Chương 31: Diệt Cỏ Tận Gốc

Thành nội,
Ngự thiện phòng,


“Mọi chuyện trẫm đã an bài. Chút nữa Phúc Trí đến báo tin, Thái sư , Thái phó, Thái úy sẽ dẫn theo lính đến các địa phương khác nhau làm việc. Yêu cầu trong năm ngày phải giải quyết cho xong sau đó quay về kinh thành lo việc Quốc tang. Hai nhà Lê - Nguyễn ở Thanh Hóa sẽ do nhà ba vị chia cắt. Hoàng gia chỉ cần một phần tượng trưng. Họ Dương thì dành cho họ Ngô xử lý. Dù sao Hoàng tộc cũng có lỗi với bọn họ. Nhà họ Phạm...”


Nói đến đây, Đinh Liễn nhìn sang Phạm Hạp. Phạm Hạp vội vàng bỏ đũa, ngẩng đầu nhìn Đinh Liễn :
“Kính xin bệ hạ khai ân. Nhị đệ hạ thần phạm vào tội nghiệp tày đình. Kính xin bệ hạ trừng phạt. Nhưng hãy vì công lao bấy lâu nay mà tha cho gia tộc của thần”.


“Trẫm đã mời ông đến đây, nghĩa là sẽ không quá khó xử với gia tộc của ông. Tội ch.ết có thể bỏ qua, tội sống thì không thể tha. Phạm Cự Lãng có tác dụng nên ta chưa vội xử lý. Nhưng gia tộc ngươi cũng nên bồi thường cho hoàng tộc. Làng nghề làm giấy, bút, mực, nghiên coi như bồi thường. Ông không có ý kiến gì chứ?”


Phạm Hạp mừng rỡ. Đứng ra bên cạnh rồi quỳ xuống bái tạ.
“Hạ thần không ý kiến. Tạ ơn bệ hạ khai ân ạ”.
“Uhm. Ông bình thân”.


Sắp tới, ta sẽ đưa ra nhiều chính sách, kế hoạch nhằm chấn hưng đất nước. Các ông cần phải ra sức ủng hộ và thực thi. Cái gì cần bỏ phải bỏ, cái gì cần làm thì phải làm. Trách nhiệm và lợi ích luôn luôn song hành.
“Chúng thần toàn bằng bệ hạ phân phó”.


available on google playdownload on app store


Lúc này, thái giám tiểu Minh chạy vào báo:
“Muôn tâu bệ hạ. Thống lĩnh Ngự lâm quân Đinh Phúc Trí cấp báo”.
“Cho vào”
Ngay sau đó, Đinh Phúc Trí và Trịnh Tú cùng nhau bước vào.
“ Phụ hoàng. Vạn sự đã hoàn thành. Hoàng cung nội gian đã sạch. Kinh thành đã hoàn toàn thanh tẩy”.


Trịnh Tú cũng bước lên cầm theo một hộp gỗ bẩm báo:
“Muôn tâu bệ hạ, nhóm Lê Hoàn đã hoàn toàn đền tội. Đây là thủ cấp của hắn. Kính xin bệ hạ giám định. Có điều con trai trưởng của hắn không ở kinh thành. Thần đã cho người truy đuổi”.


Đinh Liễn nhìn vào trong hộp. Đây đúng là thủ cấp của Lê Hoàn. Mắt vẫn còn mở trừng trừng. Máu còn chảy xuống chưa khô. Kế hoạch không ngoài dự liệu của hắn.
“Ồ. Tên là gì?”


“Là Lê Long Thâu, năm nay 13 tuổi ạ. Có lẽ Lê Hoàn đã dự trù kế hoạch có thể thất bại nên trước đó một tháng đã đưa con trai về Thanh Hóa”.


Đinh Liễn trong lòng thầm giật mình. Lê Long Thâu vốn theo như sử cũ ghi chép sẽ là Thái Tử nhà Tiền Lê nhưng không hiểu sao mà bị ch.ết. Lê Hoàn lúc đó không lập thêm Thái tử dẫn tới sau này các con giết chóc lẫn nhau để đoạt ngôi.


Lịch sử có quá nhiều thứ trùng hợp. Nếu Đinh Tiên Hoàng lấy góa phụ người về làm Hoàng Hậu thì Lê Hoàn cũng vậy. Nếu Lê Hoàn khích bác để Đinh Liễn giết Đinh Hạng Lang tạo ra cảnh anh em chém giết nhau đoạt ngôi thì đến đời con cái của Lê Hoàn cũng thế. Thậm chí còn tàn nhẫn hơn, quy mô hơn.


Nếu Đinh Bộ Lĩnh chỉ lập triều được hai đời thì Lê Hoàn cũng chỉ thêm được một đời, tổng cộng ba đời Vua. Cái này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên hay là định số? Hoặc có một thứ gọi là nhân quả báo ứng?


Có một điều khá thú vị là người con trai trưởng của Lê Hoàn đặt tên là Lê Long Thâu nghĩa là con rồng họ lê là trộm. Ở đây là long trộm hay trộm long? Tên Lê Hoàn chỉ có hai chữ nhưng đặt tên con lại là ba chữ với tên đệm là Long: Lê Long Thâu, Lê Long Tích, Lê Long Việt, Lê Long Đinh, Lê Long Đĩnh, Lê Long Cân, Lê Long Tung, Lê Long Tương, Lê Long Kính, Lê Long Mang, Lê Long Đề.


Như vậy, có khả năng ý tưởng phản nghịch của Lê Hoàn không phải khi lên làm Thập đạo Tướng Quân mới xuất hiện mà thực tế đã có từ rất lâu rồi. Năm nay, Lê Long Thâu 13 tuổi, nghĩa là ít nhất ý nghĩ phản nghịch này đã có từ trước đó.


Ngược dòng lịch sử thì ta thấy sự kiện Lê Hoàn cứu Dương Vân Nga khỏi bọn thổ phỉ sau đó lại có đoạn thời gian yêu đương ân ái rồi mới chia ly thật đáng ngờ.


Một khả năng là khi Dương Vân Nga bị cha mẹ ép buộc lấy Đinh Tiên Hoàng khiến cho tình cảm đôi lứa giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga bị gián đoạn. Vì lẽ đó Lê Hoàn mới hận thù Đinh Tiên Hoàng để rồi nảy sinh ý định đảo chính đoạt quyền sau này.


Nhưng nếu màn anh hùng cứu mỹ nhân kia là giả tạo thì sao? Màn yêu đương sau đó cũng là Lê Hoàn diễn thì sao? Màn sắp xếp cho Đinh Tiên Hoàng gặp Dương Vân Nga và mối hôn sự cũng được Lê Hoàn tính toán trước và tự tay thúc đẩy.


Màn Lê Hoàn gặp Đinh Liễn và xin gia nhập cũng là giả ư? Nếu thật sự là vậy thì Lê Hoàn quá đáng sợ. Cả nhà họ Đinh ngay từ đầu cũng chỉ là con cờ của Lê Hoàn?


Đinh Liễn ngẫm nghĩ mà toát mồ hôi lạnh. Cũng may ông ta đã ch.ết. Nếu không Đinh Liễn cũng không biết sau này ai sẽ là mèo, ai sẽ là chuột. Hoặc đứng sau Lê Hoàn có cao nhân chỉ điểm, là Phạm Cự Lãng hay một người khác? Nếu là Phạm Cự Lãng thì còn đỡ, nếu không phải thì là ai?


Những suy đoán của hắn về lực lượng đứng đằng sau Lê Hoàn là Nho môn liệu có phải hay không? Hay còn có một thế lực khác khủng bố đằng sau? Thế lực này rốt cuộc là thần thánh phương nào?


Lúc này, nội tâm của Đinh Liễn bắt đầu dao động. Không còn bình tĩnh như trước. Cái đáng sợ nhất chính là cái không biết. Ngỡ như mọi việc đã trần ai lạc định, vậy mà hóa ra nước lại quá sâu, dò chưa thấy đáy. Một lớp lại một lớp bí mật như mê cung.


Nghĩ tới đây, Đinh Liễn trong lòng vang lên cảnh báo. Hắn phải luôn dặn dò mình không được mất cảnh giác. Không được coi khinh trí tuệ cổ nhân. Cho dù có hệ thống và siêu năng lực hắn cũng chưa là gì? Nếu muốn giết hắn luôn luôn có hàng trăm, hàng ngàn cách. Sơn ngoại sơn, thiên ngoại thiên mà. Thật đau đầu.


“Vậy các ngươi mau đuổi theo. Diệt cỏ không diệt tận gốc, vào xuân ắt sẽ nảy mầm. Gia nghiệp hai nhà ở Thanh Nghệ Tĩnh, bên cạnh lại có Champa. Không khéo lại kéo theo sự can thiệp của nước ngoài. Chúng ta không sợ Champa nhưng nếu không phải đánh thì tốt nhất không đánh”.


“Hòa bình không dễ có, nhân dân còn nghèo đói, chúng ta cần tạo một môi trường cho nhân dân phát triển. Chiến tranh chỉ là thủ đoạn cuối cùng để đạt mục đích chứ không phải là thủ đoạn duy nhất”.


Trịnh Tú, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ cũng cảm thấy gấp gáp bởi thế lực hai nhà Lê Nguyễn sẽ do bọn họ tiếp quản. Nếu diệt cỏ không hết sẽ gây tại họa ngầm sau này. Người đứng mũi chịu sào chính là ba nhà bọn hắn.


Hoàng gia không nhúng tay chia chác, thiên hạ sẽ chỉ nói ba nhà bọn hắn liên thủ diệt hai nhà kia mà không phải là Hoàng gia. Nghĩ đến đây, khuôn mặt ba người đanh lại, trở nên quyết tâm hung ác một trận. Nghĩ đến đây, tâm tư của bọn họ đã không còn ở chốn này. Lập tức ba người đứng lên cáo từ.


Đinh Liễn dặn dò:


“Các ngươi binh chia hai đường, cưỡi khoái mã chạy cho nhanh. Tới nơi thì cầm lệnh bài tiếp quản đạo quân Thanh Nghệ Tĩnh, sau đó lấy cớ triệu tập người nhà hai họ Lê - Nguyễn, hỏi cho kỹ còn thiếu ai rồi mới xử lí. Nhanh, gọn, chuẩn, sạch sẽ là phương châm hành động. Đừng để lại tai họa ngầm sau này.


Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú quỳ xuống nhận mệnh rồi mau chóng bước đi. Lúc này, Đinh Liễn quay lại dặn dò Đinh Điền.


“Định Quốc Công, ngài cho người soạn Chiếu cáo thiên hạ. Nội dung như sau: Tiên Đế trúng gió băng hà, thái hậu Dương Vân Nga đau lòng vô cùng nên đã tuẫn táng đi theo hầu hạ. Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn để tỏ rõ tấm lòng trung nghĩa nên đã cùng bộ hạ tuẫn tiết đi theo Tiên Đế về trời.


Trẫm thừa mệnh vu thiên, thuận lợi đăng cơ, lấy hiệu Đại Việt Minh Hoàng Đế. Vương phi gia phong là Đại Việt Minh Hoàng Hậu. Chức vụ Thập Đạo Tướng Quân từ nay được thay bằng chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Đại Cồ Việt, tạm thời do Trẫm lãnh đạo. Phó Tổng Tư lệnh do Định Quốc Công và Thái sư Nguyễn Bặc lãnh đạo.


Chiếu cáo thiên hạ, cả nước quốc tang trong 9 ngày, từ ngày thứ ba đến ngày thứ 8, các quan và dân chúng tiến đến viếng thăm, ngày thứ 9 thì hỏa táng tại đồi Lạc Đế. Sau đó tro cốt an táng tại ngọn núi Kỳ Lân.


Ông cho dựng hai từ đường, một trong Hoàng cung để hoàng tộc và bách quan phúng điếu, một ở quảng trường trước cửa hoàng cung cho nhân dân đến viếng. Trong 9 ngày quốc tang cấm tất cả các hoạt động ăn chơi, nhảy múa. Hoạt động bình thường trở lại sau sự kiện này.


Lại lệnh cho dân chúng các làng lập đền thờ cho Tiên Đế. Thỉnh cầu Tiên Đế bảo hộ sơn hà xã tắc, bình an cho dân chúng. Ngày 15/10 hàng năm trở thành ngày giỗ của cả nước”.
“Hạ thần tuân chỉ”.


“Ba ngày sau khi nhóm Bặc, Cơ, Tú hoàn thành xong việc trở về, ông hãy cho người trộn vào nhân gian rải ra lời đồn về sự thật cái ch.ết của Tiên Đế. Lời đồn như thế...như thế...câu chuyện càng ly kỳ, chi tiết càng tốt. Ta muốn biến lời đồn thành thật, dân chúng tin chuyện này hơn là tin bố cáo của triều đình”.


------






Truyện liên quan