Chương 7: Thông minh nhất là nói "không"

Sau khi đến thời đại này năm năm, tôi mới bắt đầu suy nghĩ, nếu phải ở lại chỗ này vĩnh viễn thì tôi phải sống tiếp như thế nào.


Trước đây, tôi không rãnh để đi du lịch, không có hứng thú yêu đương, không có sinh lực để trở thành người kinh doanh, không có cơ hội hiếu thuận với bố mẹ, không có thời gian gặp gỡ bạn bè, ngay cả sách giải trí cũng rất ít khi xem, toàn bộ tâm sức đều đặt vào công việc nghiên cứu. Kế hoạch phản ứng hạt nhân quốc tế đã bước vao giai đoạn thực thi, lòng đầy hy vọng cho rằng tôi sắp được có cơ hội tham gia (vì điều này mà tôi đã bắt đầu học tiếng Pháp). Nhưng tình cảnh bây giờ...Cuối cùng con người cũng phải đối mặt với hiện thực.


Hai mươi năm khổ công học tập chỉ là vô nghĩa, con gái thời cổ đại này chỉ có---- cầm kỳ thi họa, thi từ ca phú và nữ công may vá, tôi không phải thế (là một người vô dụng thôi). Cũng may là rơi vào nhà quan lại, nói chung thì cũng không lo đến chuyện ăn mặc. Còn sau này, thiên chức lớn nhất của phụ nữ lúc này là sinh con nối dõi tông đường. Mặc dù tôi chưa từng sinh con nhưng có lẽ cũng miễn cưỡng đối phó được. Cứ vậy mà sống hết đời thôi! Có hơi nhàm chán, nhưng có thể sống bình yên cả đời cũng là hạnh phúc khó có được. Huống hồ, tôi vẫn còn ôm chút hy vọng, cho dù mù mịt cỡ nào, có lẽ cuối cùng cũng sẽ có một chút khả năng.


Thành Bắc Kinh đầu mùa hạ, hàng cây hòe cao lớn đầu hẻm phủ đầy lá xanh, cành cây nhô qua tường viện, trong sân cũng rọi một khoảng bóng râm loang lổ. Gió tháng năm mang theo chút hơi nóng trêu đùa cành lá rung rinh xào xạc.


Sau giờ ngọ yên tĩnh, những âm thanh bưng cốc ướp đá và chén bát "loong coong" cũng dần dần đi xa. Trên bàn vẫn còn đặt chén không đựng nước ô mai và bánh ngọt hổ phách ban nãy, đồ uống lạnh đã sớm bị tôi và Hồng Nguyệt Nhi ăn xong, chén bát vẫn còn bốc hơi lạnh, trên miệng vẫn còn đọng lại một tầng hơi nước tinh mịn. Bởi vì sợ hàng ngoài phố không được sạch sẽ nên bình thường trong phủ không cho phép mua thức ăn bên ngoài. Vừa mới nghe được tiếng rao bán món ăn lạnh, thật sự không nhịn được nữa mới sai Hồng Nguyệt Nhi lén lút mua hai loại về, hai người trốn trong phòng ăn vụng.


Nước ô mai nấu từ ô mai và đường phèn, cho thêm hoa hồng, nước đá, còn rắc lên chút hoa quế, thơm ngon mát rượi. Bánh ngọt hổ phách giống như thạch hoa quả, dùng dưa hấu bỏ hạt vắt lấy nước, nấu bằng lửa liu riu, đến khi sềnh sệch thì đổ vào chén, sau khi ướp đá sẽ đông lại như màu hổ phách. Đồ uống lạnh như vậy không có ở Thịnh Kinh, đây là lần đầu tiên ăn được, Hồng Nguyệt Nhi tất nhiên cũng là lần đầu được nếm thử.


available on google playdownload on app store


Ăn xong, Hồng Nguyệt Nhi cầm một cái mành tre có thêu hoa, một cây k một sợi chỉ làm túi hương. Tôi chống tay tựa trên mép bàn, lẳng lặng nhìn cô se chỉ luồn k. Hồng Nguyệt Nhi lớn hơn Lý Hàm một tuổi, đã là thiếu nữ mười lăm xinh đẹp, mắt ngọc mày ngài, dáng vẻ thướt tha, không thể nghi ngờ là rất mỹ lệ, càng khiến cho người ta cảm thấy thoải mái là dung mạo kia lại có chút dịu dàng. Lúc cô thêu thùa vẻ mặt rất chú tâm, từ đầu đến cuối trên mặt đều mang theo nụ cười, là đang nghĩ đến người trong lòng sao?


Khi cô nàng phát hiện ra tôi đang nhìn nàng chằm chằm thì lại nhẹ nhàng cười hỏi: "Cô đang nhìn gì vậy?"
"Ta đang suy nghĩ, nếu ta là đàn ông, nhất định sẽ lấy em làm vợ." Tôi trêu chọc nói.


Cô lập tức đỏ bừng mặt, cuộn chỉ thêu vào giỏ rồi bắt đầu chọc vào chỗ nhột của tôi. Tôi vừa né tránh vừa cười nói: "Đáng tiếc là đời này e rằng ta không có phúc khí này. Nếu không thì để Lý Hạo cưới em đi, không làm "phu nhân" thì làm "đệ muội" cũng được mà!"


Hồng Nguyệt nhi càng nổi cáu, đôi tay càng chọt mạnh vào hông tôi, nói: "Xem cô còn nói nữa không!"
"Ai ôi, Nguyệt Nguyệt tốt, "đệ muội" tốt, tha cho ta đi." Tôi bị cô nàng chọc đến nhịn không được cười khanh khách, không ngờ mình lại sợ nhột, trước kia chưa từng có ai vui đùa với tôi như vậy.


Cô nàng vừa nghe tôi còn miệng mồm, sao lại chịu ngừng, tôi đã sớm bị cô chọc đến cười lạc cả giọng, vội vàng bắt được tay cô. Cô nàng vùng vẫy thoát tay trái, vẫn nhất quyết không buông tha công kích tôi. Tôi uốn éo thân mình, từ phía sau ôm chặt cổ cô, so về sức mạnh thì cô không phải đối thủ của tôi, vùng vẫy hai lần thì đành buông tha.


Cô nàng vừa thẹn vừa cáu, vừa rồi đùa giỡn như vậy khiến người hai chúng tôi đều đổ mồ hôi, nói thật, ôm nhau thế này rất nóng. Tôi hôn một cái lên khuôn mặt non mềm đáng yêu đang bỏ bừng của cô, lại định buông cô ra.


"Ôi, thật náo nhiệt nha!" Tiểu đệ Thập Tứ tự nhiên bước vào bậc cửa. Ài, lại là khách không mời mà đến.


Chỗ của tôi cậu ta muốn tới thì tới, xem nơi này là nhà cậu ta sao? Hai lần trước cậu ta tới tìm tôi đều bị tôi sai người kiếm cớ đuổi về. Cũng chẳng phải tôi ghét cậu ta, chỉ là theo lập trường của tôi quả thật không muốn có quan hệ với huynh đệ bọn họ. Mặc dù tôi không biết nhiều về lịch sử nhà Thanh, nhưng đại khái cũng biết việc tranh giành ngôi vua lúc này quyết liệt đến thế nào. Bọn Thập Tứ quá gần trung tâm quyền lực, tôi không muốn liên lụy vào tranh đấu chính trị nhạt nhẽo đó, cho dù hiện nay xem ra cũng chưa có gì nguy hiểm. Cho nên đừng nói là chính tôi, cả Lý Hạo tôi cũng không muốn để cậu ta kết bạn với bọn Thập Tứ.


Ban đầu tưởng rằng chỉ cần trốn tránh cậu ta vài lần, mà Lý Hạo lại không có ở kinh thành, tự nhiên bọn họ sẽ dần dần quên chúng tôi. Nhưng hiện tại xem ra, có lẽ Thập Tứ còn chưa tìm được bạn mới để chơi đùa!


Tôi nhẹ nhàng buông Hồng Nguyệt Nhi ra, không dấu vết chỉnh lại vạt áo trước, cười nói với cậu ta: "Sao tân lang lại có thời gian đến đây vậy?"


Hai ngày trước vừa nghe cậu nói về hai hỉ sự trong cung, đầu tiên là Thập Tam a ca cưới nữ nhi của A Cáp Chiêm, tiếp theo là Thập Tứ a ca cưới nữ nhi của Viên ngoại Lang Minh Đức. Tuy đều chỉ là trắc phúc tấn, dầu gì cũng là lần đầu kết hôn của hai vị hoàng tử, lo liệu vô cùng náo nhiệt. Có thể cậu cho rằng tôi và bọn họ cũng có quen biết nên mới nói tin này cho tôi. Tôi vừa nghe lại giật mình, vẫn còn là hai đứa trẻ lại sắp trở thành trượng phu của người ta! Sau đó nghĩ lại, người Mãn đều kết hôn sớm, cha bọn họ lúc bằng bọn họ bây giờ cũng có cả đống con cháu rồi. Nếu không phải tôi mắc phải bệnh lạ, có lẽ cũng đã gả làm vợ người ta trong năm nay. Loại chuyện này cũng bình thường, tôi cần phải thích ứng.


Thập Tứ nghe tôi nói như vậy có chút ngượng ngùng, nhưng lập tức thờ ơ nói: "Không phải chuyện này." Ngụ ý là, trước kia thế nào thì bây giờ vẫn vậy.


Chút nữa tôi đã quên sau này cậu ta vẫn còn nhiều cơ hội làm "tân lang", đàn ông thời đại này không có đủ tam thê tứ thiếp thì vẫn còn có thể tự xưng là người đàn ông độc thân. Bèn nói: "Mặc dù là hơi muộn, vẫn chúc ngài và trắc phúc tấn trăm năm hảo hợp, cử án tề mi". Lại quên nói sớm sinh quý tử.


"Cảm tạ." Dường như Thập Tứ không muốn tiếp tục đề tài này, chỉa chỉa Hồng Nguyệt Nhi hỏi :"Ban nãy các người làm cái gì vậy?"
Tôi cười nói: "Không có gì, tôi cười túi hương nàng thêu cho người trong lòng quá xấu, nàng cù ta đấy mà!"
"Tiểu thư." Hồng Nguyệt Nhi kháng nghị.


"A, cứ coi như ta nói sai đi." Tôi ôm nàng nói, "Đừng nóng giận, đi rót chén trà cho Tứ gia."
Thập Tứ cười nói: "Không cần, ta sợ nàng lại trút giận vào nước trà, ta cũng không dám uống."
Hồng Nguyệt Nhi làm lễ với Thập Tứ rồi lui xuống.


Thập Tứ lại nói với tôi: "Hôm nay đặc biệt tới tìm cô để đi cưỡi ngựa, đi không."


Ngươi tìm ta, ta phải đi sao? Trong lòng khó tránh khỏi có chút bực bội, nhưng tiểu tử này rất ngang ngược, đừng nói là không đi với cậu ta, ngay cả động tác chậm một chút cũng sợ bị cậu ta kéo cả người đi. Cưỡi ngựa thì cưỡi ngựa, dù sao cũng đã một thời gian dài tôi không được ra ngoài rồi, thư giãn gân cốt cũng tốt.


Ánh mặt trời gay gắt như lửa đốt, mặc dù tôi chỉ mặc một bộ y phục mùa hè mỏng manh nhưng vẫn nóng không chịu được. Bạo Tuyết dưới người lại rất phấn khởi, chạy liên tục mười dặm vẫn còn chưa thỏa mãn, tôi vẫn ghìm chặt dây cương để nó chạy chậm lại. Xoay người nhảy xuống ngựa, dắt nó đến dưới một bóng cây. Chúng tôi mỗi người một ngựa đều mồ hôi nhễ nhại, nhưng Bạo Tuyết còn muốn chạy, bất mãn hừ hừ về phía tôi, tôi kéo bờm lông của nó, nó đau đến mức kêu "hí hí" lên. Muốn phản kháng sao? Đợi kiếp sau mày biến thành người tao biến thành ngựa rồi nói sau!


Thập Tứ vốn chạy trước mặt tôi, thấy tôi không theo sau cũng vòng trở lại. "Sao không chạy nữa?" Cậu ta hỏi.
"Nóng muốn ch.ết." Tôi buộc Bạo Tuyết vào thân cây, tự mình tìm một chỗ mát mẻ ngồi xuống đón gió. Chỉ chốc lát sau, Thập Tứ cũng buột ngựa, ngồi xuống cạnh tôi.


Cậu ta thúc vào khuỷu tay tôi nói: "Lúc nãy ta thấy cô hôn Hồng Nguyệt Nhi!"
"Hả? Vậy thì sao?"
Cậu ta cười tủm tỉm chăm chú nhìn tôi một hồi, nói: "Cô cũng hôn ta một cái được không?"
Bệnh thần kinh! Tôi xê dịch cách xa cậu ta một chút. Cậu ta lại bu lại: "Vậy để ta hôn cô một cái cũng được."


Tôi lạnh lùng trừng mắt nhìn cậu ta, đứng dậy chạy lấy người. "Lý Hàm!" Cậu ta giữ chặt tôi lại. Tôi nhìn cậu ta, nhẹ giọng nói: "Buông ra." Cậu ta không cam lòng thu tay lại, nhưng vẫn ngăn trước mặt tôi. Cậu ta hỏi: "Lần trước ta không nói với cô chuyện ta nạp trắc phúc tấn nên cô giận sao?"


Rốt cuộc là cậu ta đang nghĩ cái gì vậy? Tôi hoàn toàn bị làm cho mờ mịt rồi. Chẳng lẽ tôi làm gì để cậu ta hiểu lầm sao? Sớm biết phiền phức như vậy tôi đã không xuất hiện trước mặt cậu ta, cứ tưởng trước kia cậu ta chỉ nói đùa, thật sự xem tôi giống Lý Hạo. Hiện tại suy nghĩ cũng vô dụng, cứ giải quyết chuyện trước mắt đã. Tôi cố gắng để bản thân bình tĩnh, nói: "Thập Tứ gia, không được đi chúc mừng ngày vui của ngài quả thật đáng tiếc. Lần sau ngài cưới phúc tấn cứ gửi thiếp mời cho tôi, tôi nhất định sẽ đến uống rượu mừng." Tôi dừng một chút, lại nói: "Chờ đến lúc tôi thành thân, tất nhiên cũng sẽ không quên sai người đưa thiếp mời cho ngài." Nói đến mức này, tôi nghĩ cũng đã quá đủ rồi.


Thập tứ lẳng lặng nhìn tôi, dịu dàng nói: "Vì sao không phải là hai chúng ta cùng phát thiếp mời cho người khác."
"Không thể!" Tôi quả quyết nói.
Trong mắt của cậu ta bừng lên lửa giận mãnh liệt: "Vì sao không?"
"Bởi vì tôi không thích." Tôi không muốn dây dưa với cậu ta thêm nữa, càng sớm tránh xa càng tốt.


Sắc mặt của cậu ta tái mét, ánh mắt đầy nét tàn nhẫn lạ lẫm. Chúng tôi không ai nhường ai trừng mắt nhìn đối phương một hồi lâu, đột nhiên cậu ta xoay người rời đi. Đi về phía trước chừng trăm bước, lại quay trở lại, có lẽ là nhớ con ngựa. Cậu ta lại đến trước mặt tôi, khuôn mặt u ám nói: "Ta đưa cô về."


Từ lần trước cụt hứng bỏ về đến nay đã nửa tháng, tôi không gặp lại Thập Tứ nữa. Chắc là cậu ta đã buông tay rồi? Giống như lòng tự trọng to lớn của các vị hoàng tử, đã chạm vào giới hạn cuối cùng thì không thể quay lại để tự rước lấy nhục được. Tôi nghĩ lần trước tôi đã làm rất đúng, thay vì né tránh không bằng nói thẳng giải quyết cho xong, để tất cả mọi người hiểu ý của đối phương, không cần phải tiêu phí thời gian đoán già đoán non lại nỗ lực không cần thiết.


Tôi từ chối Thập Tứ ngoài việc muốn rời xa vòng xoáy chính trị còn là vì rất khó chấp nhận cậu ta làm chồng tôi. Xuất giá chỉ là chuyện sớm muộn, tôi cũng chưa từng nghĩ không có tình yêu thì không gả, nhưng Thập Tứ thật sự quá nhỏ, nhìn cậu ta tôi sẽ nghĩ đến Lý Hạo. Gả cho cậu ta cũng không chỉ là ăn cơm tán gẫu cùng cậu ta, nghĩ đến việc quan hệ xác thịt với đứa trẻ chưa trưởng thành thì tôi lại thấy buồn nôn (trâu già gặm cỏ non vẫn xem là nhẹ, quả thật là giống như hủy hoại mầm mống của dân tộc vậy).


Chuyện của Thập Tứ xem như là kết thúc, nhưng dù sao kinh thành vẫn là nơi thị phi, tính cách của tôi hoàn toàn không thích hợp với người ở thời đại này, lại xúc động quá khích, chưa biết chừng sau này lại đắc tội với vương công quý tộc, cách cách phúc tấn nào đó, vẫn nên trở về nhà ở Thịnh Kinh chờ đợi thôi. Tôi liền viết một phong thư cho cha, nói tôi ở Bắc Kinh đã hơn một năm, rất nhớ cha và đệ đệ, dù sao cuộc tuyển chọn cũng đã kết thúc, xin ông phái người đến đón tôi về nhà. Tuy rằng đến bây giờ vẫn chưa có hồi âm, có lẽ cha cũng sẽ không cự tuyệt nguyện vọng hợp lý này đâu.


Sáng sớm hôm nay, không muốn ngồi đợi trong phòng, tôi liền sai hạ nhân đánh xe ra ngoài đi dạo. Cậu đã hoàn toàn thả lỏng tôi, có lẽ là phần lớn thời gian tôi đều dịu dàng biết lễ nghĩa, cũng có thể là ông cho rằng tôi đã hết thuốc chữa, đáng thương cho cha còn muốn để ông ấy quản giáo tôi.


Tiểu tử đánh xe hỏi tôi đi đâu, tôi suy nghĩ nói đi dạo quanh khu vực Vương Phủ Tỉnh là được rồi.


Đường phố Vương Phủ Tỉnh mới bắt đầu xây dựng vào thời Nguyên, vào thời nhà Minh, Vĩnh Lạc đế muốn lôi kéo chư vương nên đã dựng lên mười tòa vương phủ ở ngoài cửa Đông An, đó là lý do vì sao đường phố này được gọi là "phố Thập vương phủ", về sau không biết vì sao Uyên Vu uống một ngụm nước giếng trên phố lại đổi thành "Vương Phủ Tỉnh". Trước đây đi dạo ở Vương Phủ Tỉnh, đều là các phố chợ lớn ở quảng trường phía Đông, Tân Đông An, các đại lầu bách hóa và cửa hàng khổng lồ của thương nhân, hiện tại nhìn đường phố này, ngoại trừ mặt đường rộng rãi cũng chỉ có tường vây. Còn có miệng giếng nổi tiếng cả nước, cũng chẳng có gì đặc biệt, cũng chỉ là giếng bình thường mà thôi. (vẫn là chính phủ Bắc Kinh thời hiện đại có sáng tạo, dùng đá cẩm thạch màu hồng đỏ vẽ hoa văn lên bệ giếng, trên miệng giếng che phủ một bức phù điêu hình tròn đúc bằng đồng, mười con rồng xoay quanh văn tự ghi chép về Vương Phủ Tỉnh).


Không ngờ lần đầu tiên lại thấy Vương Phủ Tỉnh yên tĩnh lạnh lẽo như thế! Trên đường không hề có bất kì cửa hàng nào, phụ cận đều là phủ đệ của quý tộc bát kỳ, rất xứng với tên "phố vương phủ".


Xe ngựa chạy chậm rãi, rốt cuộc phía trước cũng xuất hiện một tòa kiến trúc khác biệt với tường vây và cửa chính phủ đệ, nhìn nóc nhà nhọn hoắt và giá chữ thập treo cao liền biết đây là một nhà thờ. Có lẽ là tiền thân của "Đông Đường"! Đông Đường ở thế kỉ hai mươi mốt là dùng "tiền bồi thường canh tử"(*) để xây dựng lại, nghe nói tòa giáo đường này đã bị thiêu hủy nhiều lần nên hiện tại và lúc đầu không còn giống nhau nữa.


(*) là tiền bồi thường chiến tranh trong "hiệp ước bất bình đẳng" của chính quyền nhà Thanh kí kết với 11 nước phương Tây ngày 7 tháng 9 năm 1901. Vì liên quân tám nước xuất binh chống lại phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc năm 1900 (năm Canh Tử), nên được gọi là bồi thường canh tử.


Tôi bảo tiểu tử kia dừng xe trước cổng giáo đường, cậu ta nói thầm gì mà bọn man di bên trong rất cổ quái, tôi chẳng để ý đến cậu ta, cực kì hứng thú chạy vào bên trong. Đại sảnh giáo đường trống trải không người, bãi đá đằng trước đặt một pho tượng chúa Jesus bị nạn (chúa Jesus mặc y phục nha, thật mới mẻ), bên cạnh có vài ngọn nến cháy sáng. Tôi quỳ gối trước ông, hai tay hợp thành chữ thập nhắm mắt lại (điển hình cho cách cầu nguyện của người Trung Quốc). Trước kia tôi cũng đến nhà thờ, phần lớn là trong lúc bế tắc, cảm thấy không gian nơi này rất thích hợp để tự suy ngẫm, bình thường cũng chẳng nhớ đến Thượng Đế.


Tôi cũng không cầu xin cụ thể cái gì cả, tinh thần thoáng chốc tươi tỉnh lại đứng lên. Lúc này mới phát hiện bên cạnh còn có một người, anh ta còn rất trẻ, khoảng hai bốn hai lăm tuổi, tóc màu nâu uốn cong, đôi mắt màu xanh nhạt, mặc y phục tu sĩ màu đen, đang dịu dàng nhìn tôi. Tôi giật nảy mình, lui về sau một bước.


"Cô nương, cô rất thành kính, Thượng Đế sẽ ban phúc cho cô." Mặc dù giọng nói có chút kỳ quái, nhưng người nước ngoài nói được tiếng Hán như vậy đã rất tốt rồi.
Tôi cười cười nói: "Ngài hiểu lầm rồi, tôi không phải giáo đồ."


Anh ta sửng sốt, khó hiểu hỏi: "Thế vì sao cô lại ở trước thánh giống như cầu nguyện vậy?"
"Tôi hy vọng thần linh cứu vớt linh hồn tôi." Tôi thở dài.


Anh ta liền bắt đầu tuyên dương Thượng Đế toàn năng, cố gắng thuyết phục tôi nhập giáo. Anh ta nói: "Thượng Đế yêu thương tất cả thế nhân, chỉ cần cô có đủ tín ngưỡng, nhất định sẽ được cứu giúp."


Tôi có tín ngưỡng, nhưng không phải đối với Thiên Chúa và chư thần. "Thượng đế thật bác ái, đáng tiếc là giáo hội lại bị tan rã, bọn họ hận không thể diệt sạch tất cả tín đồ giáo phái." Tôi bèn cười trả lời.


Anh ta bị tôi chặn lại một câu không nói được gì, vẻ mặt rất căm phẫn, thất vọng và chán nản. Nhưng truyền đạo ở quốc gia này, anh ta hẳn là đã sớm chịu nhiều thất bại, nếu không thì sắc mặt cũng sẽ không thể khôi phục lại nhanh như vậy, lập tức lại bắt đầu truyền thụ giáo lý cho tôi. Tôi vô ý thách thức tín ngưỡng của anh ta, nhưng lại không ngừng cắt ngang lời anh ta, tán gẫu với anh ta. Từ cuộc trò chuyện, tôi biết tên tiếng Trung của anh ta là Chung Khả Thủ (ho khan?), người Hà Lan, mười sáu tuổi đã đến Trung Quốc truyền giáo. Anh ta thấy tôi biết Hà Lan cảm thấy hết sức kinh ngạc, tôi nói với anh ta, đây là do một người La Sát Quốc đã nói cho tôi biết từ nhiều năm trước.


Thủy chung anh ta vẫn không quên sứ mệnh của mình, càng không ngừng khuyên tôi đi theo chỉ dẫn của Thượng Đế. Lúc đi kín đáo đưa cho tôi một dây chuyền giá chữ thập và một bản kinh thánh (vẫn là bản tiếng Đức), có trời mới biết tiếng Đức của tôi có bao nhiêu lỗ hỏng, lại không tặng kèm từ điển). Anh ta nói, hy vọng tôi có thể đọc mỗi ngày, cho dù xem không hiểu cũng đã tiếp cận với tinh thần của Thượng Đế. Ài, cứ lật lật như tranh minh họa thì tốt rồi.


Tôi cáo biệt Chung Khả Thủ, đáp ứng còn có thể trở lại (tìm anh ta tán gẫu), liền lên xe ngựa về nhà.
Về nhà cậu, thay bộ y phục khác, nghỉ ngơi một lát liền đến chỗ của Khánh Bồi. Hôm nay là sinh nhật cậu ta, dù thế nào tôi cũng muốn bày tỏ một chút.


Vừa vào phòng cậu ta liền thấy hai huynh đệ chen chúc một chỗ, cúi đầu không biết đang nhìn cái gì. Thấy tôi đi vào, Khánh Bồi hô lên trước: "Hàm tỷ tỷ."
Tôi hỏi: "Các người đang làm gì đó?"


Khánh Quân xách cái giỏ đến trước mặt tôi, chỉ thấy bên trong là một con bạch miêu đốm tro, còn chưa mở mắt, hơi run rẩy, kêu rên "meo ô meo ô". Cậu ta cười nói: "Hạ nhân phát hiện nó bên chân tường Đông viện, chắc là bị con mèo cái bỏ rơi. Ta thấy đáng thương nên nhặt về xem biểu muội có muốn nuôi không."


"Thiền Tuyết đã nuôi một con Bát ca, sợ nuôi mèo sẽ làm hoảng sợ bảo bối của muội ấy, Thiền Lâm sợ chó mèo, chúng ta đành phải đưa về thôi." Khánh Bồi nói xong nhìn tôi chờ đợi.


Chẳng lẽ muốn tôi nuôi nó, không được, tôi sẽ không bao giờ nuôi thú cưng. Lục Dĩnh từng có một con chó, cô ấy đi công tác nhờ tôi trông giùm hai ngày, khi cô trở lại, con chó kia đã gầy đi một vòng. Vì thế cô ấy vô cùng tức giận quả quyết, tôi muốn nuôi sủng vật chính là tàn sát sinh mạng của chúng.


"Sao các người không tự nuôi đi?"
Bọn chúng lại trăm miệng một lời: "Nam nhân làm sao có thể chăm sóc thứ này chứ!"


Tôi nhìn Khánh Quân lại nhìn Khánh Bồi, hai người đều rất nhiệt tình nhìn chằm chằm tôi. Ài, thôi, ôm về cho Hồng Nguyệt Nhi vậy. Tôi đưa thứ gì đó trong tay cho Khánh Bồi, nói: "Đây là quà sinh nhật." Lại đón lấy cái giỏ trong tay Khánh Quân.
"Là gì vậy?" Khánh Bồi hưng phấn hỏi.


"Con dế mèn sứ mà thôi, không tìm được gì mới mẻ hơn cả." Thật sự là có thứ mới mẻ hơn ---- hộp dế xuân cung đồ, nhưng tôi không dám mua, quá kích thích đối với trẻ vị thành niên.
Khánh Bồi vẫn rất vui, có lẽ là không ngờ tôi sẽ tặng quà cho cậu ta, xem ra tiểu hài tử cũng không khó dỗ cho lắm.


Trước bữa cơm chiều, mợ sai người đến tìm tôi. Tôi theo hạ nhân đến nhà chính đã thấy cậu mợ ngồi song song trên kháng. Cảnh tượng này chắc là có chuyện gì rồi? Tôi cung kính vấn an, đến phía trước bọn họ đợi đoạn sau.


Đầu tiên cậu hỏi han tôi vài câu, sau đó chậm rì rì uống một hớp trà, nói: "Hàm nhi, phúc tấn Bát bối lặc nói với mợ con, lần trước thấy con ở Dụ vương phủ đã rất thích con, muốn con đến ở phủ bối lặc một thời gian, trò chuyện giải sầu. Ý con thế nào?"


Phúc tấn Bát bối lặc là ai? Ngay cả nghe tôi cũng chưa từng nghe! Theo trực giác cự tuyệt nói: "Con không đi!"
Mợ khó xử nhìn cậu, sau đó kéo tay tôi nói: "Hàm nhi, phúc tấn Bát bối lặc coi trọng con là phúc khí của con, đừng ngang ngược như vậy!"


Tôi cúi đầu không nói, mợ liền bắt đầu liệt kê qua lại với vị phu nhân này có bao nhiêu khó khăn, có bao nhiêu may mắn, đối với tương lai của tôi có lợi bao nhiêu.


Thấy tôi một chút phản ứng cũng không có, mợ liền nhìn cậu cầu xin giúp đỡ. Cậu hắng giọng, chỉ nói câu đầu tiên đã làm tôi không thể không khuất phục: "Con đi, cũng không thể thấy được có bao nhiêu tiện nghi, nhưng nếu không đi, chỉ sợ sau này..." Ông nói xong dùng ngón tay gõ gõ cái bàn.


Tôi hiểu ý ông, vị phúc tấn Bát bối lặc này là nhân vật không thể đắc tội, nếu từ chối thiện ý của người có địa vị cao như bà, làm bẽ mặt nhà người ta sợ là hậu hoạn vô cùng. Tiền đồ của hai biểu muội Thiền Tuyết và Thiền Lâm thì không cần phải nói, chỉ sợ Lý Hạo, Khánh Quân, Khánh Bồi, thậm chí con đường công danh của cha, cậu cũng sẽ gặp trắc trở.


Tôi cười lạnh trong lòng, trên mặt cũng không có biểu tình gì, nói: "Là con không hiểu chuyện làm cậu mợ khó xử. Con đi cũng được."


Mợ thấy tôi ưng thuận, không khỏi thở dài nhẹ nhõm, vỗ về lòng bàn tay tôi nói: "Đứa nhỏ này, cũng thật là..." Có lẽ bà không tin, cơ duyên như vậy người khác cầu cũng cầu không được, sao tôi lại giống như lên đoạn đầu đài vậy! Có lẽ tôi trong mắt bà chính là một quái thai.






Truyện liên quan