- Chương 1-1: Phần dẫn: Ngày nhà giáo
- Chương 1-2: Cô nhi viện
- Chương 2: Tái ngộ
- Chương 3: Bi thương
- Chương 4: Thiên sứ Đường
- Chương 5: Câu chuyện của La Gia Hải
- Chương 6: Phương hướng
- Chương 7: Xét xử
- Chương 8: Mê cung dưới lòng đất
- Chương 9: Vượt ngục
- Chương 10: Trùng hợp
- Chương 11: Giáo hóa trường
- Chương 12: Dấu vết
- Chương 13: Câu chuyện của cô Q
- Chương 14: Diễn xuất đau thương (1)
- Chương 15: Diễn xuất đau thương (2)
- Chương 16: Nghi thức
- Chương 17: Tái hiện vụ đâm xe
- Chương 18: Lạc hướng và chứng minh
- Chương 19: Đứa trẻ đáng thương
- Chương 20: Công cụ
- Chương 21: Hồi ức
- Chương 22: Câu chuyện của anh K
- Chương 23: Ông ta và
- Chương 24: Cứu vãn
- Chương 25: Mất đi vườn địa đàng
- Chương 26: Theo dõi
- Chương 27: Câu chuyện của anh H
- Chương 28: Thực nghiệm
- Chương 29: Thiên sứ gẫy cánh
- Chương 30: Súng
- Chương 31: Kẻ hiến tặng
- Chương 32: Hộp skinner
- Chương 33: Số phận
- Chương 34: Tuyệt lộ
- Chương 35: Kế trong kế
- Chương 36: Cát bụi lại trở về với cát bụi
- Chương 37: Kết thúc: Khung cảnh phía sau chốn đô thành
Mở đầu Cuồng vọng vô nhân tính là một vụ án mạng hai người chết. Thủ phạm bị bắt ngay sau đó. Cảnh sát trẻ Phương Mộc chỉ phải trổ tài có một lần trong một cuộc thẩm vấn ngắn để buộc thủ phạm cúi đầu nhận tội và chỉ ra địa điểm giấu xác hai nạn nhân. Phiên tòa kết thúc với mức án cao nhất dành cho kẻ giết người: Tử hình ngay. Câu chuyện tưởng chừng quá đơn giản. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu.
Vụ vượt ngục có một không hai trong lịch sử thành phố C khiến cơ quan công an phải huy động hàng trăm nhân viên, tạo thành nhiều vòng vây, vòng trong nối vòng ngoài. Mọi địa điểm công cộng nhà ga, bến tàu, sân bay… đều bị phong tỏa mà vẫn không tìm ra thủ phạm. Hàng loạt những vụ án mạng tiếp ngay sau đó đã khiến cho Sở Công an thành phố C choáng váng. Khác hẳn những vụ án khác. Thủ phạm chẳng những không tìm cách che giấu nạn nhân để gây khó khăn cho cơ quan điều tra mà còn đem nạn nhân ra phơi bày trước thanh thiên bạch nhật giữa những nơi tấp nập người qua lại. Nạn nhân nào cũng bị đánh đập tra tấn dã man trước khi chết. Không những thế, thủ phạm còn cố tình tạo ra những tình huống giống như tiến hành một nghi thức tôn giáo: Nhét người chết vào trong con gấu bông treo lên tường, cho nạn nhân ngồi trong tình trạng đang chuẩn bị giao hợp với Manơcanh…
Trong Cuồng vọng vô nhân tính, đồng thời với việc đưa ra những tình tiết đầy hấp dẫn, ly kỳ lôi cuốn người đọc từ trang này đến trang khác, Lôi Mễ vẫn không quên chủ đề chính của cuốn sách: Lột tả tham vọng đến tột cùng của những con quỷ đội lốt người và cái giá phải trả. Đằng sau những kẻ độc ác mất hết tính người đã trực tiếp gây nên những tội ác trên là những kẻ chủ mưu đầy học thức và tham vọng. Để đạt được mục đích, chúng đã không từ một thủ đoạn nào.
Với kinh nghiệm dày dặn của một cảnh sát, với khả năng truyền thụ vốn có của một người thầy, với trí tưởng tượng phong phú của một nhà văn và vốn hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, Lôi Mễ như muốn truyền cho độc giả niềm đam mê, sự hứng thú cũng như những gian nan vất vả mà những người chiến sĩ cảnh sát hình sự đã trải qua. Anh từng bước hóa thân mỗi độc giả thành một trinh sát hình sự, được tham gia phá án trên từng khâu của quá trình điều tra. Được tham gia khám nghiệm hiện trường, được hỏi cung, được phân tích tâm lý tội phạm ngay cả khi chưa được nhìn thấy mặt chúng.