Chương 94: Gia Cát Lượng - Tư Mã Ý ai hơn ai?
Đinh Liễn lúc này quay qua Phạm Cự Lãng hỏi: " Bỏ qua Giả Hủ, trong thập đại quân sư vừa kể trên thì ai mới là mạnh nhất? Gia Cát Lượng hay Tư Mã Ý, hoặc Quách Gia? ".
Đinh Liễn sở dĩ hỏi như vậy là bởi kiếp trước, khi còn trẻ, hắn có phần tôn thờ sự thông minh có phần phô trương của Gia Cát Lượng. Sau này, khi bước vào tuổi trung niên hắn mới ngộ ra được trí tuệ tiềm ẩn của kẻ luôn bị xem là thỏ đế.
Là nhân vật "chói lóa" nhất Tam Quốc, dường như Gia Cát Lượng chiếm hết hào quang của cả thời kì này, bất luận là ở diện mạo hay tài cán. Phương diện tài cán có thể dùng từ toàn tài để miêu tả, không chỉ tinh thông chính trị, mà dụng binh cũng như thần.
Về phương diện này, mặc dù Trần Thao trong cuốn "Tam Quốc chí – Thục kí – Gia Cát Lượng truyện" khi ghi chép về Khổng Minh có "tém" lại một chút, nhưng sự thông minh tài trí của Gia Cát Lượng vẫn luôn khiến người khác phải kinh ngạc.
Đến tới "Tam Quốc diễn nghĩa", trí thông minh của Gia Cát Lượng không còn là sự "chói lóa" nữa, thứ được thể hiện ra không còn là trí tuệ nữa, ngược lại nó là sự thông minh có phần lộ liễu, phô trương quá đà. Sự thông minh của Gia Cát Lượng chủ yếu được thể hiện ở ba phương diện.
Thứ nhất là dụng binh
Còn nhớ khi còn trẻ, vì đọc "Tam Quốc diễn nghĩa" mà quên luôn cả ngủ. Đọc tới đoạn Gia Cát Lượng phóng hỏa đốt quân Tào đã cảm thấy vô cùng sảng khoái, dùng từ sùng bái để hình dung cũng không có gì là quá đáng.
Mỗi một lần bên Tào dùng binh, Gia Cát Lượng đều có thể sự đoán được trước, rồi sau đó tùy tiện sắp xếp Quan Trương Triệu… mai phục xử lý là xong, phía quân Tào dường như luôn rơi vào bẫy của Gia Cát Lượng, rồi bị đốt bị giết trong sự nhục nhã.
Sự chênh lệch rõ nét như vậy, khi còn trẻ luôn cho rằng Gia Cát Lượng trí tuệ, Tào Tháo xuẩn ngốc. Giờ đọc lại, cảm giác xưa không còn nữa, cả bộ truyện giống như đang dành đất để Gia Cát Lượng có thể phô trương sự thông minh của mình.
Thứ hai là dụng kế
Gia Cát Lượng dường như là "Thần mưu lược, thần chiến lược có một không hai" trong cả bộ truyện "Tam Quốc diễn nghĩa". Đối tượng mà Gia Cát Lượng nhắm tới khi dụng kế, dường như không phải là Tào Tháo, mà là Chu Du.
Vì để đối phó Chu Du, Gia Cát Lượng trước tiên thi triển "thuyền cỏ mượn tiễn", khiến Chu Du bội phục, rồi lại tới kế hỏa công, khiến Chu Du cảm nhận được sự uy hϊế͙p͙. Dù bị Chu Du nhiều lần tìm cách mưu hại, nhưng lần nào Gia Cát Lượng cũng có thể qua mặt. Lúc trẻ không hiểu thế sự, nay xem lại, cảm thấy có phần hơi quá.
Tuy nhiên, vẫn còn một thứ quá đáng hơn đó là, Chu Du mượn em gái của Tôn Quyền để mưu mỹ nhân kế, mục đích là để giam lỏng Lưu Bị ở Đông Ngô. Nhưng Gia Cát Lượng luôn nhìn ra được trước mọi việc, không những giúp Lưu Bị thoát được khỏi hoàn cảnh nguy hiểm mà còn ôm được mỹ nhân về.
Từ đó tạo ra màn kịch hay "đã mất phu nhân lại còn thiệt quân". Lúc trẻ đọc tới cảnh này vô cùng khoái chí, còn lớn tiếng hùa theo "Chu Du thần cơ diệu toán, đã mất phu nhân lại còn thiệt thân."
Hiện tại xem lại, cả quá trình đều là Gia Cát Lượng khôn lỏi, trí tuệ không phải quá cao minh. Còn Chu Du giống Tào Tháo, một mặt được khen là nhân tài tuyệt thế, một mặt lại bị "vạch" ra sự xuẩn ngốc không tưởng. Thì ra, tất cả là vì La Quán Trung muốn mỹ hóa Gia Cát Lượng mà đã tâng ông lên tận mây xanh.
Thứ ba, là nhìn người
Lần nhìn người nổi tiếng nhất của Gia cát Lượng là với Ngụy Diên.
Khi Ngụy Diên tới đầu hàng, Gia Cát Lượng đã mở miệng ra nói rằng phía sau đầu của Ngụy Diên có "xương phản" (ở thời cổ đại, nó là biểu hiện của người dễ làm phản, bất trung), chưa kể khi đó Ngụy Diên có đội mũ, dù có không đội mũ thì ngày xưa tóc người ta cũng dài, não hình gì cũng khó lòng mà nhìn ra, trừ phi dùng thuật "sờ xương". Nhưng Gia Cát Lượng không sờ không nhìn, cứ thế mà phán Ngụy Diên:
"Ngộ quan Ngụy Diên não hậu hữu phản cốt, cửu hậu tất phản"
Lúc trẻ cho rằng Gia Cát Lượng quả là thần cơ diệu toán, muốn có năng lực siêu phàm như vậy, nay đọc lại, thấy thật nực cười.
Nếu Gia Cát Lượng quả thực là đại tài, khi lương tướng tới xin đầu quân, cớ gì lại ra vẻ cái "uy phong dởm" như vậy? Hà cớ gì phán xét một người qua loa đại khái như vậy? Nên nhớ rằng Gia Cát Lượng là người có tầm ảnh hưởng khi đó, đánh giá của Gia Cát Lượng về một người có thể ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của họ trong mắt những binh sĩ khác.
Hơn nữa, khi Lưu Bị nói hộ Ngụy Diên, Gia Cát Lượng lại nói "nay ta tha mạng cho người", nếu Gia Cát Lượng quả thực là trung thần, sao có thể nói ra những lời ngông cuồng như vậy. Bởi lẽ nghe khẩu khí của câu nói này, dường như Khổng Minh mới là chủ tử, còn Lưu Bị dường như phải lùi một bước.
Trên thực tế, Gia Cát Lượng trong chính sử quả thực là một trung thần, đáng tiếc là dưới ngòi bút của La Quán Trung, Gia Cát Lượng đã không còn nguyên vẹn, sự thông minh của ông quá lộ liễu, phô trương, khiến thanh thiếu niên nhìn vào cảm thấy rất khâm phục, nhưng lại khiến người trung niên cảm thấy nực cười.
Và có một điều rằng, khi trải đời rồi, khi bước vào tuổi trung niên, mới nhận ra được trí tuệ tiềm ẩn của một người khác không phải là Gia Cát Lượng.
Người đó không ai khác chính là Tư Mã Ý. Có một điều thú vị là, thời niên thiếu, cảm nhận về Tư Mã Ý so với Gia Cát Lượng là hoàn toàn ngược lại. Khi đó chỉ yêu thích sự thông minh có phần lộ liễu mà chối bỏ, khinh thường Tư Mã Ý, cho rằng ông chỉ là một con rùa rụt cổ, chẳng hạn như khi đối mặt với Không thành kế của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý chưa gì đã bị dọa sợ lui binh, khi đó chỉ khen ngợi Gia Cát Lượng cao minh, chế giễu Tư Mã Ý "chuột nhắt".
Sau khi trải qua nhiều nhân tình thế thái, hắn mới biết thế nào là thông minh, thế nào mới là trí tuệ. Ít nhất thì từ Tư Mã Ý, có ba điểm đáng để hắn học tập, hoặc ít nhất cũng có thể từ trong đó nghiệm ra được điều gì đó, thú vị là ba điểm này vừa hay tương ứng với Gia Cát Lượng.
Về dụng binh
Cùng là đạo dụng binh, Gia Cát Lượng dụng binh đề cao cá nhân, còn Tư Mã Ý xem trọng việc xây dựng đoàn đội. Tư Mã Ý ở thời Tào Tháo, Tào Phi, về cơ bản là không có cơ hội nắm binh quyền, nguyên nhân là bởi bản thân Tào Tháo cũng là một nhà quân sự kiệt xuất còn Tào Phi cũng có những phòng ngự nhất định đối với Tư Mã gia.
Hơn nữa, thời Tào Phi, tướng lĩnh tài giỏi cũng không thiếu. Nhưng tới thời Tào Duệ trở về sau, hình thế trận doanh của Tào Ngụy có phần thay đổi. Một mặt là vì các lão tướng mà Tào Tháo bồi dưỡng đều đã tạ thế, một mặt là vì Gia Cát Lượng đích thân cầm quân xuất sơn, Ngụy quốc chỉ có thể để Tư Mã Ý cầm binh.
Nhưng con người Tư mã Ý khá trầm ổn, tuy phải trải qua nhiều trắc trở mới được cầm binh, vốn dĩ là phải thể hiện ra hết cho "bõ tức", nhưng ông lại không làm vậy, vẫn nhất mực khiêm tốn làm việc, "rụt đuôi" lại làm người.
Không lộ liễu, khi nắm được binh quyền, không vội vàng thể hiện ta đây tài giỏi mưu lược ra sao, ngược lại luôn "dĩ thủ vi công", một mực ở thế phòng ngự khi đối đầu với Gia Cát Lượng, sau đó tranh thủ tích cực xây dựng đoàn đội.
Cùng là nắm binh quyền, Gia Cát Lượng làm bao nhiêu năm, nhưng tướng tâm phúc lại chẳng được là bao. Người duy nhất nâng đỡ là Mã Tắc thì lại là một tướng mù, chỉ giỏi lý thuyết suông. Tướng duy nhất có thể dùng được là lão tướng Ngụy Diên thì lại nghi ngờ người ta đến lúc người ta mất.
Khương Duy thì tuy chí lớn nhưng tài lại chưa tới tầm. Có thể nói, khuyết điểm lớn nhất của Gia Cát Lượng trong dụng binh đó là không xây dựng nên một chế độ quân đội thống nhất, hòa bình.
Tư Mã Ý thì ngược lại, sau nhiều năm nắm trong tay binh quyền, hầu hết người trong quân đội đều trở thành tâm phúc của ông. Tất nhiên nếu đứng từ góc độ của Tào Ngụy thì điều này là không tốt.
Nhưng nếu đứng từ góc độ cá nhân, đây chính là thành công của Tư Mã Ý. Đợi tới khi Tư Mã Ý phát động chính biến Cao Bình lăng, những tướng tâm phúc này chính là những vũ khí sắc bén giúp ông đoạt quyền.
Về dụng kế
Trong cuộc đời của Tư Mã Ý, có 3 kế được xem là tốt nhất:
Một là 36 kế, chuồn là thượng sách.
Hai là "dĩ thủ vi công", ôm cây đợi thỏ.
Thứ ba là rút củi dưới đáy nồi, giải quyết triệt để vấn đề.
Thứ nhất, "chuồn là thượng sách" chủ yếu được thể hiện ở trận Không thành kế. Gia Cát Lượng nghe nói quân của Tư Mã Ý tới, thay vì sốt ruột, Gia Cát Lượng đã nghĩ ra Không thành kế. Trong đó có một chi tiết là Gia Cát Lượng ngồi trên thành gảy đàn.
Chi tiết này có thể hiểu là Gia Cát Lượng tự tin đầy mình, nhưng cũng có thể hiểu là vì quá lo lắng nên bày ra trò này để hù người. Nhưng bất kể ra sao, thì kế hoạch này cũng quá thần thánh hóa Gia Cát Lượng, năm đó thực ra cũng vô cùng sùng bái, nhưng giờ thì đã khác. Còn phía Tư Mã Ý thì sao?
Tư Mã Ý khi đó mang theo mình 15 vạn quân, lôi bừa ra một nhóm đánh vào là có thể biết thực hư ra sao. Nhưng Tư Mã Ý lại lựa chọn lui binh, trông thì có vẻ như Tư Mã Ý sợ hãi, dè dặt, nhưng suy nghĩ cho kĩ mới thấy, thật ra, Trọng Đạt tiên sinh rất cao minh, nguyên nhân có hai điều:
Thứ nhất, việc Gia Cát Lượng bắc phạt khiến triều đình Tào Ngụy quả thực rất đau đầu, tuy nhiên, văn võ toàn triều chỉ có chỉ Tư Mã Ý mới có thể dẫn binh thống soái. Vì vậy, đứng từ góc độ của Tư Mã Ý mà nói, chỉ cần Gia Cát Lượng còn sống, thì Tư Mã Ý mới được Tào Ngụy trọng dụng.
Thứ hai, thời gian Tư Mã Ý cầm binh vẫn chưa lâu, uy tín trong quân đội vẫn chưa đủ mạnh, vì vậy ông vẫn cần thêm thời gian.
Có thể thấy, Tư Mã Ý là một người biết tiến biết lui. Về điểm này, đối với người trưởng thành, đặc biệt là người trung niên mà nói, lăn lội ngoài đời nhiều rồi, sẽ thấy đây là một điều vô cùng cần thiết.
Thứ hai là kế ôm cây đợi thỏ, chủ yếu được biểu hiện khi đối phó với Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý rất giỏi trong việc quan sát tình hình quân địch. Gia Cát Lượng chinh chiến xa xôi, vì đường đi gập ghềnh nên vấn đề vận chuyển lương thảo là điều rất khó khăn, mà lương thảo không đủ cung, ắt sẽ phải lựa chọn lui binh.
Cứ như vậy, căn bản là không cần đánh, chỉ cần phòng thủ tốt, cứ kéo dài thời gian, để phía Thục tự đói là được. Một mặt khác cũng có thể giảm thiểu được tổn thất ch.ết chóc, một mặt là để Gia Cát Lượng có thêm điều kiện để tiếp tục Bắc phạt.
Cuối cùng là kế rút củi dưới đáy nồi. Mượn sự chinh chiến Bắt phạt của Gia Cát Lượng trong nhiều năm, Tư Mã Ý trở thành một quyền thần chức cao vọng trọng, có ảnh hưởng không thể thay thế, cộng thêm việc bản thân luôn âm thầm xây dựng lực lượng quân đội cho mình, vì vậy, tới giai đoạn cuối, mới có thể phát động chính biến, một lần đoạt sạch triều quyền.
Về nhìn người
Là người đứng đầu, đây là một bản lĩnh mà ai cũng nên trang bị. Về điểm này, Gia Cát Lượng tuyệt nhiên không bằng Tư Mã Ý.
Ngoài Khương Duy ra thì Gia Cát Lượng chê trách, nghi ngờ Ngụy Diên ngay từ đầu dù có phần vô lý, xem trọng Mã Tắc, Dương Nghị, nhưng kết quả thì sao, một người chỉ giỏi "vẽ hổ trên giấy", tạo ra sai lầm nghiêm trọng, còn một người thì đích thị chỉ là một tên bợ đỡ.
Ngược lại Tư Mã Ý, người mà Tư Mã Ý xem trọng có không ít, nhưng nổi tiếng nhất chính là Đặng Ngải. Nhân vật này là một nhân vật khá nổi tiếng giai đoạn cuối Tam Quốc, văn võ song toàn, tài năng xuất chúng, biết làm nông, cũng biết đánh trận.
Trồng trọt có thể khiến biên quân phía Nam không thiếu lương thực, đánh nhau thì có thể đánh bại được con trai của Gia Cát Lượng, công vây Thành Đô, ép con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện phải đầu hàng. Người như vậy được trọng dụng, có thể thấy con mắt nhìn người của Tư Mã Ý hoàn toàn không tồi.
Sự khác biệt của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, ít nhất là trong "Tam Quốc diễn nghĩa", nằm ở chỗ sự thông minh của Gia Cát Lượng quá lộ liễu, phô trương, lúc trẻ có thể sẽ thấy hay ho, nhưng nếu muốn học tập để có chỗ đứng trong xã hội, vậy thì sợ là lành ít dữ nhiều, thông minh vẫn chưa thể hiện ra hết đã bị người ta ngứa mắt mà hạ bệ luôn rồi.
Còn phương thức hành sự của Tư Mã Ý lại rất thực dụng, trước tiên là biết người biết ta, làm gì cũng có chừng mực, biết tiến biết lui. Thứ hai là lúc hành sự, cho dù có thành tựu, cũng không quá kiêu ngạo, "rụt đuôi" lại âm thầm nỗ lực để tới cuối cùng dành được thắng lợi huy hoàng. Đây chính là trí tuệ sinh tồn tiềm ẩn của Tư Mã Ý".
--------