Phần 6 - Chương 1
Chôn sống hạnh phúc gia đình cách nào lẹ nhất?
Năm 1852, Hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam say mê Nữ bá tước Mari Eugénie Ignace Augustine de Montiji, người đàn bà đẹp nhất thế giới và cưới nàng. Cận thần có người can gián Hoàng đế vì lẽ không được "môn đăng hộ đối".
Nhưng Hoàng đế nói: "Có cần chi điều đó". Cái duyên và vẻ đẹp lộng lẫy của nàng làm cho Hoàng đế mê ly như gặp tiên. Trong một bài diễn văn, Hoàng đế nói như thách cả nước Pháp: "Trẫm đã cưới một người đàn bà mà Trẫm yêu và ngưỡng mộ, như vậy còn hơn là cưới một người mà Trẫm không được biết".
Hoàng đế và Hoàng hậu có đủ điều kiện để cuộc lương duyên hoàn toàn theo lý tưởng: Sức mạnh, tiền bạc, quyền thế quang vinh, sắc đẹp, tình yêu. Chưa bao giờ người ta thấy hạnh phúc thiêng liêng trong gia đình chói lọi rực rỡ như vậy.
Than ôi! Chẳng bao lâu, lửa thiêng đó chập chờn, lu mờ và tắt hẳn. Nã Phá Luân đã có thể làm cho nàng Eugénie thành một bà Hoàng hậu được, nhưng không có gì ở đời này, cả tình thương của ông, cả uy quyền của ông, có thể thay đổi nổi tính tình của người đàn bà đó.
Bà điên cuồng vì ghen tuông bị nghi ngờ nó giày vò bà, làm cho đời sống của ông không được mảy may tự do. Bà không kể gì tới mệnh lệnh của ông nữa, bà sồng sộc xông vào văn phòng của ông trong khi ông bề bộn việc nước; trong lúc ông bàn kín việc quốc gia đại sự, bà cũng vào cho kỳ được mới nghe. Bà nhất định không bao giờ để cho ông ở một mình hết, luôn luôn sợ ông có ngoại tình.
Thường thường bà chạy lại nhà một bà chị để phàn nàn về chồng, trút hết tâm sự, khóc la, đe dọa. Có lắm lần bà đạp cửa vô thư viện của ông để chửi ông nữa. Cho nên, làm chủ mười hai tòa cung điện lộng lẫy mà Nã Phá Luân đệ tam không có lấy một cái tủ để trốn trong đó cho yên thân được.
Rồi sau xảy ra sao?
Đoạn văn bản này trích trong cuốn sách thú vị của E. A. Rheinhardt "Nã Phá Luân và Eugénie: bi hài kịch của một đế chính" trả lời câu hỏi đó:
"Như vậy, rốt cuộc Nã Phá Luân có ngoại tình thiệt và ông luôn luôn lén lút ra khỏi cung, đội chiếc nón nỉ kéo sụp xuống che mắt, có độc một người hầu cận theo sau, để đi tới nơi hẹn hò với một giai nhân... nếu không phải, như hồi còn hàn vi, để đi lang thang trong kinh đô, vơ vẩn dạo chơi trong những con đường mà các vị Hoàng đế chỉ được nghe tả trong sách...".
Đó, cách cư xử của bà Eugénie đem tới kết quả như vậy đó. Đành rằng bà vẫn luôn luôn là Hoàng hậu nước Pháp. Đành rằng bà là người đẹp nhất thế giới. Nhưng khốn nạn thay, cả chức Hoàng hậu và sắc đẹp đó không đủ vãn cứu tình yêu bị ngạt trong không khí đầy chất độc, vì những cuộc bất hòa đó.
Phải, Eugénie cũng có thể kêu Trời như Job "Ghét của nào, Trời trao của đó". Trời trao ư? Không đâu. Chính bà đã tự đem trút nó lên đầu bà vì cái máu ghen và những lời đay nghiến của bà. Đành hanh, nhiếc móc, giày vò, thứ khí giới tai hại nhất mà Diêm Vương đặt ra để tiêu diệt tình yêu. Khí giới đó chắc chắn có hiệu quả hơn hết cũng như nọc rắn hổ vậy, không ai thoát khỏi ch.ết.
Bá tước phu nhân Tolstoi tìm thấy chân lý đó - nhưng trễ quá. Lúc lâm chung, bà thú với con gái bà rằng: "Chính má đã làm cho ba các con ch.ết". Con gái bà không biết trả lời ra sao, sa lệ. Vì biết rằng quá đúng như vậy: ông Tolstoi ch.ết vì bà đầu độc đời ông bằng những lời đay nghiến cay chua không ngớt, những cuộc xung khắc bất tận.
Mà cặp vợ chồng đó có đủ những điều kiện của hạnh phúc. Tolstoi là một văn sĩ nổi danh nhất hoàn cầu. Ngoài vinh quang đó ra, ông bà lại giàu sang, có địa vị quan trọng trong xã hội và có nhièu con. Không bao giờ một cuộc hôn nhân trổ bông dưới nền trời tươi sáng hơn nữa. Mới đầu, hạnh phúc của ông bà đầy đủ quá, hoàn toàn quá, đến nỗi có khi cả hai đều quỳ gối, cầu xin Thượng đế gìn giữ họ trong cảnh thần tiên đó.
Rồi thì một sự lạ lùng xảy ra. Lần đầu Tolstoi biến đổi tính nết, thành một người khác hẳn. Ông xấu hổ về những danh tác ông đã viết, và bắt đầu từ lúc đó ông miệt mài viết những bài thuyết giáo về hòa bình và kêu gọi diệt trừ chiến tranh và khổ cực cho nhân loại.
Ông thú rằng hồi thiếu thời, ông đã mắc những tội lỗi không thể tưởng tượng được, cả tội giết người nữa và để chuộc tội, ông nhất định theo đúng giáo lý Cơ Đốc. Ông phân phát hết thảy những của cải của ông và thề sống trong cảnh nghèo. Ông làm lụng ngoài đồng, chặt cây, phơi cỏ, đóng lấy giày, quét lấy phòng, ăn trong đĩa bằng gỗ, ráng yêu cả những kẻ thù ông.
Đời của ông là một bi kịch, mà như vậy chỉ do hôn nhân của ông. Bà ưa xa hoa, ông thì ghét. Bà ham danh vọng, thích được tôn trọng, thích giao du, mà ông lại không màng gì tới những thú tầm phào đó. Bà đòi có nhiều vàng, sống một cuộc đời sang trọng, còn ông thì cho giàu có là một tội lỗi.
Trong nhiều năm, bà đay nghiến ông, thịnh nộ với ông, mạt sát ông, vì ông in sách cho không, không đòi quyền tác giả, mà bà thì không muốn bỏ những món tiền đó.
Khi ông chống lại thì bà phát cơn động kinh, lăn trên mặt đất, ngậm ở môi một ve thuốc phiện, thề sẽ tự tử hay dọa sẽ đâm đầu xuống giếng.
Có một chi tiết mà tôi cho là vô cùng thương tâm trong đời của ông bà. Như tôi đã nói, lúc mới cưới, cuộc tình duyên đó thiệt đẹp đẽ, vậy mà 48 năm sau, ông Tolstoi đến nỗi hễ trông thấy mặt bà là chịu không nổi... Có khi, buổi tối, bà già cô đơn đó thèm khát tình thương, lại quỳ bên ông và xin ông đọc cho nghe những đoạn dịu dàng cảm động, mà ông viết vô nhật ký để tặng bà, 50 năm trước.
Và khi ông đọc, sống lại những ngày tươi sáng rực rỡ, bây giờ đã tan như mây khói, cả hai đều rơi lệ. Than ôi! Thực trạng khác xa những mơ mộng thiếu thời một cách độc địa làm sao!
Sau cùng, năm 82 tuổi, Tolstoi không chịu nổi sự bất hòa ghê gớm trong gia đình nữa và một buổi tối, tháng 10 năm 1910, tuyết sa đầy trời ông trốn bà, đi xa, trong đêm tối và lạnh lẽo, không biết là đi về đâu.
Mười một ngày sau, ông đau phổi mà ch.ết tại một nhà ga. Lời cầu xin cuối cùng của ông là đừng để ông thấy mặt vợ ông.
Đó, bà Tolstoi phải chuộc những cơn giận, lời dọa nạt, lời trách móc với cái giá đó.
Có lẽ độc giả tự nhủ rằng có nhiều chỗ bà phàn nàn cũng đáng. Phải. Nhưng vấn đề không phải ở đó. Vấn đề ở chỗ này: bà phàn nàn có ích gì cho bà không? Hay là, trái lại, chỉ làm cho tình thế đã tệ hại còn tệ hại thêm nhiều?
Khi trễ quá rồi, bà mới tự thú: "Tôi tin chắc rằng hồi đó tôi điên".
Bi kịch thảm thương nhất trong đời Lincoln cũng là cuộc hôn nhân của ông. Tôi nói rõ: không phải là vụ ám sát ông mà là cuộc hôn nhân của ông. Khi tên Booth hạ sát ông bằng một viên đạn, ông không hay rằng người ta mới bắn ông, nhưng trong 23 năm trời, gần như mỗi ngày, ông được nếm "những trái cây chua chát của một duyên nợ đau khổ" như lời ông Herdon, người bạn ông đã nói. Thiệt vậy, trong gần một phần tư thế kỷ, bà Lincoln rút dần mạch sống của đời ông bằng cách khích bác, gây lộn, giày vò, đay nghiến ông.
Bà luôn luôn day dứt, đay nghiến rằng ông chẳng được vẻ gì: nào là lưng thì gù, chân đi thì kéo lê như thằng mọi, dáng điệu cứng như que củi, gai mắt lạ lùng.
Bà nhại dáng đi của ông rồi nghiến răng hỏi ông sao không bắt chước dáng đi lịch sự của bà?
Bà oán cả hai tai ông, vừa rộng vừa vểnh ra như tai voi. Bà chê ông mũi lệch, bà chê môi dưới ông trề ra, bà chê ông có vẻ ốm đói; tay chân lớn quá mà đầu thì nhỏ quá!
Hai ông bà trái ngược nhau về đủ mọi phương diện: giáo dục, tính tình, thị hiếu. Chọi nhau hoài...
Một sử gia thông thạo nhất về đời sống Tổng thống Lincoln có viết: "Giọng nói the thé của bà Lincoln, ở ngoài đường cũng nghe thấy, và những cơn thịnh nộ của bà thì điếc tai hàng xóm. Mà không phải khi bà giận dữ, chỉ la hét mà thôi đâu, bà còn làm hung nữa, có nhiều chứng cớ không chối cãi được".
Chẳng hạn, sau khi cưới, ông bà lại trọ nhà bà Farly, vợ góa một lương y, có nấu cơm tháng.
Một hôm lúc điểm tâm, ông Lincoln có một cử chỉ hoặc thốt một lời làm cho bà nổi giận. Không ai nhớ ông đã làm gì, nhưng người ta thấy bà Lincoln trong lúc cơn điên lên đến cực điểm, liệng một tách cà phê nóng vào mặt chồng, ngay lúc đông đủ các khách trọ khác.
Lincoln xấu hổ lắm, làm thinh ngồi trơ trên ghế trong khi bà chủ trọ đem chiếc khăn mặt ước lại chùi má và quần áo ông.
Lòng ghen của bà Lincoln vô lý dữ tợn, và không thể tưởng tượng được, đến nỗi chỉ cần đọc những đoạn tả những cơn giận dữ, bi thảm làm cho ông mất mặt trước công chúng, phải, chỉ cần đọc những đoạn đó, 75 năm sau, cũng còn thấy kinh tởm rùng mình. Sau cùng, bà hóa điên. Người ta cho rằng tánh hạnh bà như vậy; bởi vì bà mắc bệnh thần kinh. Không thể có lời nào nhân từ hơn để xét bà nữa.
Bây giờ ta hãy tự hỏi: Những cơn thịnh nộ đó, những lời đay nghiến đó, cái lối bù lu bù loa đó có cải thiện ông Lincoln chút nào không?
Một ngàn lần không. Nó chỉ giết hết tình cảm của ông đối với bà, nó làm cho ông suốt đời hối hận rằng đã cưới bà và chỉ muốn có mỗi một hành vi là đi khỏi nhà cho khuất mắt.
Tại tỉnh Springfield, là nơi gia đình Lincoln ở, có 11 ông luật sư. Vì đông quá, không thể kiếm ăn trong tỉnh đó được, họ phải đi ngựa từ tỉnh lỵ này qua tỉnh lỵ khác, theo sau ông tòa David Davis để cãi trong những lúc ông này xử án khắp trong miền. Nhưng trong khi bạn đồng nghiệp của ông Lincoln cứ cuối tuần lại trở về gia đình thì ông Lincoln không muốn về, vì rất kinh tởm sự ở gần bà vợ. Và trong ba tháng hè và ba tháng thu, ông ở xa biệt, không lai vãng gần miền Springfield.
Như vậy trong nhiều năm. Đời sống trong những quán trọ nhà quê đó không vui thú, cũng không đủ tiện nghi; nhưng sống như vậy, ông còn thích hơn là về nhà để thấy bà Lincoln với những cơn tam bành, lục tặc của bà ấy.
Hành vi của bà Lincoln, Hoàng hậu Eugénie và Bá tước phu nhân Tolstoi có những kết quả như vậy. Chỉ mang lại bất hạnh cho gia đình và diệt hết nguồn ân ái mà mấy bà quý hóa nhất.
Sau khi bàn cãi trong 11 năm ở "Tòa chuyên xử các vụ lôi thôi trong gia đình ở Nữu Ước" và nghiên cứu cả ngàn vụ chồng bỏ nhà ra đi, bà luật sư Bessie Hamburger tuyên bố rằng đàn ông phải trốn vợ vì họ chán nghe vợ rầy rà, gây gổ. Như một văn sĩ đã nói: "Đàn bà đào huyệt chôn hạnh phúc gia đình bằng nanh vuốt của họ".
Vậy, thưa quý bà, nếu quý bà muốn giữ sự vui vẻ hòa nhã trong gia đình, xin quý bà theo lời khuyên dưới đây:
Đừng day dứt đay nghiến chồng! Năm 1852, Hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam say mê Nữ bá tước Mari Eugénie Ignace Augustine de Montiji, người đàn bà đẹp nhất thế giới và cưới nàng. Cận thần có người can gián Hoàng đế vì lẽ không được "môn đăng hộ đối". Nhưng Hoàng đế nói: "Có cần chi điều đó". Cái duyên và vẻ đẹp lộng lẫy của nàng làm cho Hoàng đế mê ly như gặp tiên. Trong một bài diễn văn, Hoàng đế nói như thách cả nước Pháp: "Trẫm đã cưới một người đàn bà mà Trẫm yêu và ngưỡng mộ, như vậy còn hơn là cưới một người mà Trẫm không được biết". Hoàng đế và Hoàng hậu có đủ điều kiện để cuộc lương duyên hoàn toàn theo lý tưởng: Sức mạnh, tiền bạc, quyền thế quang vinh, sắc đẹp, tình yêu. Chưa bao giờ người ta thấy hạnh phúc thiêng liêng trong gia đình chói lọi rực rỡ như vậy. Than ôi! Chẳng bao lâu, lửa thiêng đó chập chờn, lu mờ và tắt hẳn. Nã Phá Luân đã có thể làm cho nàng Eugénie thành một bà Hoàng hậu được, nhưng không có gì ở đời này, cả tình thương của ông, cả uy quyền của ông, có thể thay đổi nổi tính tình của người đàn bà đó. Bà điên cuồng vì ghen tuông bị nghi ngờ nó giày vò bà, làm cho đời sống của ông không được mảy may tự do. Bà không kể gì tới mệnh lệnh của ông nữa, bà sồng sộc xông vào văn phòng của ông trong khi ông bề bộn việc nước; trong lúc ông bàn kín việc quốc gia đại sự, bà cũng vào cho kỳ được mới nghe. Bà nhất định không bao giờ để cho ông ở một mình hết, luôn luôn sợ ông có ngoại tình. Thường thường bà chạy lại nhà một bà chị để phàn nàn về chồng, trút hết tâm sự, khóc la, đe dọa. Có lắm lần bà đạp cửa vô thư viện của ông để chửi ông nữa. Cho nên, làm chủ mười hai tòa cung điện lộng lẫy mà Nã Phá Luân đệ tam không có lấy một cái tủ để trốn trong đó cho yên thân được. Rồi sau xảy ra sao? Đoạn văn bản này trích trong cuốn sách thú vị của E. A. Rheinhardt "Nã Phá Luân và Eugénie: bi hài kịch của một đế chính" trả lời câu hỏi đó: "Như vậy, rốt cuộc Nã Phá Luân có ngoại tình thiệt và ông luôn luôn lén lút ra khỏi cung, đội chiếc nón nỉ kéo sụp xuống che mắt, có độc một người hầu cận theo sau, để đi tới nơi hẹn hò với một giai nhân... nếu không phải, như hồi còn hàn vi, để đi lang thang trong kinh đô, vơ vẩn dạo chơi trong những con đường mà các vị Hoàng đế chỉ được nghe tả trong sách...". Đó, cách cư xử của bà Eugénie đem tới kết quả như vậy đó. Đành rằng bà vẫn luôn luôn là Hoàng hậu nước Pháp. Đành rằng bà là người đẹp nhất thế giới. Nhưng khốn nạn thay, cả chức Hoàng hậu và sắc đẹp đó không đủ vãn cứu tình yêu bị ngạt trong không khí đầy chất độc, vì những cuộc bất hòa đó. Phải, Eugénie cũng có thể kêu Trời như Job "Ghét của nào, Trời trao của đó". Trời trao ư? Không đâu. Chính bà đã tự đem trút nó lên đầu bà vì cái máu ghen và những lời đay nghiến của bà. Đành hanh, nhiếc móc, giày vò, thứ khí giới tai hại nhất mà Diêm Vương đặt ra để tiêu diệt tình yêu. Khí giới đó chắc chắn có hiệu quả hơn hết cũng như nọc rắn hổ vậy, không ai thoát khỏi ch.ết. Bá tước phu nhân Tolstoi tìm thấy chân lý đó - nhưng trễ quá. Lúc lâm chung, bà thú với con gái bà rằng: "Chính má đã làm cho ba các con ch.ết". Con gái bà không biết trả lời ra sao, sa lệ. Vì biết rằng quá đúng như vậy: ông Tolstoi ch.ết vì bà đầu độc đời ông bằng những lời đay nghiến cay chua không ngớt, những cuộc xung khắc bất tận. Mà cặp vợ chồng đó có đủ những điều kiện của hạnh phúc. Tolstoi là một văn sĩ nổi danh nhất hoàn cầu. Ngoài vinh quang đó ra, ông bà lại giàu sang, có địa vị quan trọng trong xã hội và có nhièu con. Không bao giờ một cuộc hôn nhân trổ bông dưới nền trời tươi sáng hơn nữa. Mới đầu, hạnh phúc của ông bà đầy đủ quá, hoàn toàn quá, đến nỗi có khi cả hai đều quỳ gối, cầu xin Thượng đế gìn giữ họ trong cảnh thần tiên đó. Rồi thì một sự lạ lùng xảy ra. Lần đầu Tolstoi biến đổi tính nết, thành một người khác hẳn. Ông xấu hổ về những danh tác ông đã viết, và bắt đầu từ lúc đó ông miệt mài viết những bài thuyết giáo về hòa bình và kêu gọi diệt trừ chiến tranh và khổ cực cho nhân loại. Ông thú rằng hồi thiếu thời, ông đã mắc những tội lỗi không thể tưởng tượng được, cả tội giết người nữa và để chuộc tội, ông nhất định theo đúng giáo lý Cơ Đốc. Ông phân phát hết thảy những của cải của ông và thề sống trong cảnh nghèo. Ông làm lụng ngoài đồng, chặt cây, phơi cỏ, đóng lấy giày, quét lấy phòng, ăn trong đĩa bằng gỗ, ráng yêu cả những kẻ thù ông. Đời của ông là một bi kịch, mà như vậy chỉ do hôn nhân của ông. Bà ưa xa hoa, ông thì ghét. Bà ham danh vọng, thích được tôn trọng, thích giao du, mà ông lại không màng gì tới những thú tầm phào đó. Bà đòi có nhiều vàng, sống một cuộc đời sang trọng, còn ông thì cho giàu có là một tội lỗi. Trong nhiều năm, bà đay nghiến ông, thịnh nộ với ông, mạt sát ông, vì ông in sách cho không, không đòi quyền tác giả, mà bà thì không muốn bỏ những món tiền đó. Khi ông chống lại thì bà phát cơn động kinh, lăn trên mặt đất, ngậm ở môi một ve thuốc phiện, thề sẽ tự tử hay dọa sẽ đâm đầu xuống giếng. Có một chi tiết mà tôi cho là vô cùng thương tâm trong đời của ông bà. Như tôi đã nói, lúc mới cưới, cuộc tình duyên đó thiệt đẹp đẽ, vậy mà 48 năm sau, ông Tolstoi đến nỗi hễ trông thấy mặt bà là chịu không nổi... Có khi, buổi tối, bà già cô đơn đó thèm khát tình thương, lại quỳ bên ông và xin ông đọc cho nghe những đoạn dịu dàng cảm động, mà ông viết vô nhật ký để tặng bà, 50 năm trước. Và khi ông đọc, sống lại những ngày tươi sáng rực rỡ, bây giờ đã tan như mây khói, cả hai đều rơi lệ. Than ôi! Thực trạng khác xa những mơ mộng thiếu thời một cách độc địa làm sao! Sau cùng, năm 82 tuổi, Tolstoi không chịu nổi sự bất hòa ghê gớm trong gia đình nữa và một buổi tối, tháng 10 năm 1910, tuyết sa đầy trời ông trốn bà, đi xa, trong đêm tối và lạnh lẽo, không biết là đi về đâu. Mười một ngày sau, ông đau phổi mà ch.ết tại một nhà ga. Lời cầu xin cuối cùng của ông là đừng để ông thấy mặt vợ ông. Đó, bà Tolstoi phải chuộc những cơn giận, lời dọa nạt, lời trách móc với cái giá đó. Có lẽ độc giả tự nhủ rằng có nhiều chỗ bà phàn nàn cũng đáng. Phải. Nhưng vấn đề không phải ở đó. Vấn đề ở chỗ này: bà phàn nàn có ích gì cho bà không? Hay là, trái lại, chỉ làm cho tình thế đã tệ hại còn tệ hại thêm nhiều? Khi trễ quá rồi, bà mới tự thú: "Tôi tin chắc rằng hồi đó tôi điên". Bi kịch thảm thương nhất trong đời Lincoln cũng là cuộc hôn nhân của ông. Tôi nói rõ: không phải là vụ ám sát ông mà là cuộc hôn nhân của ông. Khi tên Booth hạ sát ông bằng một viên đạn, ông không hay rằng người ta mới bắn ông, nhưng trong 23 năm trời, gần như mỗi ngày, ông được nếm "những trái cây chua chát của một duyên nợ đau khổ" như lời ông Herdon, người bạn ông đã nói. Thiệt vậy, trong gần một phần tư thế kỷ, bà Lincoln rút dần mạch sống của đời ông bằng cách khích bác, gây lộn, giày vò, đay nghiến ông. Bà luôn luôn day dứt, đay nghiến rằng ông chẳng được vẻ gì: nào là lưng thì gù, chân đi thì kéo lê như thằng mọi, dáng điệu cứng như que củi, gai mắt lạ lùng. Bà nhại dáng đi của ông rồi nghiến răng hỏi ông sao không bắt chước dáng đi lịch sự của bà? Bà oán cả hai tai ông, vừa rộng vừa vểnh ra như tai voi. Bà chê ông mũi lệch, bà chê môi dưới ông trề ra, bà chê ông có vẻ ốm đói; tay chân lớn quá mà đầu thì nhỏ quá! Hai ông bà trái ngược nhau về đủ mọi phương diện: giáo dục, tính tình, thị hiếu. Chọi nhau hoài... Một sử gia thông thạo nhất về đời sống Tổng thống Lincoln có viết: "Giọng nói the thé của bà Lincoln, ở ngoài đường cũng nghe thấy, và những cơn thịnh nộ của bà thì điếc tai hàng xóm. Mà không phải khi bà giận dữ, chỉ la hét mà thôi đâu, bà còn làm hung nữa, có nhiều chứng cớ không chối cãi được". Chẳng hạn, sau khi cưới, ông bà lại trọ nhà bà Farly, vợ góa một lương y, có nấu cơm tháng. Một hôm lúc điểm tâm, ông Lincoln có một cử chỉ hoặc thốt một lời làm cho bà nổi giận. Không ai nhớ ông đã làm gì, nhưng người ta thấy bà Lincoln trong lúc cơn điên lên đến cực điểm, liệng một tách cà phê nóng vào mặt chồng, ngay lúc đông đủ các khách trọ khác. Lincoln xấu hổ lắm, làm thinh ngồi trơ trên ghế trong khi bà chủ trọ đem chiếc khăn mặt ước lại chùi má và quần áo ông. Lòng ghen của bà Lincoln vô lý dữ tợn, và không thể tưởng tượng được, đến nỗi chỉ cần đọc những đoạn tả những cơn giận dữ, bi thảm làm cho ông mất mặt trước công chúng, phải, chỉ cần đọc những đoạn đó, 75 năm sau, cũng còn thấy kinh tởm rùng mình. Sau cùng, bà hóa điên. Người ta cho rằng tánh hạnh bà như vậy; bởi vì bà mắc bệnh thần kinh. Không thể có lời nào nhân từ hơn để xét bà nữa. Bây giờ ta hãy tự hỏi: Những cơn thịnh nộ đó, những lời đay nghiến đó, cái lối bù lu bù loa đó có cải thiện ông Lincoln chút nào không? Một ngàn lần không. Nó chỉ giết hết tình cảm của ông đối với bà, nó làm cho ông suốt đời hối hận rằng đã cưới bà và chỉ muốn có mỗi một hành vi là đi khỏi nhà cho khuất mắt. Tại tỉnh Springfield, là nơi gia đình Lincoln ở, có 11 ông luật sư. Vì đông quá, không thể kiếm ăn trong tỉnh đó được, họ phải đi ngựa từ tỉnh lỵ này qua tỉnh lỵ khác, theo sau ông tòa David Davis để cãi trong những lúc ông này xử án khắp trong miền. Nhưng trong khi bạn đồng nghiệp của ông Lincoln cứ cuối tuần lại trở về gia đình thì ông Lincoln không muốn về, vì rất kinh tởm sự ở gần bà vợ. Và trong ba tháng hè và ba tháng thu, ông ở xa biệt, không lai vãng gần miền Springfield. Như vậy trong nhiều năm. Đời sống trong những quán trọ nhà quê đó không vui thú, cũng không đủ tiện nghi; nhưng sống như vậy, ông còn thích hơn là về nhà để thấy bà Lincoln với những cơn tam bành, lục tặc của bà ấy. Hành vi của bà Lincoln, Hoàng hậu Eugénie và Bá tước phu nhân Tolstoi có những kết quả như vậy. Chỉ mang lại bất hạnh cho gia đình và diệt hết nguồn ân ái mà mấy bà quý hóa nhất. Sau khi bàn cãi trong 11 năm ở "Tòa chuyên xử các vụ lôi thôi trong gia đình ở Nữu Ước" và nghiên cứu cả ngàn vụ chồng bỏ nhà ra đi, bà luật sư Bessie Hamburger tuyên bố rằng đàn ông phải trốn vợ vì họ chán nghe vợ rầy rà, gây gổ. Như một văn sĩ đã nói: "Đàn bà đào huyệt chôn hạnh phúc gia đình bằng nanh vuốt của họ". Vậy, thưa quý bà, nếu quý bà muốn giữ sự vui vẻ hòa nhã trong gia đình, xin quý bà theo lời khuyên dưới đây: Đừng day dứt đay nghiến chồng!