Chương 6

Edit : bảo vy 197
Nhưng Khương Tú Nhuận đang đứng ở cổng hoa viên lại rất hài lòng với sức lực bàn chân của thị nữ của mình.
Kiếp trước nàng không quen biết vị nữ tướng quân này, nhưng cũng nghe nhiều về nàng, biết nàng là người ngay thẳng không phải hạng gian thần nịnh hót.


Một người có sức mạnh khác lạ như vậy mà khi lâm cảnh nguy nan cũng không đắm mình làm giặc cỏ để cướp bóc của người, mà lại bán mình táng cha còn tự mình nhận thức được giới hạn của đạo lý làm người, có người chính trực như vậy ở bên người bên cạnh nàng cũng cảm thấy an tâm.


Bài trí phòng ốc xong còn phải lo tiếp đãi khách quý. Khương Tú Nhuận nhớ rằng đã hẹn với Lưu Bội, tuy không biết hắn có phải là thuận miệng mà đề nghị hay không, nhưng đã đồng ý tiếp đãi thì không thể thất ước được.


Vì thế trước ngày hẹn, nàng cho người đến Chất Tử phủ ở Lương Quốc để lấy bảng đồng đã viết địa chỉ của phủ mới, lại cho người đi mua heo sữa rượu ngon, các loại thịt và rau nấu thành cao lương mỹ vị để đãi khách.


*Chất Tử phủ: nơi ở của các hoàng tử hoặc công chúa nước chư hầu tại chính quốc


Với tài nấu nướng thành thạo của Bạch Anh, thịt heo sữa hầm được dát lên một màu nâu đều đẹp mắt trông rất ngon miệng, phần thịt còn lại thì theo chỉ dẫn của Khương Tú Nhuận chế biến ra món nướng đặc sắc của Ba Quốc. Trên những đĩa lớn nhỏ là sự kết hợp về hương vị của cả Ba Quốc và Huệ Quốc, cũng có thể xem là rất thượng hạng.


available on google playdownload on app store


Ngày hẹn với Lưu Bội đã tới. Trước cửa ngõ có tiếng ồn ào của xe ngựa truyền đến. Khương Chi trở thành người chủ hiếu khách, mang theo Khương Tú Nhuận tự mình đứng trước cửa nghênh đón khách quý.


Chỉ là không phải chỉ có một chiếc xe ngựa, Lưu Bội cònmang theo bằng hữu tới, ở sau xe ngựa của hắn còn có thêm ba bốn chiếc xe nữa.


Sau khi Lưu Bội từ xe ngựa bước xuống, liền mỉm cười với huynh đệ Khương thị đang chào đón mình và nói: “Vốn hôm nay có hẹn với vài vị bằng hữu giải thích mấy quyển cổ thư ngẫu nhiên hôm qua thu được khi danh giám, lại nghĩ đến buổi hẹn với hai huynh đệ các ngươi, lập tức đem sách đến quý phủ, vừa đúng lúc thay ngươi giới thiệu vài vị trưởng bối lỗi lạc, kiến thức sâu rộng.”


Khương Chi nghe xong, cười nói: “Khách quý đến cửa, tràn đầy thư hương, ta cầu còn không được còn phải nhờ công tử thay ta dẫn khách quý vào.”


Nhưng Khương Tú Nhuận đứng bên cạnh lại hiểu ra rằng, Lưu Bội này vốn đã quên lời hẹn ngày hôm nay với huynh trưởng của nàng, hôm nay hắn đã có lời hẹn khác chỉ là khi thu được danh giám mới nhớ ra, để không phải thất hứa với cả hai bên mới đem hai cái hẹn hợp làm một.


Nàng cũng không lên tiếng, con tin của quốc gia nhỏ như Ba Quốc ở thành Lạc An rộng lớn này không được người ta xem trọng. Lưu Bội thân là hoàng tử Lương Quốc lại coi trọng hiền tài và kẻ sĩ, nay chịu cùng con tin của nước nhỏ kết giao, ở trong mất người khác là biểu hiện của người hiền đức không màng danh lợi, nếu lúc này làm khó dễ khó tránh khỏi làm người ta cảm thấy hoàng tử Ba Quốc bụng dạ hẹp hòi.


Nhưng sau khi người ở chiếc xe ngựa phía sau bước xuống, rốt cuộc Khương Tú Nhuận có thể thấy rõ toàn bộ khách khứa liền hối hận không thôi, nếu sớm biết khách hôm nay có hai kẻ kia, thì thất tín có hại gì đâu?


Hóa ra trong vài vị thanh niên xuống ngựa bất ngờ có đương kim Thái Tử Phượng Ly Ngô của Đại Tề!
Mà bên cạnh Phượng Ly Ngô, chính là Tần Chiếu.


Nhưng cũng không có gì lạ, Lưu Bội với Phượng Ly Ngô vốn là anh em họ, cả hai đều đi trên con đường riêng của chính mình. Trước khi cuộc chiến tranh đoạt vương vị diễn thì hai người huynh đệ tình thâm, là hai huynh đệ tốt cũng không có gì lạ.


Vì thế khi bọn hắn đến gần, Khương Tú Nhuận với vẻ mặt ch.ết lặng đi theo sau ca ca, vấn an Hoàng thái tử và cung thỉnh nhóm khách quý vào phủ.


Phượng Ly Ngô từ trước đến nay luôn là người lạnh lẽo khó gần, khuôn mặt tuấn tú,hại nước hại dân đó quanh năm suốt tháng đều một vẻ lạnh giá, khiến người ta không đoán được tâm tình như thế nào.
Nhưng khi đi ngang qua người Khương Tú Nhuận, lại liếc mắt một cái để nhìn nàng.


Suy cho cùng lúc ấy ở đại điện, hiền tài theo lệnh của phụ vương tự nguyện phục vụ cho quốc gia cũng không nhiều. Cứ cho là con tin của một nước nhỏ không đáng để tâm đến, cũng khó tránh khỏi để lại chút ấn tượng.


Chẳng qua ngày ấy rõ ràng thấy đôi chân mày giống như quạ đen giương cánh khiến người kinh hãi còn hôm nay thì lại là mi thanh mục tú, chính là một mỹ thiếu niên nhanh nhẹn.
Cứ nhìn như vậy, ngược lại cảm thấy con tin này của Ba Quốc có thể không giống kẻ ngốc đang ở trước mặt hắn.


Khi ánh mắt thẳng tắp của Phượng Ly Ngô quét tới, trong lòng Khương Tú Nhuận muốn bóp ch.ết tên dẫn sói vào nhà Lưu Bội kia, nếu sớm biết có Thái Tử đến, chắc chắn sẽ dùng bút than tô mi, tránh bị hắn gán cho cái danh “Yêu Nghiệt”.


Ngoài Thái Tử ra, các vị khách còn lại đều là những học giả nổi danh trong thành Lạc An. Trong đó đa số Khương Tú Nhuận đều quen biết.


Rốt cuộc sau khi ở đây vài năm, nàng chính là người có quan hệ rất rộng rãi nhất trong cả yến hội ở thành Lạc An, từng cùng các vị kia uống rượu ngâm thơ, đàm luận thơ từ ca phú.


Lúc trước vì mở rộng mối giao hảo, nàng đã lao tâm học tập, tuy chỉ là học hành cách nông cạn, không mấy chuyên sâu, nhưng so với đa số nữ tử cùng thời đến mặt chữ cũng không nhận được thì cũng tính là học đủ sách thánh hiền rồi, khiến cho rất nhiều nam nhân lúc đó cảm thán kinh ngạc.


Nhưng trong lòng Khương Tú Nhuận hiểu rõ, kiến thức của mình nếu so với các đấng nam nhi ở đây thì căn bản có chút nông cạn. Khi mọi người đã an tọa và cùng uống trà bàn chuyện thì nàng chỉ ở một bên im lặng lắng nghe, tránh việc múa rìu qua mắt thợ rồi biến thành trò cười.


Mà ca ca cũng vậy chỉ phụ họa vài câu, lúc sau liền phát hiện mình lúc trước ở Ba Quốc không chuyên tâm học hành nên căn bản không cách nào cùng các học giả so sánh, dần dà cũng chẳng nói tiếng nào chỉ im lặng ngồi nghe, lâu lâu lại sai người đưa nước bưng trà, tránh khỏi ngượng ngùng.


Trong nhóm học giả này có một người tên là Phàm Sinh, là đại nho sĩ của thành Lạc An, tự cho mình là học rộng tài cao, xem thường những người ít học.
Hôm nay hắn vốn muốn tới phủ của Lưu Bội chơi, nhưng vô tình lại bị chuyển đến nơi ngõ hẹp phòng cũ này, trong lòng rất không vui.


Lại nhìn đến chủ nhà là huynh đệ Khương thị, giọng nói mang âm hưởng quê hương, đệ đệ từ nãy đến giờ chỉ thấy cúi đầu làm thinh, còn đại ca thì chỉ nói được vài lần rồi cũng thôi, nhìn có vẻ co ro cúm rúm của tên quê mùa mới đặt chân lên thành thịliền tỏ ý coi thường.


Trước kia hắn cũng từng nghe trò cười từ bức quốc thư của Ba Quốc, có thể viết ra được giấy cống nạp nhi tử, lại khiến hắn càng khinh thường Ba Quốc hơn.
Hiện giờ chủ nhân của trò hề kia ở ngay trước mắt, mà hai huynh đệ lại mang cái dáng vẻ khúm núm sợ sệt này có thể nhìn ra tin đồn không sai.


Trong lòng càng xem thường, liền cảm thấy trong phòng chật chội này chỗ nào cũng tràn đầy tục khí.


Trong lúc Lưu Bội đề nghị để hắn mang sách cổ mới triển lãm cho mọi người cùng xem thì hắn liền hừ một tiếng nói: “Lúc ta có được quyển sách này như có được chí bảo liền tắm gội thay xiêm y rồi dâng hương, ngồi thiền một canh giờ làm cho trực giác và tâm hồn hết tạp niệm mới dám mở sách ra xem. Vừa xem vừa sợ mình làm ô uế những tư tưởng tuyệt vời tao nhã của thánh nhân. Nhưng công tử lại bảo ta mở sách trong căn phòng nhỏ ngõ hẹp này, bàn luận với những tên quê mùa thô tục ở biên cương, thứ cho tại hạ khó lòng tuân mệnh!”


Tuy rằng Thái Tử tôn quý đang ở đây, nhưng nhà nho lớn thời này đều nóng nảy, trong trường hợp này tại nơi tư gia như vậy, nếu là người có ý chí thanh cao kiêu ngạo, không phải loại người xu nịnh thích hùa theo, ngược lại sẽ càng được mọi người kính ngưỡng. Cho nên lúc hắn nói xong liền cho thư đồng thu sách đặt trên khay lại sau đó muốn cất vào trong tay áo mà đi.


Khương Tú Nhuận nãy giờ im lặng khi nghe hắn nói “Tên quê mùa thô tục ở biên cương” liền ngẩng đầu lên và thầm nghĩ: Người này nếu là chán ghét, nếu vậy thì từ đầu đến chân đều khiến người khác không ưa nổi.


Lại nói đến tên Phàm Sinh này kiếp trước không hòa thuận lắm với Khương Cơ. Kẻ tự xưng là người thanh cao như hắn nào có thể coi trọng một hoàng nữ con tin xuất thân từ phòng giặt đồ chứ.


Vì rõ ràng y xuất sắc hơn người, nên không ít lần cười thẳng vào mặt Khương Tú Nhuận, ngay cả ca ca của nàng cũng bị hắn sỉ nhục trước mặt mọi người.


Hôm nay Khương Tú Nhuận thấy hắn trong đám khách nhân, vốn định nhịn một chút, dù sao kiếp này với kiếp trước có khởi điểm khác rất xa. Nàng chỉ cầu được cùng ca ca sống an nhàn, không muốn gây thù chuốc oán.


Nhưng tên Phàm Sinh này đúng là kẻ cực kỳ phiền phức giống y hệt chó điên, không chọc tới hắn, hắn cũng muốn tới cắn người. Nếu hôm nay hắn vung tay áo bỏ đi thì sẽ có tin đồn là huynh đệ Khương thị của Ba Quốc bị các nhân sĩ thanh cao chán ghét và tin này sẽ lan ra khắp kinh thành.


Đến lúc đó ca ca sẽ giống như kiếp trước, trở thành trò đùa nơi cửa miệng của các quý tộc, chẳng còn chút tiền đồ nào đáng nói tới.


Nghĩ vậy nàng liền nhìn những quyển sách đó rồi lạnh lùng lên tiếng: “ Chẳng qua chỉ là mấy quyển sách về ý tưởng phóng đãng của các ẩn sĩ đời trước, đáng để cho người học sách thánh hiền như ngươi đối đãi một cách thận trọng kính cẩn như vậy ư? Nếu muốn mang đi cũng được, miễn là đừng để cho mùi của mấy thứ tục tằng đó làm bẩn nhà của ta......Thiển Nhi, gánh chút nước giếng tới đây, hễ là miếng gạch nào tên thư đồng bê sách kia đã bước lên, đều tạt nước lau qua ba lần thật kĩ cho ta!”


Bạch Thiển vẫn luôn canh giữ bên ngoài nghe lệnh, lập tức trả lời dứt khoát và chỉ vài bước đi tới bên kia, dứt khoát xách tới một thùng đầy nước canh giữ ở cửa. Trên mặt bớt đỏ trông dữ tợn, ánh mắt quắc lên nhìn chằm chằm vào thư đồng kia, nhìn tư thế không giống chuẩn bị lau rửa mà giống như chuẩn bị dùng thùng nước dìm ch.ết người.


Mọi người trong phòng đều bị cảnh Thiển Nhi chợt xuất hiện với thùng nước làm cho giật mình.
Mà tên Phàm Sinh cuồng vọng kia bị Khương Tú Nhuận nói đến mức tức run người liền quay người lại chỉ vào nàng nói: “ Kẻ vô học nhà ngươi! Sách của đại ẩn sĩ tiền triều ngươi cũng dám làm bẩn!”


Đương nhiên Khương Tú Nhuận biết đó là sách Vệ tử, nói chung kiếp trước Phàm Sinh không ít lần đem chúng ra khoe, thậm chí viết hơn mười quyển sách giải thích về lời dạy của vị đại ẩn sĩ kia.


Bởi vì không ưa hắn, Khương Tú Nhuận cũng ra sức chuyên tâm tr.a tìm, thậm chí ra giá cao, mời những học giả kiến thức uyên thâm đến thay nàng biên soạn sách để bác bỏ, đợi sau khi nàng học xong, sẽ chọn nơi đông người khiến hắn không ngóc mặt lên được.


Hiện tại hẳn là lúc Phàm Sinh mới thấy quyển sách này, luận về hiểu biết nội dung bên trong quyển sách đó thì làm bì được với người đã trọng sinh như nàng.


Khi nghe Phàm Sinh tức giận mắng xong, nàng dứt khoát đổi từ nửa ngồi nửa quỳ sang tư thế ngồi bắt chéo chân, một tay cầm chén rượu, ngả ngớn nói: “ Tuy chưa xem qua, nhưng chỉ cần nhìn sơ qua những chữ trên bìa quyển sách đó, còn không phải là lý luận ngôn ngữ về tu thân mà Vệ Tử tự ngộ ra hay sao? Hạng người mua danh chuộc tiếng, đang trong lúc quốc gia nguy nan, lại buông tay không quan tâm,một lòng nhượng hiền (*) cho đệ đệ thứ xuất, chui vào núi rừng để mong được tiếng thơm như hắn, thì có gì đáng để người đời kính trọng chứ?”


(Nhượng hiền hay nhường hiền: Là trưởng tử, người đang kế thừa sự nghiệp của tổ tông, nhưng tự cảm thấy khả năng gánh vác không nổi, hoặc vì lí do nào đó mà nhường lại cho em kế thì được gọi là nhượng hiền.)


Năm đó Thân Tử là hoàng tử của tiền triều Đại Ngụy, lại nhường hiền cho đệ đệ cùng cha khác mẹ, cho dù đệ đệ phóng hỏa đốt rừng để mời hắn ra kế thừa vương vị nhưng vẫn không chịu ra, bực hiền đức đó vẫn luôn được thế nhân tôn sùng.


Mà giờ đây vị hoàng tử Ba Quốc Khương Hòa Nhuận này lại đưa ra luận điểm không giống người bình thường, không khỏi làm ánh mắt mọi người ở đây bừng sang.
Hoàng Thái Tử cũng không kiềm được nhìn về phía vị công tử Tiểu Khương này.


Tính tình nhã nhặn của Phàm Sinh hoàn toàn đã bị đứa hoàng tử con tin quê mùa này chọc giận, nên quay về chỗ ngồi lần nữa, duỗi tay lấy quyển sách, cũng không quan tâm bên trong căn nhà này có tục khí hay sạch hay không , liền mở sách cao giọng lên mà đọc thật diễn cảm.


Đợi đến khi đọc xong, hắn trừng mắt nhìn Khương Tú Nhuận: “Nghe qua lời Quân vừa luận, cho rằng tài học của mình cao hơn Vệ Tử, vậy Quân thử nói xem, đoạn ta vừa mới đọc, nên giải thích như thế nào?
Nghe lời này cả người Khương Chi đều toát mồ hôi lạnh.


Cách tiền triều Đại Ngụy dùng từ viết câu, chính là cách của vùng đất phía nam của Trung Nguyên, so với cách dùng từ của thời đại này khác một trời một vực. Mà hắn ở Ba Quốc tuy rằng đã học xong sách thánh hiền nhưng đối với văn thơ Đại Ngụy lại không rành cho lắm.


Đoạn vừa rồi Phàm Sinh mới đọc xong, âm đọc và cách dùng từ đều tối nghĩa khó hiểu, hắn nghe được cái biết cái không, chỉ biết viết mấy chữ như muội muội thì làm sao có thể hiểu được?


Hắn đang tính mở miệng thay muội muội giải vây và xin lỗi Phàm Sinh thì Khương Tú Nhuận lại ung dung mở miệng: “ Đoạn này nói, phụ mẫu là ân nhân sinh dưỡng nên mình, cho nên phải xem khổ cực của phụ mẫu là của chính mình, phải dốc hết sức lực làm cho phụ mẫu thấy vui, nếu phụ mẫu ghét bỏ mình, không được tự xót thương bản thân, nên trở thành rắn chuột trong hang tự giác bỏ trốn, ban ngày không được cho người khác nhìn thấy, tận lực đừng chắn trước mắt của phụ mẫu...”


Nói đến đây nàng dừng một chút, hơi nghiêng mắt phượng khinh miệt nói: “ Đây rõ ràng là lời tự thương tự xót của đứa con không có được tình thương của cha. Phụ thân thất đức chỉ chuyên sủng con của ái thiếp, mà thân là con trai trưởng, không khuyên nhủ phụ thân đức hạnh nên có. Ngược lại tự biến mình thành chuột chui vào rừng núi…Thúi như phân chó, hôi thối không chịu được! Thiển Nhi, tạt nước!”






Truyện liên quan