Chương 6: Mười tám năm (thượng)

Tiễn Trương Kinh đi, Chỉ Lam bắt đầu cuộc sống đương gia chủ mẫu của nàng, hiện tại trong ngoài phủ tướng quân thì nàng chính là chính kinh chủ tử, những ngày sau này thật là tự tại. Hơn một tháng sau, Chỉ Lam khám thì phát hiện đã có bầu hơn hai tháng, Chỉ Lam để cho người bắt mạch hai nha đầu thông phòng kia, chứng thật không có có bầu. Kêu hai người tới đây, nói: “Trước tiên ta đã mang thai rồi, gần đây có lẽ không chiếu cố hai người chu đáo. Gia đi ra ngoài đánh giặc, cũng không biết năm tháng nào mới có thể trở về, hiện tại ta cùng các ngươi nói chuyện. Nếu là cùng ta quản gia chờ gia trở lại, hiện tại được ta trông nom cũng không đến phiên các người, ủy khuất các ngươi trước tiên đến thôn trang ở một thời gian, chờ ta sanh xong sẽ đem các ngươi về. Nếu như có ý khác, gia cũng nói, cho hai ngươi các ngươi mỗi người hai trăm lượng bạc về nhà đi, về sau việc cưới hỏi của các ngươi sẽ không còn liên quan đến phủ tướng quân nữa. Ý các ngươi thế nào ? “


Lời này của Chỉ Lam ngụ ý cũng ở hết bên trong, hai ngươi cũng không phải là di nương nghiêm chỉnh gì, lại không có con, muốn chờ thì ta cũng không ngăn cản, chẳng qua là ở trước mắt ta, nhìn rất phiền. Không đợi được, thì tất cả liền trở về nhà, tìm các mụ, Trương Kinh biết cũng là đồng ý.


Hai người vừa nghe xong lời này, cúi đầu không nói, một hồi lâu lẩm bẩm nói: “Toàn bộ đều do mợ chủ ( xưng hô của người ở với con dâu ông bà chủ ) quyết định.” Câu này không chân thành, có lẽ là muốn ra ngoài thật rồi.


Chỉ Lam nói tiếp: “Cũng được, hai người các ngươi còn trẻ, không nên cùng ta ở trong nhà vắng người được. Nay ta cũng không muốn làm kẻ xấu, vậy thì thả hai người các ngươi về nhà đi.” Mọi người đều là người trưởng thành, ai cũng không ngốc, có mấy lời không cần phải nói quá rõ. Hai người nói cảm ân đái đức một phen, lĩnh bạc đi xuống.


Mỗi tháng Trương Kinh đều phái người đưa thư về nhà báo bình an, có lúc đem một ít đồ đạc về. Mỗi tháng Chỉ Lam cũng viết thơ cho Trương Kình, đưa quần áo vớ mình may đợi. Cuối mỗi bức thư Chỉ Lam viết đều đề thơ cổ " Trường tương tư sơn nhất trình thủy nhất trình "( cái này hình như trong bài Trường tương tư, các hạ tr.a gg cho rõ thêm nhé) viết một lần, sẽ lại vẽ chút hoa hay đại loại gì đó lên giấy…. Thơ hồi âm của Trương Kinh cho tới bây giờ cũng chưa nhắc đến chuyện này, nhưng cũng không có bảo ngừng, Chỉ Lam vẫn viết tiếp.


Sau khi đem chuyện mang thai nói cho Trương Kinh , nhận lại được năm bức gia thư tràn đầy vui sướng được thể hiện trên giấy. Tình hình chiến trường tốt xấu luôn truyền về kinh, Chỉ Lam vẫn chỉ tin lời Trương Kinh nói, liền an tâm nuôi thai, mười tháng hoài thai sinh hạ một đôi nam hài song sinh. Hai xe lớn chất đầy đồ hỉ của Trương Kinh trở lại. Tặng phẩm trong cung cũng liên tục không ngừng, đây chính là muốn nói rõ với người đời rằng, gia quyến của đại tướng quân thì quí nhân trong cung luôn bận tâm chiếu cố, cũng để hắn an tâm ở bên ngoài đánh giặc.


available on google playdownload on app store


Lúc hai đứa bé đầy tuổi, Trương Kinh nói cho Chỉ Lam thế hệ của hai đứa nhỏ là lấy tự Thụy, viết mấy cái tên gửi về để cho Chỉ Lam chọn. Thơ hồi âm của Chỉ Lam nói dù sao tài văn chường của nàng cũng không tốt, chọn không ra tên gì hay, hai hài tử này là song sinh, không bằng một người tên là Thụy Bình, một người tên là Thụy An. Trương Kinh hồi âm nói tên hai đứa rất hợp với dự tính của hắn.


Hài tử hai tuổi thì Nam Sở cầu hòa, được sáp nhập vào bản đồ Đại Ung, thượng phong trung dũng, ngợi khen vô số, mệnh Trương Kinh trấn thủ Nam Sở ba năm. Qua mấy tháng, truyền tin đến rằng, Trương Kinh ở Nam Sở cưới vợ bé. Chỉ Lam nhìn phong thư Trương Kinh viết, nói mình cưới vợ bé một là bởi vì chính mình hôm nay trấn thủ biên quan, trở về khi nào cũng không biết. Nếu là chỉ có hai đứa là Thụy Bình và Thụy An, vậy thì không ổn thỏa. Vì vậy dâng một phòng thiếp thất. Hai là vì trấn thủ biên quan bên Đại Tương này, gia quyến tất nhiên sẽ ở lại trong kinh, đây là luật lệ cũ, hắn còn cần người bên cạnh từ trong nhà thu xếp các vị quan gia thái thái, ra mặt làm việc. Cuối cùng lại nói thêm, cô gái kia tính tình ôn uyển nghe lời, mọi chuyện cần thiết hắn đều tính cả rồi, Chỉ Lam chỉ cần giáo dục tốt hai đứa bé là được, chớ lo lắng gì nữa.


Chỉ Lam tức giận đến nỗi đem thư này xé rồi lại xé. Lấy cớ tất cả đều là lấy cớ, mặc dù biết đây là chuyện sớm hay muộn, nhưng trong lòng nàng vẫn khó chịu. Lúc thư hồi âm lại chỉ có một ít trang, một chữ khác cũng không viết. Thư Trương Kinh hồi âm vẫn ôn tình tràn đầy, nói một chút chuyện phát sinh bên cạnh mình. Mấy tháng sau Chỉ Lam bắt đầu để trên thư hồi âm của Trương Kinh viết về nhiều việc khác. Từ đó về sau, Trương Kinh lại dâng hai phòng, một là người khác đưa , một là mình hy sinh muội muội của thuộc hạ . Chẳng qua trên thư đều là câu nói qua loa, ngay cả hài tử bọn hắn sinh cũng chỉ nói giới tính cùng tên, còn cái khác Trương Kinh một câu cũng không còn đề cập tới.


Hài tử ba tuổi thì Chỉ Lam mời tiên sinh dạy vỡ lòng cho con, tiên sinh là người khác đề cử, Chỉ Lam ở sau tấm bình phong nghe vài tiết học, rõ ràng dễ hiểu, cũng không tệ lắm. Hài tử đi học, hiểu chuyện rồi, lại bắt đầu đòi cha. Một vài lần làm cho Chỉ Lam gấp đến phát khóc, chỉ đành phải nhắc đi nhắc lại rằng bọn chúng cũng có cha, chẳng qua là phụ thân đang trấn thủ biên quan, không có ở bên cạnh. Lại đem những thứ Trương Kinh gửi về đặt trước mặt cho chúng xem, nói cho bọn họ biết rằng phụ thân hết sức quan tâm chúng. Lại để cho Trương Kinh viết thư về, trò chuyện cùng hài tử nhiều hơn.


Trương Kinh cũng đau lòng vô cùng, hai đứa con trai phấn điêu ngọc mài của mình cũng đã ba tuổi rồi, mà vẫn chưa gặp qua lần nào. Cho nên tặng đồ về nhiều hơn, viết thư cũng viết nhiều lời hơn một chút. Hiện đại có câu gọi là yêu không đủ, tiền tới bù. Hình dung ra chính là những gia đình giàu có, bởi vì cha mẹ công việc bận rộn, không thể luôn ở cạnh con cái, trên phương diện tiền bạc cũng hào phóng phá lệ, dùng tiền để bù cho thẹn ý của mình. Hiện tại Trương Kinh cũng đang có khuynh hướng này.


Nhi tử đi học, thời gian rảnh của Chỉ Lam cũng nhiều, vừa có tiền lại rảnh rỗi, cho nên muốn học chuyện thứ hai nữ xuyên không phải làm, mở cửa hàng kiếm tiền. Kể từ sau khi Trương Kinh đi, Chỉ Lam liền quyết định rằng mọi chuyện trong nhà đều cần phải viết thư nói cho hắn biết, dù có chuyện lớn chuyện nhỏ gì, hi vọng thông qua đó sẽ khiến hắn nhớ thương được rằng trong kinh còn có người nhà đang đợi hắn về. Đem ý nghĩ về chuyện mở cửa hàng của mình nói cho Trương Kinh, trong thư Trương Kinh chỉ nói hảo, còn nói nếu như không vui, cứ xuất môn nhiều hơn chút, mang theo con về Vương Phủ hoặc đến thôn trang ở một hồi thì sẽ tốt hơn, chẳng qua là đừng buồn bực. Lại viết thư cho Thôi quản gia, nói cho hắn biết chỉ cần Chỉ Lam cao hứng, tốn bao nhiều tiền cũng được, bảo Thôi quản gia đừng khiến nàng cụt hứng, Chỉ Lam nói gì thì phải làm theo.


Tình huống hiện tại như thế, Trương Kinh là trọng thần có binh quyền, mặc dù Chỉ Lam không hiểu vài thứ trong quan trường, rốt cuộc cũng biết, từ xưa tới nay hoàng đế ghét nhất là tôn thất lui tới với đại tướng cầm binh. Nào dám một mạch về Vương Phủ, ngày thường lui tới cũng rất cẩn thận. Chuyện một nhà, sao có thể để một người gánh, mình cùng hắn vợ chồng như một, mặc dù không giúp đỡ được gì, không lui về phía sau chân thì vẫn làm được. Đem lời này viết thư nói cho Trương Kinh, Trương Kinh trả lời rằng Chỉ Lam không cần băn khoăn nhiều như vậy, những chuyện kia có hắn là ổn rồi.


Chỉ Lam tự mình thực hiện ý tưởng kiếm tiền, của hồi môn của mình có hai cửa hàng, chẳng qua mình sẽ không làm dầu thơm hay xà bông, cũng sẽ không thiết kế y phục, thủy tinh đã có. Liền mở một cửa hàng điểm tâm, nửa năm lỗ năm trăm lượng. Mở ra căn tửu lâu, lỗ ít hơn chút là ba trăm lượng. Về sau Thôi quản gia bây giờ nhìn không nổi nữa, đề nghị nói có thể mở hiệu cầm đồ, lợi nhuận ổn lại không bị lỗ. Nhưng như vậy thì sao có thể thể hiện phong cách nữ xuyên không được, vì vậy Chỉ Lam bác bỏ, chỉ có thể nói tại một số phương diện Chỉ Lam vẫn còn tính tình trẻ con. Cuối cùng Chỉ Lam nghĩ ra một biện pháp kiếm tiền: kiếm tiền bằng cách chăn nuôi.


Trong ngày lễ ngày tết thì quà tặng không thể thiếu chút đồ sống này nọ được, trong đó đưa hồ ly sống đến rất gây hứng thú.Chỉ Lam liền muốn nuôi hồ ly quy mô lớn, sau đó bán da. Nói ý tưởng này cho Trương Kinh, Trương Kinh liền sai người gửi hai mươi đôi hồ ly hồi kinh, trong đó hỏa hồ ngân hồ đều đủ cả, nhất thời khiến Chỉ Lam cảm thấy Trương Kinh cưng chìu mình có chút giống như là cưng chìu hài tử. . . . . .


Chỉ Lam sẽ dọn một thôn trang ra, tìm một người nuôi hồ ly qua đặc biệt chăn nuôi, năm ấy người tống lễ cho nhà hắn dường như có thể tin được, đưa hồ ly sống đến. Chỉ Lam sai người nuôi cho tốt, hai năm sau bắt đầu lấy da, thả vào trong cửa hàng đi bán. Kiêm bán chút da thỏ, da sóc được xử lý tốt. Cái biện pháp kiếm tiền này quả thật khiến Chỉ Lam kiếm được tiền, một năm lời bảy tám ngàn lượng cũng đều được gom lại. Chẳng qua Chỉ Lam hiểu được nếu mình không có thân phận này, biện pháp kiếm tiền này chưa hẳn đã thực hiện được, trước hết chủng hồ thượng hạng này sẽ không có được, sau đó việc nuôi hồ ly , sản xuất da cũng đều do lão thủ(người từng trải, có kinh nghiệm) mà Thôi quản gia mời tới.


Cho nên bất kể ở đâu, kiếm tiền cũng đều không phải là chuyện dễ dàng. Cửa hàng vẫn kinh doanh như vậy, Chỉ Lam cũng không còn muốn chuyện kiếm tiền , rảnh thì theo bồi con cái, thêu thùa chút ít, cùng mấy nhà quen biết thăm hỏi lẫn nhau, những ngày sau này trôi qua thật nhanh.






Truyện liên quan