Chương 83: Hội nghị thành lập Đảng

Nghị sự phòng,
Đinh Liễn cất cao tiếng nói,


“Nếu như các ái khanh đều đồng thuận thì ngay bây giờ đây trẫm tuyên bố kế hoạch thành lập Đảng Dân Tộc Quốc Gia Đại Cồ Việt. Các khanh hãy cùng nhau xây dựng thành viên nòng cốt để đợt triều hội tới đây trẫm sẽ công bố trước toàn dân Thiên hạ”.


Toàn phòng quan chức lại có phen ngơ ngác. Trong đầu tràn đầy dấu chấm hỏi.
“Bệ hạ, Đảng là cái gì ạ?”
“Đúng đó. Đảng là nha môn nào ạ?”
“Cái Đảng có liên quan gì đến chủ nghĩa dân tộc không ạ?”


Đinh Liễn vẻ mặt bình tĩnh nhưng trong nội tâm lại kêu lên "ch.ết cha" một tiếng. Quên mất là cái từ này thời đại này chưa từng xuất hiện. Hic. Hic.
“À, như thế này. Ừ. Đảng chính là một loại Nha môn. Nhưng không hẳn là Nha môn”.
“Nha môn? Lại không phải là Nha môn à? Sao khó hiểu thế nhỉ?”


Trong đầu các quan lại càng rối não.
Đinh Liễn đành phải giải thích cặn kẽ.
“Chúng ta có tư tưởng của mình là chủ nghĩa dân tộc quốc gia nhưng muốn thực hiện nó thì phải làm sao?”
“Học Khổng Tử thành lập giáo phái ạ? Một đô đốc nhanh mồm nói”.


“Bên mình là triều đình mà. Sao lại lập giáo phái cơ chứ?”
“Không được”.
“Không hợp lí”.
“Được rồi. Lập giáo phái thì không phù hợp với triều đình ta nhưng lập Đảng thì cũng tương tự như giáo phái.


available on google playdownload on app store


Đảng chính là một tổ chức đại loại như cái đầu của chúng ta, có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ huy cái thân này đi đứng, ăn uống, làm việc”.
“Bệ hạ. Vậy triều đình ta bây giờ không phải cũng đang lãnh đạo quốc gia ư? Như vậy có chồng chéo chức năng không?”


“Không chồng chéo mà phân tách ra. Trẫm là lớn nhất. Dưới Trẫm là Đảng. Đảng lãnh đạo triều đình. À, sau này không gọi là triều đình nữa. Gọi là Chính phủ”.
“Bệ hạ. Chính phủ là gì ạ? Chính là chân chính, phủ là điện phủ ư?”


“Ừ. Đúng vậy. Đảng là nơi nắm hệ tư tưởng của quốc gia, đảng lãnh đạo chính phủ đi theo đúng tư tưởng đã định ra. Chính phủ là nơi thực hành tư tưởng vào các việc cụ thể của đất nước. Nói nôm na thì Trẫm lãnh đạo Đảng. Đảng lãnh đạo Chính Phủ. Chính phủ lãnh đạo các nha môn. Nha môn lãnh đạo đất nước”.


“Bệ hạ. Nói vậy thì Hạ Thần hiểu rồi. Sự phân cấp bậc và nhiệm vụ sẽ khiến cho các nha môn không có làm việc chồng chéo lên nhau. Ai làm việc của người đó. Thiên phú gì thì làm việc hợp với thiên phú đó. Như thế sẽ hiệu quả hơn một người nắm tất cả quyền lực phải không ạ?”


“Đúng vậy. Y như cơ thể của mình vậy. Tay, chân, thân, đầu, miệng, mồm, lưỡi...tất cả đều có cấu tạo và chức năng riêng. Triều đình ta cũng phải phân tách như vậy thì bộ máy mới hoàn thiện, đất nước mới phát triển được. Nếu cứ như hiện nay thì sẽ gây bất tiện nhiều trong hoạt động. Các khanh không thấy như vậy hay sao?”


“Dạ. Tâu bệ hạ. Thần thấy ý tưởng đó rất tốt cho đất nước nhưng quyền lợi của bệ hạ sẽ bị san sẻ bớt đi. E rằng có nhiều kẻ tâm không phục ạ”.
“Đúng đó bệ hạ. Xin bệ hạ hãy nghĩ lại ạ”.


“Ha ha. Các ái khanh cứ an tâm. Chỉ cần các ái khanh ở đây trung thành cảnh cảnh với Trẫm thì không ai có thể làm gì cả. Với lại, đất nước này không phải chỉ dựa vào mỗi Hoàng Đế, như vậy là không đủ mà phải dựa vào những đại thần vì nước vì dân như các ái khanh”.


“Bệ hạ. Chúng thần nguyện trung thành với bệ hạ muôn đời muôn kiếp nhưng xin bệ hạ hãy nghĩ lại ạ”.
“Không cần nói nữa. Ý trẫm đã quyết. Tất cả đều vì đại nghĩa. Phân quyền là tất nhiên. Các ái khanh hãy cùng thảo luận về cơ cấu của Đảng đi đã”.


“Vâng ạ. tuân mệnh bệ hạ”.
- Muôn tâu bệ hạ. Bệ hạ có thể cho chúng thần một vài gợi ý về cơ cấu của Đảng được không ạ? Như thế, chúng thần sẽ dễ dàng thảo luận hơn.


- Ừ. Các ái khanh có thể hiểu như này. Đảng chính là nơi quy tụ những người yêu nước có tư tưởng về dân tộc và quốc gia trong cả nước. Những người này chúng ta gọi là Đảng viên. Đảng viên có thể là nông dân, thợ thủ công, binh lính, sĩ phu, quan chức...miễn sao những người này có tư tưởng giống chúng ta.


“Tâu bệ hạ. Đảng viên là sĩ phu hay quan chức thì hạ thần không ý kiến. Nhưng nếu bao gồm cả nông dân, thợ thủ công, thương nhân, binh lính thì có phần tạp nham quá, tâu bệ hạ”.


“Các ái khanh đừng vội. Trẫm chưa nói hết ý. Đầu tiên, tư tưởng dân tộc quốc gia không phải ai cũng có, không phải chỉ tầng lớp sĩ phu mới có mà có thể là bất cứ ai. Đảng chính là nơi quy tụ những người có chung tư tưởng cho nên cần phải loại bỏ giai cấp mà Nho giáo đã quy định. Sự phân cấp Sĩ, nông, công, thương là không công bằng bởi ai cũng có tác dụng riêng để tạo nên một quốc gia. Với Trẫm, nghề nào cũng cao quý như nhau, chỉ cần nghề đó có ích cho xã hội và đất nước”.


Lương Ngọc thân là thương nhân nghe bệ hạ nói vậy thì rất ấm áp cảm động. Tự nhiên, trong lòng dâng lên một sự kính trọng vô hạn với Đinh Liễn.


“Đúng vậy. Nghề nào cũng có đóng góp cho xã hội, tại sao lại phân cao quý hay thấp hèn. Điều này, hoàn toàn là không công bằng. Hạ thần hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bệ hạ”.
Phạm Hạp xuất thân nho giáo phản bác lại.


“Người vốn sinh ra đã có xuất phát điểm khác nhau. Địa vị, hoàn cảnh, cha mẹ, gia tộc cũng khác nhau. Xã hội vốn đã không công bằng ngay từ đầu. Nếu cứ cố cào bằng cho ngang nhau thì sẽ khiến xã hội mất đi động lực để phát triển. Ví như người nông dân thấy mình cũng giống như người sĩ phu thì đâu còn động lực học hành để mà phấn đấu. Cho nên, xã hội cần phân giai cấp, tầng lớp”.


“Ngươi nói thối lắm. Đừng lấy quan điểm của Nho giáo ra đây mà ngụy biện. Tuy rằng mỗi nghề mỗi khác nhưng trời sinh vốn công bằng. Đâu có ai muốn sinh ra đã là nghèo hèn. Đâu phải ai sinh ra đã có thiên phú đèn sách. Nhưng thiên phú khác của họ cũng đóng góp như nhau tại sao lại bị đày xuống đáy xã hội. Các ngươi đều biết nếu xã hội này không có thợ thủ công thì đâu có cuộc sống sinh hoạt tiện nghi. Không có thương nhân thì hàng hóa sao từ chỗ thừa sao có thể chảy qua chỗ thiếu để bù lại”.


“Hừ. Thương nhân thường buôn gian, bán lận. Đã không mất công sức sản xuất mà chỉ lấy chỗ này một đồng, bán chỗ kia tới bốn, năm đồng. Đấy là lừa đảo, là ăn cướp. Gặp hạn hán thì tích trữ lương thảo bán giá cao làm cuộc sống của nhân dân vốn đã khó khăn nay lại càng khốn khổ. Địa vị thua cả người làm thủ công là đúng rồi”.


“Đồ hủ nho. Ý kiến của ngươi là đánh rắm. Ngươi chỉ nhìn thấy mặt hại mà không thèm thừa nhận mặt tốt của nó. Ta hỏi ngươi, thương nhân không phải dậy sớm à, không phải một nắng hai sương ư? Trong khi các ngươi ăn ngon, ngủ say thì người ta phải tất bật đi tìm nguồn hàng, vận chuyển hàng hóa, phải chịu đóng đủ loại thuế má khi di chuyển, lại đề phòng cướp giật giữa đường. Một chuyến đi là một trận sinh tử, thắng thì có lãi, thua thì phá sản, trắng tay. Người ta không bán chênh lệch thì lấy đâu ra mà bù vào chỗ lỗ. Đi buôn bán là để làm giàu chứ không phải là để tán gia bại sản”.


“Đấy là chưa kể, người cướp bóc nhiều nhất lại chính là các thế lực cầm quyền. Những năm trước loạn 12 sứ quân, thương nhân phải đi qua bao nhiêu trạm, vượt qua bao nhiêu thế lực thì mới tới chỗ bán được hàng. Mà mỗi trạm lại mất thuế. Mỗi trạm lại thu khác nhau. Có nơi còn lấy cớ cướp trắng toàn bộ hàng hóa. Ngươi thử tổng kết lại xem, tiền hàng cộng tiền thuế, cộng tiền công, cộng tiền thuê mướn người vận chuyển là bao nhiêu? Nếu không nâng giá, cả nhà ngươi qυầи ɭót đều không còn mà mặc”.


“Lương Đại Nhân, ta kính ngươi là đồng liêu nên ta mới lịch sự. Ngươi đừng có sỉ nhục chúng ta. Người ta nói không có lửa thì sao có khói. Nếu các ngươi không lợi dụng lúc người ta khó khăn mà áp giá, buôn gian, bán lận thì ai lại ấn tượng xấu với các ngươi. Củi khô đâu phải vì một trận nắng, người khôn đâu phải vì một ngày đọc sách. Cái gì cũng phải có nguyên do của nó chứ”.


Thấy Phạm Hạp và Lương Ngọc tranh cãi nảy lửa đến độ nước bọt phun tung tóe, giờ lại muốn lao vào bụp nhau. Các quan liền chia ra hai phe ôm lấy hai người can ngăn.
“Lương Đại Nhân, Phạm Đại Nhân, các ngươi bình tĩnh đi. Việc đâu còn có đó, thịt chó còn có mắm tôm cơ mà”.


“Đúng đó, đúng đó. Các ngài đang làm gì vậy? Chúng ta đang trong nghị phòng, đừng để mất mặt quan. Bệ hạ còn đang nhìn kia kìa”.
“Thôi mà, thôi mà. Ai nói cũng có lí cả. Hãy để bệ hạ phán xử. Các ngài định đánh nhau à?”
“Hắn là loại hủ nhỏ”.


“Ngươi là loại gian trá”.
“Ngươi là loại thiển cận”.
“Người là loại thiếu não”.
---






Truyện liên quan