[Đạo Mộ Bút Ký] Lão Cửu Môn
✍ Nam Phái Tam Thúc
36 chương
728 lượt xem
4 ✩
✎
- Chương 1: Chuyến tàu ma quỷ
- Chương 2: Tề Thiết Chủy
- Chương 3: Giáp đông tứ mộ
- Chương 4: Toa tàu cuối cùng
- Chương 5: Quan tài sắt
- Chương 6: Cầm thanh la
- Chương 7: Song chỉ thám động
- Chương 8: Tịch dương quỷ quan
- Chương 9: Long cốt tùy táng
- Chương 10: Hắc mao tất quan
- Chương 11: Nhất nguyệt hoa khai Nhị nguyệt hồng
- Chương 12: Nguyệt mãn Tương giang
- Chương 13: Đánh Mã điếu
- Chương 14: Ba tiếng trống giục
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17: Tương thập cửu hương
- Chương 18: Vào núi
- Chương 19: Cửu quỷ thải liên hoa
- Chương 20: Tiên treo ngược
- Chương 21: Lôi sơn tiểu quá
- Chương 22: Vô cực bảo tháp
- Chương 23: Ngư thủy hợp hoan
- Chương 24: Đường ray ngầm xuất hiện
- Chương 25: Phi phù dẫn hỏa, huyết ấn khai hoa
- Chương 26: Gương rơi tỉnh giấc, Bát – gà nhìn nhau
- Chương 27: Canh chua gà Bát gia
- Chương 28: Song diện cổ nhân
- Chương 29: Mèo cào
- Chương 30: Người nhỏ trên bích họa
- Chương 31: Xác chất ngoài núi
- Chương 32: Xác ngủ
- Chương 33: Biết lật mình
- Chương 34: Tiếng hí khúc ở sâu trong hầm mỏ
- Chương 35: Đại cục phong thủy
- Chương 36: Bổ quan tài [1]
Lão Cửu Môn
老九门
Chuyển ngữ: Matcha, Earl Grey
Năm 1903, ông Otani Kozui, người Nhật Bản, vào nội địa Trung Quốc dưới danh nghĩa khảo sát tôn giáo, tiến hành công tác thăm dò và khảo sát địa lý. Trên đường đến Trường Sa, một nhóm nhỏ thuộc đội khảo sát của ông do thương nhân người Nhật Hatoyama Miyuki dẫn đầu đã dừng chân suốt gần 3 tháng ở một thị trấn trên núi cách thành Bắc Trường Sa 160 km, đến khi rời đi, đội khảo sát chỉ còn lại 6 người. Một tuần sau, Hatoyama Miyuki thông qua Viện nghiên cứu thương mại Nhật – Thanh trình lên Bộ Ngoại giao Nhật Bản một bản báo cáo dài 16 trang, lịch sử gọi là báo cáo Hatoyama. Trong bản báo cáo có nhắc đến “thứ” được chôn giấu bên dưới thị trấn vùng núi này.
Ngày mùng 4 tháng 8 năm 1949, Trình Tiềm – chủ tịch tỉnh Hồ Nam, chủ nhiệm Sở bình định Trường Sa thuộc Quốc Dân Đảng cùng tư lệnh Binh đoàn số 1 Trần Minh Nhân khởi nghĩa ở Trường Sa, Trường Sa Hồ Nam hòa bình giải phóng. Ngày thứ hai, Dã chiến quân thứ 4 tiến vào Trường Sa, với tư cách là Trưởng phòng Cơ quan đặc vụ trung ương Trung Quốc khu vực Trường Sa, vào nửa đêm, tôi khẩn cấp mời đến một cụ già, bàn luận suốt 3 tiếng đồng hồ.
Cụ già này tên là Cố Khánh Phong, từ năm 23 tuổi đã trông coi trạm xe lửa cũ của Trường Sa. Tôi hỏi cụ về sự việc lạ thường xảy ra ở trạm xe lửa Trường Sa vào 10 năm về trước. Theo lời kể của cụ, tôi dần dần thấy được mở đầu của sự kiện quỷ dị đã từng lan truyền rất rộng vào những năm đó.