Phần 6 - Chương 2
Tùy Ngộ Nhi An
Disraeli nói: "Tôi có thể làm nhiều chuyện điên lắm, nhưng có một việc mà tôi sẽ không bao giờ làm cưới vợ vì tình".
Và ông giữ lời. ở độc thân tới hồi 35, rồi cưới một người đàn bà giàu, góa, hơn ông 15 tuổi, một bà góa tóc đã bạc vì 50 cái xuân xanh! Bà biết rõ rằng Disraeli cưới bà không phải vì tình, mà vì tiền. Cho nên bà chỉ nhận lời với một điều kiện là cho bà đợi một năm để có đủ thì giờ xét tính tình ông. Hết hạn một năm, bà ưng.
Cuộc tình duyên đó chẳng nên thơ chút nào hết mà còn có vẻ mua bán nữa, phải không bạn? Vậy mà lại là một cuộc tình duyên sung sướng nhất trong những trang giông tố của hôn nhân niên giám.
Bà góa và giàu đó, đã không trẻ, không đẹp, cũng chẳng tài hoa gì. Trái lại, trong câu chuyện của bà, bà thường lầm lộn buồn cười về sử ký hay văn học sử. Chẳng hạn, bà không biết dân Hy Lạp thịnh trước hay dân La Mã thịnh trước. Quần áo thì lố lăng mà nhà cửa bày biện mới tai hại làm sao! Nhưng cách bà cư xử với chồng, thì thật là tuyệt diệu và đó là điều kiện cốt yếu để gây và nuôi hạnh phúc trong gia đình.
Bà không bao giờ tranh khôn với chồng. Khi ông về nhà, sau cả một buổi chiều mệt mỏi vì ứng đối xã giao với các công tước phu nhân linh mẫn, ông nghe bà chuyện trò ngây thơ mà óc được nghỉ ngơi. Lần lần gia đình của ông thành một nơi thần tiên, vì nơi đó là nơi ông thảnh thơi dưỡng sức trong sự chiều chuộng âu yếm của vợ. Những giờ sống bên cạnh bà vợ đứng tuổi đó là những giờ êm đềm nhất trong đời ông.
Bà là tri kỷ của ông, vừa là bạn đồng tâm, là nguồn an ủi và là quân sư của ông nữa. Mỗi buổi tối ở Nghị viện ra, ông vội về nhà để cho bà biết những tin tức hôm đó. Và điều này quan trọng nhất, dù ông lập tâm thi hành bất cứ công cuộc gì, không bao giờ bà nghi rằng ông có thể thất bại được.
Trong 30 năm, ông là lẽ sống độc nhất của bà. Bà quý của cải của bà, chỉ vì của đó làm cho đời sống của người bà yêu được dễ chịu hơn. Đáp lại tình đó, ông tìm hết cách làm đẹp lòng bà. Ông khẩn khoản xin Nữ hoàng Anh Victoria phong tước cho bà và vì vậy, năm 1868, bà được sắc phong nữ bá tước.
Dù bà có lầm lỗi gì đi nữa, ông cũng không bao giờ chỉ trích bà, không bao giờ trách bà nửa lời, và nếu ai cả gan chế giễu bà thì ông chồm lên để bênh vực bà một cách chân thành dữ tợn.
Bà Disraeli không phải là một người hoàn toàn nhưng trong 30 năm, bà không ngớt nói về chồng bà, khen ngợi, ngưỡng mộ ông. Kết quả? Ông Disraeli thích nhắc lại lời này lắm: "Trong 30 năm sống chung không bao giờ tôi thấy buồn chán vì vợ hết". (Vậy mà nhiều người dám cho rằng bà đần độn vì không thuộc sử ký!).
Còn ông thì vẫn thường nói với mọi người rằng bà là nhân vật quan trọng nhất trong đời ông. Kết quả ra sao? Bà khoe nhiều lần với bạn bè rằng: "Nhờ lòng âu yếm của nhà tôi mà đời tôi là một chuỗi dài hạnh phúc".
Trong lúc vắng, ông bà thường nói đùa nhau. Ông nói:
"Mình, anh cưới mình chỉ vì của cải mình thôi...".
Và bà, mỉm cười, đáp: "Phải, nhưng bây giờ, giá có cưới lại thì mình sẽ cưới em vì tình phải không?".
Ông chịu nhận rằng lời đó đúng.
Bà chẳng hoàn toàn chút nào. Đúng. Nhưng ông Disraeli đã khôn ngoan mà chịu an phận.
Henry James nói: "Quy tắc thứ nhất phải áp dụng trong sự giao thiệp với mọi người là để cho họ được sung sướng vì theo quan niệm của họ".
Văn sĩ Lelend Foster Wood cũng nói gần đúng như vậy: "Muốn có hạnh phúc trong gia đình, kiếm một người bạn trăm năm lý tưởng không cần mấy, mà cần thứ nhất là phải chính mình là một người bạn trăm năm lý tưởng đã".
Vậy muốn có hạnh phúc gia đình, quy tắc thứ hai là:
"Bạn trăm năm của ta ra sao, ta chịu làm vậy, đừng có ý sửa đổi làm chi" Disraeli nói: "Tôi có thể làm nhiều chuyện điên lắm, nhưng có một việc mà tôi sẽ không bao giờ làm cưới vợ vì tình". Và ông giữ lời. ở độc thân tới hồi 35, rồi cưới một người đàn bà giàu, góa, hơn ông 15 tuổi, một bà góa tóc đã bạc vì 50 cái xuân xanh! Bà biết rõ rằng Disraeli cưới bà không phải vì tình, mà vì tiền. Cho nên bà chỉ nhận lời với một điều kiện là cho bà đợi một năm để có đủ thì giờ xét tính tình ông. Hết hạn một năm, bà ưng. Cuộc tình duyên đó chẳng nên thơ chút nào hết mà còn có vẻ mua bán nữa, phải không bạn? Vậy mà lại là một cuộc tình duyên sung sướng nhất trong những trang giông tố của hôn nhân niên giám. Bà góa và giàu đó, đã không trẻ, không đẹp, cũng chẳng tài hoa gì. Trái lại, trong câu chuyện của bà, bà thường lầm lộn buồn cười về sử ký hay văn học sử. Chẳng hạn, bà không biết dân Hy Lạp thịnh trước hay dân La Mã thịnh trước. Quần áo thì lố lăng mà nhà cửa bày biện mới tai hại làm sao! Nhưng cách bà cư xử với chồng, thì thật là tuyệt diệu và đó là điều kiện cốt yếu để gây và nuôi hạnh phúc trong gia đình. Bà không bao giờ tranh khôn với chồng. Khi ông về nhà, sau cả một buổi chiều mệt mỏi vì ứng đối xã giao với các công tước phu nhân linh mẫn, ông nghe bà chuyện trò ngây thơ mà óc được nghỉ ngơi. Lần lần gia đình của ông thành một nơi thần tiên, vì nơi đó là nơi ông thảnh thơi dưỡng sức trong sự chiều chuộng âu yếm của vợ. Những giờ sống bên cạnh bà vợ đứng tuổi đó là những giờ êm đềm nhất trong đời ông. Bà là tri kỷ của ông, vừa là bạn đồng tâm, là nguồn an ủi và là quân sư của ông nữa. Mỗi buổi tối ở Nghị viện ra, ông vội về nhà để cho bà biết những tin tức hôm đó. Và điều này quan trọng nhất, dù ông lập tâm thi hành bất cứ công cuộc gì, không bao giờ bà nghi rằng ông có thể thất bại được. Trong 30 năm, ông là lẽ sống độc nhất của bà. Bà quý của cải của bà, chỉ vì của đó làm cho đời sống của người bà yêu được dễ chịu hơn. Đáp lại tình đó, ông tìm hết cách làm đẹp lòng bà. Ông khẩn khoản xin Nữ hoàng Anh Victoria phong tước cho bà và vì vậy, năm 1868, bà được sắc phong nữ bá tước. Dù bà có lầm lỗi gì đi nữa, ông cũng không bao giờ chỉ trích bà, không bao giờ trách bà nửa lời, và nếu ai cả gan chế giễu bà thì ông chồm lên để bênh vực bà một cách chân thành dữ tợn. Bà Disraeli không phải là một người hoàn toàn nhưng trong 30 năm, bà không ngớt nói về chồng bà, khen ngợi, ngưỡng mộ ông. Kết quả? Ông Disraeli thích nhắc lại lời này lắm: "Trong 30 năm sống chung không bao giờ tôi thấy buồn chán vì vợ hết". (Vậy mà nhiều người dám cho rằng bà đần độn vì không thuộc sử ký!). Còn ông thì vẫn thường nói với mọi người rằng bà là nhân vật quan trọng nhất trong đời ông. Kết quả ra sao? Bà khoe nhiều lần với bạn bè rằng: "Nhờ lòng âu yếm của nhà tôi mà đời tôi là một chuỗi dài hạnh phúc". Trong lúc vắng, ông bà thường nói đùa nhau. Ông nói: "Mình, anh cưới mình chỉ vì của cải mình thôi...". Và bà, mỉm cười, đáp: "Phải, nhưng bây giờ, giá có cưới lại thì mình sẽ cưới em vì tình phải không?". Ông chịu nhận rằng lời đó đúng. Bà chẳng hoàn toàn chút nào. Đúng. Nhưng ông Disraeli đã khôn ngoan mà chịu an phận. Henry James nói: "Quy tắc thứ nhất phải áp dụng trong sự giao thiệp với mọi người là để cho họ được sung sướng vì theo quan niệm của họ". Văn sĩ Lelend Foster Wood cũng nói gần đúng như vậy: "Muốn có hạnh phúc trong gia đình, kiếm một người bạn trăm năm lý tưởng không cần mấy, mà cần thứ nhất là phải chính mình là một người bạn trăm năm lý tưởng đã". Vậy muốn có hạnh phúc gia đình, quy tắc thứ hai là: "Bạn trăm năm của ta ra sao, ta chịu làm vậy, đừng có ý sửa đổi làm chi"