Chương 18: Cây dùi cui của Trung tá Sabarmati
Mấy tháng sau, khi Mary Pereira sau cùng đã thú nhận tội lỗi của cô, và tiết lộ bí mật về việc mười một năm bị hồn ma của Joseph D’Costa theo ám, chúng tôi mới biết rằng, sau khi lưu đày trở về, cô choáng váng trước tình trạng mà hồn ma đã rơi vào khi cô vắng mặt. Nó đã bắt đầu mục rữa, dẫn đến một số thứ đã tiêu biến: một cái tai, mấy ngón chân, hầu hết răng; và có một cái lỗ to hơn quả trứng ở giữa bụng. Lo âu vì cái hồn ma đang rữa nát này, cô hỏi nó (khi chắc chắn không ai nghe được)
“Lạy Chúa, Joe, anh đã làm gì bản thân thế?” Gã đáp lại rằng trách nhiệm về tội lỗi của cô đã dồn cả lên vai gã cho đến chừng nào cô thú nhận, và nó đang hủy hoại cơ thể gã. Từ thời khắc đấy, việc cô thú nhận đã trở thành tất yếu; nhưng mỗi lần nhìn tôi cô lại thấy có gì ngăn cản cô làm điều đó. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề thời gian.
“Vị trí của mình ở nhà này,” tôi buộc phải tự thừa nhận, “đã bị tiếm đoạt.” Bởi bây giờ chính con Khỉ mới là đứa được cha tôi cho phép vào chốn ẩn cư trừu tượng là văn phòng của ông, con Khỉ là người bị ông ôm đến ngạt thở vào cái bụng nhão xệ, và là người buộc phải gánh vác những giấc mơ của ông về tương lai.
Tôi còn nghe thấy Mary Pereira hát ru con Khỉ bằng bài đồng dao từng là ca khúc chủ đề của tôi suốt thời thơ ấu: “Bất cứ gì con muốn thành,” Mary hát, “con sẽ được; Con sẽ được thành, bất cứ gì con muốn!”
Cả mẹ tôi dường như cũng lây tâm trạng ấy; và giờ em gái tôi là đứa được phần khoai tây chiên lớn nhất vào bữa tối, rồi phần nargisi kofta[ ] thêm, rồi phần pasada[ ] ngon nhất. Trong khi tôi – bất cứ khi nào ai đó trong nhà tình cờ nhìn tôi – cảm thấy rõ một nếp hằn sâu giữa lông mày họ, và một bầu không khí lúng túng và nghi ngại. Nhưng tôi đâu thể phàn nàn? Con Khỉ Đồng đã chịu đựng vị trí đặc biệt của tôi ngần ấy năm. Chỉ trừ có lần tôi ngã từ trên cây ngoài vườn xuống sau khi nó huých tôi (mà nói cho cùng cũng có thể chỉ là tai nạn), nó đã chấp nhận vị thế quan trọng của tôi với sự độ lượng tuyệt vời và cả lòng trung thành nữa. Giờ đây tới lượt tôi; đã mặc quần dài, tôi cần tỏ ra người lớn trước việc bị giáng cấp.
“Cái sự trưởng thành này,” tôi tự nhủ, “khó khăn hơn mình tưởng.”
[ ] Thịt viên.
[ ] Thịt nấu cà ri trộn xốt kem sữa chua.
Phải nói rằng con Khỉ ngạc nhiên không kém gì tôi trước việc được thăng cấp thành đứa con cưng. Nó cố gắng hết sức để bị thất sủng, nhưng dường như nó không thể mắc lỗi. Dạo ấy nó bắt đầu dan díu với đạo Thiên Chúa, một phần vì ảnh hưởng của đám bạn người Âu ở trường và phần khác nhờ sự hiện diện luôn tay lần tràng hạt của Mary Pereira (người, không thể đến nhà thờ vì sợ hãi buồng xưng tội, sẽ chiêu đãi chúng tôi những sự tích trong Kinh Thánh); tuy nhiên, tôi tin phần lớn đây là một nỗ lực của con Khỉ nhằm giành lại vị trí cũ, dễ chịu của nó trong cũi chó[ ] của gia đình (và, nhân nói chuyện chó, Nữ nam tước Simki đã an giấc ngàn thu khi tôi vắng mặt, bị thói lang chạ ru vào giấc ngủ).
[ ] Nguyên văn: in the doghouse, nghĩa bóng là bị vào sổ đen, bị ghét bỏ.
Em tôi hết lời ca ngợi Đức Jesus dịu dàng hiền hậu[ ]; mẹ tôi cười lơ đãng và vỗ vỗ đầu nó. Nó đi quanh nhà ngâm ngợi thánh ca; mẹ tôi nhập tâm giai điệu rồi hát theo. Nó đòi một bộ đồ nữ tu thay cho bộ váy y tá ưa thích; yêu cầu ấy được chuẩn y. Nó lấy chỉ xâu hạt đậu gà thành tràng hạt, và lầm rầm Kính-mừng-Mary-đầy-ơn-phước, và bố mẹ tôi khen nó khéo tay. Dằn vặt vì không thể bị trừng phạt, nó vươn đến đỉnh điểm của sự sùng đạo, tụng Đức Chúa Cha từ sáng đến tối, nhịn ăn trong Mùa Chay thay vì vào Lễ Ramzan[ ], qua đó hé lộ dấu hiệu không bị nghi ngờ của sự cuồng tín mà, về sau, sẽ bắt đầu chi phối tính cách con bé; thế nhưng, có vẻ như, mọi người vẫn chịu đựng nó. Sau cùng, nó trao đổi với tôi.
“Chà, anh ạ,” nó bảo, “xem ra từ giờ trở đi em đành phải làm con ngoan, còn mọi trò vui sẽ về phần anh.”
[ ] Câu đầu trong một bài thánh ca do Charles Wesley, người khởi xướng Phong trào Giám lý (Methodist) vào giữa thế kỷ 18, sáng tác.
[ ] Mùa Chay (Lent) là thời gian bốn mươi ngày trước lễ Phục sinh, là thời gian nhịn ăn của tín đồ Cơ đốc; còn Ramzan (Ramadan) là tháng nhịn ăn của đạo Hồi.
Có lẽ nó đúng; sự thiếu quan tâm rõ ràng của cha mẹ đối với tôi lẽ ra đã dành cho tôi một phạm vi tự do lớn hơn; nhưng tôi chìm đắm trong những thay đổi đang diễn ra trên mọi khía cạnh cuộc sống của tôi, và trò vui, trong hoàn cảnh ấy, là thứ khó mà có được. Tôi đang biến đổi về thể chất; chưa gì, râu tơ đã lún phún nơi cằm tôi, còn giọng tôi lên bổng xuống trầm, ngoài tầm kiểm soát, trên thang âm vực. Tôi cảm nhận sâu sắc sự kỳ dị của bản thân: tứ chi dài ra làm tôi trở nên lóng ngóng, và bộ dạng tôi hẳn là rất hề, bởi vì tôi lớn nhanh vượt hết áo quần và tay chân lộc ngộc thòi hẳn ra ngoài quần áo. Tôi cảm thấy mình như bị chơi xấu, mà thủ phạm là đám quần áo ve vẩy đầy hoạt kê quanh cổ chân và cổ tay tôi; và kể cả khi hướng vào nội tâm với Lũ trẻ bí mật của mình, tôi cũng thấy sự thay đổi, và tôi không thích thế.
Sự tan rã từ từ của Hội nghị Những đứa trẻ Nửa đêm – mà cuối cùng đã sụp đổ vào ngày quân Trung Quốc tràn qua dãy Himalaya đánh xuống, làm bẽ mặt fauj[ ] Ấn Độ - khi đó đã diễn ra được một thời gian. Khi những háo hức ban đầu tan đi, sự chán nản, rồi đến bất đồng, tất yếu sẽ nảy sinh. Hoặc (nói một cách khác) khi một ngón tay bị tàn khuyết, và từng vòi máu trào ra, muôn vẻ xấu xa đều trở thành có thể… cho dù những rạn nứt của Hội nghị có là hệ quả (chủ động-nghĩa bóng) từ việc tôi bị cụt ngón tay hay không, điều chắc chắn là chúng đang toác rộng.
Ở trên Kashmir, Narada-Markandaya đang chìm đắm trong những giấc mơ duy ngã của một Narcissus[ ] đích thực, và chỉ quan tâm duy nhất đến khoái cảm của việc không ngừng hoán đổi giới tính; trong khi Soumitr.a thằng nhóc du hành thời gian, bị tổn thương bởi vì chúng tôi từ chối lắng nghe nó miêu tả một tương lai trong đó (theo lời nó) đất nước này sẽ do một ông già lẫn cẫn uống nước tiểu và dứt khoát không chịu ch.ết nắm quyền, và người ta sẽ quên mất mọi bài học, và Pakistan sẽ tách làm đôi như một con trùng amip, và hai thủ tướng của hai nửa sẽ bị kẻ kế vị mình ám sát, và hai người này – nó thề thốt bất chấp việc chúng tôi không tin – sẽ được gọi bằng cùng một cái tên…
Sourmitr.a bị tổn thương thường xuyên vắng mặt trong những buổi họp mặt về đêm của chúng tôi, mỗi lần đều biệt tích khá lâu trong mê cung chằng chịt như mạng nhện của Thời gian. Còn hai chị em ở Baud thì thỏa mãn với khả năng bỏ bùa những gã khờ trẻ cũng như già.
“Hội nghị này thì ích lợi gì?” chúng hỏi.
“Đây đã có quá nhiều kẻ si mê rồi.”
Còn nhà giả kim của bọn tôi thì bận rộn với phòng thí nghiệm do bố (người đã được nó tiết lộ bí mật) xây cho; mải mê với viên Điểm kim thạch, nó chẳng còn mấy thời gian cho chúng tôi. Chúng tôi đã mất nó về tay sự cám dỗ của vàng.
[ ] Quân đội.
[ ] Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, nổi tiếng đẹp trai, mê đắm vẻ đẹp của bản thân đến nỗi ngày ngày soi mình xuống nước, cuối cùng ch.ết đuối và hóa thành hoa thủy tiên.
Và còn cả tác động của những nhân tố khác. Trẻ con, dẫu có pháp thuật, cũng không miễn nhiễm trước cha mẹ; và khi những định kiến và thế giới quan ở người lớn bắt đầu chiếm lĩnh suy nghĩ của chúng, tôi nhận ra bọn trẻ đến từ Mahatrastr.a thì ghét dân Gujarat, bọn da trắng ở miền Bắc thì dè bỉu “lũ mọi đen” Dravidian[ ]; xuất hiện sự thù địch về tôn giáo; và nảy sinh vấn đề giai cấp trong hội đồng. Đám nhà giàu nhăn mũi khinh bỉ khi phải ngồi chung chiếu với những kẻ thấp hèn hơn; những đứa xuất thân Bà la môn bắt đầu khó chịu ngay từ việc cho phép suy nghĩ của mình tiếp xúc với suy nghĩ của đám tiện dân; trong khi, ở tầng lớp thấp, áp lực của nghèo đói và Chủ nghĩa Cộng sản ngày càng rõ rệt… và, trên tất cả những điều đó, có sự xung đột giữa các tính cách, và cả trăm cuộc cãi cọ khóc lóc rầm rĩ vốn là điều không thể tránh khỏi ở cái nghị viện gồm toàn một lũ nhóc chưa đủ lớn.
[ ] Dravidian: một nhóm ngôn ngữ ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka, bao gồm tiếng Tamil và Kannada.
Theo cách này Hội nghị Những đứa trẻ Nửa đêm đã ứng nghiệm lời tiên đoán của Thủ tướng và trở thành, trên thực tế, một tấm gương của đất nước; chế độ bị-động-nghĩa-đen đang vận hành mặc dầu tôi cố cưỡng lại, với sự tuyệt vọng ngày một lớn, và sau cùng là với sự cam chịu ngày càng tăng…
“Hỡi các anh chị em!” tôi phát thanh, bằng một giọng nói tâm linh cũng khó kiểm soát như giọng nói thể chất của tôi, “Không thể để điều này xảy ra! Không thể cho phép mâu thuẫn bất tận của quần-chúng-bị-trị-và-giai-cấp-thống-trị, của tư-bản-và-lao-động, của ta-và-địch xen vào giữa chúng ta! Ta,” tôi nói một cách hăng say, “phải là lực lượng thứ ba, ta phải là sức mạnh can thiệp vào song đề tiến thoái lưỡng nan này; bởi chỉ có khác đi, mới hơn, ta mới hiện thực hóa được triển vọng mà sự ra đời của chúng ta đã mang lại!” Cũng có người ủng hộ tôi, và không ai nhiệt tình bằng Parvati-phù-thủy; nhưng tôi thấy bọn trẻ tuột khỏi tay mình, mỗi đứa đều vướng bận với cuộc đời riêng, cũng như, thực lòng mà nói, tôi cũng vướng bận với đời tôi. Cứ như thể cái hội nghị huy hoàng của chúng tôi không hơn một món đồ chơi thời trẻ con là mấy, như thể quần dài đang hủy hoại những gì nửa đêm đã tạo ra…
“Ta phải thống nhất một chương trình,” tôi kêu gọi, “Kế hoạch Năm năm của riêng ta, sao lại không?” Nhưng tôi có thể nghe thấy, đằng sau lời kêu gọi đầy lo âu của mình, tiếng cười khoái trá của đại kình địch của tôi; và Shiva xuất hiện trong đầu chúng tôi, nhạo báng.
“Không, cậu ấm ạ; chẳng có lực lượng thứ ba nào hết; chỉ có tiền-bạc-và-nghèo-đói, đầy-đủ-và-thiếu-thốn, phải-và-trái; chỉ có ta-chống-lại-cả-thế-giới! Thế giới không đồng nghĩa với ý thức, công tử bột ạ; thế giới không có chỗ cho lũ mơ tưởng cùng những mộng mơ của chúng; thế giới, Thò lò bé bỏng ơi, là vật chất. Vật chất và những kẻ làm ra chúng thống trị thế giới; nhìn Birla, và Tata[ ], và các nhân vật quyền lực khác đi: họ làm ra vật chất. Vì vật chất, đất nước này được điều hành. Không vì con người. Vì vật chất, Hoa Kỳ và Liên Xô cấp viện trợ; song năm trăm triệu người vẫn nhịn đói. Có vật chất, mới có thì giờ mơ mộng; không có, thì phải chiến đấu.”
Bọn Trẻ, lắng nghe chúng tôi tranh cãi một cách hứng thú… hoặc có lẽ không, có lẽ ngay cả cuộc đối thoại này cũng không thu hút được sự quan tâm của chúng. Và giờ tôi: “Nhưng con người không phải là đồ vật; nếu ta đoàn kết lại, nếu ta yêu thương nhau, nếu ta cho thấy rằng đây, chính đây, sự đoàn kết giữa người với người này, Hội nghị này, những-đứa-trẻ-sát-cánh-bên-nhau-vượt-mọi-thăng-trầm này, có thể là con đường thứ ba…”
Nhưng Shiva, khịt mũi: “Cậu ấm ơi, toàn chém gió thôi. Gì mà tầm-quan-trọng-của-cá-nhân. Gì mà triển-vọng-của-lòng-nhân-đạo. Ngày nay, con người chỉ là một thứ đồ vật không hơn không kém.”
Và tôi, Saleem, sụp đổ: “Nhưng… quyền tự quyết… hy vọng… còn tâm hồn vĩ đại, hay còn gọi là mahatma, của nhân loại… rồi thi ca, còn nghệ thuật, còn…”
Lập tức Shiva chớp lấy chiến thắng: “Thấy chưa? Tao biết là mày sẽ thành như thế. Nhão nhoét, như cơm nát. Ủy mị như các bà mẹ. Biến đi, ai cần mớ rác rưởi của mày? Chúng tao còn phải sống. Mẹ kiếp, mũi-dưa-chuột, tao chán ngấy cái Hội nghị của mày rồi. Chẳng liên quan đếch gì.”
[ ] Ghanshyam Das Birla là nhà tư bản lớn trong ngành dệt và giấy, còn Tata là một gia đình đại tư bản công nghiệp của Ấn Độ.
Quý vị hỏi: đây là những đứa trẻ lên mười? Tôi trả lời: Đúng, nhưng. Quý vị bảo: trẻ lên mười, cứ cho là sắp mười một đi, thảo luận về vai trò của cá nhân trong xã hội? Và mâu thuẫn giữa tư bản và lao động? Cuộc thảo luận có đi sâu làm rõ sức ép nội tại của khu vực nông nghiệp và công nghiệp hóa? Và xung đột giữa những di sản văn hóa-xã hội? Lũ trẻ chưa đầy bốn ngàn ngày tuổi có trao đổi về bản sắc cá nhân, và những xung đột có tính kế thừa của chủ nghĩa tư bản? Mới sống chưa đến một trăm ngàn giờ, bọn trẻ có đối chiếu Gandhi với Mác-Lê, quyền lực với bất lực? Tập thể có đối lập với cá nhân? Chúa có ch.ết về tay trẻ con? Dù chấp nhận sự thật của các hiện tượng được cho là kỳ diệu, liệu chúng ta có thể tin rằng lũ nhóc con lại nói chuyện như những ông già râu rậm?
Tôi đáp: có lẽ không phải bằng những lời này; có lẽ hoàn toàn không bằng lời, mà bằng thứ ngôn ngữ thuần khiết hơn của ý nghĩ; nhưng đúng, chắc chắn, gốc rễ của vấn đề là như vậy; vì trẻ con là bình chứa để người lớn rót chất độc của họ vào, và chính thuốc độc của người lớn đã hủy hoại chúng tôi. Thuốc độc, và cách nhiều năm sau đó, một mụ Góa phụ cầm dao.
Tóm lại: sau khi quay lại Biệt thự Buckingham, kể cả thứ muối của lũ trẻ nửa đêm cũng trở nên nhạt nhẽo; giờ đây, có những đêm tôi thậm chí chẳng buồn khởi động mạng truyền thanh toàn quốc của mình; và con quỷ lẩn khuất trong tôi (nó có hai đầu) có thể ung dung tiếp tục những trò ma quỷ của nó. (Tôi không bao giờ biết Shiva có tội hay vô tội trong các vụ sát hại gái điếm; nhưng tác động của Kali-Yuga lớn đến mức ngay cả tôi, người tốt và nạn nhân bẩm sinh, cũng chắc chắn phải chịu trách nhiệm về hai cái ch.ết. Đầu tiên là Jimmy Kapadia; thứ hai là Homi Catrack.)
Nếu như có một lực lượng thứ ba, thì đó chính là tuổi thơ. Nhưng nó đã ch.ết; hay đúng hơn, bị sát hại.
Dạo ấy chúng tôi ai cũng có vấn đề. Homi Catrack có đứa con ngớ ngẩn Toxy, còn nhà Ibrahim có những mối lo khác: Ismail bố của Sonny, sau nhiều năm hối lộ quan tòa và đoàn bồi thẩm, nay có nguy cơ bị Hội đồng luật sư điều tra; còn Ishaq bác của Sonny, của khách sạn hạng hai Embassy ở gần Đài phun nước Flora, bị đồn là đang lún sâu vào nợ nần với giới băng đảng địa phương, và thường xuyên lo sợ bị “làm thịt” (hồi ấy, ám sát đã trở thành chuyện thường ngày giống như oi bức)… cho nên có lẽ không có gì ngạc nhiên khi tất cả chúng tôi đều quên bẵng sự tồn tại của Giáo sư Schaapsteker. (Người Ấn càng già càng to ra và quyền lực hơn; nhưng Schaapsreker là người Âu, và loại người như ông không may thay cứ nhạt nhòa đi theo năm tháng, và, thường biến mất hoàn toàn.)
Nhưng giờ, bị, có lẽ, con quỷ trong tôi xui khiến, đôi chân tôi dẫn tôi leo cầu thang lên tầng trên cùng của Biệt thự Buckingham, nơi tôi thấy một ông già gàn dở, nhỏ bé và teo tóp một cách khó tin, cái lưỡi hẹp không ngừng thò thụt giữa hai môi – lập lè, ɭϊếʍƈ láp: cựu chuyên gia tìm kiếm huyết thanh kháng độc, kẻ hạ sát ngựa, sahib Sharpsticker, nay đã chín mươi hai và không còn Viện nghiên cứu mang tên ông nữa, mà đã nghỉ hưu ở căn hộ tối tăm trên tầng thượng, chất đầy các loại thực vật nhiệt đới và rắn ngâm nước muối.
Tuổi già, không làm rụng nổi răng và túi nọc của ông, đã biến ông thành một hóa thân của loài rắn; như những người Âu lưu lại đây quá lâu, máu điên rồ cổ xưa của Ấn Độ đã ngâm não ông, làm ông quay ra tin vào những điều mê tín của đám nhân viên của Viện, mà theo lời họ ông là hậu duệ cuối cùng của một dòng tộc được mở đầu khi một con hổ mang chúa giao phối với một người đàn bà, sinh ra một đứa trẻ hình người (nhưng cốt rắn)… dường như cả đời mình tôi chỉ cần rẽ vào góc phố là lại gặp phải một thế giới mới và bị thay hình đổi dạng một cách dị thường. Leo lên một cái thang (hoặc một cầu thang), và ta sẽ thấy một con rắn đang chờ ta.
Rèm lúc nào cũng rủ; bên trong căn hộ của Schaapsteker, mặt trời không mọc và không lặn, và đồng hồ không tích tắc. Là con quỷ, hay cảm giác chung về nỗi cô độc đã kéo chúng tôi lại gần nhau?... Bởi vì, vào những ngày tháng con Khỉ thăng tiến còn Hội nghị suy tàn, tôi bắt đầu leo lên cầu thang mỗi khi có thể, và lắng nghe những lời càm ràm của ông già điên dại, xì xì như rắn.
Lời chào đầu tiên, khi tôi lập cập bước vào cái hang không khóa của ông, là: “Chà, cậu bé – đã khỏi bệnh thương hàn rồi đấy.” Câu nói ấy khuấy động thời gian như một quầng mây bụi lờ đờ và tái hợp tôi với tôi-hồi-một-tuổi; tôi nhớ lại chuyện Schaapsteker đã cứu mạng tôi bằng nọc rắn thế nào. Kể từ hôm đó, suốt mấy tuần, tôi ngồi dưới chân ông, và ông đã hé cho tôi thấy con rắn hổ mang đang cuộn tròn trong tôi.
Ai đã kể, vì muốn tốt cho tôi, về sức mạnh yêu dị của loài rắn? (Cái bóng của chúng giết ch.ết bò; nếu chúng chui vào giấc mơ của một người, vợ người ấy sẽ có thai; ai giết rắn thì dòng họ ấy sẽ tuyệt tự suốt hai mươi đời.) Ai đã miêu tả cho tôi – với sự trợ giúp của sách vở và những cái xác nhồi – kẻ thù truyền kiếp của rắn hổ mang?
“Phải hiểu kẻ thù, nhóc ạ,” ông xì xì, “bằng không chúng sẽ giết cháu ch.ết chắc.”… Dưới chân Schaapsteker, tôi nghiên cứu chồn và lợn lòi, già đẫy[10] mỏ dao găm và loài hươu barasinha chuyên lấy móng giẫm nát đầu rắn; rồi cầy Ai Cập, rồi cò quăm[11]; cao một mét hai, bạo dạn, mỏ khoằm, có ngoại hình và cái tên làm tôi nảy sinh ý nghĩ nghi ngờ về Alice Pereira của cha tôi; rồi ó buteo, chồn hôi, chồn ăn mật trú ngụ trên đồi; chim việt dã, lợn lòi peccary, rồi loài chim cangamba đáng sợ. Schaapsteker, từ sâu thẳm của sự lão suy, dạy bảo tôi về cuộc đời.
“Phải tỉnh táo, nhóc ạ. Bắt chước hành vi của rắn. Phải bí mật; ẩn trong bụi cỏ mà tấn công.”
[10] Một loài chim hình dáng gần giống cò, khá phổ biến ở Ấn Độ (ở Đồng Tháp Mười cũng có), mỏ to, dày và nhọn, thường ăn rắn.
[11] Danh pháp trong tiếng Việt là diều ăn rắn. Một số thuyết cho rằng cái tên “chim thư ký” xuất phát từ việc loài chim này có chòm lông trên đầu giống như bút lông mà thư ký thời xưa hay giắt ở tai.
Một lần ông bảo: “Cháu phải xem ta như cha. Cái mạng của cháu chẳng phải do ta ban cho lần nữa?” Với tuyên bố này, ông đã chứng tỏ ông cũng mắc phải bùa phép của tôi y như tôi mắc phải của ông; ông đã chấp nhận mình là một trong số vô vàn cha mẹ mà chỉ mình tôi là có quyền năng cho ra đời.
Và mặc dầu, sau một thời gian, tôi cảm thấy không khí trong các căn phòng của ông quá ngột ngạt, và bỏ ông lại, một lần nữa, trong sự cô độc mà ở đó ông sẽ không bao giờ bị ai làm phiền nữa, ông cũng đã chỉ cho tôi phải hành động ra sao. Bị con quỷ hai đầu của khát vọng báo thù thiêu đốt, tôi sử dụng năng lực ngoại cảm (lần đầu tiên) làm vũ khí; và nhờ vậy tôi khám phá chi tiết về mối quan hệ của Homi Catrack với Lila Sabarmati.
Lila và Pia vốn là kỳ phùng địch thủ về nhan sắc; người vợ của ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu Thủy sư Đô đốc chính là tình nhân mới của đại gia điện ảnh. Trong khi Trung tá Sabarmati diễn tập trên biển, Lila và Homi cũng thực hiện những màn thao diễn của riêng họ; trong khi con sư tử của biển cả trông đợi cái ch.ết của ngài đương kim Đô đốc, Homi và Lila cũng sắp có cuộc hẹn với thần ch.ết. (Có sự trợ giúp của tôi.)
“Phải bí mật,” sahib Sharpsticker đã dặn; một cách bí mật, tôi theo dõi kẻ thù của tôi, Homi, và người mẹ lăng loàn của Mắt Chẻ và Tóc Dầu (hai đứa dạo này rất hợm hĩnh, thật ra là từ khi báo chí loan tin việc Trung tá Sabarmati được đề bạt chỉ thuần túy là thủ tục. Chỉ là vấn đề thời gian…).
“Thứ đàn bà phóng đãng,” con quỷ ở trong tôi thì thầm không thành tiếng, “Kẻ phạm tội thất tiết tồi tệ nhất! Chúng ta sẽ biến ngươi thành một tấm gương tày liếp; sẽ lấy ngươi làm minh chứng về số phận chờ đợi kẻ ɖâʍ đãng. Ôi kẻ ngoại tình vô tâm! Chẳng lẽ ngươi không thấy lang chạ đã gây ra hậu quả gì cho nữ nam tước Simki von der Heiden lừng lẫy? – mà vốn là, nói một cách thẳng thừng, một con chó cái, giống hệt như ngươi.”
Cách nhìn của tôi về Lila Sabarmati đã dịu đi cùng tuổi tác; nói cho cùng, cô ả và tôi có một điểm chung – mũi cô ta, cũng như tôi, sở hữu quyền năng phi thường. Tuy nhiên, ở cô ta là thứ ma thuật hoàn toàn trần tục: một cái nhăn mũi đủ sức mê hoặc vị Đô đốc sắt đá nhất; một hơi lửa nhỏ xíu từ lỗ mũi đủ để khơi dậy ngọn lửa kỳ lạ trong trái tim của đại gia điện ảnh. Tôi hơi ân hận về việc đã phản bội cái mũi ấy; việc đó gần như đâm sau lưng một người anh em họ.
Điều tôi khám phá ra: cứ mười giờ sáng Chủ nhật, Lila Sabarmati lại lái xe đưa Mắt Chẻ và Tóc Dầu đến rạp Metro dự cuộc gặp gỡ hàng tuần của Metro Cub Club. (Cô ta tình nguyện đưa cả lũ chúng tôi đi luôn; Sonny và Cyrus, con Khỉ và tôi chất lên chiếc Hindustan sản xuất tại Ấn Độ của cô ta.) Và trong khi chúng tôi lái xe đến chỗ Lana Turner hay Robert Taylor hay Sandra Dee, Ngài Homi Catrack cũng đang chuẩn bị cho một cuộc hẹn hàng tuần. Trong khi chiếc Hindustan của Lila lạch xạch chạy dọc bên đường xe lửa, Homi đang thắt một chiếc khăn lụa màu kèm quanh cổ. Trong khi cô ta dừng đèn đỏ, lão khoác chiếc măng tô đi rừng màu Technicolor[12]; khi cô ta dẫn chúng tôi vào bóng tối của phòng chiếu, lão đeo cọng kính râm gọng vàng; và khi cô ta để chúng tôi lại xem phim, lão ta cũng bỏ rơi một đứa trẻ.
Toxy Catrack chưa bao giờ không phản ứng với những chuyến đi của lão bằng việc gào khóc giãy giụa quẫy đạp; con bé biết điều gì sắp sửa xảy ra, và ngay cả Bi-Appah cũng không kiềm chế được nó.
[12] Bush-coat hay Safari jacket là loại áo khoác đi rừng thường được các nhà thám hiểm Anh sử dụng. Còn Technicolor là loại phim màu điện ảnh phổ biến trong giai đoạn 1920-1950.
Ngày xửa ngày xưa có Radha và Krishna, có Rama và Sita, có Laila và Majnu; rồi cả (bởi chúng tôi không phải là không bị Tây hóa) Romeo và Juliet, rồi Spencer Tracy và Katherine Hepburn. Thế gian có vô số chuyện tình, và mọi đôi tình nhân, theo một nghĩa nào đó chính là hóa thân của tiền nhân. Khi Lila lái chiếc Hindustan tới một địa chỉ trên Đê Colaba, cô ta là Juliet bước ra ban công; khi Homi khăn màu kem, kính râm mạ vàng phóng đến gặp cô ta (cũng trên chiếc Studebaker từng chở mẹ tôi đến Nhà Hộ sinh của Bác sĩ Narlikar), lão là Leander bơi vượt eo Hellespont đến với ngọn nến bập bùng của nàng Hero[13]. Về vai trò của tôi trong chuyện này – tôi sẽ không đặt tên cho nó.
[13] Theo thần thoại Hy Lạp, chàng trai Leander đem lòng yêu Hero và hàng đêm bơi vượt eo Dardanelles (một eo biển nhỏ ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, tên cũ là Hellespont) để đến với nàng. Hero thắp một ngọn nến trên tháp cao để làm mốc dẫn đường cho Leander.
Tôi thừa nhận: việc tôi làm không đáng mặt anh hùng. Tôi không chiến đấu với Homi trên lưng ngựa, với ánh mắt bừng bừng và lưỡi gươm rực lửa; thay vào đó, bắt chước hành vi của loài rắn, tôi bắt đầu cắt từng mẩu báo.
Những ngày tháng ấy là lúc Sheikh Abdullah, con Sư tử xứ Kashmir, đang vận động trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bang; dũng khí của ông cho tôi âm tiết “ĐÊ”, vì nó dẫn đến cái tít ABDULLAH BỊ BẮT ĐÊM QUA VÌ KÍCH ĐỘNG DƯ LUẬN – PHÁT NGÔN VIÊN CỦA CHÍNH PHỦ. Rồi cả Acharyạ Vinobha Bhave, người đã dành mười năm vận động giới địa chủ quyên tặng ruộng cho người nghèo trong chiến dịch bhoodan của mình, tuyên bố số quyên tặng đã vượt ngưỡng một triệu hecta, và phát động hai chiến dịch mới, kêu gọi quyên tặng nguyên cả các làng xã (“gramdan”) và cuộc đời của mỗi cá nhân (“jivandan”).
Khi J.P.Narayan tuyên bố cống hiến đời mình cho sự nghiệp của Bhave, cái tít NARAYAN ĐI CON ĐƯỜNG CỦA BHAVE đã cho tôi chữ “ĐƯỜNG” tôi mỏi mắt kiếm tìm. Đến đây là sắp xong rồi; ngắt một chữ “VÀO” từ PAKISTAN SẮP RƠI VÀO HỖN LOẠN CHÍNH TRỊ: ĐẤU ĐÁ BÈ PHÁI LÀM CHÍNH TRƯỜNG ĐIÊU ĐỨNG, và chữ “CHỦ NHẬT” từ đầu báo Tin nhanh Chủ nhật, tôi thấy mình chỉ còn thiếu đúng một chữ. Những sự kiện ở Đông Pakistan cấp cho tôi chữ sau chót. TỦ BAY GIẾT CHẾT PHÓ PHÁT NGÔN VIÊN ĐÔNG PAKISTAN: PHÁT TANG SÁNG NAY cho tôi chữ “SÁNG”. Tôi cần một dấu chấm hỏi ở cuối câu, và tìm được nó ở tận cùng nỗi băn khoăn dai dẳng của những ngày tháng lạ lùng ấy: SAU NEHRU, LÀ AI?
[14] Hình thức phản kháng bất bạo động do Mahatma Gandhi khởi xướng.
[15] Trong cuộc bầu cử năm 1957, đảng Cộng sản thắng cử ở bang Kerala nên đây được gọi là “đất Đỏ”. Ghost tức là Tiến sĩ P.C.Ghost, một chính trị gia Ấn Độ, Thống đốc bang Tây Bengal giai đoạn 1947-1948.
[16] Những nguyên tắc của Phong trào Không liên kết, được thông qua tại Hội nghị Bandung năm 1955.
[17] John Foster Dulles, Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1953-1959.
[18] Nguyên văn: South Col, là con đèo nối giữa đỉnh Everest và đỉnh Lhotse, hai ngọn núi cao thứ nhất và thứ tư của dãy Himalaya. Sherpa là một tộc người sống ở khu vực Himalaya, thường được thuê làm người dẫn đường, giúp đỡ cho các nhà leo núi.
Trong không gian bí mật của nhà tắm, tôi dán lời nhắn đã hoàn chỉnh - nỗ lực đầu tiên của tôi nhằm sắp xếp lại lịch sử - lên một tờ giấy; như rắn, tôi nhét lá thư vào túi, như nọc độc trong túi nọc. Một cách xảo quyệt, tôi bố trí một tối tụ tập với Mắt Chẻ và Tóc Dầu. Chúng tôi chơi trò “Sát nhân trong Bóng tối”… Giữa một trò chơi sát nhân, tôi lẻn vào almirah của Trung tá Sabarmati và nhét lá thư ch.ết người vào túi trong của bộ quân phục chưa mặc của ông ta. Vào thời khắc ấy (giấu mà làm gì) tôi cảm nhận được sự hưng phấn của rắn khi mổ trúng con mồi, và cảm thấy nanh nó ngập vào gót chân nạn nhân…
TRUNG TÁ SABARMATI (thư của tôi viết)
VÌ SAO VỢ ÔNG ĐẾN ĐƯỜNG ĐÊ COLABA
VÀO SÁNG CHỦ NHẬT?
Không, tôi không còn tự hào về việc mình làm; nhưng hãy nhớ rằng con quỷ báo thù có hai đầu. Khi lật mặt sự phản bội của Lila Sabarmati, tôi cũng hy vọng sẽ tạo nên một cú sốc cảnh tỉnh cho chính mẹ tôi. Một ná hai chim; sẽ có hai người đàn bà bị trừng phạt, mỗi người bị một nanh của cái lưỡi rắn chẻ đôi của tôi xuyên qua. Không có gì sai nếu nói rằng sự kiện sẽ được biết đến dưới cái tên “vụ tai tiếng của Sabarmati” kỳ thực đã khởi đầu từ một quán cà phê tăm tối ở phía Bắc thành phố, nơi một thằng nhóc trốn vé được xem vở ba lê của những bàn tay xoay tròn.
Tôi đã bí mật; tôi đã ẩn trong bụi cỏ mà tấn công. Cái gì xui khiến tôi? Những bàn tay ơ Pioneer Café; những cú điện thoại nhầm số; những mẩu giấy dúi vào tay tôi ngoài ban công, và chuyền tay dưới lớp ga giường; thái độ đạo đức giả của mẹ tôi và niềm đau khổ khôn nguôi của Pia: “Ôi! Hỡi ôi! Ôi hỡi ôi!”… Nọc độc của tôi là loại ngấm chậm; nhưng ba tuần sau, nó đã phát tác.
Mãi sau này tôi mới biết, sau khi nhận được tin nhắn nặc danh của tôi, Trung tá Sabarmati đã viện đến sự phục vụ của Dom Minto trứ danh, thám tử tư nổi tiếng nhất Bombay. (Minto, già và đi tập tễnh, khi ấy đã bắt đầu hạ giá.) Ông chờ đến khi nhận được báo cáo của Minto. Thế rồi:
Sáng Chủ nhật ấy, sáu đứa trẻ ngồi thành một hàng ở Metro Cub Club, xem Francis Con La Biết Nói Và Ngôi Nhà Ma. Quý vị thấy đấy, tôi có bằng chứng ngoại phạm; tôi không hề ở gần hiện trường vụ án. Giống Sin[19], vầng trăng lưỡi liềm, tôi tác động từ xa lên thủy triều của trái đất… trong khi một con lừa nói chuyện trên màn ảnh, Trung tá Sabarmati đến kho vũ khí Hải quân. Ông mượn một khẩu súng ngắn ổ quay nòng dài, hoạt động tốt; kèm cả đạn. Ông cầm, trong tay trái, một mẩu giấy trên đó địa chỉ được bàn tay sạch sẽ của viên thám tử tư ghi lại; trong tay phải, ông cầm khẩu súng không bao. Bắt taxi, viên Trung tá chạy đến Đê Colaba. Ông trả tiền xe, súng trong tay đi xuống một con hẻm nhỏ qua mấy hàng bán áo và đồ chơi, rồi bước lên cầu thang của một tòa chung cư thụt vào từ mặt hẻm và nằm cuối một khoảnh sân bê tông. Ông bấm chuông ở căn hộ 18c; tiếng chuông được một gia sư người Ấn lai Anh đang dạy tiếng Latin ở căn hộ 18b nghe thấy.
Khi cô vợ Lila của Trung tá Sabarmati ra mở cửa, ông gí súng vào bụng cô và bắn hai phát. Cô ngã ra sau; ông bước qua cô, và tìm thấy Ngài Homi Catrack đang từ hố xí nhổm dậy, đít chưa kịp chùi, cuống quýt xếch quần lên. Trung tá Vinoo Sabarmati bắn ông ta một phát vào bộ phận sinh dục, một vào tim và một xuyên mắt phải. Khẩu súng không lắp giảm thanh; nhưng khi nó ngưng tiếng, một cơn im lặng khủng khiếp trùm lên căn hộ. Ngài Catrack ngồi xuống hố xí sau khi bị bắn và nhìn như đang cười.
[19] Thần Mặt Trăng trong thần thoại Hy Lạp. Sin + ai = Sinai.
Trung tá Sabarmati ra khỏi tòa chung cư với khẩu súng bốc khói trên tay (ông bị tay gia sư tiếng Latin đang khiếp đảm nhìn thấy qua khe cửa); ông sải bước trên Đê Colaba đến khi trông thấy một viên cảnh sát giao thông đứng trên bục. Trung tá Sabarmati bảo viên cảnh sát: “Tôi vừa mới giết vợ mình và tình nhân của cô ta bằng khẩu súng này; tôi xin tự nộp mình cho…”
Nhưng ông vừa nói vừa vung vẩy khẩu súng trước mũi viên cảnh sát; làm anh ta hãi quá vứt cả cây dùi cui điều khiển giao thông mà chạy. Trung tá Sabarmati, bị bỏ lại một mình trên bục cảnh sát giữa dòng xe cộ bỗng trở nên hỗn loạn, bắt đầu phân luồng giao thông, lấy cây súng đang bốc khói thay dùi cui. Đây là tình cảnh của ông khi bị phát hiện bởi toán mười hai cảnh sát có mặt mười phút sau, những người đã dũng cảm nhảy bổ lên người ông và giữ rịt chân tay ông, và tước từ ông cây dùi cui bất thường mà với nó, trong mười phút, ông đã điều khiển giao thông một cách thành thạo.
Một tờ báo viết về vụ Sabarmati: “Đó là một sân khấu nơi Ấn Độ khám phá ra mình đã là gì, mình đang là gì, và mình sẽ trở thành gì.”… Nhưng Trung tá Sabarmati chỉ là một con rối; tôi chính là nghệ nhân múa rối, và cả đất nước diễn vở kịch của tôi - chỉ có điều tôi không định thế! Ai mà nghĩ rằng ông ta sẽ… tôi chỉ muốn… một vụ tai tiếng, phải, một lời dọa nạt, một bài học cho mọi người vợ và mẹ không chung thủy, chứ không phải như vậy, không, không bao giờ.
Kinh hoàng trước hậu quả của những việc mình làm, tôi lướt trên những làn-sóng-suy-nghĩ hỗn loạn của thành phố… tại Bệnh viện Đa khoa Parsee, một bác sĩ nói, “Begum Sabarmati sẽ sống; nhưng bà ấy sẽ phải rất cẩn thận khi ăn uống.”… Nhưng Homi Catrack đã ch.ết… Và ai được yêu cầu làm luật sư cho bị cáo? – Ai đã nói, “Tôi sẽ bào chữa cho ông ấy miễn phí và không lấy tiền?” – Ai, từng chiến thắng trong vụ Đóng Băng, giờ đây là chiến binh của viên Trung tá? Sonny Ibrahim nói, “Nếu có ai cứu được ông ta thì chính là bố tao.”
Trung tá Sabarmati là kẻ giết người nổi tiếng nhất trong lịch sử luật pháp Ấn Độ. Các ông chồng tán thưởng việc ông ta trừng phạt cô vợ lăng nhăng; các phụ nữ chung thủy thấy sự chính chuyên của mình là xứng đáng.
Trong đầu hai đứa con trai của Lila, tôi tìm thấy suy nghĩ này: “Mình đã biết bà ấy như thế. Mình đã biết một người lính Hải quân sẽ không chấp nhận chuyện này.”
Một cây bút của tờ Tuần san ảnh Ấn Độ, khi viết bài khắc họa chân dung đi kèm bức biếm họa màu của viên Trung tá cho mục “Nhân vật trong Tuần”, nhận xét: “Trong vụ Sabarmati, những cảm xúc cao thượng của sử thi Ramayana đã kết hợp với cải lương rẻ tiền của phim ảnh Bombay; nhưng về phần nhân vật chính, tất cả đều nhất trí về sự đàng hoàng của anh ta; và không thể phủ nhận đó là một gã trai hấp dẫn.”
Việc tôi trả thù mẹ tôi và Homi Catrack đã kích phát một vụ khủng hoảng trên toàn quốc… bởi điều luật Hải quân quy định rằng người đã chịu án tù dân sự đừng hòng mơ tưởng hàm Thủy sư Đô đốc. Vậy là các Đô đốc, các chính trị gia của thành phố, và tất nhiên cả Ismail Ibrahim, đòi hỏi: “Trung tá Sabarmati phải ở nhà tù của Hải quân. Ông ta vô tội đến khi nào bị chứng minh là có tội. Sự nghiệp của ông ấy không được phép bị hủy hoại nếu có thể tránh được điều này.”
Và nhà chức trách: “Được.”
Và Trung tá Sabarmati, an toàn ở buồng giam của Hải quân, đã phát hiện ra hình phạt của sự nổi tiếng – ngập trong thư từ cổ vũ, ông ta đợi ngày xử án; hoa chất đầy xà lim, và mặc dầu ông ta yêu cầu chế độ dinh dưỡng kham khổ chỉ gồm cơm và nước, người hâm mộ nhận chìm ông bằng những cặp lồng đầy biriani và pista-ki-lauz và các món bổ dưỡng khác. Và, chen hàng ở Tòa Hình sự, vụ án được xử sớm gấp hai bình thường…
Công tố viên nói, “Bị cáo bị buộc tội giết người cấp độ một[20].”
[20] Cấp độ nặng nhất trong hệ thống luật của Anh: giết người có chủ đích và có tính toán.
Răng nghiến chặt, mắt cứng cỏi, Trung tá Sabarmati đáp: “Vô tội.”
Mẹ tôi nói, “Ôi lạy Chúa, con người khốn khổ, thảm quá, phải không?”
Tôi nói, “Nhưng người vợ bất trinh là một điều khủng khiếp, Amma…” và bà quay mặt đi.
Bên công tố nói, “Đây là một vụ án hai năm rõ mười. Ta có đủ động cơ, cơ hội, lời thú tội, tử thi, và quá trình dự mưu: khẩu súng được ký mượn, bọn trẻ được cho đi xem phim, báo cáo của viên thám tử. Còn gì để nói? Xin hết.”
Và dư luận: “Người tốt như thế mà… Allah!”
Ismail Ibrahim nói: “Đây là một trường hợp tự tử bất thành.”
Nghe vậy, dư luận: “”
Ismail Ibrahim diễn giải: “Khi Trung tá nhận được báo cáo của Dom Minto, ông ấy muốn tận mắt kiểm chứng sự việc; và nếu đúng, sẽ tự sát. Ông ấy ký mượn khẩu súng; là cho chính ông ấy. Ông ấy đến địa chỉ trên Đê Colaba trong trạng thái tuyệt vọng về tinh thần; không phải như kẻ giết người, mà như một người đã ch.ết! Nhưng ở đấy – thấy vợ mình ở đấy, thưa bồi thẩm đoàn! – thấy cô ta lõa lồ bên lão nhân tình trơ trẽn! – thưa bồi thẩm đoàn, trước mắt con người tử tế, con người cao quý này chỉ còn màu đỏ. Đỏ, chắc chắn rồi, và trong cơn phẫn nộ bột phát, ông ấy đã hành động như vậy. Bởi vậy không hề có quá trình dự mưu, bởi vậy không thể tính là giết người cấp độ một. Giết người thì có, nhưng máu lạnh thì không. Thưa bồi thẩm đoàn, các vị phải kết luận ông ấy không phạm tội như cáo trạng.”
Và cả thành phố xôn xao, “Không, quá đáng rồi… Lần này Ismail Ibrahim đã đi quá xa… nhưng, nhưng… bồi thẩm đoàn của ông ta phần lớn là phụ nữ… và họ không giàu… bởi vậy dễ bị tác động gấp đôi, trước sự quyến rũ của viên Trung tá và ví tiền của tay luật sư… biết đâu đấy? Ai dám chắc?”
Bồi thẩm đoàn nói, “Vô tội.”
Mẹ tôi kêu lên, “Ôi, tuyệt quá!... Nhưng, nhưng: đấy có phải là công lý?”
Và quan tòa, trả lời bà: “Bằng thẩm quyền được trao cho tôi, tôi hủy bỏ phán quyết lố bịch này. Có tội như cáo trạng.”
Ôi, làn sóng công phẫn của những ngày ấy!
Khi giới chức sắc Hải quân và các giám mục và các chính khách đòi hỏi: “Sabarmati phải ở nhà tù của Hải quân trong khi chờ khiếu nại lên Tòa Đại hình.”
Và các quan chức cảnh sát, nhượng bộ, “Cũng được.”
Vụ Sabarmati hối hả leo lên, lao thẳng đến phiên phúc thẩm ở Tòa Đại hình với một tốc độ vô tiền khoáng hậu… và viên Trung tá nói với luật sư, “Tôi cảm thấy như tương lai không còn trong tầm kiểm soát; như có điều gì đó đã ngự trị… hãy gọi đó là Vận mệnh.”
Tôi nói: “Hãy gọi đó là Saleem, hay Thò Lò, hay Cả Khịt, hay Mặt Nhọ; hãy gọi đó là mảnh trăng bé bỏng.”
Phán quyết của Tòa Đại hình: “Có tội như cáo trạng.”
Báo chí giật tít: SABARMATI CUỐI CÙNG SẼ VÀO TÙ DN SỰ?
Ismail Ibrahim tuyên bố: “Chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng! Tới tận Tòa án Tối cao!”
Và giờ, quả bom chấn động. Một tuyên bố của đích thân Thống đốc Bang: “Thật khó khăn khi tạo nên một ngoại lệ với luật pháp; nhưng xét sự phụng sự của Trung tá Sabarmati với tổ quốc, tôi cho phép ông ta tiếp tục ở trại giam Hải quân trong khi chờ phán quyết của Tòa án Tối cao.”
Lạithêm nhiều tít báo, châm chích như muỗi: CHÍNH QUYỀN BANG XEM THƯỜNG LUẬT PHÁP! VỤ SABARMATI TRỞ THÀNH NỖI NHỤC QUỐC THỂ!... Khi tôi nhận ra báo chí đã trở mặt với viên Trung tá, tôi biết ông ta thế là hết.
Phán quyết của Tòa án Tối cao: “Có tội!”
Ismail Ibrahim nói: “n xá! Chúng tôi sẽ xin Tổng thống Ấn Độ ân xá!”
Và giờ những vấn đề lớn lao sẽ được cân nhắc tại Rashtrapati Bhavan – đằng sau cánh cổng của Dinh Tổng thống, một người sẽ phải quyết định xem liệu có thể đặt một người lên trên luật pháp; liệu vụ sát hại nhân tình của vợ có thể bị gạt sang một bên vì một sự nghiệp Hải quân; và còn những thứ cao hơn – liệu Ấn Độ sẽ thượng tôn pháp luật, hay tiếp tục tuân theo quy tắc cổ xưa về sự siêu việt vượt trên tất cả của người anh hùng? Nếu chính Rama còn sống, liệu ta có bỏ tù anh ta vỉ giết ch.ết kẻ bắt cóc Sita? Những vấn đề lớn lao; sự can thiệp đầy hận thù của tôi vào lịch sử thời đại của tôi đương nhiên không phải là điều vụn vặt.
Tổng thống Ấn Độ nói, “Tôi sẽ không ân xá cho người này.”
Nussie Ibrahim (mà đức ông chồng vừa thua vụ án lớn nhất đời) rền rĩ, “Ôi! Hỡi ôi!” Và nhắc lại một nhận xét cũ: “Chị Amina, con người tử tế ấy phải đi tù – em nói chị nghe, thì nghĩa là ngày tận thế đến rồi!”
Một lời thú tội, rập rình trên môi tôi: “Tất cả là tại con, Amma; con muốn dạy cho mẹ một bài học. Amma, đừng đi gặp đàn ông khác, người mặc áo thùa khuyết kiểu Lucknow; hôn hít ly trà thế đủ rồi, mẹ của con! Con giờ đã mặc quần dài và có thể nói chuyện với mẹ như một người đàn ông!”
Nhưng những lời ấy không bao giờ trào ra khỏi tôi; không cần phải vậy, bởi vì tôi nghe thấy mẹ tôi trả lời một cuộc gọi nhầm số - và bằng một giọng kỳ lạ, kìm nén, nói vào ống nghe những lời này: “Không; ở đây không có ai tên thế cả; xin hãy tin lời tôi, và đừng bao giờ gọi nữa.”
Phải, tôi đã dạy cho mẹ tôi một bài học; và sau vụ Sabarmati bà không bao giờ gặp lại Nadir-Qasim bằng xương bằng thịt của bà, không bao giờ nữa, cho đến cuối đời; nhưng, bị tước mất gã, bà trở thành nạn nhân của số phận chung dành cho mọi phụ nữ trong nhà tôi, tức là lời nguyền bị già trước tuổi; người bà bắt đầu co lại, bà đi tập tễnh ngày càng rõ hơn, và trong mắt bà có vẻ trống rỗng của tuổi tác.
BÁN NHÀ – Biệt thự Versailles, chủ nhân của nó ch.ết trên bồn cầu; việc rao bán do mụ bảo mẫu dữ tợn Bi-Appah thực hiện thay mặt Toxy ngu ngốc khốn khổ; sau khi vụ mua bán hoàn thành, người chăm sóc và người được chăm sóc biến mất mãi mãi, và Bi-Appah ôm, trong lòng mụ, một cái va li căng phồng tiền… tôi không biết điều gì xảy đến với Toxy, nhưng xét đến lòng tham của người bảo mẫu, tôi tin là chẳng có gì tốt đẹp…
BÁN NHÀ, căn hộ của nhà Sabarmati ở Biệt thự Escorial; Lila Sabarmati bị từ chối quyền chăm sóc hai con và phai nhạt khỏi đời chúng tôi, trong khi Mắt Chẻ và Tóc Dầu gói ghém đồ đạc đến nương nhờ sự chăm sóc của Hải quân Ấn Độ, cơ quan đã đặt mình vào vị trí in loco parentis tới khi bố chúng mãn hạn ba mươi năm tù.
Cũng BÁN NHÀ, là biệt thự Sans Souci của nhà Ibrahim, bởi Khách sạn Embassy của Ishaq Ibrahim đã bị xã hội đen đốt trụi vào ngày Trung tá Sabarmati gánh chịu thất bại tối hậu, như thể giới tội phạm của thành phố đã trừng phạt gia đình tay luật sư vì thất bại của ông ta; sau đó Ishaq Ibrahim bị cấm hành nghề, do có bằng chứng vi phạm chuẩn mực nghề nghiệp (trích báo cáo của Hội đồng Luật sư Bombay); “gặp khó khăn” về tài chính, nhà Ibrahim cũng biến mất khỏi đời chúng tôi.
Và cuối cùng đã BÁN NHÀ, là căn hộ của Cyrus Dubash và bà mẹ, bởi vì, giữa dư luận ầm ĩ về vụ Sabarmati, và hầu như chẳng được ai để ý, nhà vật lý hạt nhân đã ch.ết cái ch.ết vì hóc-hột-cam, do đó mở đường cho chứng cuồng tín tôn giáo của bà mẹ trút xuống đầu Cyrus và chuyển vần bánh xe của thời kỳ mạc khải vốn sẽ là chủ đề cho chương tiếp theo của tôi.
Những tấm biển gật gù giữa các khu vườn đang mất dần ký ức về cá vàng và giờ-cocktail và bầy mèo xâm lăng; và ai gỡ chúng xuống? Ai kế thừa những người thừa kế của William Methwold?... Họ ùa đến như ong vỡ tổ từ nơi đã từng là nhà của bác sĩ Narlikar: những mụ đàn bà bụng béo và oai phong phát gớm, ngày càng béo và oai phong hơn bao giờ hết nhờ sự giàu có nhờ tetrapod ban cho (bởi vì đó là những năm của công cuộc lấn biển vĩ đại). Đám đàn bà nhà Narkilar – từ Hải quân họ mua lại căn hộ của Trung tá Sabarmati, và từ bà Dubash sắp ra đi ngôi nhà của Cyrus; họ trả Bi-Appah bằng những tờ bạc cũ, và các chủ nợ của nhà Ibrahim được vỗ yên bằng tiền của Narkilar.
Cha tôi, duy nhất trong tất cả cư dân từ chối bán nhà; họ trả giá rất cao, song ông vẫn lắc đầu. Họ trình bày giấc mơ của họ - giấc mơ san bằng tòa nhà rồi dựng lên trên quả đồi hai tầng một tòa cao ốc vươn ba mươi tầng lên trời, một ngọn tháp khải hoàn màu hồng, cột mốc của tương lai của họ; Ahmed Sinai, mải mê quên hết sự đời, nhất định không nghe. Họ bảo ông, “Đến khi xung quanh ông chỉ còn gạch vụn, ông sẽ phải bán tháo thôi”; ông (nhớ đến sự phản bội mang hình hài tetrapod của họ) chẳng hề lay chuyển.
Nussie-vịt-bầu nói, khi dọn đi, “Em đã bảo mà, chị Amina – kết thúc rồi! Thế giới này kết thúc rồi!”
Lần này cô ta vừa đúng vừa sai: sau tháng Tám 1958, thế giới vẫn quay; nhưng thế giới tuổi thơ của tôi, quả thật, đã đến hồi kết thúc.
Padma – cô có, hồi còn nhỏ, một thế giới của riêng mình không? Một quả cầu nhôm, trên đó in hình các lục địa và đại dương và địa cực? Hai bán cầu rẻ tiền bằng kim loại, ốp vào nhau bằng chân đế nhựa? Không, tất nhiên là không; nhưng tôi thì có. Đấy là một thế giới chi chít địa danh: Đại Tây Dương và Amazon và Chí tuyến Nam. Và, ở Bắc Cực, có dòng chú thích: SẢN XUẤT TẠI ANH. Cho đến tháng Tám của những tấm biển gật gù và sự tham lam vô độ của đám đàn bà nhà Narlikar, thế giới bằng nhôm này đã bị mất chân đế; tôi tìm băng dính Scotch và dán trái đất lại quanh đường Xích đạo, và rồi, tính ham chơi lấn át lòng kính nể, bắt đầu mang nó ra đá bóng.
Trong thời kỳ dư chấn của vụ Sabarmati, khi bầu không khí tràn ngập nỗi ăn năn của mẹ tôi và bi kịch riêng tư của những hậu duệ của Methwold, tôi đá quả cầu nhôm loảng xoảng khắp Điền trang, vững tâm là thế giới còn nguyên vẹn (dẫu rằng phải dán băng dính) và vẫn ở dưới chân tôi… cho đến khi, vào cái ngày Nussie-vịt-bầu nói ra lời than vãn sặc mùi mạt thế cuối cùng – vào cái ngày Sonny Ibrahim thôi không còn là Sonny-nhà-bên – con Khỉ Đồng em gái tôi bỗng nhảy xổ vào tôi trong một cơn thịnh nộ khó hiểu, thét lên: “Giời ạ, anh thôi ngay cái trò này đi; chả lẽ hôm nay anh không thấy buồn một tí nào à?” Rồi, nhảy vọt lên cao, nó hạ xuống Bắc Cực bằng cả hai chân, và nghiền thế giới thành bụi của con đường dưới gót giày phẫn nộ của nó.
Dường như, rốt cuộc, sự ra đi của Sonny Ibrahim, kẻ si tình bị sỉ nhục của nó, người nó từng lột truồng ở giữa đường, đã tác động đến con Khỉ Đồng, bất chấp chuyện cả đời nó đã chối bỏ khả năng tồn tại của tình yêu.