Chương 62: Đại Khang chỉ có thể bắt đầu kháng cự.
Giữa Đại Triệu và Đại Khang chủ yếu là những ngọn núi lớn, các đời quân vương gần đây đã tin vào Phật giáo, nên rất hòa thuận với Đại Khang.
Người Thổ Phiên rất hung dữ, đã có vô số xung đột với Trang Nguyên trong lịch sử, nhưng bây giờ có tận vài chính quyền ở Thổ Phiên, họ còn bận đấu đá lẫn nhau, hơi sức đâu để xâm lược Đại Khang nữa.
Kẻ thù lớn nhất của Đại Khang là Thiết Đan ở phía bắc và Đảng Hạng ở phía tây bắc, đám người này thường cướp bóc biên giới và kích động chiến tranh.
Thực ra đây cũng là do Đại Khang tự chuốc họa vào thân.
Lúc đầu mới thành lập, Đại Khang binh nhiều tướng mạnh, đất nước thịnh vượng, dân giàu nước mạnh, nhưng dân Thiết Đan và Đảng Hạng còn rất lạc hậu, họ vẫn sử dụng gỗ và tre làm vũ khí, sau hơn 100 hòa bình, các bên vẫn giao lưu buôn bán qua lại với nhau.
Đảng Hạng và Thiết Đan quá lạc hậu, những người chăn gia súc đó quá ngu ngốc, chỉ cần dùng ít đồ sắt, vải vóc là có thể đổi lấy lượng dê bò lớn ở thảo nguyên và sa mạc rồi.
Vô số ông lớn Đại Khang đã kiếm được rất nhiều tiền bằng phương pháp này.
Thật không may, thời kỳ thuận lợi không kéo dài được lâu, khi phương pháp luyện sắt lan rộng ra đến thảo nguyên, người Thiết Đan và Đảng Hạng đã nhanh chóng chế tạo ra vũ khí và áo giáp kiên cố.
Cách đây 70 năm, người Thiết Đan bắt đầu cuộc xâm lược đầu tiên của họ vào Trang Nguyên.
Hai ngàn kỵ binh hung hãn, cưỡi ngựa mặc áo giáp, xông thẳng vào biên giới.
Lúc này chủ trương tôn văn ức võ của Đại Khang đã được thực hiện nhiều năm, quân ngũ toàn những công tử bột được các quan văn chèn vào, lấy đâu ra binh thủ đối đầu với Thiết Đan hung hãn cơ chứ?
13.000 quân phòng thủ của Võ Châu, dựa dẫm vào các bức tường thành cao và kiên cố, đã bị 2.000 quân Thiết Đan chém giết tơi bời, bỏ chạy chối ch.ết.
Hai nghìn quân Thiết Đan tiến quân thần tốc, chỉ dừng lại cho đến khi họ đến sông Hoằng Hà.
Trận chiến này khiến Hoàng đế Đại Khang run sợ, vội vàng phái sứ giả đến sông Hoằng Hà để đàm phán hòa bình, cuối cùng phải dâng lên công chúa và vô số đồ vật, cũng như quốc thư cống nạp hàng năm do Hoàng đế Đại Khang ký, như thế người Khiết Đan mới trở về thảo nguyên.
Khi người Đảng Hạng nhìn thấy thế, ây da, Đại Khang dễ bắt nạt như vậy, không đi cướp bóc một phen thì rõ là thiệt mà?
Vì vậy, ngay khi quân Thiết Đan rời đi, người Đảng Hạng đã kéo đến, 5 ngàn kỵ binh áp sát biên giới, đánh cho 30.000 quân phòng biên chạy toán loạn.
Sau đó, người Đảng Hạng cũng trở về với công chúa, vật dụng và quốc thư.
Sau khi nhận được đồ cống nạp, người Thiết Đan và Đảng Hạng quả thật đã ngoan ngoãn trong hai năm.
Điều này làm cho Hoàng đế Đại Khang và các đại thần ngây thơ nghĩ rằng người Khiết Đan và người Đảng Hạng sau khai nhận được cống phẩm và công chúa rồi sẽ ngoan ngoãn ở yên ở sa mạc và thảo nguyên.
Sau này đã chứng minh rằng lòng tham của con người không có đáy.
Ngày càng có nhiều công chúa được gửi đến sa mạc thảo nguyên, đồ cống hàng năm ngày càng nặng nề, nhưng người Thiết Đan và Đảng Hạng đến biên giới làm tiền ngày càng nhiều hơn.
Rơi vào đường cùng, Đại Khang chỉ có thể bắt đầu kháng cự.
Tuy nhiên, kỵ binh của Đảng Hạng và Thiết Đan quá mạnh, luôn không thể đánh bại họ, vì vậy mạng người chỉ có thể chất đống.
Từ năm ngoái, người Đảng Hạng lại bắt đầu một đợt xâm lược mới, lúc đầu chỉ là thăm dò xâm lược, sau Tết thì bắt đầu tập trung quân ở biên giới, có vẻ như chuẩn bị xâm lược Đại Khang một cách toàn diện.
Quận Kim Xuyên nằm ở Bắc Xuyên, và điểm đến của Khánh Hoài là Vị Châu ở Thiểm Bắc, khoảng cách đường thẳng từ bắc đến nam là dưới 400 km, nếu là ở đời sau, lái xe mấy giờ đã đến rồi.