Chương 13: Phật - Đạo - Mẫu - Nho
Thư phòng,
Đinh Liễn trầm giọng nói: "Lực lượng tôn giáo thứ tư là đạo Mẫu,(*) tín ngưỡng cổ xưa của người Việt ta. Tuy hoạt động tản mát, không có kinh sách, không có tổ chức thống nhất nhưng được cái ăn sâu bén rễ, sức sống mãnh liệt, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc ta."
Đinh Điền mắt sáng lên thì thào: "Thảo nào, Tiên Đế lại có ý nâng đỡ Đạo Mẫu nên đã khuyến khích nhân dân xây dựng nhiều đình, miếu, đền thờ. Sau đó phong thánh, phong vương, phong hoàng cho các vong linh là người có công với dân tộc, đất nước".
Đinh Liễn cười cười một cách cơ trí: "Mục đích của Tiên Đế là để tạo điều kiện cho đạo Mẫu tiến hóa lên một bước thành tôn giáo, hoặc nếu không được thì chí ít cũng là nơi lưu giữ hồn Việt, tinh thần dân tộc Bách Việt. Dù sao, đây cũng là tín ngưỡng bản địa”.
“Còn Phật Môn, Đạo Môn, Nho Môn xét cho cùng vẫn là tôn giáo ngoại lai. Khí vận quốc gia mà bị các tôn giáo ngoại lai xâu xé, có phải quá đáng tiếc, quá đau lòng hay sao? Đây cũng là cái tầm nhìn xa trông rộng của Tiên Đế".
Nói đến đây, Đinh Liễn cười cười:
“Sau này , Trẫm và Đinh Quốc Công trăm tuổi cũng có khi được thờ trong Đình, Đền nào đó cũng nên. Thay vì ăn cơm gạo nhân gian thì ch.ết đi ăn khói nhang của Địa Phủ, âu cũng là một cách để bất tử. Dù sao, còn thờ, còn nhang, còn khói, còn tưởng niệm thì chân linh vĩnh tồn”.
Trong lòng Đinh Liễn sáng như tuyết. Kiếp trước hắn được học nên đã biết rằng đây là cách chống đồng hóa hiệu quả của tổ tiên người Việt. Cho dù có mất nước, có bị đô hộ thêm một lần nữa nhưng chỉ cần còn Đình, miếu, đền thờ người có công thì vĩnh viễn người Việt sẽ không bị đồng hóa hoàn toàn.
Đinh Điền nghe vậy, trong lòng vừa khâm phục tầm nhìn xa trông rộng của Tiên Đế, vừa khâm phục con mắt tinh đời của Đinh Liễn. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử, dòng giống Tiên Hoàng quả là ưu tú. Hoàng tộc có phúc, dân tộc có phúc, đất nước có phúc. Ông nhỏ giọng:
“Theo ý của bệ hạ, sự kiện lần này có sự tham gia của tứ đại tôn giáo hay nói cách khác họ đang cách không giao đấu?”
Đinh Liễn gật đầu: "Đúng vậy. Trận này rõ ràng Phật Đạo Mẫu ba nhà đã rơi vào hạ phong. Cứ thử nghĩ xem, Tiên Đế khai quốc, lập triều, định đô, phong bách quan cai trị, lập tăng thống, tăng lục nhưng lại không hề đả động gì đến Nho môn như xây Văn Miếu, mở Trường học, tổ chức thi cử.
Đã 12 năm kể từ khi khai quốc, Nho môn cũng đã hết kiên nhẫn nên sự kiện lần này thâm ý là muốn thay triều đổi đại, lật đổ một vị Hoàng Đế cứng đầu, thay một vị Hoàng Đế dễ bảo. Nếu trẫm không khởi tử hồi sinh thì có lẽ ngày mai đăng cơ xưng Đế là Vệ Vương, năm sau là một ai đó đằng sau đứng lên soán ngôi. Tiếp đến triều đình sẽ cử đoàn ngoại giao sang Thiên triều xin rước kinh điển Nho môn về nước...".
Tới đây, Đinh Điền bật thốt lên:
“Như vậy kẻ chủ mưu đằng sau, hay nói cách khác cao nhân sau màn là người của Nho môn?”
“Tám, chín phần mười là như thế. Xưa nay, mưu sĩ xuất thân từ Nho môn đâu có thiếu. Không nói triều Tần đổ về trước, khi Lưu Bang lập nên nhà Hán đã lấy Nho môn làm quốc giáo, áp đảo trên tất cả mọi tư tưởng, triết học, tôn giáo bách gia. Các nho sĩ nắm giữ triều chính Trung Hoa suốt gần ngàn năm nay.
Xưa có Đổng Trọng Thư nhà Hán, nay có Triệu Phổ nhà Tống đều là những thủ lãnh thiên tài. Thời bình Nho môn an tĩnh làm cẩu, thời loạn lại nhảy ra tung hoành ngang dọc, thi triển bản lĩnh. Đây cũng là lúc giao thời, lúc chuyển giao quyền lực không những giữa các triều đại với nhau mà còn giữa các phe phái nội bộ Nho môn”.
Đinh Điền gật gù, Đinh Liễn lại nói tiếp:
“Cứ xem thời Tam quốc, Nam Bắc triều, Ngũ Đại Thập Quốc mà xem, tầng lớp mưu sĩ xuất hiện dày đặc như sao trời. Các loại âm mưu quỷ kế, thiên hoa loạn trụy, ai vì chủ nấy, tàn sát biết bao nhiêu vạn người. Người nào thờ phụng Chân chủ thành công thống nhất đất nước thì phe ấy chiến thắng, làm chủ triều cương, chia sẻ khí vận quốc gia.
Tuy Nho môn không chủ trương tự lập làm Hoàng Đế nhưng thực tế họ đã là ông Hoàng không ngai. Họ nắm trọn triều đình, quan lại đều là môn sinh của họ, cả quốc gia lai lưng ra làm nuôi họ, họ tuy không phải Đế nhưng lại hơn cả Đế.
Đinh Điền nghe đến đây cũng có cảm giác rợn tóc gáy. Nhưng ông cũng có nghi vấn:
“Nếu Nho môn độc hại như vậy, tại sao các Hoàng Đế Trung Hoa lại vẫn tin dùng họ như thế?”
"Bởi vì Hoàng Đế Trung Hoa cũng cần mượn tư tưởng của Nho môn để củng cố quyền lực, địa vị. Tư tưởng tam cương, ngũ thường chính là công cụ tốt để các đời vua chúa cai trị thiên hạ, ổn định xã hội. Hoàng Đế được danh thiên hạ cộng chủ, Nho môn thực tế cai quản quốc gia". Đinh Liễn ha hả nói.
Đinh Điền nói nhỏ:
“Đây là quan hệ cộng sinh sao?”
Đinh Liễn gật đầu đáp:
“Đúng. Nói dễ nghe đây là hợp tác, cộng sinh, song thắng. Nói khó nghe thì Hoàng Đế cũng chỉ là khôi lỗi. Ai nghe lời thì an lành ch.ết già, ai cứng đầu thì ch.ết bất đắc kỳ tử. Hoàng Đế ch.ết, vậy đổi một hoàng đế mới, cũng không hiếm lạ. Đến khi Nho môn cần thay đổi người lãnh đạo thì sẽ làm cho đất nước chia năm xẻ bẩy, họa loạn nhân gian.
Tất nhiên, kẻ lưng đeo tiếng xấu luôn là hoàng đế và hoàng tộc. Còn các mưu sĩ, nho sinh lại chọn một ký chủ mới, mượn thế lực ký chủ để thi triển bản lãnh, tài hoa cho đến khi một phen chiến thắng mới dừng. Thiên hạ cũng vì thế mà phân, thiên hạ cũng vì thế mà loạn. Hoàng Đế cũng chỉ là con cờ, dân chúng cũng chỉ là con cờ. Sự thật lịch sử có đôi khi tràn đầy máu me ghê tởm như vậy”.
“Thế tại sao Tiên Đế không trọng dụng Nho môn? “
Đinh Liễn cưới lớn:
“Tiên Đế tại sao khi khai quốc lại không trọng dụng Nho môn? Thà rằng nâng đỡ Phật - Đạo - Mẫu cũng không nguyện ý dính dáng đến Nho môn? Một mặt, với tư cách là vị Vua quân chủ đầu tiên, công tích sánh ngang với Tần Thủy Hoàng Đế, Tiên Đế là một vị kiêu hùng, có cái ngông nghênh khí phách của một bậc đại trượng phu.
Ông ấy không muốn và không chịu cúi đầu làm khôi lỗi cho Nho môn. Thậm chí, Tiên Đế còn ngầm so sánh bản thân với Tần Thủy Hoàng. Vì thế, nếu Tần Thủy Hoàng xưng Đế, ông ấy cũng xưng Đế, Tần Thủy Hoàng đặt quốc hiệu là Đại Tần thì ông ấy đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, Tần Thủy Hoàng vô hậu, ông ấy phải lập 5 hoàng hậu, Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho thì ông ấy cự Nho ngay từ ngoài cổng.
Mặt khác, Tiên Đế cũng muốn thử nghiệm xây dựng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc qua việc nâng đỡ Đạo Mẫu. Đáng tiếc, Đạo Mẫu nội tình quá kém không đủ sức đảm đương làm quốc giáo, hệ tư tưởng cho cả một quốc gia. Hơn nữa Phật Môn, Đạo Môn quá mạnh mẽ, hai thế lực lớn cũng không thể bỏ qua”.
“Cho nên, một mặt Tiên Đế bất đắc dĩ trọng dụng Phật- Đạo hai nhà, mặt khác tiếp tục nâng đỡ Đạo Mẫu để chuẩn bị cho tương lai. Hazz, đáng tiếc.”
“Đáng tiếc, Tiên Đế vẫn đánh giá quá thấp sức mạnh của Nho môn, cho nên sự kiện đầu độc ngày hôm nay mới xảy ra. Chuyện ngẫu nhiên nhưng thật ra là tất nhiên. Phật môn có câu nói rất đúng: có Nhân ắt có Quả, có Quả ắt đã có Nhân...”
Đinh Liễn lặng im một lúc, sau đó rót cho mình một cốc nước vối còn ấm, đưa lên miệng nhấp một ngụm rồi nói tiếp:
“Quay trở lại chuyện chính. Bác Điền. Bức tranh kế hoạch này có thể suy luận như sau. Nho môn muốn ra tay, quyết thay triều đổi đại nên chọn một người có uy tín, có địa vị, có quyền lực trong triều đình để nâng đỡ. Người được chọn làm con cờ đầu tiên là người trong hàng ngũ quân đội.
“Đương nhiên, ngoài mặt chủ mưu vẫn là bốn nhà Lê - Nguyễn - Dương - Phạm liên thủ trong đó mạnh nhất họ Lê ở Thanh Hóa. Có Lê Hoàn làm Thập Đạo Tướng Quân làm chủ soái. Theo sau là Họ Nguyễn ở Nghệ An làm phó.
“Họ Dương có Dương Vân Nga là đương kim hoàng hậu, Dương Vân Kiên làm Đô Đốc đạo quân Tràng An. Họ Phạm là kẻ ở giữa điều hòa, móc nối. Nhìn như có vẻ là yếu nhất nhưng lại chính là túi khôn của liên minh này”.
“Hạ thần hiểu rồi. Dưới sự bày mưu tính kế của vị cao thủ Nho môn này, con cờ này móc nối cấu kết với một thế lực lớn trong hậu cung. Người trong hậu cung phải có dã tâm, đủ địa vị, có quyền lực, lại phải trẻ, đẹp để có thể chiều chuộng Tiên Đế.
Nhân cơ hội tiếp cận Tiên Đế để một mặt gia tăng khả năng sinh ra hậu duệ, mà phải là con trai, một mặt lại thủ thỉ rót mật vào tai để lấy lòng, đặng leo lên địa vị Hậu cung chi chủ. Xưa nay, anh hùng không qua nổi ải mỹ nhân, Tiên Đế là anh hùng, đương nhiên là không thể nào tránh khỏi.”
“Đúng vậy. Muốn cấu kết thì tiền tài, châu báu là không đủ bởi Hậu cung không thiếu điều ấy. Ngoài việc vẽ bánh nướng về hình ảnh một vị Nữ Đế như Võ Tắc Thiên khi kế hoạch thành công thì chất keo kết nối nhất chính ȶìиɦ ɖu͙ƈ.
Tiên Đế tuy là Quốc quân chi chủ, địa vị siêu nhiên, nhưng dù sao cũng đã già, tinh lực không còn sung mãn, làm sao có thể thỏa mãn một người phụ nữ đang tuổi thanh xuân? Người xưa có nói: đàn bà hai mươi như hổ, ba mươi như sói, để được thỏa mãn nhu cầu ȶìиɦ ɖu͙ƈ không phải là dễ, nhất là đối tác lại không chỉ có riêng mình mà có tới 4 người phụ nữ khác tranh sủng hạnh.(**)
Để không bỏ sót và nguy cơ kiếm củi ba năm một giờ thì vị cao thủ Nho môn đã xúi giục hai con cờ kia quấn quýt lấy nhau để sinh ra hậu duệ. Một mặt tăng thêm sự ràng buộc, mặt khác ép hai con cờ kia không còn đường lui, bắt buộc phải tiến lên gây tội ác đến cùng bởi lẽ mọi chuyện vỡ lở thì chỉ có con đường xét nhà diệt tộc mà thôi".
---
P/s: Chương này nói nhiều về tôn giáo của Đại Cồ Việt tại thời đại nhà Đinh. Việc các tôn giáo có âm mưu như vậy hay không thì chính sử, dã sử không nói đến. Tác giả hoàn toàn hư cấu. Tác giả suy nghĩ: đã tồn tại bên cạnh nhau chắc chắn sẽ có việc mẫu thuẫn hay cạnh tranh với nhau. Vì có cạnh tranh nên mới có chuyện Tam giáo đồng nguyên sau này.
Trong ta có ngươi, trong ngươi có ta. Nếu không có sự đấu tranh ma sát thì sẽ không có sự dung hợp. Đây là logic của phép biện chứng. Tiếp nữa, tác hư cấu cũng là vì chuẩn bị cho các tình tiết truyện sau này. Các độc giả lượng thứ nếu như không đồng quan điểm. Tác cáo lỗi với chư vị.
(*) Đoạn này nói về Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Chỉ là tín ngưỡng chứ chưa thành Đạo hay tôn giáo. Gọi là Đạo là có ý nâng cao chứ thực tế mới chỉ manh nha.
Từ xưa đến nay, tín ngưỡng thường phân ra 3 cấp bậc. Đầu tiên là Totemism hay tô tem giáo thờ các lực lượng tự nhiên như đá, gỗ, sấm, chớp, rừng, núi, trời. Vật thờ thường là hòn đá, cái cây, hoặc cái gì đó tương tự. Người thờ thường là các chủ tế hoặc các già làng, trưởng lão.
Cao hơn thì gọi là tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt. Đó là thờ con người, ai cũng có thể thờ cúng.
Cấp cao nhất gọi là Đạo hay Tôn giáo khi hội tụ đủ các yếu tố: Có giáo chủ tạo ra, có kinh sách, có nơi thờ tự và truyền bá, có tổ chức như giáo hội hay tăng chúng.
Các giáo chủ có thể kể như Đức Phật của Phật Giáo, Lão Tử của Đạo Giáo, Chúa Jesu của Kito giáo...
Kinh sách phải có đủ 2 phần: Vũ trụ quan ( thiên đàng, nhân gian, địa ngục) và nhân sinh quan tức lời răn dạy như Kinh phật hay kinh thánh ( tân ước).
Nơi thờ tự là Chùa, nhà thờ, đền, miếu
Tổ chức như Giáo hội Phật giáo hay Giáo hội đạo kito...
(**) Đoạn này tác giả dựa vào quy luật sức khỏe, tâm lí của con người để luận bàn.