Chương 16 : Phép thần hãy mở cửa ra !
Sau một giấc ngủ ngon, Đông Luy trở dậy, suy nghĩ về khả năng hành động và lo cho Ph‘lôrăngxơ. Như đứa trẻ con, anh đọc câu thần chú trong truyện cổ tích: « Phép thần ! Hãy mở cửa ra ! ».
Anh đọc câu thần chú ba lần. Đến lần thứ tư thì cửa xà lim mở. Một người gác xuất hiện. Anh hỏi người ấy với đầy vẻ nghi thức ngoại giao:
— Tôi đã không làm cho ông Chủ tịch Hội đồng phải chờ đợi quá lâu đấy chứ ?
Ở hành lang có bốn viên thanh tra. Anh hỏi:
— Các vị này hẳn là đi hộ tống ? Nào, ta đi ! Báo tin là Acxen-Luypanh đã đến nhé !
Các viên thanh tr.a đi vòng quanh và đẩy anh với vẻ hơi thô bạo. Họ được lệnh của ông Đetmaliông giải ĐôngLuy đến nhà riêng của ông Valăngg‘lây.
Cho đến lúc vào tới nhà ông Valăng’g lây ở tầng dưới một căn nhà phố Trôcácđêrô, Đông Luy mới thấy có Đông hồ.
Anh kêu lên:
—Bảy giờ rưỡi ! Tuyệt vời ! Thời gian uổng phí không đến nỗi nhiều lắm ! Tình hình sáng lên dần đây ! Ông Valăng’g lây bước vào, ông hỏi đột ngột luôn:
— Thế nào ? Ông cần cái gì đấy ?
— Xin ông một câu trả lời trước tiên, thưa ông Chủ tịch ! Không biết tối hôm qua, sau khi đã đẫn tôi vào nhà giam, ông phó phòng Vơbe đã tìm ra dấu vết của chiếc xe hơi chở Ph’lôrăngxơ đi chưa ?
—Rồi. Cái xe đó đỗ lại ở Vecxây. Những người trong xe đã thuê một xe khác đi Năng-tơ. Ngoài câu trả lời đó, ông còn hỏi gì nữa ?
— Thả cho tôi được tự do.
Ông chủ tịch cười:
— Và hẳn là phải thả ông ngay ?
—Chậm nhất là trong bốn mươi hay năm mươi phút nữa.
— Đúng 8 giờ rưỡi phải không ?
— Thưa ông chủ tịch giờ ấy là chậm nhất.
— Thả ông tự do để ông làm gì ?
— Để đuổi kịp thủ phạm đã giết Cốtmô-Moocninhtôn, đã giết thanh tr.a Vêrô, và gia đình Rut-xen,
—Thế một mình ông mà đuổi bắt kịp được ư ?
— Vâng, chỉ một mình tôi.
- Nhưng lực lượng cảnh binh đã phong tỏa khắp nơi. Điện báo sẵn sàng hoạt động. Thủ phạm không ra khỏi đất Pháp được. Nhất định nó không thoát khỏi tay chúng tôi.
— Các ông sẽ không tìm ra nó được.
— Chúng tôi sẽ tìm ra.
— Nếu các ông tìm ra được nó thì nó sẽ giết Ph’lôrăngxơ -Lơvatxơ. Và hẳn chính các ông muốn như thế ?
Ông Valăng’g lây ngừng một chút, rồi nói:
- Vậy theo ông, thì mặc dù ông quận trưởng có đủ lý lẽ nghi ngờ và kết tội Ph’lôrăngxơ, nhưng ông vẫn khẳng định cô ta là vô tội ?
— Hoàn toàn vô tội, thưa ông chủ tịch.
— Và ông cho rằng cô ta đang bị cái ch.ết đe dọa ?
— Cô ta đang bị cái ch.ết đe dọa.
— Ông yêu Ph’lôrăngxơ—Lơvatxơ ?
—Tôi yêu Ph’lôrăngxơ -Lơvatxơ.
Ông Valăng’g lây rùng mình và cảm thấy vui vui. Luypanh yêu ! Luypanh vì tình yêu mà hành động và công khai thổ lộ tình yêu, ông nói:
— Hàng ngày tôi theo dõi vụ Moocninhtôn, không bỏ sót một chi tiết nào. Ông đã thực hiện được những việc phi thường. Rõ ràng nếu không có ông thì lúc ban đầu vụ này không sao ló ra khỏi bóng đêm tối. Nhưng trong vụ này có xảy ra vài việc không ổn. Tôi lấy làm lạ sao một ngườỉ như ông mà để xảy ra những việc như vậy, nhưng nay thì nó được giải thích dễ dàng, vì những nguyên tắc và những hành động của ông là do tình yêu thúc đẩy. Theo chúng tôi, thì cách xử sự của Ph’lôrăngxơ -Lơvatxơ, khả năng thừa kế gia tài của cô ta, việc cô ta bất thình lình bỏ trốn khỏi cơ quan y tế làm cho chúng tôi không thể không nghi ngờ vai trò của cô ta.
Đông Luy chỉ tay vào đồng hồ:
— Thưa ông chủ tịch, thời gian đang trôi qua khá nhiều rồi...
Ông Valăng’g lây bật cười:
—Đông Luy-Perenna thật là một người kỳ cục ! Nếu tôi là một lãnh chúa độc quyền thì tôi sẽ lấy ông làm giám đốc cơ quan an ninh bí mật của tôi.
—Đại đế nước Phổ cũng đã trao tôi chức vụ ấy
— Chà chà !...
— Nhưng tôi đã từ chối, không nhận.
Ông Valăng’g lây cũng cười to hơn. Nhưng đồng hồ đã chỉ 7 giờ bốn mươi lăm phút. Đông Luy lo lắng. Ông Valăng’g lây ngồi xuống, và với giọng nghiêm túc, ông đi vào cốt lõi của vấn đề:
— Đông Luy-Perenna ạ ! Ngay từ hôm đầu tiên ông mới xuất hiện, tức là từ hôm xảy ra những vụ án mạng ở phố Xuyt-sê, tôi và ông quận trưởng đều đã rất chú ý đến lý lịch của ông. Perenna chính là Luypanh. Chúng tôi cho rằng ông thừa hiểu vì sao chúng tôi không muốn làm sống lại một Luypanh đã ch.ết,cho nên chúng tôi đã ủng hộ và che chở Đông Luy Perenna. Ông quận trưởng hoàn toàn thống nhất với tôi. Công việc mà ông đang đeo đuổi là hoàn toàn trong sáng về mặt pháp lý. Sự giúp đỡ của ông đối với chúng tôi thật là quý báu, cho nên chúng tôi không gây cho ông một chút phiền hà nào. Tức là, vì đông Luy-Perenna đang điều hành tốt cuộc chiến đấu, nên chúng tôi cứ để Acxen-Luypanh trong bóng tối. Nhưng khổ thay... ! — Ông nghĩ một chút rồi nói tiếp – Khổ thay ! Hôm qua ông quận Trưởng vừa nhận được vào buổi tối một bản tố cáo rất chi tiết có những bằng chứng cụ thể làm cơ sở, tố cáo ông chính là Acxen-Luypanh.
Đông Luy kêu lên:
- Sao lại có thể như thể được ! Việc này không có một bằng chứng thực tế nào. Acxen-Luypanh ch.ết rồi !
— Được ! Acxen-Luypanh ch.ết rồi. Nhưng như thế không có nghĩa là Đông Luy-Perenna vẫn còn sống.
— Thưa ông, Đông Luy-Perenna vẫn sống, sống đàng hoàng và rất hợp pháp.
— Nhưng có người phản kháng và tố cáo.
- Ai ? Chỉ có một người có thể làm được chuyện này. Nhưng nếu hắn tố cáo tôi thì hắn tự tố cáo cả bản thân hắn. Có khi nào hắn lại ngu ngốc đến thế ?
— Phải, nó không ngu ngốc, mà nó là một tên lừa lọc láu tôm láu cá.
— Có phải có là Ca-xê-ret, tùy viên lãnh sự quán Pêru không ?
— Đúng !
— Nhưng tên này đi xa rồi cơ mà !
— Nó trốn biệt, sau khi đã cuỗm một món tiền quỹ của lãnh sự quán.. Trước khi bỏ trốn, hắn đã làm bản khai báo là hắn đã tạo một hồ sơ lý lịch giả mạo với tên là Đông Luy-Perenna. Đây là những thư từ quan hệ giữa ông và nó và đây là tất cả những giấy tờ lý lịch và hộ chiếu xác thực. Chỉ cần xem xét kỹ một chút là đủ để xác định: 1—Ông không phải là Đông Luy- Perenna ; 2— ông là Acxen-Luypanh.
Đông Luy có một cử chỉ giận dữ:
— Thằng này chỉ là một con rối bị sai khiến. Chính «kẻ kia” mới là người đứng đằng sau, cho nó tiền và giựt dây cho nó hành động. Kẻ kia mới chính là thẳng kẻ cướp. Tôi biết rõ thủ đoạn của nó. Thêm một lần nữa, tới giờ phút quyết định, nó muốn khử tôi.
Ông chủ tịch nói:
— Tôi sẵn sàng tin như rậy. Nhưng theo lá thư kèm với những tài liệu này thì tất cả những bằng chứng đều được chụp thành ảnh. Và nếu sáng nay mà ông không bị bắt thì những bản gốc của những tài liệu đó sẽ được người ta gửi cho các báo ở Pari. Báo sẽ đăng, và chúng tôi không thể làm ngơ được việc tố giác.
Đông Luy kêu lên:
— Nhưng thưa ông chủ tịch ! Thằng Ga-xê-ret đã trốn ra nước ngoài, và ke mua những tài liệu của nó chắc chắn cũng đã bỏ trốn trước khi kịp thực hiện lời đe dọa của nó. Thế thì chả sơ những tài liệu đó có thể phổ biến cho các báo chí được.
— Biết đâu đấy ! Kẻ thù này có thể đã dự kiến đủ mọi khía cạnh, và biết đâu không có đứa đồng lõa khác của nó còn ở lại.
— Không có tên đồng lõa ấy.
— Chúng ta làm sao biết được ?
Đông Luy nhìn ông Valăng’g lây một lúc rồi nói:
— Cuối cùng thì ông định dắt dẫn tới đâu, thưa ông chủ tịch ?
— Tôi dắt dẫn đến thế này: Biết rằng chúng tôi bị những lời đe dọa của tên Ca-xê-ret thúc ép, nhưng ông quận trưởng vẫn muốn cố tìm ra một tia sáng về con người Ph’lôrăngxơ-Lơvatxơ, nên ông ta vẫn tiếp tục để ông tiến hành việc đuổi bắt hôm qna. Nhưng, việc đó không đem lại kết quả gì cho nên ông quận trưởng lợi dụng Đông Luy đang phục vụ chúng tôi, đang hành động ở hiện trường, để Đông Luy-Perenna bắt.. Acxen Luy- panh. Nếu chúng tôi lại thả ông ta ra thì các báo chí sẽ đăng các tài liệu tố cáo, và như thế thì hẳn ông thấy chúng tôi sẽ thành một trò cười trước dư luận công chúng... Thế mà đúng trong tình huống như vậy, ông lại đòi thả Acxen Luypanh, thả một cách không hợp pháp, võ đoán, không ai chấp nhận được. Cho nên tôi buộc lòng phải từ chối yêu cầu của ông. Tôi từ chối !
Ông chủ tịch ngừng một chút rồi nói tiếp: «Trừ phi…».
Đông Luy hỏi: «Trừ phi …
- Trừ phi.. Và đây chính là điều tôi muốn dắt dẫn tới: trừ phi ông đề xuất được với tôi một việc gì đó, một việc phi thường, hết sức hấp dẫn để đổi cho tôi sự chịu đựng búa rìu của công chúng vì tôi tha Ácxen Luypanh một cách vô cùng phi lý.
- Nhưng thưa ông chủ tịch ! Tôi hứa với ông là tôi sẽ mang nộp ông tên thủ phạm đã giết...
— Tôi không cần ông làm việc đó.
— Và tôi xin viện danh dự mà hứa là sẽ trở lại nộp mình cho ông đưa vào nhà tù.
Ông Valăng’g lây nhún vai:
— Thế rồi... đi đến đâu nữa ? Có giải quyết được cái gì đâu ?
Một lúc im lặng. Cuộc đấu gay go, sát nút giữa hai đấu thủ. Rõ ràng, đối với một người như ông Valăng’g lây thì lời nói và lời hứa chẳng có tác dụng gì. Mà phải là cái lợi thiết thực, cái lợi sờ thấy được.
Đông Luy nói:
— Thưa ông chủ tịch ! Chẳng hay ông có cho phép tôi được tính đến những việc ích lợi mà tôi đã thực hiện để cống hiến cho Tổ quốc không ?
—Ông cứ trình bày tiếp đi...
Sau khi đi lại mấy bước trong gian phòng, Đông Luy trở lại trước mặt ông Valăng’g lây và nói:
— Thưa ông chủ tịch, tháng 5 năm 1015, vào một buổi cuối ngày, có ba người ở trên bờ sôngXen, bến Pat-xi, bên một đống cát. Đã từ mấy tháng, lực lượng cảnh sát tr.a tìm một số bao đựng 300 triệu đồng tiền vàng do kẻ thù thu thập được trên đất Pháp và sắp chuyển đi. Ba người đó: một là ông Valăngg‘lây, một là ông Đetmaliông. Người thứ ba là người đã báo hai ông kia tới nơi hẹn. Người này yêu cầu ông Bộ trưởng Valăng’g lây thử chọc gậy vào đống cát: Đó là đống bao tiền vàng. Ít ngày sau, nước Ý là nước muốn liên minh với nước Pháp, nhận được khoản tiền ứng trướcc là 400 triệu đồng tiền vàng.
Ông Valăng’g lây tỏ ra rất ngạc nhiên:
— Có ai biết chuyện này đâu ? Ai đã kể cho ông nghe ?
— Người thứ ba.
— Người thứ ba tên là gì ?.
— Đông Luy-Perenna.
Ông Valăng’g lây kêu lên:
— Chính ông ư ? Chính ông đã tìm ra chỗ giấu vàng ? Chính ông đã có mặt ở đó ?
— Vâng, chính tôi, thưa ông chủ tịch. Hôm đó ông hỏi nên thưởng cho tôi như thế nào. Hôm nay tôi xin khoản thưởng đó.
Ông Valăng’g lây cười với vẻ châm biếm và trả lời ngay:
— Hôm nay ? Nghĩa là sau bốn năm ? Muộn quá rồi, ông ạ ! Tất cả mọi việc đã giải quyết. Chiến tranh đã kết thúc, đừng khui những chuyện cũ rích ra nữa.
Đông Luy hơi thất vọng. Nhưng anh tiếp:
— Năm 1917, một vụ kinh khủng đã xảy ra tại đảo «Ba mươi áo quan». Hẳn ông biết vụ đó, thưa ông chủ tịch. Nhưng chắc ông không biết sự can thiệp và những hành động của Đông Luy-Pereuna trong vụ này, và những dự án mà anh ta...
ÔTRỊỊ ’ Valăng’g lây đấm bàn, nói to, ngắt lời Đông Luy với về thân thiện không kém phần hứng thú:
— Thôi, Acxen-Luypanh ! Cứ nói toạc ra đi ! Ông định chơi kiểu gì thì chơi, nhưng nếu ông muốn thắng thì hãy trả giá cho xứng đáng. Sao lại cứ đem những thành tích trong quá khứ ra làm gì ? Ông tưởng như thế là mua chuộc được Valăng’g lây này ư ? Ông là Acxen-Luypanh kia mà ! Trời ơi ! ông hãy thử nghĩ xem: do những sự tích về con người ông, nhất là do những sự kiện mới xảy ra đêm qua, mà Ph’lôrăngxơ - Lơvatxơ và ông, đối với công chúng, đã và đang là những tác giả của tấn thảm kịch—tôi nên nói thế nào nhỉ ?—là những thủ phạm thực thụ trong tấn kịch...
Thế mà bây giờ, trong lúc Ph’lôrăngxơ đang biến mất hút, thì ông lại yêu cầu tôi thả ông ! Cứ cho là cũng được đi ! Nhưng quỷ thần ơi ! Với giá nào chứ ! Ông đặt gì đi ! Phải dứt khoát, đừng úp mở.
Đông Luy lại đi đi lại lại. Anh tự đấu tranhkịch liệt để thắng cái chần chừ tiếc rẻ. Cuối cùng anh đứng lại, quyết định dứt khoát cần phải trả giá. Anh nói một cách chân thành:
— Thưa ông chủ tịch, tôi không mặc cả. Món quà tôi biếu sẽ rất lạ lùng và vĩ đại nhưng tôi không coi vào đâu nếu so sánh với tính mạng của Ph’lôrăngxơ đang bị đe dọa. Tôi cũng tìm một phương sách đỡ tốn kém hơn để cứu nàng, nhưng lời nói của ông làm tôi cụt hy vọng. Vậy tôi xin lật ngửa ván bài của tôi, vì ông buộc tôi và vì chí tôi đã quyết.
Ông chủ tịch già vui mừng, nghĩ không biết cái gì mà hắn dám nói là lạ lùng vĩ đại đến thế ! Ông bảo: “Ông nói đi !”
Đông Luy ngồi xuống trước mặt ông Valăngg‘lây, cứ như là cuộc nói chuyện giữa hai người ngang hàng.
— Thưa ông chủ tịch ! Tôi sẽ nói ngắn, chỉ một câu. Mong ông chuyển đạt lên Chính phủ Pháp món quà mà tôi sẽ biếu Chính phủ.
— Chỉ cần một câu thôi ư ?
— Vâng, chỉ một câu.
Mắt nhìn mắt, Đông Luy nói thong thả, rành mạch từng tiếng:
— Để đổi lấy 24 tiếng đồng hồ tự do —-24 giờ, không hơn—với lời hứa danh dự là tôi trở lại đây sau 24 tiếng, cùng với Ph’lôrăngxơ, kèm theo đủ bằng chứng là nàng vô tội, hoặc là không có Ph’lôrăngxơ, thì với chính bản thân tôi là tên tội phạm theo đúng ý các ông, tôi xin biếu Chính phủ Pháp..
Anh ngừng một chút, rồi rất nghiêm túc, nói tiếp:
— Tôi xin biếu toàn bộ kết quả 24 năm khai thác tài nguyên ở xứ Môritani.
Nghe câu nói «bốc phét” cứ như lời của một kẻ ngu hay điên. Tuy nhiên ông Valăng’g lây không tỏ thái độ gì. Vì ông biết con người này, ở những tình huống này, không nói đùa. Và ông đã thường quen tiếp xúc giải quyết những vấn đề nghiêm trọng, lớn lao cần phải giữ bí mật tuyệt đối, nên ông đưa mắt nhìn ông Đetmaliông, sợ sự có mặt của ông này có gì đáng ngại chăng ?
Nhưng Đông Luy nới lớn:
— Tôi đã nghị cả ông quận trưởng cũng cứ nghe việc tôi trình bày, vì ông là người hơn ai hết, biết đúng giá trị những lời nói của tôi, và có những phần ông đánh giá được hoàn toàn chính xác. Vả lại tôi tin rằng ông Đetmaliông là người cũng có những điều phải giữ bí mật thì tất cũng biết giữ bí mật cho người khác.
ông Valângg’lây không giữ được cái cười:
— Có 1ẽ ông cũng đã làm việc gì bí mật cho ông Đetmaliông chăng ?
— Thưa ông chủ tịch, chính thế !
Ông Đetmaliông ngạc nhiên:
—Ồ ! Thế thì tôi cũng tò mò, rất muốn biết...
Đông Luy nói:
— Nếu ông đã muốn... Thì thưa ông, cách đây bốn năm, trong một buổi tối nói chuyện giữa ông và tôi tại bến Pat-xi, khi đó ông mới chỉ là một công chức sơ cấp, tôi có hứa là sẽ chạy chọt để ông thăng chức quận Trưởng. Tôi đã thực hiện lời hứa. Việc thăng cấp của ông đã do ba vị Bộ trưởng đề bạt. Ba vị này quen thân với tôi nên đã ủng hộ và thực hiện yêu cầu của tôi. Tôi có cần nói tên ba vị đó không ?
Ông Valăng’g lây cười lớn và nóỉ:
— Thôi, không cần ! Tôi tin ông rồi ! Còn ông Đetmaliông, ông cũng đừng tỏ thái độ khó chịu như thế !
Và ông nóỉ tiếp với Luypanh:
— Lời hứa về món quà biếu của ông thật là táo bạo và chắc nịch. Nhưng liệu nó có...
Đông Luy ngắt lời:
— Hẳn ông cho là tôi nói khuyếch đại để lạm dụng lòng tin của ông ? Không ! Thưa ông chủ tịch. Không ! Tôi có đủ giấy tờ cam đoan bảo đảm kết quả khai thác đủ số năm, và đảm bảo chủ quyền của tôi đối với kết quả đó. Tôi sẽ xuất trình, và nếu ông cần biết quá trình hoạt động như thế nào để có được cái «hiệp ước» đó, thì tôi xin kể lại, vì tôi biết ông Đetmaliông vẫn thắc mắc và tìm hiểu tôi đã làm gì trong những năm gần đây, nhất là trong ba năm qua..
Ông Valăng’g lây ngắt lời:
— Ông Đetmaliông đã điều tr.a tìm hiểu theo lệnh của tôi.
— Và kết quả việc điều tr.a tìm hiểu ?
— Không đi đến đâu cả.
— Có nghĩa là ông hoàn toàn không biết gì về những hoạt động của tôi trong thời kỳ đó ?... Vậy thì...
— Thôi, ông không cần kể. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào ông, và tôi chấp thuận đề nghị của ông. Được chứ, ông Đetmaliông ? Kể ra như thế cũng không đúng Thánh đạo lắm, nhưng cái tài nguyên như vậy thì quả thật là hấp dẫn đấy chứ ! Ta cứ lao vào ván cờ này. Ông Luypanh ! Tôi chấp thuận !
Đông Luy vui sướng ra mặt:
— Tôi xin biết ơn sâu sắc sự thông cảm và chấp thuận của ông, vì thưa ông, tính mạng Ph‘lôrăngxơ đang bị đe dọa, mà chỉ có tôi mới cứu được nàng, và tôi chỉ cần 24 tiếng đồng hồ tự do là đủ. Vậy 24 giờ sau khi được tự do tôi xin trở lại đây để thực hiện lời cam kết về món quà biếu... Ông có cần tôi xuất trình những giấy tờ xác nhận thực tế của món quà biếu, để làm đảm bảo cho lời hứa của tôi ?
— Thôi, không cần ! Mai sẽ hay 1 Trong ván cờ này, tôi cho ông đi nước trước. Ông đã được trả lại lự do.
Câu nói chủ yếu, câu nói tưởng như không thể có được, đã được phát ra.
Đông Luy bước vài bước về phía cửa, bỗng quay lại:
— Thưa ông chủ tịch, tôi xin nói một câu nữa thôi. Trong số những bạn cũ của tôi có một người tên là Madơru. Anh ta, theo lời tố cáo của Ca-xê-rét, là tòng phạm của Acxen-Luypanh, và hiện nay đang ở trong nhà tù. Viên cai này là một mẫu mực về danh dự nghề nghiệp, thưa ông chủ tịch ! Tôi chỉ được anh ta giúp đỡ với tư cách là một nhân viên của sở cảnh sát được ông quận trưởng chấp nhận và bảo trợ- Anh ấy đã chống đối tôi mỗi khi tôi làm một việc gì bất hợp pháp và sẽ là người đầu tiên khóa tay tôi khi được lệnh của cấp trên. Tôi yêu cầu anh ta cũng trở lại tự do.
— Thưa ông quận trưởng, ông đồng ý cho thì thật là một cử chỉ hào hiệp vì pháp lý. Viên cai Madơru sẽ rời khỏi nước Pháp. Anh ta sẽ được giao một nhiệm vụ bí mật tại miền Nam châu Phi.
—Đồng ý !
Ông Valăng’g lây nói và cười to hơn. Và ông nói với ông Đetmaliông:
— Ông quận trưởng ạ ! Khi ta đi chệch con đừòrng hợp pháp thì không biết rồi sẽ tới đâu. Nhưng vụ này cần phải kết thúc. Cần tạo mọi phương tiện để kết thúc cái vụ Moocninhtôn lôi thôi rắc rối này.
— Nội trong đêm nay, tất cả mọi vấn đề sẽ được giải quyết.
— Tôi cũng hy vọng như vậy. Những người của tôi đã đang trên đường lần ra dấu vết.
— Họ đang trên con đường đó, nhưng tới mỗi thành phố, tới mỗi làng, gặp mỗi người nông dân, họ lại phải hỏi, phải kiêm tr.a dấu vết, hỏi xem cái xe hơi có rẽ lối khác không... Tóm lại là mất nhiều thời gian. Còn tôi, tôi đi thẳng tới chỗ thằng kẻ cướp.
— Bằng cách kỳ ảo nào thế ?
—Đây là điều bí mật của tôi, thưa ông chủ tịch ! Tôi chỉ xin ông chủ tịch cho ông quận trưởng đủ quyền hạn để loại trừ những vướng mắc khó khăn nhỏ, những quy định nhỏ có thể cản trở quá trình hành động của tôi.
— Đồng ý. Ngoài ra ông có cần...
— Dạ ! Tôi cần bản đồ nước Pháp này.
— Được, ông lấy đi.
— Và hai khẩu súng ngắn.
—Ông quận trưởng sẽ lấy hai khẩu súng ngắn của các viên thanh tr.a và trao cho ông. Đủ chưa ? Thế còn tiền ?
— Xin cám ơn ông chủ tịch. Tiền thì khi nào cần gấp, tôi vẫn có 50 nghìn ph"răng cần thiết.
Ông quận trưởng phát biểu:
— Thế thì có lẽ tôi phải đi theo ông về nhà giam để ông lấy tiền ở trong ví để trong số đồ dùng tịch thu của ông ?
Đông Luy mỉm cười:
— Thưa ông quận trưởng, cả cái ví và cả những thứ tịch thu của tôi đều chẳng có gì quan trọng, vì tiền...
Anh giơ chân trái lên, hai tay nắm gót giầy, ấn xuống và xoay đi. Nghe bật tiếng «tách» rồi bật ra một ngăn nhỏ nằm sâu trong đế giầy. Trong ngăn là hai tập giấy bọc ngân hàng và một số thứ lặt vặt, nhỏ, như: một cái khoan, một cái lò xo, đồng hồ, mấy viên thuốc. Anh nói:
— Tôi có đủ những thứ cần thiết để trốn thoát, để sống và... để ch.ết. Thôi, tôi xin kính chào ông chủ tịch.
Đi qua tiền sảnh, ông quận trưởng bảo các viên thanh tr.a mở đường tự do cho người bị giam.
Đông Luy hỏi ông quận trưởng:
— Thưa ông, ông phó phòng Vơbe đã báo ông biết tin tức về cái ô tô của tên kẻ cướp chưa ?
— Ông ấy đã liên lạc với Vecxây bằng dây nói. Đó là một xe ô tô màu vàng da cam, thuộc công ty «Sao chổi”. Người lái xe ngồi bên trái. Hắn đội cái mũ vải xám có lưỡi trai bằng da thuộc.
— Xin cám ơn ông.
Họ ra khỏi ngôi nhà. Một xe hơi của quận đang chờ. Đông Luy và ông quận trưởng lên xe. Mười phút sau thì tới sân bay Itxi-Mulinô...
Đông Lụy kéo theo ông quận trưởng và đi vội vào nhà ga sân bay. Trên các cửa có ghi các tên người. Anh xem và lầm bầm: Đavin à ! Hay rồi ! Được việc cho ta rồi.
Đavin, một hoa tiêu nổi tiếng mà Đông Luy có quen biết, vừa đi tới và gặp Đông Luy. Anh kéo riêng Đavin ra một nơi và nói:
— Ông ạ ! — anh vừa nói vừa mở cái bản đồ nước Pháp ra — Tôi cần đuổi kịp một người đã dùng ôtô bắt cóc một phụ nữ là người yêu của tôi. Xe chạy về hướng Năngtơ. Máy bay của anh có lấy được một hành khách đi không ?
— Nếu có địp...
— Chúng ta có thể đi ngay chuyến này ?
— Không đi được chuyến này. Tôi không có giấy phép bay.
— Ông sẽ có giấy phép, ông quận trưởng đây đã được ông Chủ tịch Hội Đồng thỏa thuận, chịu trách nhiệm về việc ông được bay chuyến này. Vậy chúng ta có thể đi được. Thế nào ? Ông đòi hỏi những điều kiện gì ?
— Cũng còn tùy. Ông là ai ?
— Acxen-Luypanh.
— Chà chà ! — Đavin kêu lên với vẻ kinh ngạc.
— Vâng, Acxen-Luypanh. Hẳn qua các báo chí, ông biết những sự việc đã xảy ra hiện nay. Thế đấy ông ạ ! Đêm vừa rồi Ph‘lôrăngxơ-Lơvatxơ đã bị bắt đi. Bây giờ tôi phải cứu cô ta. Ông đòi bao nhiêu ?
- Không đòi hỏi gì cả.
— Thế thì hơi quá !
— Thế đấy ! Vì câu chuyện làm tôi thú quá. Nó sẽ làm quảng cáo cho tôi.
— Tốt thôi ! Nhưng xin ông kín tiếng cho đến ngày mai. Tôi mua sự kín tiếng đó. Đây là 20 ngàn ph’răng.
Mười phút sau, Đông Luy đã mặc bộ quận áo đặc biệt, đeo kính, đội mũ phi công.
Máy bay cất cánh. Bay lên cao 800 mét để tránh luồng gió, bay vài vòng xung quanh sông Xen rồi vút thẳng về hướng tây nước Pháp.
Hai bạn đường không nói với nhau lời nào. Được một lúc lâu, Đông Luy mới hỏi giờ. 12 giờ kém mười phút. Vùng nông thôn với những cánh đồng muôn mầu. Một con đường xuyên giữa các đồng ruộng. Trên đường: một xe hơi màu vàng.
Xe màu vàng ! Xe của tên kẻ cướp ! Xe đang mang Ph’lôrăngxơ đi !
Đông Luy chỉ vui mừng mà không ngạc nhiên, vì anh đã biết trước tất nhiên sự việc phải như vậy.
Đavin quay lại, kêu lên: «Đây rồi, phải không ?”.
— Đúng rồi ! Bổ nhào xuống đi !
Máy bay bổ nhào xuống thấp và bắt kịp xe hơi. Đavin cho máy bay bay cao hơn ô-tô 200 mét và về phía sau một chút. Ở vị trí đó, họ nhìn rõ mọi chi tiết. Người lái xe hơi ngồi bên trái ghế. Người đó đội mũ cát két bằng vải xám, lưỡi trai bằng da thuộc đen. Đúng là xe của công ty ”Sao chổi». Đúng là cái xe cần phải đuổi theo.
Và trong xe tất phải có Ph‘lôrăngxơ cùng với tên bắt cóc cô.
Đông Luy nghĩ: «Ta nắm họ trong tay rồi”.
Máy bay cứ bay khá lâu với khoảng cách như vậy để chờ tín hiệu của Đông Luy. Nhưng Đông Luy chưa vội ra hiệu vì anh còn muốn hưởng lâu lâu cái tự hào về sức mạnh của mình.
Một lúc sau, Đông Luy mới ra hiệu cho hoa tiêu:
—Đi sát xuống, nhưng đừng gần quá nhé ! Một phát đạn của nó có thể hại chúng mình đấy.
Thêm một phút nữa. Đột nhiên họ thấy con đường cách độ một cây số trước mặt chia thành ba ngã thành một chỗ ngã ba rộng.
Đavin hỏi: «Đã nên chưa ? ».
Xung quanh vùng nông thôn vắng lặng.
Đông Luy kêu lên: «Hạ cánh được rồi ! >
Máy bay vút lên trước như một viên đạn nhầm đích, bỏ xa cái xe hơi độ một trăm mét rồi rất khéo léo, êm nhẹ, đỗ xuống bãi có bên cạnh ngã ba.
Đông Luy nhảy xuống và chạy đón đường cái ô tô. Xe hơi chạy đến với tốc độ nhanh. Đông Luy đứng giữa ngã ba, hai tay dang thẳng hai khẩu súng ngắn, hét
— Đừng lại ! Không thì tao bắn !
Người lái xe kinh hãi đạp vội chân phanh. Ô tô dừng lại.
Đông Luy nhảy tới một cửa xe. Nhưng anh thét lên: Chó má thật ! Và anh cáu kỉnh nhả bừa một phát đạn, làm vỡ toang kính xe.
Không có ai trong xe cả, trừ anh lái xe.