Chương 93: Đệ nhất mưu sĩ thời đại Tam Quốc là ai?
" Tại sao ngươi không nhắc tới Giả Hủ? Theo trẫm, Giả Hủ ít nhất cũng phải đứng vào danh sách năm hạng đầu chứ?" Đinh Liễn ngạc nhiên hỏi.
“Tâu bệ hạ. Mười vị quân sư kia là Mưu sĩ còn Giả Hủ tiên sinh thì lại là Độc Sĩ. Thế nhân bị thủ đoạn của ông ấy làm cho kinh sợ nên cố tình dìm đi ánh hào quang. Con đường Độc Sĩ vốn là như vậy, không thể lộ ra ngoài ánh sáng, lộ ra chắc chắn sẽ ch.ết”.
Phạm Cự Lãng than thở.
“Vậy theo khanh, tài năng của Giả Hủ và thập đại mưu sĩ kia thì như thế nào? Giả Hủ có thể xếp hạng mấy?”
“Tâu bệ hạ. Mưu sĩ và độc sĩ vốn là hai con đường khác nhau cho nên rất khó mà đánh giá hơn kém. Nhưng nếu được xếp hạng thì theo thần, Giả Hủ tiên sinh chính là ngoại hạng. Thập Đại Mưu sĩ không thể so sánh”.
Đinh Liễn không tin: " Ngươi có nói quá hay không? ". Hắn ban đầu là fan của Gia Cát Lượng, sau này hắn lại chuyển sang thành fan Tư Mã Ý. Mặc dù, Đinh Liễn thừa nhận tài năng của Giả Hủ nhưng nếu bảo 10 vị mưu sĩ kia không bằng Giả Hủ thì đánh ch.ết hắn cũng không tin.
Thấy vẻ mặt của Đinh Liễn, Phạm Cự Lãng biết Đinh Liễn quả nhiên không tin tưởng nhưng hắn mặc kệ mà nói tiếp:
"Khi còn trẻ, Giả Hủ tiên sinh là người có học vấn nhưng khả năng của ông thì "người đời chẳng ai biết đến" Chỉ có một nhân sĩ ở Hán Dương là Diêm Trung khi tiếp xúc với ông mới cho rằng ông là người khác thường.
Người đầu tiên Giả Hủ tiên sinh phò tá là Đổng Trác. Tuy nhiên, Đổng Trác tàn bạo, bất nhân nên có nhiều kẻ thù, Giả Hủ dự đoán được Đổng Trác sẽ sớm bại vong nên đã tìm cớ rời khỏi ông ta để tránh liên lụy sau này.
Và sự thật đã chứng minh, các chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đã nổi dậy chống lại Đổng Trác. Đổng Trác thua trận bỏ Lạc Dương, mang Hán Hiến Đế về Trường An. Giả Hủ đi theo. Vào năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết ở Trường An.
Khi đó, các bộ tướng dưới quyền của Đổng Trác là Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế và Phàn Trù sợ hãi định giải tán về quê, thì Giả Hủ tiên sinh đã hiến kế cho Lý Thôi - một vị tướng dũng mãnh nhưng thiếu kinh nghiệm tập hợp quân đội để chiếm lấy Trường An.
Nghe lời tiên sinh Giả Hủ, Lý Thôi phao tin Vương Doãn muốn giết hết người Tây Lương để kích động mọi người theo mình, tập hợp được lực lượng đông đảo, tiến vào đánh bại Lã Bố và nhanh chóng chiếm được Trường An. Nhưng chính vì lời khuyên này của Giả Hủ tiên sinh mà nhân dân thành Trường An đã phải chịu nhiều tang tóc, hủy diệt khiến Tiên sinh bị nhiều sử gia chỉ trích rất gay gắt.
Tới thời Trương Tú, nhờ có tiên sinh Giả Hủ hiến kế đã đánh bại ngay cả Tào Tháo binh hùng tướng mạnh. Theo đó, năm 197, Tào Tháo tấn công Trương Tú bị Trương Tú đánh lui. Thừa thắng, Tú tự mình mang quân truy kích.
Tiên sinh Giả Hủ khuyên không nên đuổi theo, đuổi theo tất bại nhưng Trương Tú không nghe, tiến binh giao chiến, đại bại trở về. Lúc này tiên sinh Giả Hủ lại khuyên rằng, mau quay lại đuổi gấp, đánh nữa tất thắng. Lần này, Trương Tú nghe theo, đại chiến với quân Tào Tháo, quả nhiên toàn thắng trở về.
Trương Tú từ đó vô cùng bội phục Giả Hủ. Sau này, chính Giả Hủ là người đã khuyên Trương Tú đầu quân cho Tào Tháo dù Tào Tháo là kẻ thù của Trương Tú. Giả Hủ đã đưa ra 3 lý do thuyết phục Trương Tú. Thứ nhất, Tào Tháo đang nắm trong tay thiên tử, danh chính ngôn thuận. Thứ 2, Tào Tháo binh lực còn yếu, sẽ sẵn sàng lôi kéo đồng minh. Thứ 3, Tào Tháo chí hướng cao xa, chắc chắn không ghi thù cũ.
Quả thật, khi Trương Tú mang quân đến hàng, Tào Tháo đã đối đãi vô cùng đặc biệt. Từ đó có thể thấy được, tài năng của Giả Hủ vô cùng xuất sắc, ông có thể điềm tĩnh phân tích thời cục thiên hạ trong cảnh loạn lạc, hơn thế còn chưa từng tính sai điều gì, khiến người khác phải kính phục không ngớt.
Sau khi trở thành mưu sĩ cho Tào Tháo, Giả Hủ đã giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ với mưu kế cắt đứt nguồn cung cấp lương thảo của Viên thiệu trong trận đánh ở Ô Sào. Sau trận đánh này, Tào Tháo đã cơ bản thống nhất Trung Quốc.
Năm 208, Giả Hủ khuyên Tào Tháo rằng không nên đánh Đông Ngô, nhưng Tào Tháo không nghe và kết quả là Tào Tháo đã đại bại trong trận Xích Bích.
Sau đó, vào năm 211, quân Tây Lương do Mã Siêu và Hàn Toại cầm đầu tấn cống quân Tào ở Đồng Quan. Giả Hủ đã hiến kế cho Tào Tháo ly gián Mã Siêu và Hàn Toại. Kế sách này mang tính then chốt giúp Tào Tháo chiến thắng trong chiến dịch Đồng Quan.
Sau khi ủng hộ Tào Phi xưng đế, lập ra nhà Ngụy, Giả Hủ từng nhắc nhở Tào Phi rằng, thực lực quân Ngụy vẫn chưa đủ sức để tấn công nước Ngô hay Thục. Tào Phi không nghe lời ông và cuối cùng phải chịu một thất bại lớn khi đánh Đông Ngô.
Năm 224, Giả Hủ vì tuổi già sức yếu nên qua đời khi 77 tuổi, Tào Phi mất đi một mưu thần vô song."
Phạm Cự Lãng cầm chén trà lên uống cạn sau khi đã điểm qua về sự nghiệp của Giả Hủ . Đinh Liễn tuy nghe vậy những vẫn chưa phục cho lắm." Trẫm thấy Giả Hủ tuy có tài năng nhưng vẫn chưa nhận ra ông ta có tài năng vượt trội hơn tất cả các vị mưu sĩ kia?"
" Bệ hạ. Giả Hủ tiên sinh nhiều lần tiên đoán sự việc sẽ xảy ra, điều này thì ngay cả Khổng Minh cũng không sánh bằng. Để dự đoán tương lai ngoài việc thông tỏ kim cổ thì khả năng phân tích, phán đoán cũng phải rất mạnh. Có rất nhiều sự vật hay sự kiện ảnh hưởng đến sự phán đoán của mưu sĩ.
Hơn nữa, còn phải nhạy cảm với nhân tâm, thấu hiểu lòng người. Không có tài năng, không thể làm được. Thập Đại Mưu sĩ kia trong cuộc đời ít nhiều đều phạm sai lầm khi dự đoán nhưng tiên sinh Giả Hủ thì chưa bao giờ. Tỷ lệ thành công như thế, bệ hạ đã thấy có ai chưa?"
Đinh Liễn ngẩn người. Nếu không phải Phạm Cự Lãng đề cập tới thì có lẽ hắn cũng không chú ý đến điều này. Trong bộ sách Tam Quốc Diễn Nghĩa và Bộ phim Tam Quốc đều không có nói nhiều về Giả Hủ, thành ra hắn cũng theo thói quen quên đi con người này.
Quả thật. Nói về tỷ lệ thành công trong dự đoán, Giả Hủ chưa bao giờ trật, một tỷ lệ cực kỳ kinh hãi. Nói đâu xa, ngay thời hiện đại có máy móc đo đạc mà dự đoán thời tiết còn sai tè le. Có ai trong đời mà không một lần sai?
Phạm Cự Lãng tiếp tục nói: " nếu bàn về khả năng sinh tồn thì Giả Hủ tiên sinh cũng coi như số 1, số 2. Nếu Tư Mã Ý trải qua 4 đời nhà Ngụy vẫn bị nghi ngờ tạo phản thì Giả Hủ cũng đã trải qua 2 đời phục vụ. Giả Hủ cũng bị nghi ngờ về lòng trung khi trước đó đã phục vụ cho rất nhiều chủ công nhưng hai sự nghi ngờ này hoàn toàn khác nhau.
Nếu Tư Mã Ý được coi là phản cốt tức có thể phản chủ bất kỳ lúc nào thì Giả Hủ chỉ rời bỏ chủ công khi người ấy ch.ết hoặc đầu hàng. Như vậy, cũng không tính là làm phản bởi xét cho cùng, người ch.ết thì cũng đã ch.ết nhưng người sống thì vẫn phải sống. Chẳng có lý do gì phải ch.ết theo kẻ không nghe lời khuyên của mình để nhận một cái danh hão". Đinh Liễn nghe vậy thì gật đầu đồng ý.
Để sống sót khi phục vụ chủ công cũng không phải dễ dàng. Ngoài việc phải cạnh tranh với các mưu sĩ khác thì phải vượt qua các bài kiểm tr.a nghi ngờ của các chủ công. Tào Tháo vốn trời sinh đa nghi. Tào Phi vốn thừa hưởng tính cách này của Cha mình nên có thể sống sót đến cuối đời quả không đơn giản.
Càng là chủ công mạnh thì dưới trướng càng có nhiều mưu thần, dũng tướng. Làm sao để có một chỗ đứng, một địa vị vững chắc trong cả cánh rừng thiên kiêu rất khó khăn. Tài năng là một chuyện, nguyên tắc sống, cách đối nhân xử thế giữa các đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Thiếu một thứ đều sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Đinh Liễn gật gù. Vấn đề này thì hắn rõ ràng hơn ai hết. Cho dù là kiếp trước hay kiếp này đều như vậy cả. Sống thì phải cạnh tranh, ngoài để được lãnh đạo hài lòng thì cũng phải biết đối nhân xử thế cho khéo. Nếu không thể khiến cho đồng nghiệp thương thì cũng phải làm cho người ta phải nể sợ mình mà không dám giở thủ đoạn ngáng chân.
Thứ nữa, quân sư vốn thường trong màn trướng bày trận ngoài ngàn dặm nhưng kết quả rất thảm khốc. Càng mưu kế sâu cay thì tổn thất của địch nhân càng nặng nề. Khí vận xui xẻo hay nghiệp chướng cũng vì thế mà bám vào người. Cho nên tuổi thọ của Mưu sĩ gần như là rất ngắn ngủi. Âu cũng là lẽ cân bằng của trời đất. Có thể thấy Chu Du, Quách Gia, Bàng Thống...đều không phải ch.ết non ư? Ngay cả Gia Cát Lượng cũng không địch nổi số trời.
Đối với độc sĩ thì lại càng khó sống đến già bởi thủ đoạn mưu kế của độc sĩ vốn thâm hiểm, sâu cay, âm độc. Cho nên lẽ tự nhiên, nghiệp chướng cũng nặng nề. Giả Hủ tiên sinh là một trong số ít quân sư ch.ết già ở tuổi 71 mà lại là Độc sĩ. Nếu không phải có tài năng ngút trời thì sao làm nổi. "
Đinh Liễn trầm tư suy ngẫm. Những luận điểm của Phạm Cự Lãng về Giả Hủ quả thật rất chặt chẽ và hợp lý. Có lẽ, kiếp trước do ảnh hưởng của phim ảnh mà hắn đã nhìn lầm ư?
Hóa ra, quân sư lợi hại nhất thời Tam Quốc lại không phải những người kia mà lại Giả Hủ, một người không có quá nhiều tiếng tăm. Đây là một trong những bí mật lớn nhất mà hắn được biết.
Quả nhiên, trí tuệ cổ nhân thật là vô hạn. Và đôi khi những điều ta nhìn thấy, nghe thấy cũng không phải thật sự. Một cái bánh mì thì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa rồi. Đinh Liễn cảm thấy mình đã thu hoạch được rất nhiều .
-----------------
P/s: Đây là quan điểm của cá nhân tác. Mỗi người sẽ có thần tượng riêng, quan điểm riêng, tiêu chí riêng để bình chọn.