- Chương 1-1: Giới thiệu
- Chương 1-2: Tấm ga giường khoét lỗ
- Chương 2: Mercurochrome
- Chương 3: Phụt-ống-nhổ
- Chương 4: Dưới tấm thảm
- Chương 5: Lời tuyên bố công khai
- Chương 6: Những con quái vật nhiều đầu
- Chương 7: Methwold
- Chương 8: Tích, tắc
- Chương 9: Ngón tay đang chỉ của người ngư phủ
- Chương 10: Rắn và Thang
- Chương 11: Tai nạn trong tủ giặt
- Chương 12: Đài phát thanh Toàn Ấn Độ
- Chương 13: Tình yêu ở Bombay
- Chương 14: Sinh nhật thứ mười của tôi
- Chương 15: Ở quán café Pioneer
- Chương 16: Alpha và Omega
- Chương 17: Thằng nhóc Kolynos
- Chương 18: Cây dùi cui của Trung tá Sabarmati
- Chương 19: Mạc khải[1]
- Chương 20: Cuộc hành quân của lọ gia vị
- Chương 21: Hút kiệt và hoang mạc
- Chương 22
- Chương 23: Saleem đạt đến sự thuần khiết ra sao
- Chương 24: Gã buddha
- Chương 25: Trong rừng Sundarbans
- Chương 26: Sam và con Cọp
- Chương 27: Dưới bóng Thánh đường
- Chương 28: Đám cưới
- Chương 29: Nửa đêm
- Chương 30: Abracadabra[1]
Thể loại: Kinh Điển
Dịch giả: Nham Hoa
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh quá trình chuyển tiếp của Ấn Độ từ thời thuộc địa Anh sang độc lập rồi tách thành ba quốc gia độc lập Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Những đứa con của nửa đêm không phải được viết ra để đọ thật nhanh. Đồ sộ như chính nó, huyền hoặc như chính nó, với một người dẫn chuyện lơ đãng có chủ đích, một lượng từ vựng khổng lồ và vô vàn tham chiếu đến lịch sử cũng như thần thoại của một đất nước thịnh vượng bậc nhất về mặt văn hóa. Cuốn sách làm choáng ngợp ngay cả những người đọc dạn dày. Đây là sự trải nghiệm kỳ thú về tình yêu và mất mát, về những số phận trôi dạt giữa lịch sử đầy bão dông, giữa những năng lực diệu kỳ và phép thuật kỳ diệu như cổ tích.
Như mọi tác phẩm khác của “thầy phù thủy” Salman Rushdie, Những đứacon của nửa đêm không phải được viết ra để đọc thật nhanh. Đồ sộ như chính nó, huyền hoặc như chính nó, với một người dẫn chuyện lơ đãng có chủ đích, một lượng từ vựng khổng lồ và vô vàn tham chiếu đến lịch sử cũng như thần thoại của một đất nước thịnh vượng bậc nhất về mặt văn hóa, Những đứa con của nửa đêm làm choáng ngợp ngay cả những người đọc dạn dày. Nhưng ngay cả chưa cần tường tận đến từng chi tiết tinh xảo, cuốn sách này vẫn là một trải nghiệm đọc kỳ thú, về tình yêu và mất mát, về những số phận trôi dạt giữa lịch sử đầy bão giông, những năng lực diệu kỳ và phép thuật như cổ tích, thật như đời và ảo như mơ.
Những đứa con của nửa đêm đoạt giải Booker lần đầu tiên năm 1981. Năm 1993, nó lại được chính ủy ban bầu chọn của giải thưởng danh giá này trao giải Cuốn sách đoạt giải Booker hay nhất (The Best of the Booker). Thành tích phi thường đó một lần nữa được lặp lại vào năm 2008, đưa Những đứa con của nửa đêm trở thành một hiện tượng vô tiền khoáng hậu của văn chương thế giới.
Nhận định
“Một trong những cuốn sách quan trọng nhất từng xuất hiện trong thế giới nói tiếng Anh.” – New York Review of Books
“Đồ sộ, sống sít, choáng ngợp… một cuốn sách diệu kỳ theo mọi nghĩa.” – Sunday Times
“Một cuốn sách kỳ vĩ.” – Observer
“Bản đồ văn chương của Ấn Độ cần phải được vẽ lại… Những đứa con củanửa đêm vang vọng như một lục địa tìm được tiếng nói của mình.” – New York Times
Tác giả SALMAN RUSHDIE (Sinh 19/6/1947) là nhà văn Anh gốc Ấn, nổi tiếng nhất với tác phẩmNhững đứa con của nửa đêm. Tác phẩm của ông kết hợp nhuần nhuyễnnhững yếu tố hiện thực huyền ảo với hư cấu lịch sử, hầu hết lấy bối cảnh lục địa Ấn, với chủ đề xoay quanh những mối quan hệ phức tạp giữa phương Đông và phương Tây.
Tiểu thuyết thứ tư của ông The Satanic Verses (tạm dịch: Những vần thơcủa quỷ Satan, 1988) từng gây nên sự phản đối gay gắt ở nhiều nước Hồi giáo, mà đỉnh cao là án tử hình vắng mặt (Tatwā) do Ayatollah Khomeini, lãnh tụ tôn giáo tối cao của Iran, đưa ra vào ngày 14/2/1989 đối với ông. Rushdie được nước Pháp trao tặng Huân chương Văn học Nghệ thuật vào tháng 1/1999, và được Hoàng hậu Elizabeth II của Anh phong tước Hiệp sĩ vào tháng 6/2007 vì sự nghiệp văn chương. Đến nay, tác phẩm của ông được Nhã Nam dịch ra tiếng Việt và ấn hành gồm Haroun và biển truyện, Nàng phù thủy thành Florence và Những đứa con của nửa đêm.