Chương 11: TRA ÁN ĂN CƯỚP

Xưa, tại một làng ở cận huyện lỵ Long Dương có La Tử Thừa tánh tình phiêu đãng, không muốn vất vả hai sương một nắng như người khác nên mới kiếm một nghề đặc biệt mà hắn bảo rằng: “đã không tốn hao sức lực lại có tiền tiêu xài”. Nghề của hắn: chứa cờ bạc lấy xâu mà hồi đó luật lệ chưa có cấm hẳn.


Rủi có ai than phiền đến tai quan thì bất quá chỉ bị rầy la bắt bỏ làm nghề khác thôi. Biết chắc như vậy, La Tử Thừa liền biến nhà y thành một nơi gá bạc gần như công khai để rước khách có máu đỏ đen.


Người tử tế ít ai lui tới chỉ thấy toàn một hạng đầu trộm duôi cướp, côn đồ, ác đảng ra vô tấp nập suốt ngày đêm vì tại đấy chúng vừa có dịp sát phạt nhau lại có thể nhỏ to bàn kế hoạch đánh cướp các nhà có máu mặt trong vùng mà không bị ai dòm ngó, nghi ngờ…


Trong đám bạn cũ của La Tử Thừa có người can rằng:
- Bác nên dẹp bỏ cái nghề thất đức ấy đi. Vả lại người tử tế như bác nay giao du với bọn bất lương ắt có ngày bị liên luỵ. Xin bác mau mau hồi tâm kẻo sau này ăn năn cũng muộn.
La Tử Thừa vênh mặt đáp:


- Nữa! Lại thêm một cha nội lên mặt thầy đời. Bác nói một mà chẳng biết hai. Sách có câu “tội hữu sở qui”, ai làm nấy chịu. Như tôi đoan chính giữ phần mình, còn bọn chúng làm điều bậy bạ ráng mà lãnh can dự gì đến tôi? Tôi cho thuê chỗ đánh bạc chớ có dùng nhà này làm sào huyệt cho bọn cướp đường, giựt chợ, trộm cắp đầu hôm, sớm mai đâu mà sợ cái chi?


Thấy đấu lý với La Tử Thừa không xong, người ta quay ra đánh đòn tình cảm những là nên để phước cho con cháu, và của phi nghĩa có giàu đâu vân vân và vân vân.
Mặc ai nói chi thì nói, Tử Thừa vẫn như nước đổ đầu vịt, ngày phất phơ thâu tiền xâu làm phương tiện sinh nhai.


available on google playdownload on app store


Cùng làng Tử Thừa có Vệ Điển, một tay cự phú trong vùng, bạc vàng muôn lượng, thóc đầy mấy vựa, trâu ngựa cả đàn, gia nhân người làm đông vô số kể. Dinh cơ, Vệ Điển chiếm một vùng rộng lớn ở giữa cách đồng. Nhà ngói cây mít có rào tre bao bọc xung quanh cửa ngõ chắc chắn lại thêm có đàn chó dữ hơn chục con, tưởng ruồi bay qua cũng không lọt.


Một đêm nọ, không trăng không sao, gió bấc lạnh lùng thổi từng cơn, khi tiếng trống cầm canh trong thành buông ba tiếng rời rạc, báo hiệu đã đúng nửa đêm, thời có nhiều bóng đen lầm lũi băng đồng tiến đến bao vây nhà Vệ Điển…


Bố trí xong xuôi, những bóng đen mới bật đèn sáng rực và hô nhau phá cửa rầm rầm. Có cướp, bà con cô bác ơi! Chừng đó trong nhà mới choàng dậy kêu cứu inh ỏi nhưng vô ích, ai mà nghe thấy cũng vị tất đã dám ra tiếp ứng.


Điếm canh lại ở xa, làm sao đi gọi được? Thế mới biết cái lối ở rải rác nhà nọ cách nhà kia hàng cây số là hại: lỡ khi động dụng tắt lửa tối đèn, khó mà cứu trợ nhau đặng.


Lát sau, tấm cửa gỗ lim dày và chắc đổ sập, bọn cướp mặt bôi nhọ chảo đen thùi, ước đến hơn năm chục đứa, võ toàn bằng mã tấu, đoản đao, giáo dài, gươm ngắn tràn vào đầy nhà. Chúng bắt trói hết mọi người trong nhà, lục soát lấy hết bạc tiền rồi chuồn êm. Hồi lâu sau, người trong nhà tự cởi trói được mới đốt đèn, châm đuốc đi kiểm soát, chừng đó mới hay trọn một hơn mười con chó dữ bị cướp đánh bả ch.ết sạch từ hồi nào. Hèn chi không ai nghe thấy tiếng chó sủa. Thiệt hại đồ nữ trang, tiền mặt, thoi bạc mà bọn cướp lấy được trị giá tới mấy trăm lượng. May người không ai việc gì.


Sớm hôm sau, tin nhà Vệ Điển bị cướp bay ra. Trong khoảng khắc, lớn bé già trẻ trong làng đều hay biết. Vệ Điển của khóc lóc om sòm, nguyền rủa bọn cướp chẳng tiếc lời. Mọi người xúm lại khuyên giải mãi, Vệ Điển mới nguôi nguôi.


Người ta kéo nhau đi xem nhà bị cướp dông như đi xem hội. Ai quen biết Vệ Điển thời vô thăm hỏi còn kẻ hiếu kỳ đứng tụ tập trước nhà chỉ trỏ, bàn tán lao xao.
Xảy có La Tử Thừa đi tới, dừng bước đưa hai tay lên giời mà than rằng:


Tài đa lụy thân. Cho hay lời cổ nhân nói chẳng sai chút nào. Tiếng đồn lắm của không cánh mà lại bay xa, tất nhiên khó tránh khỏi trộm cướp có ngày. Cứ như ta đây là kẻ bần hàn kiếm được đồng nào đủ xài đồng ấy, thiệt là khoẻ ru, mặc sức ăn no ngủ kỹ, khỏi lo đạo tặc lôi thôi.


Nói đoạn Tử Thừa cười khà khà, khật khưỡng bước đi… Gia nhân Vệ Điển nghe vậy chạy vào mách chủ.
Vệ Điển giận lắm bảo hai con trai lớn rằng:


- Nhà ta chẳng may gặp nạn. Bà con cô bác ai cũng bày tỏ thiện cảm với chúng ta và căm giận quân bất lương cướp của mồ hôi nước mắt của người lương thiện, riêng có thằng Thừa lại tỏ đắc ý diễu cợt ta. Nhà nó chứa bọn côn đồ, ác đảng tụ tập cờ bạc, cướp chẳng ở đó mà ra thì còn ở đâu nữa


Nghĩ vậy, Vệ Điển sai con làm đơn đệ lên Bao Công, tố cáo La Tử Thừa đã dùng nhà làm sào huyệt cho bọn gian phi đánh cướp nhà Vệ Điển và y có nhúng tay vào vụ này.
Bao Công thâu nhận đơn và cho đòi Vệ Điển cùng La Tử Thừa ::145ơ ::61n hầu.
Bao Công gọi Tử Thừa vào hỏi:


- Ngươi biết nhà Vệ Điển đêm qua bị cướp không?
- Dạ có, sáng nay tôi mới biết, cũng như mọi người khác.
- Nay Vệ Điển cáo nhà ngươi có nhúng tay vào vụ này, có thế nào phải khai cho thiệt, đừng để ta phải nhọc lòng.
Tử Thừa cứng cỏi trả lời:


- Thưa thượng quan, nhà Vệ Điển bị bọn đông người vô ăn cướp. Vệ Điển vu cáo cho tôi xin Thượng quan minh xét. Phàm bắt ăn cướp phải có tang vật, chứng cứ hẳn hoi. Nay tôi có một mình, không đồng loã tang vật không có, chứng cớ cũng không, sao Vệ Điển dám bảo tôi đánh cướp nhà y được?


Bao Công ngạc nhiên nhìn Tử Thừa bụng nghĩ thầm:
- Aùi chà, đụng phải tên này coi mòi lý sự khá lắm. Nó đã nói thế mình phải tìm cho ra. Để hỏi Vệ Điển xong rồi mới lập kế sau.
Nghĩ vậy Bao Công truyền lính đưa Tử Thừa ra ngoài sân rồi cho gọi Vệ Điển vào mà hỏi rằng:


- Nhà ngươi cáo Tử Thừa có dự vào cuộc đánh cướp đêm rồi. Chẳng hay ngươi có căn cứ vào đâu mà buộc tôi hắn như vậy?
Vệ Điển vội trả lời:


- Thưa Thương quan, Tử Thừa không có nghề nghiệp lương thiện, đã không làm ruộng mà cũng chẳng buôn bán lại còn chức côn đồ cờ bạc suốt ngày. Như vậy nhà y hẳn là ổ trộm cướp, xin quan tr.a xét rõ gian ngay.
Bao Công suy nghĩ một lát rồi phán rằng:


- Sự nghi ngờ của nhà ngươi hợp lý lắm. Tử Thừa không lo làm ăn lại chuyên cờ bạc, mà thói thường hễ có cờ bạc là sanh lắm chuyện: trộm, cướp, bậy bạ đủ điều. Chính ta cũng nghĩ như thế. Tuy nhiên đạo tặc là việc hệ trọng nay chứng cớ không có, tang vật cũng không, đồng loã cũng chẳng bắt được nốt thì lấy đâu mà cứu vấn. Thôi ngươi đi về đi. Lần sau không được tố cáo bừa bãi ngư vậy nữa nghe không?


Vệ Điển vái chào, tiu nghỉu lui ra.
Bao Công cho đòi Tử Thừa vô và vỗ án mắng rằng:


- Cớ sao nhà ngươi không chịu lo làm ăn đàng hoàng lại quy tụ côn đồ, rượu chè, cờ bạc sáng đêm tối ngày như vậy? Nay ta truyền cho nhà ngươi phải lập tức lo cải nghiệp làm ăn, lần này ta tha cho nếu còn tái phạm sẽ bị trừng trị nghe không?


Tử Thừa sợ xanh mặt chắp tay vái vội Bao Công rồi lủi nhanh như cắt ra khỏi công đường như sợ Bao Công thay đổi ý kiến vậy.
Hai người đi khỏi, Bao Công lắc đầu lẩm bẩm:
- Chắc Vệ Điển oán hờn ta lắm. Nhưng không dùng mưu kế làm sao tr.a ra thủ phạm được?


Bọn cướp khôn ngoan đâu có dại gì để lại bằng chứng. Nếu vụ nào cũng có bằng chứng sẵn thì triều đình đặt quan để làm gì?
Nghĩ vậy, Bao Công sai thám tử đi dò la khắp nơi.


Nhưng ông cũng không thâu thập được tin tức, bằng chứng gì khả dĩ khép tội tử Thừa được. Trái lại theo tờ trình của thám tử thì Tử Thừa ngay sau khi được tha về đã tức tốc dẹp nghề gá bạc, lo cải nghiệp buôn bán làm ăn đàng hoàng lắm.
Bao Công bực tức lắm, tự bảo:


- Hừ, bọn cướp nhà Vệ Điển khôn ngoan thiệt. Phải làm cho chúng tin là ta chịu bó tay, bỏ qua vụ này, để chúng yên trí không giữ ý đề phòng nữa mới có thể núm đầu trọn ổ được.
Bao công suy nghĩ hồi lâu rồi kêu viên thơ lại đem hồ sơ vụ cướp nhàVệ Điển vô.


Bao Công cầm bút phê chữ “bỏ” to tướng trên lá đơn của Vệ Điển và giả bộ lắc đầu bảo rằng:
- Vụ này không tr.a ra tang tích, thôi xếp bỏ cho được việc.
Thơ lại đi khỏi, Bao Công mật thám tử thân tín vô dặn nhỏ một hồi.


Lát sau, dân chúng nội ngoại thành đều đồn đãi ầm ỹ là Bao Công chịu không tìm được bằng chứng nên bỏ qua không xét vụ cướp nhà Vệ Điển nữa.


Bọn cướp bắt được tin này mừng rỡ nhưng dè dặc cho người dọ hỏi nơi các thơ lại cho chắc ăn. Khi được biết tin đích xác là Bao Công đã phê bỏ không xét lá đơn của Vệ Điển thời chúng cả cười hẹn nhau đêm sau hội tại miếu Thành Hoàng ở giữa đồng đặng mở tiệc ăn mừng và phân chia tiền bạc đã cướp được nơi nhà Vệ Điển.


Lại nói cề Bao Công từ bữa không tìm ra dấu tích gì về bọn cướp thời bực mình lắm, cứ đêm đêm ông giả dạng làm thường dân theo một thám tử, lẻn ra khỏi phủ, đi dò la khắp chốn có khi đến gần sáng mới về.


Đến đêm đã hẹn, bọn cướp tề tựu đông đủ tại miếu vật heo lễ tạ Thành Hoàng.


Khu thờ Thành Hoàng gồm có một ngôi nhà giữa để làm nơi thờ phượng và hai trái thường gọi là trái đông và trái tây để các chức việc và dân làng tụ hội tế lễ. Miếu này không có thủ từ và lại ở giữa cánh đồng vắng vẻ nên bọn bất lương thường hay lui tới tụ họp.


Cúng quả xong xuôi, chúng hạ lễ vật xuống bưng ra sân. Hai tên coi bộ sừng sỏ nhất tiến lên trước mặt bọn cướp rồi một tên dõng dạc tuyên bố:


- Hai ta là Thiết Mộc Nhi và KimĐôi Tử, tuy vẫn đứng đầu hai đảng riêng biệt nhưng thường hiệp tác với nhau. Bữa nọ cướp nhà Vệ Điển, quan quân tr.a ra không nổi, vậy kể là đa thành công nên bữa nay có bữa tiệc rượu này khao thưởng anh em, tiền bạc sáng mai sẽ phân chia làm 2 phần.Phe của đại ca Thiết Mộc đây có 28 người còn phe Kim Đôi Tử này chỉ có 22 người vậy phần của thiết đại ca được nhiều hơn. Bây giờ anh em chia nhau lễ vật này để chúng ta cùng ăn uống cho no say. Cứ tính đầu người phát phần, đừng có tranh giành nhau, nhe?


Bọn cướp dạ ran xúm lại chia phần.
Phe Thiết Mộc Nhi chọn trái Tây làm nơi thiết tiệc còn phe Kim Đôi Tử kéo nhau sang trái đông đánh chén.
Hai bọn cướp đốt đèn cầy sáng choang, ăn nhồm nhoàm, uống ừng ực, cười nói ồn ào, không cần giữ ý chi nữa.


Trong đám bọn Thiết Mộc Nhi có một tên gầy ốm,lắm mưu nhiều kế lại có óc châm biếm sâu sắc, được đồng bọn tôn làm “quân sư”.
Lúc tiệc đã gần tàn, hơi men đã thấm, tên “quân sư” này mới đứng dậy cất tiếng nói lớn:


Thưa đại ca (chỉ Thiết Mộc Nhi) vàchư huynh. Tôi mạn phép đề nghị với đại ca và anh em nâng ly mừng một ân nhân của chúng ta.
Bọn côn đồ nhao nhao hỏi:
- Ai? Ai? Phải nói tên ra trước đã.
Tên “quân sư” cả cười đáp:


- Thì cứ châm cho đầy rượu rồi nâng ly lên, nghe được thì cạn chén bằng không thì thôi, có sao?
Những tiếng “đồng ý” “được được” vang lên tứ phía.


Rồi trong lúc bọn cướp tranh nhau rót đầy các ly rượu thì Bao Công đi thám sát cũng vừa tới khu miếu Thành Hoàng. Thấy hai trái Đông Tây đèn đuốc sáng choang lại nghe có tiếng ồn ào, Bao Công ngạc nhiên bảo nhỏ thám tử theo hầu:
Bữa nay không cúng tế cho sao có người tụ đông đảo vậy?


Không đợi thám tử trả lời, Bao Công khoát tay làm hiệu cho thuộc hạ theo mình ra phía sau trái Tây để nghe ngóng.
Nhòm qua lỗ thủng ở vách nhà, Bao Công rõ tất cả bọn Thiết Mộc Nhi.
Giữa lúc ấy, tên “quân sư” nâng ly rượu đế làm bộ mặt nghiêm trang nói lớn:


Từ lâu anh em ta nghe đồn Bao đại nhơn là bậc thần minh nay mới rõ quả thiệt là danh bất hư truyền. Xin anh em nâng ly cầu chúc cho ngài sanh con cháu đầy đàn, đời nối nghiệp quan để trấn giữ thủ này hoài hoài đặng bọn mình dễ dàng thong thả làm ăn, khỏi phải lo sợ. Nào ta cạn chén!


Cả bọn nâng ly nốc thẳng một hơi. Tên “quân sư” mặt tỉnh khô, chậm rãi ngồi xuống. Bọn cướp đa số đều kém thông minh, chưa hiểu ngay ra tính chất hài hước của lời nói đó nên vẫn ngồi yên. Chừng có tên sáng ý hơn rỉ tai cắt nghĩa chúng mới hay liền phá ra cười ầm ĩ : đứa thì bò ra chiếu mà cười, đứa thì lăn đùng ra đất vừa cười vừa giãy đành đạch, lại có đứa miệng cười ha hả tay đấm vào đùi bạn liw n hồi, cũng có đứa ôm lấy cột nhà hay gục vào lưng bạn mà cười như bò rống.


Bao Công đứng sau nhà lẩm bẩm:


- Ừ thì nó nói mong mình như vậy ccũng chẳng làm chi ba cái điều đó. Nhưng tai sao nó lại nói khỏi phải lo sợ. Thôi nó nói xỏ xiên mình rồi. Chắc là bọn này đã cướp nhà Vệ Điển, nay thấy ta không tr.a ra, chúng cho ta là gà mờ nên mở tiệc ăn mừng và giễu cợt ta chơi. Xem kiểu cách chúng thế kia và lối sắp đặt trong nhà này hẳn nơi đây là ổ xuất phát của chúng đi đánh cướp các nơi. Mai sớm trở lại bắt còn kịp, bây giờ ta qua xem bọn bên kia ra sao.


Nghĩ vậy, Bao Công cúi xuống lượm viên gạch non viết lên tường ba chữ “tiền” lớn rồi bấm thám tử rút êm qua trái Đông dò xét.
Bao Công, tới nơi thì vừa kịp nghe một tên mập lùn, trong bọn Kim Đôi Tử nói lớn:


- Thưa chư huynh, đệ ông Thành Hoàng làng này linh và Thiết Diện đại nhơn (chỉ Bao Công) tốt thiệt là là la øtốt! Anh em ta có phước lắm mới gặp được người như ổng. Nếu là vị khác tất chúng ta chẳng khỏi phiền não.


Không thấy đứa nào phá ra cười mà chỉ thấy chúng gật gù mà thôi. Bao Công nhìn kỹ lại thì ra bọn cướp đều say bét cả rồi. Ngoại trừ tên vừa nói còn say vừa vừa chớ 21 tên khác ngồi cũng không vững nữa cứ đảo lia đảo lịa như người lên đồng. Thậm chí có đứa đã phục bên mâm rượu ngủ vùi.


Bao Công lẩm bẩm:
- Y nói thế là làm sao? Vì lẽ gì nó nói nếu chẳng phải ta trị nhậm phủ này thì bọn y sẽ bị phiền não? Hừ, lạ thiệt. Bên kia 28 đứa bên này 22 đứa, vị chi là 50. Thôi phải rồi, đây là bọn cướp nhà Vệ Điển. Chúng say mèn thế này chờ sáng ra bắt còn kịp chán.


Bao Công liền móc túi lấy tiền treo trên vách làm dấu để mai sớm bắt cho trúng.
Xong xuôi, Bao Công ghé mắt nhìn qua kẽ vách lần nữa để nhận diện vài tên cướp. Bỗng ông quay phắt lại rồi hấp tấp chạy mau ra cánh đồnga Tha m tử theo hầu chẳng hiểu chuyện chi cũng hoảng hồn co giò rượt theo quan.


Chạy gần được một trăm bước, thám tử thấy Bao Công dừng lại: tuy Bao Công đã ấn cả tay áo vào miệng mà thám tử cũng nghe bốn năm tiếng “phì, phì” như có trăn lớn phun nọc vậy. Thì ra Bao Đại nhơn nhẩy mũi!


Chợt nhớ tới cái tật của Bao Công hắt hơi vang mấy gian nhà, Viên thám tử thở phào sung sướng, lấy vạt áo lau mồ hôi trán, miệng lẩm bẩm:


- Hú vía. May mà ngài nhanh trí tháo lui gấp gấp nếu nhè lỗ nhĩ mấy chục tên vừa rồi mà làm đùng đùng mấy phát như đại bác thần công thì có mình cũng hết hy vọng trông thấy mặt vợ con.
Hai người lặng lẽ bước theo nhau về nhà nghỉ.


Sáng hôm sau.Bao Công cho sửa lễ vật giả bộ lên yết miếu Thành Hoàng.
Ông cho kiểm hơn trăm binh mã và ra lệnh nhắm thẳng miếu Thành Hoàng tiến phát.


Quan quân rầm rộ kéo đến nơi thì trời vừa sáng rõ mặt người. Bao Công giữ lại cho mình hai chục lính khẻo mạnh, giỏi võ còn bao nhiêu ông cho chia ra bố trí, bao vây tứ phía.
Mọi người ai vào việc nấy xong xuôi. Bao Công lững thững tiến đến trước miếu, hai bên có lính gươm giáo sáng loà theo hộ vệ.


Lúc đó trong bọn cướp đã có đứa dậy rồi. Chúng thấy quan quân kéo đến liền kêu đồng bọn:
- Anh em ơi, quan đến lễ miếu Thành Hoàng, mau mau cất giấu khí giới đi kẻo quan vô hỏi ta khó trả lời đó, nghe.


Ở miếu ra, Bao Công tiến sang căn nhà phía Tậy, thấy đúng ba chữ “tiền” ông viết hồi đêm, liền truyền lính vô bắt trói phe đảng của Thiết Mộc Nhi gồm 28 mạng. Đoạn ông qua phía Đông thấy còn đồng tiền treo nơi vách biết là đúng địa điểm rồi, bèn túm trọn ổ 22 người của Kim Đôi Tửu Li nh lục soát khắp nơi thấy được vũ khí của bọn cướp.


Bao Công truyền áp giải 50 tên cướp về nha.
Phe Thiết Mộc Nhi và phe Kim Đôi Tử, mỗi phe bị giam một nơi.
Lát sau, Bao Công cho dẫn bọn Thiết Mộc Nhi tới công đường xét hỏi trước.
Bao Công nhìn mặt từng tên nào là đầu đảng nên đành nói đổng lên rằng:


- Tụi bay đã không chịu làm ăn lương thiện lại còn hiệp đảng đánh cướp nhà Vệ Điển. Mau khai cho thiệt đừng để ta phải nhọc lòng tr.a hỏi.
Thiết Mộc Nhi ra bộ hạ đều lặng thinh không trả lời. Bao Công cười gằng nói tiếp:
- Tụi bây gan thiệt. Lính đâu đem đồ tr.a tấn ra đây.


Lính hầu dạ ran rồi khiêng ra la liệt trước công đường đủ thứ cực hình: Kìm kẹp, dùi sắt nung đỏ,còn gỗ, roi song v.v… Bọn cướp vẫn đứng như tượng gỗ.
Bao Công xô ghế đứng dậy,và tới trước mặt tên “quân sư” đã nói đêm qua. Ông chỉ tay vào ngựa tên này mà quát rằng:


- Muốn ta ở đây lâu dài cho thong thả làm ăn, cớ sao còn đi ăn cướp? Có cướp nhà Vệ Điển không? Nói mau.
Tất cả sợ xanh mặt tưởng Bao Công biết rõ hết nên đứa nọ nhìn đức kia nhớn nhác như gà gặp cáo.
Riêng tên “quân sư” sợ hãi, run lẩy bẩy, lắp bắp đáp:


- Dạ…dạ… thưa có ạ.
Tên “quân sư” không dám nói mà chỉ liếc nhìn Thiết Mộc Nhi. Bao Công nhanh ý nhận ra ngay, liền trỏ Thiết Mộc Nhi mà quát lớn:
- Lính đâu,lôi tên đầu đảng này ra tr.a tấn cho ta xem nó còn gan lì được nữa không?


Bọn cướp thất kinh thi nhau khai bằng hết và tố cáo luôn cả bọn Kim Đôi Tử. Bao Công biểu một tên đi theo lén chỉ mặt bọn Kim Đôi Tử cho ông rõ.
Đoạn. Bao Công truyền tống giam trọn ổ Thiết Mộc Nhi vào ngục thất rồi cho giải bọn Kim Đôi Tử vào.


Cũng như trước, 22 tên này chẳng chịu khai một lời. Bao Công quắc mắt nhìn suốt lượt và nói:
- Thành Hoàng làng linh thiệt là linh, còn ta đây tốt thiệt là tốt. Muốn khỏi bị phiền não thời bọn ngươi phải làm ăn lương thiện chớ sao lại đi ăn cướp nhà Vệ Điển như vậy?


Thấy bọn Kim Đôi Tử tái mặt lấm lét nhìn nhau, Bao Công đánh một đòn quyết liệt:
- Tụi bây đừng chối cãi vô ích. Chính bọn Thiết Mộc Nhi đã cung khai hết rồi. Biết điều thì thú tội ngay đi chớ để ta phải mất thì giờ tr.a tấn.
Rồi Bao Công chỉ mặt Kim Đôi Tử mà hỏi lớn rằng:


- Kim Đôi Tử! Mi có nhận tôi không?
Tên đầu đảng mặt tái mét, run rẩy thú nhận hết nhưng cũng trút lỗi phần lớn cho Thiết Mộc Nhi.
Bao Công hỏi cung suốt lượt xong phán rằng:
- Lính đâu, để Kim Đôi Tử lại đây và đem tụi này hạ ngục cho ta. Khi lên thì áp giải Thiết Mộc Nhi trở lại có việc mau.


Lát sau, Bao Công cho một toén lính dẫn hai tên đầu đảng về khu miếu Thành Hoàng chỉ chỉ chỗ chúng cất giấu của cải. Quân lính đào lên đem về nha, tất cả bạc vàng châu báu mà bọn cướp đã lấy được của Vệ Điển.


Vệ Điển được gọi đến, nhìn nhận đúng là của cải bị mất cướp nên được lãnh về.
Đoạn Bao Công lấy bút mực viết án tuyên xử Kim Đôi Tử và Thiết Mộc Nhi phải bị phạt tử hình, chém bêu đầu giửa chợ. Còn 48 tên bộ hạ đều bị lưu đày qua xứ khác.






Truyện liên quan