Chương 10: Sa chân vào vũng bùn
Đêm dần buông xuống, Hồng Nguyệt Nhi liền thắp đèn lên, sau đó đứng chải tóc cho tôi. Động tác cô nhẹ nhàng, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn bị kéo đau. Tóc dài thật đáng ghét! Đã vướng víu lại phiền phức. Có thể cắt tóc ngắn như trước kia thì tốt rồi, gội đầu sẽ rất nhanh, buổi sáng ngủ dậy cũng không cần chải, lúc vội vàng có thể dùng tay vuốt vuốt vài cái cũng không thành vấn đề.
"Cộp Cộp", bên ngoài truyền đến tiếng gõ cửa.
Tôi còn không kịp ngăn cản, Hồng Nguyệt Nhi khẽ lên tiếng "Ai vậy?" Cửa đã "kẽo kẹt" được mở ra.
"Là ta." Thập Tứ bước vào phòng, cười nói với tôi, "Nghe Bát tẩu nói nàng khó chịu nên đến xem sao."
Tôi quét mắt nhìn cậu ta lại cúi đầu đọc sách. Hồng Nguyệt Nhi thỉnh an cậu ta rồi nói: "Mời Thập Tứ gia ngồi, nô tỳ đi châm trà cho ngài." Nói xong liền ra khỏi phòng.
Cậu ta ngồi xuống ghế tựa bên cạnh tôi, nói: "Sao vẫn còn ngồi gần cửa sổ? Cẩn thận gió, sẽ bị ốm đó." Tôi nghiêng người, không để ý đến cậu ta.
Đột nhiên bên ngoài nổi lên một trận gió, cuốn những sợi tóc của tôi ra phía sau. Cậu ta vươn tay bắt được một nhánh tóc đặt lên môi khẽ hôn. Tôi đóng sách lại, tức giận gạt tay cậu ta ra. Cậu ta chỉ có thể thuận thế buông tay, nhưng vẫn không biết sống ch.ết cười nói: "Thơm quá!"
Tôi nheo mắt nhìn cậu ta, khóe miệng cậu ta lại cười cười lẳng lặng nghênh đón tôi, trong lúc trầm mặc bắt đầu xuất hiện một loại khuynh hướng được gọi là ái muội.
Từng trận gió đêm mát rượi phất qua mặt tôi, cũng dần dần thổi tan cơn tức giận tích tụ trong lồng ngực tôi. Tôi thả lỏng các ngón tay đang nắm chặt quyển sách, khuôn mặt cũng giãn ra, ánh mắt sắt nhọn ném lên mặt cậu ta cũng trở bên bình tĩnh. Cảm giác được tâm tình của tôi đã bình phục, nụ cười trên mặt cậu ta lại dần dần biến mất. Tôi tiện tay đặt quyển sách lên bàn, lạnh nhạt đứng dậy đi ra cửa. Ở trong căn nhà này thật ngột ngạt.
Thập Tứ nhảy dựng lên, hai ba nước liền chắn trước mặt tôi. Tôi vô cảm nhìn cậu ta, vòng qua bên người cậu ta. Thập Tứ lại bắt được cổ tay tôi, vội la lên: "Nàng đi đâu?"
Tiểu quỷ khốn kiếp! Dùng lực mạnh như vậy muốn giết người hả! Trong lòng tôi mắng cậu ta là tên tặc tử, ở ngoài mặt lại bất động thanh sắc. Thấy tôi không hề có phản ứng gì, cậu ta lại tăng thêm chút lực, tôi đau đến nhíu mày, đang nghĩ xem làm thế nào để tách cậu ta ra, chợt nghe cậu ta nói: "Vì sao không nói gì? Không phải là về sau nàng sẽ không để ý đến ta nữa chứ?"
Tôi dùng sức lắc tay hai lần nhưng không thoát ra được, không khỏi có chút ão não, thiếu chút nữa đã muốn vứt bỏ chính sách "không bạo lực không hợp tác" này rồi. Thế nhưng cậu ta lại nói với giọng điệu cầu xin thương xót: "Lý Hàm, nếu nàng không đồng ý, ta sẽ không ép nàng. Đừng lạnh nhạt với ta có được không?"
Chao ôi? Không ngờ đúng là có tác dụng rồi. Có phải nên thu hồi không nhỉ? Ép cậu ta quá thật sự sợ tiểu tử này lại làm chuyện gì đó quá giới hạn. Vì thế tôi nói với cậu ta: "Phiền ngài buông tay ra trước."
Cậu ta không phát hiện ra thay đổi của tôi, lực đạo trên tay chẳng những không nới lỏng ra mà còn chặt hơn nữa. Tôi trừng mắt nhìn cậu ta nói: "Còn không buông tay có tin tôi đánh ngài không?"
Cậu ta bị tôi trừng mắt, giống như điện giật buông tay ra, lui về sau một bước đáng thương nhìn tôi. Đúng là rượu mời không uống lại thích uống rượu phạt! Cậu ta còn mang cái khuôn mặt đáng thương đó, người bị hại là tôi có được không vậy? Tôi xoay xoay cổ tay trái bị cậu ta nắm chặt, nói: "Nhớ kĩ lời ngài đã nói."
Từ lúc đạt được thỏa thuận với Thập Tứ, tôi lại có thể chuyển về nhà cậu. Nhưng nguyện vọng trở về nhà ở Thịnh Kinh lại tan vỡ, vì cha đã viết thư nói, học phủ cho rằng biểu hiện của Lý Hạo hơn hẳn mọi người, đặc biệt tuyển chọn làm cống sinh, mùa xuân tới bắt đầu vào học ở Quốc Tử Giám, ông bảo tôi ở lại Kinh chiếu cố đệ đệ. Tôi nghe được tin tức như thế, ngoại trừ kinh ngạc vẫn là kinh ngạc. Quốc Tử Giám đó! Còn vinh dự hơn cả được đi học ở Thanh Hoa Bắc Đại ở thời hiện đại! Sau khi trở thành giám sinh, cho dù không được tiến sĩ, sau khi tốt nghiệp phần lớn cũng có thể được phân công đến các tỉnh khác làm cán bộ cấp huyện, vận khí tốt thì có thể ở lại làm trong cơ quan trực thuộc trung ương. Cho nên vào giám ra cống chính là đại danh từ tiền đồ vô lượng! Tôi còn không biết tên tiểu tử Lý Hạo này lại có tư chất nổi bật như thế, không phải là xem thường cậu ta, tôi thật sự hoài nghi cha đã mở con đường ngầm.
Cho dù thế nào, tôi vẫn phải ở trong kinh chờ định đoạt. Lý Hạo đến đây cũng tốt, đã lâu không quấy rối cùng cậu ta rồi, có hơi trống trãi! (Trước kia ở nhà, nếu hai người chúng tôi gặp rắc rối, người bị phạt luôn là cậu ta. Ai kêu cậu ta là con trai, bao giờ cũng bị cha yêu cầu rất nghiêm khắc, ha ha).
Thập Tứ cứ năm ngày ba bữa lại chạy đến chỗ tôi, tôi vẫn lãnh đạm với cậu ta như trước, cũng không thấy cậu ta có ý định bỏ cuộc. Đối với loại ân tình này, cậu xem như có như không, cũng không lên tiếng, lại mang theo thâm ý nói với tôi: "Thập Tứ gia rất để tâm tới con."
Danh dự của tôi, hoàn toàn bị tiểu tử này làm hỏng rồi! Có chút buồn bực, nhưng không có cách nào cả, ai kêu tôi xui xẻo. Chỉ hy vọng cậu ta sớm nhàm chán loại trò chơi này---cậu ta không chán tôi thì chán ngấy rồi!
Bình thường tôi rất ít khi hiền lành ngồi trong nhà, đa phần đều đến nhà thờ tìm Tiểu Chung, hơn nữa thường ở lại cả ngày. Rãnh rỗi lại bắt anh ta dạy tiếng La Tinh cho tôi. Học tập là phương pháp giết thời gian tốt nhất. Tôi đã từng trải qua lứa tuổi dậy thì một lần, lúc đó chẳng phải thế này, bận bịu làm bao nhiêu bài tập đại số, học thuộc lòng thơ ca cổ văn, anh văn, đáp án lịch sử địa lý, lại nghiên cứu cấu tạo cơ thể người, giải phẫu ếch, nhái, thỏ...Nhưng những trò giải trí lúc đó cũng nhiều hơn bây giờ, ti vi, phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh, trò chơi điện tử...Sau khi lên đại học lại rất ít khi được rãnh rỗi.
Sáng hôm nay tôi không ngồi xe, cưỡi Bạo Tuyết đến Vương Phủ Tỉnh. Đến trước cửa nhà thờ đã thấy Tiểu Chung và một vị cha cố chưa từng thấy qua nói chuyện trên bậc thềm. Tiểu Chung thấy tôi thoáng sửng sốt, sau đó hỏi: "Sao cô lại ăn mặc thế này?"
Tôi xoay người xuống ngựa, cười đáp: "Nếu không mặc nam trang, không biết có bao nhiêu người trên đường chỉ trỏ nói xấu tôi."p>
Tiểu Chung lắc đầu cười nói: "Dù sao chuyện ngạc nhiên về cô cũng không ít." Anh ta lại nói với vị cha cố xa lạ kia, "Cô ấy chính là tiểu thư tôi đã nhắc đến với ngài." Sau đó giới thiệu với tôi: "Vị này là cha Mục Cảnh Viễn."
Cha cố Mục Cảnh Viễn cúi thân trên hỏi thăm tôi, nói: "Ngưỡng mộ, ngưỡng mộ."
Vị cha cố họ Mục này nói tiếng Hán không tốt như Tiểu Chung, lại dùng loại chào đón rất Trung Quốc này với tôi khiến tôi cảm thấy hơi buồn cười. Vì thế tôi cũng dứt khoát chắp tay nói: "Hạnh ngộ, hạnh ngộ."
Dường như Mục cha cố có việc, hàn huyên với tôi vài câu liền cáo biệt tôi và Tiểu Chung, lên xe đi.
Tôi nói với Tiểu Chung: "Hôm nay có phải tiếp tục giảng "đoạt cách" không, "cùng cách" lần trước tôi còn vài thắc mắc." Tiểu Chung lại nói: "Hôm nay tôi phải thăm hỏi giáo hữu, không rãnh dạy cô."
"Giáo hữu? Tôi cũng đi."
"Cô đi làm gì?"
"Xem náo nhiệt."
Tôi nằng nặc đòi theo, Tiểu Chung cũng không có biện pháp, chỉ dặn tôi yên phận một chút, đừng nói lung tung làm giáo hữu sợ. Đương nhiên tôi hoàn toàn đáp ứng rồi. Chuyện cười, tôi cũng không phải Hắc Bạch Vô Thường đầu trâu mặt ngựa, diện mạo cũng bình thường, có thể làm ai sợ chứ.!
Nhà giáo hữu Tiểu Chung đến viếng thăm tổng cộng có ba phòng, bốn nhân khẩu----cha mẹ và đôi trai gái. Nghe nói trước kia cũng là thế gia, bây giờ đã suy tàn rồi. Năm nay lão phu phụ đã gần năm mươi, nhi tử yếu ớt nhiều bệnh, hơn một năm vẫn chưa có con dâu, ngoại trừ nữ nhi, không khí đều rất trầm lặng. Lão nhân đã già cũng không có nghề nghiệp gì; lão phụ ở trong phòng Nam Cung Thánh Mẫu, Bắc Cung Quan Âm, mỗi ngày ngoại trừ ăn chay niệm phật khấn vái thì không còn để ý đến việc gì khác; người con lớn vốn yếu ớt không thể xuống giường; kế sinh nhai của cả nhà phải dựa vào việc thế chấp sản nghiệp của tổ tiên và nữ nhi Phương Trúc khéo tay may áo thêu hoa cho người ta gắng gượng sống qua ngày.
Phương lão thái cũng thật kì cục, đã tin Thượng Đế lại tin Phật Tổ (đây chính là tín ngưỡng tôn giáo của người Trung Quốc), thật khó khăn cho Tiểu Chung còn có thể nói chuyện gì mà sám hối, cực khổ, cứu sinh gì đó với bà. Tôi nghe được mà ngáp ngắn ngáp dài, vừa lúc Phương Ngọc Trúc muốn đi lấy tiền bức tranh thêu vừa mới làm xong cho cửa hàng đưa hôm qua, tôi liền chủ động xin đi bảo vệ.
Phương Ngọc Trúc mười sáu tuổi, làn da trắng nõn, có một đôi mắt phượng dài quyến rũ, lúc cười rộ lên lại lộ ra hai lúm đồng tiền đáng yêu. Tôi sóng vai cô bước đi, trên đường nói nói cười cười, đương nhiên là thú vị hơn phải ngồi ngồi trong viện chờ Tiểu Chung và lão nương nàng.
"Nhà Lý công tử ở trong kinh à?" Cô ấy cười hỏi.
Tôi suy nghĩ trả lời: "Quê quán là ở Hàng Châu, ở nhà cậu trong kinh." Mặc dù cha Lý Hàm đang nhậm chức ở Thịnh Kinh, nhưng quê quán thật sự là ở Giang Nam, nhưng chẳng biết vì cái gì cha và tổ phụ lại trở mặt, tổ phụ tức giận đuổi ông ra khỏi nhà, chỉ còn kém điều thông cáo cho tất cả mọi người biết hai cha con đoạn tuyệt quan hệ. Cho nên cha rất ít khi nhắc đến tổ phụ và họ hàng bên thúc thúc (loại chuyện mất mặt chẳng ra gì làm sao có thể treo bên miệng được).
Phương Ngọc Trúc nói: "Huynh là người Giang Nam sao, thảo nào rất lịch sự nhã nhặn."
Nghe cô nàng tán thưởng, tôi không khỏi có chút đắc ý, người ta nói "bụng có thi thư ắt tỏa sáng", nói thế nào tôi cũng đã từng học hành mười mấy hai mươi năm rồi (mặc dù những thứ học được trước đây đều coi như bỏ đi), đương nhiên sẽ có phong thái của giới tri thức. Tôi cười nói: "Đâu có đâu có, Phương cô nương khách khí rồi. Tôi chỉ uổng công đọc sách vài năm thôi."
Cô nhẹ nhàng cười nói: "Đọc sách thật tốt! Lúc còn nhỏ, tôi rất hâm mộ ca ca có thể được đọc sách biết chữ. Không giống như tôi, đến bây giờ vẫn như mù."
Tôi nói: "Nếu Phương cô nương có lòng, tôi có thể dạy cô biết chữ."
"Thật sao?" Trong mắt Phương Ngọc Trúc xuất hiện ánh sáng rực rỡ động lòng người.
Cô ấy còn muốn nói cái gì đó, tôi lại thấy một chiếc xe ngựa chạy nhanh đến, người đi đường nhao nhao tránh né, cô đứng đưa lưng giữa đường, lại chuyên tâm nói chuyện với tôi, mắt thấy sắp đụng phải cô mà cô vẫn chưa biết. Tôi vội vàng kêu lên "cẩn thận" kéo cô qua bên cạnh, cô nàng kinh hô một tiếng bị tôi ôm lại.
Người thì không sao, nhưng lại xấu hổ đến đỏ bừng cả mặt, thân thể mềm mại run rẩy. Tôi thầm kêu tội lỗi, nhẹ giọng nói bên tai cô: "Phương cô nương đừng sợ, tôi cũng là nữ nhân."
Tôi nhẹ nhàng buông cô ấy ra, chỉ thấy vẻ choáng váng trên mặt cô vẫn chưa tiêu tan, biểu tình quái lạ buồn vui không rõ, xem ra là bị dọa. Thấy màu áo xanh nhạt của cô bị vấy bùn, tôi không khỏi nhíu mày.
Chiếc xe ngựa gây sự kia dừng lại, tiểu tử đánh xe vẫn còn hùng hổ mắng chữi, cơn giận của tôi thoáng chốc trào lên. Người trong xe nhô đầu ra, mắng: "Không có mắt hả, muốn ch.ết à!"
Nghe giọng nói quen thuộc, tôi cười lạnh nói: "Khí thế của Uông gia thật lớn! Chẳng lẽ thức ăn ở phủ bối lặc quá ngon, ăn quá no rồi hả!"
Uông Phùng Niên vừa nhìn thấy tôi liền bò xuống xe, cười nói: "Hóa ra là Hàm cô nương. Xem mắt của tôi này, sao lại không sớm nhìn thấy người chứ!" Nói xong cho tiểu tử đánh xe một bạt tai, mắng: "Không có mắt, nếu đụng phải Hàm cô nương, lột da ngươi cũng là nhẹ!"
Tôi lạnh lùng nói: "A, thiên hạ không có mắt thật nhiều! Uông gia vừa mới mắng chúng tôi, giờ lại mắng hắn!"
Uông Phùng Niên vội vàng vả miệng mình nói: "Cái miệng này, nên đánh! Trời sinh tôi không có mắt, cô nương người tạm tha cho nô tài đi."
Phương Ngọc Trúc ở phía sau không nhịn được "phì" bật cười. Tôi lại không bỏ lỡ việc tốt như vậy, vẫn trầm mặc nói: "Mau thu lại bộ dáng này đi! Ông đánh sưng mặt thì giúp ích được gì cho chúng tôi chứ?"
"Người nói vậy..." Uông Phùng Niên biết tôi không chịu tha, lại mơ hồ không biết rốt cuộc là tôi muốn xử lý mình thế nào.
Tôi chỉ vào vết bùn trên người Phương Ngọc Trúc, nói: "Những cái khác thì không tính, xiêm y của Phương tiểu thư bị bẩn thì phải làm sao đây?"
"Vậy thì dễ giải quyết rồi, tiểu nhân đền một bộ mới là được."
Tôi hừ lạnh khinh bỉ, nói: "Nói nghe thật dễ dàng! Áo choàng của Phương cô nương đây làm bằng chất liệu Lạc Hưng Úy, do đệ nhất thợ thủ công của Phượng Tương các may, tiền nhân công ít nhất cũng mấy chục lượng bạc, đừng nói đến thời gian chọn vải đến may rồi mặc thử, còn mặc lâu ngày sinh cảm tình. Huynh đền thế nào? Tôi cũng không làm khó huynh, cứ để lại mười lượng bạc để giặc y phục, cũng không tính tiền an ủi Phương cô nương."
"Vậy..." Trán Uông Phùng Niên túa mồ hôi. Mười lượng có thể đủ cho một hộ gia đình ăn nửa năm, mặc dù không muốn mạng của anh ta, nhưng lại tính rút máu của anh ta. Anh ta ở nhà quyền thế đã lâu, sao có thể nhìn không ra tính chất thủ công của áo cũ đó làm sao trị giá mười lượng, nhưng tôi nói vậy, anh ta cũng không dám phản bác.
Phương Ngọc Trúc kéo tay áo tôi nói: "Lý công...cô nương, y phục này không quan trọng..."
Tôi cười trấn an cô, kề tai cô nói nhỏ: "Cô đừng nhẹ dạ, tôi có cách." Sau đó lại nói với Uông Phùng Niên: "Thế nào? Không muốn đưa? Nghĩ đến huynh xuất môn cũng vì chuyện của chủ tử sai bảo, nếu không thì hôm khác tôi tìm Bát gia tính sổ luôn."
Uông Phùng Niên vội vàng cười nói: "Không không, nô tài tự nguyện đưa. Nhưng tiền tiêu vặt hàng tháng của nô tài không nhiều lắm, cũng không có dự trữ, có thể cầm trước một ít, sau đó đưa từ từ."
Tôi cười nói: "Vậy cũng được. Huynh giao trước ba lượng, còn lại thanh toán trong nửa năm, mỗi tháng thu huynh một lượng tiền lời, cộng cả vốn lẫn lời là mười bốn lượng hai. Trừ cho ba lượng, tháng sau đến tháng năm năm sau, mỗi tháng đưa một lượng tám đến quý phủ của Phương cô nương, số lẻ cũng không cần đưa, miễn cho nói chúng ta cay nghiệt huynh." Ngươi không có tiền? Chuyện cười, Minh không có, Ám còn thiếu được không?
"Không, không cần! Sáng mai tiểu nhân sẽ đưa mười lượng đến chỗ của Phương tiểu thư!" Uông Phùng Niên hoàn toàn cam chịu. Tôi gật đầu, nói chỗ ở của Phương Ngọc Trúc cho anh ta, đỡ phải đến lúc đó anh ta chống chế nói không biết mang tiền đến chỗ nào.
Anh ta loạng choạng bước lên xe, sau một lúc lâu lại lui về, nói với tôi: "Ba ngày sau gia sẽ thiết yến thưởng tuyết, Quế Lương vừa đem thiếp mời đến quý phủ của cô nương. Người ở bên ngoài, chắc còn chưa biết?"
Cái gì mà nhiều trò bát nháo vậy, người trong phủ của lão Bát cũng nhàm chán quá rồi! Tôi nhíu mày nói: "Thưởng tuyết cái gì? Thời tiết tốt thế này, chủ huynh nói tuyết rơi là nó rơi sao?" Vừa mới tháng mười một âm lịch, hai ngày nay trời vẫn nắng đẹp.
Uông Phùng Niên cười "hì hì" nói: "Mùa đông đến lâu như vậy mà vẫn chưa có tuyết. Nhiều ngày nay trời lại nắng ấm, chính là điềm báo. Mạc tiên sinh trong phủ vẫn luôn tính đúng, không sai được. Đến lúc đó rất hân hạnh được đón tiếp cô nương. Nô tài không phiền nhã hứng của người nữa, cáo lui trước."
Nhìn bóng xe ngựa đi xa, tôi thở dài một hơi. Ài, làm sao cũng trốn không thoát loại chuyện này!
Quả nhiên, buổi chiều hai ngày sau trời bỗng u ám, ban đầu tuyết rơi kèm với gió lạnh, sau đó tuyết lại như một bức họa màu trắng rơi "phốc phốc phách phách" xuống đất cả đêm. Sáng hôm sau ngủ dậy, tuyết đã ngừng rơi, ngoài phòng hiện ra một màu trắng xóa. Qua giữa trưa, phủ bối lặc liền phái người đến đón tôi (đãi ngộ đối với khách quý? đối xử với trọng phạm?). Vì thế, ngày lạnh như vậy, tôi chẳng những không được rúc trên kháng ấm áp ăn thịt dê nhúng với Khánh Quân Khánh Bồi mà còn phải đi tiệc tùng với những người tôi không muốn xã giao.
Vào phủ, trước tiên đến chỗ nữ chủ nhân báo danh, sau đó lại đến thư phòng quen thuộc của lão Bát. Lão Bát không có ở đây, đang lúc khó hiểu tại sao nơi rộng lớn như vậy mà cả một a hoàn cũng không thấy, chợt nghe bên ngoài có vài tiếng giày soàn soạt đi vào. Tôi đứng sau giá sách trùng điệp, không nhìn thấy người bên ngoài, đương nhiên bọn họ cũng không nhìn thấy tôi. Người tới "Két..." một tiếng đóng cửa, tim tôi lập tức rơi lộp bộp, có dự cảm không tốt.
"Hoàng thượng trở về cũng gần một tháng, tại sao còn chưa có động tĩnh gì?" Một giọng nói xa lạ vang lên.
"Khải Công, việc này không thể gấp." Lão Bát nói chuyện vẫn bình tĩnh như vậy.
Một giọng nam khác chưa từng nghe qua nói: "Lão già Sách Ngạch Đồ cũng cạn kiệt rồi. Có muốn cho thêm chút xúc tác nữa..."
Lão Bát ôn hòa cắt ngang lời anh ta: "Không cần cho thêm nữa, trong lòng hoàng a mã đều rõ ràng rồi."
Người nói chuyện thứ nhất nói: "Đúng vậy, có ong độc của Cao Sĩ Kỳ, lúc này chỉ sợ là hắn chạy trời không khỏi nắng."
Tiếp đó bọn họ lại dùng tiếng Mãn nói liên miên một lát, sau đó liền mở cửa ra ngoài.
Tôi thở ra một hơi, vội vàng di chuyển đôi chân run lẩy bẩy đi ra ngoài. Nào có thể đoán được, đến ngưỡng cửa lại bị lão Bát đứng chặn lại. Anh ta dịu dàng cười nói: "Cuối cùng cũng chịu ra rồi à?"
Tôi bị anh ta dọa sợ đến mức lui về phía sau vài bước, tái mặt nhìn anh ta.
"Hóa ra cô cũng biết sợ."
Vô nghĩa! Chưa bao giờ sợ hãi không phải là người ch.ết thì cũng là đần độn. Là người đương nhiên sẽ sợ, sợ cao, sợ đau, sợ tai bay vạ gió, sợ bệnh ch.ết...Tôi sợ ngài sẽ giết người diệt khẩu.
Lão Bát vừa cười hỏi: "Có muốn biết hai người ban nãy là ai không?"
Tôi liều ch.ết lắc đầu, anh ta lại nói: "Một người là Chưởng viện học sĩ Hàn Lâm Việc kiêm Lễ Bộ Thị Lang Quý Tự, một người là thống lĩnh thị vệ đại nội A Linh A." Sau đó, anh ta lại vỗ vai tôi nhẹ giọng trêu đùa nói: "Từ nay về sau, cô chính là "đồng phạm" rồi."
Có quỷ mới là "đồng phạm" với ngài! Tôi "bốp" gạt tay anh ta ra, đột nhiên đẩy anh ta xông ra ngoài, lại nghe thấy lão Bát cười ha ha trong phòng. Khốn kiếp! Đùa tôi vui lắm sao!
Hốt hoảng chạy thật lâu, ở một chỗ rẽ hành lang uốn khúc lại bị trượt chân, thiếu chút nữa ngã sấp xuống, vì thế liền dừng lại ôm cây cột thở dốc.
"Cô làm gì ở đây?"
Tôi ngẩng đầu liền thấy lão Tứ khoác áo viền xanh đen đứng xa không đến hai thước. Chẳng lẽ bị tôi cản đường? Tôi thỉnh an anh ta, sau đó tránh sang một bên. Nhìn thấy trang phục ấm áp của anh ta tôi liền cảm thấy lạnh run. Còn đội nón nữa chứ, tôi ngay cả cái găng tay cũng không có.
Anh ta từ bên cạnh tôi đi qua, dường như nhớ đến cái gì đó lại dừng lại, nói với tôi một câu: "Thập Tứ đệ ở tiền thính, đang tìm cô đấy."
Tin tức này khiến tôi kinh hãi, tôi không có tinh thần đối phó với con người phiền phức đó, phải tìm chỗ trốn! Tôi cúi chào anh ta rồi tranh thủ rút lui.
Tôi tìm gian phòng trống ngày thường không có ai ra vào, lấy sách không khỏi mà lấy từ chỗ lão bát giết thời gian. Đến giờ cơm chiều mới trở về chỗ Bát phúc tấn.
Sau đó, tôi lại phát hiện bị người ta đùa giỡn! Căn bản Thập Tứ không có tới. Đáng thương cho tôi ở chỗ kia không có lò sưởi, không có kháng nhiệt, không có nước trà điểm tâm, bị đông lạnh trong phòng hết ba giờ!
Tứ đại gia, tôi có đắc tội với ngài chỗ nào sao? Sau nhiều lần nghĩ đi nghĩ lại vẫn là----không có. Các người rãnh rỗi cũng đừng lấy tôi ra chơi đùa chứ!