ngày không ăn thì khí tàn, bệnh tới, ba ngày không ăn thì khí kiệt mà ch.ết.
Cái cấp thiết nhất của con người không gì hơn cái ăn".


Trong "Đạo đức kinh" của Lão Tử, được coi như là ngươi khai sinh ra đạo giáo, đều cho rằng ăn uống là quan trọng nhất.


Lão Tử cho rằng cuộc sống tốt nhất chính là cuộc sống thuần phác mà người dân chỉ biết "ngon với thức ăn của mình, đẹp với y phục của mình, yên với chỗ ở của mình, vui với phong tục của mình".


Lão Tử nhấn mạnh rằng: "Ngũ sắc khiến người ta mờ mắt, ngũ vị khiến người ta sướng miệng, rong ruổi săn bắn khiến người ta loạn tâm, vì thế bậc thánh nhân vì bụng chứ không vì mắt, nên bỏ cái kia mà lấy cái này vậy".


Đạo gia nguyên bản xem ẩm thực cùng phục khí và phục dược là 3 phương pháp dưỡng sinh cơ bản.
"Nhiếp sinh nguyệt lệnh" cho rằng: "Ăn giúp đẩy tà khí mà an tạng phủ, thỏa mái thần chí mà tư dưỡng huyết khí.


Người biết dưỡng sinh là làm cho khí chính, khí chính thì vị thuận, vị thuận thì thần khí thanh, thành khí thanh thì linh, linh thì ngũ tà bách bệnh không thể quấy được".


Phục khí chính là các loại tu luyện hô hấp, phục dược chính là sử dụng các loại thuốc để tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh tật, như vậy thân thể khỏe mạnh bách bệnh không sinh cho nên trường sinh vậy.


Chính là sau này lại bị người đời sau đi sai đường mà thành ngồi nhịn ăn tu luyện hoặc luyện kim đan mà uống.
Đây đều là bởi vì muốn nóng lòng đi lối tắt cuối cùng đi nhầm vào ngõ cụt mà thôi.


Trong các truyền thuyết về thần tiên của Đạo gia thường có những tiên quả tiên thực chỉ cần ăn một miếng có thể trường sinh.
Ăn uống là nền tảng của sinh mệnh, phương pháp ăn uống thích hợp sẽ rất có ích cho sức khỏe.






Truyện liên quan